#1
|
||||
|
||||
Đồng Franc Pháp (series 1972 - 1995)
Đồng Franc Pháp ( French Franc) là đơn vị tiền tệ chính thức của liên hiệp Pháp và các đảo,quần đảo mà người Pháp bảo hộ). Tiền giấy gồm các mệnh giá : 10,20,50,100,200,500 Franc(10 Franc hiếm xài) Tiền xu gồm các mệnh giá : 1,2,5,10,20 centimes,1/2,1,2,5,10,20 Franc Mã ISO : FRF 1 Franc chia thành 100 centime Kể từ ngày 1/1/1999,tất cả các giao dịch ngân hàng,chuyển khoản đều được thực thi bằng đồng Euro Kể từ ngày 1/1/2002,đồng Euro chính thức được lưu hành thay đồng Franc trên toàn cõi Pháp quốc. Cũng vào ngày 1/1/2002,cựu tổng thống Pháp Jarques Chirac đã rất xúc động khi kí sắc lệnh chấm dứt lưu hành đồng Franc sau hơn 200 năm song hành cùng người Pháp,cùng đất nước Pháp....
__________________
“Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” -------------- Nguyễn Dương Tri Thức VCB:0121000448170 - Dương Thúy Phượng Bài được trithuc_nguyen sửa đổi lần cuối vào ngày 27-11-2010, lúc 11:34 |
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn trithuc_nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chienbinh (27-11-2010), hat_de (26-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), jojo11111 (27-11-2010), manh thuong (04-08-2015), minhduc (27-11-2010), Ng.H.Thanh (27-11-2010), Poetry (26-11-2010), Tien (27-11-2010), vnmission (27-11-2010) |
#2
|
|||
|
|||
Giới thiệu về tác giả đã thiết kế 4 trong số 6 tờ giấy bác nêu trên Họa sỹ Lucien Joseph Fontanarosa sinh ngày 19 tháng 2 năm 1912 trong một gia đình Ý đã di cư sang Pháp và cư trú tại Paris. Cha ông, Francesco Fontanarosa (tên tiếng Pháp của ông là Francois) là một thợ may. Gia đình ông tuy sống tại Paris nhưng vẫn thường về thăm lại nước Ý, đặc biệt là thành phố Padua. Mãi đến năm 1923, gia đình Fontanarosa mới chính thức thường trú tại kinh đô nước Pháp. Nước Ý mà đặc biệt là vùng núi phía Đông Bắc Venetto sẽ là nơi có ảnh hưởng lớn nhứt đến các tác phẩm nghệ thuật của ông sau này. Lucien Fontanarosa đã đam mê mỹ thuật từ năm 12 tuổi. Thưở còn trẻ, ông dành những ngày Chủ Nhật lân la trên các đường phố Paris để vẽ lại phong cảnh những nơi này. Cha mẹ ông không phản đối việc ông theo đuổi ngành mỹ thuật, nhưng họ muốn ông phải học một cái nghề nào đó để tự nuôi thân. Lucien học lớp in thạch bản (lithographique/lithographic) tại trường École Estienne, nơi đã dạy ông nhiều kỹ thuật mỹ thuật mà sau này sẽ rất có ích cho việc thiết kế giấy bạc. Cuối thập niên 60, ngân hàng Pháp (Banque de France) muốn một thiết kế mới thay cho tờ giấy bạc 500 Francs mang chân dùng Moliere. Một trong những nguyên nhân cho sự thay đổi này là vị tờ bạc kia vẫn còn mang hai dòng chữ NF (Nouveaux Franc) để chỉ sự định lại mệnh giá đồng Franc cuối thập niên 50. Trong suốt những năm 60, tỷ lệ lạm phát tại Pháp khá ổn định nên mệnh giá mới đã tự chứng minh có thể duy trì lâu dài. Việc đó khiến dòng chữ NF trở nên thừa thải, nên ngân hàng quyết định cần phải phát hành một mẫu giấy bạc mới. Họ đã chọn Fontanarosa làm họa sỹ thiết kế mẫu tiền mới này. Tờ 500 Francs mang chân dung Pascal ra đời vào khoảng đầu năm 1968, và được đưa vào sử dụng năm 1969. Đây là công trình nghệ thuật đầu tiên của Fontanarosa trong lĩnh vực thiết kế tiền tệ. Thay vì chỉ sao chép lại khuôn mặt của nhà khoa học này dựa trên những bức chân dùng được vẽ khi ông còn sống, Fontanarosa đã khiến Pascal của mình tỳ đâu lên bàn tay, thể hiện trạng thái ưu tư của một nhà thông thái trẻ tuổi. Ở góc tay trái, mặt trước của tờ giấy bạc là tòa tháp thuộc nhà thờ Saint Jacques de la Boucherie tại Paris, nơi mà Pascal đã từng thực hiện nhiều thí nghiệm vật lý liên quan đến áp suất không khí (pression atmospherique). Tháp chuông của nhà thờ Saint Jacques de la Boucherie Góc tay phải là nhà thờ Clermont-Ferrand, nơi từng chứa căn nhà ngoại ô của Pascal, mà sau này đã bị đập bỏ. Mặt sau tờ giấy bạc, phía sau chân dung nhà khoa học là tu viện Port Royales des Champs, nơi mà Pascal và em gái mình từng trú ngụ. Mặc dù tu viện có lịch sử lâu đời nhưng đến này gần như không còn gì ngoại trừ tòa tháp được thể hiện bên trái của tờ bạc. Fontanarosa đã chọn màu vàng và nâu làm màu chủ đạo, vẽ nên quang cảnh buồi chiều tà phủ xuống những công trình kiến trúc gắn liền với cuộc đời nhà khoa học tài ba. Phải nói bố cục và màu sắc của tờ bạc khá đơn giản những không kém tính sáng tạo. Bản thiết kế của ông được thông qua, và thành quả là một tờ giấy bạc mệnh giá lớn nhất được lưu hành trên 20 năm tại Pháp và khắp thế giới. Fontanarosa tiếp tục thiết kệ tờ giấy bạc 10 Francs mang chân dung nhạc sỹ Hector Berlioz vào năm 1972. Lần này, bố cục tờ bạc tỏ ra phức tạp hơn so với thiết kế trước. Ở mặt trước của tờ bạc, chân dung của vị nhạc sỹ được dịch sang phía tay phải, nhường chỗ cho dàn nhạc giao hưởng đang chuẩn bị biểu diễn lần đầu tiên tác phẩm Khúc Tưởng Niệm (Requiem) của ông dưới mái vòm của điện Invalides tại Paris. Cũng như thiết kế trước, Fontanarosa không chịu để cho nhân vật chính của mình ở trạng thái tĩnh, mà ông đã khiến nhạc sỹ của mình cầm cây đũa điều khiển giàn nhạc, biến Berlioz thành trọng tâm của mọi sự chú ý từ công chúng. Ở mặt sau, họa sỹ lại chọn một tông màu tối hơn thể hiện bầu trời u ám phủ lên trên cung điện villa Médicis ở Rome, nơi mà Berlioz từng lui đến thời còn trẻ. Sự u ám đó không phải là ngẫu nhiên khi Berlioz từng viết trong một lá thư năm 1831 rằng ông cảm thấy u uất khi ở trong cung điện này, rằng ông không mảy may có chút rung động nào đối vớc thành Rome, rằng nỗi buồn chán chiếm lấy tâm hồn ông. Để làm khuây khỏa đi sự buồn chán đó, ông thường hát và gãy đàn guitar trên những bậc thềm dẫn vào cung điện. Có thể thấy bằng sự lựa chọn màu sắc khéo léo, cũng như cách thể hiện tinh tế, Fontanarosa đã làm sống lại một khoảng khắc hết sức tẻ nhạt trong cuộc đời nhà soạn nhạc nổi tiếng này. Phông chữ trên tờ mười Franc mang đậm hơi hướng “miền Tây” nước Mỹ vì người ta thường thấy loại chữ này trong các phim cao bồi viễn du, song nó lại cũng là thứ chữ ưa dùng khi in các quyển tạp chí hay đặc san thời kỳ Berlioz còn trẻ, một chi tiết tưởng chừng rời rạc nhưng hết sức sâu sắc. Tờ bạc này chỉ được phát hành trong vòng 4 năm, sau đó bị thay thế bằng tiền xu. Nguyên nhân chính rất có thể là tình hình kinh tế bất ổn tại Pháp do cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 gây ra, kéo theo sau đó là tỷ lệ lạm phát leo thang chống mặt trong thời kỳ tổng thống Francois Mitterand lãnh đạo. Đồng franc do đó mất giá, và tờ 10 Francs trở thành tiền lẻ mà thôi. Fontanarosa mất năm 1975, nhưng trước đó ông để lại thiết kế mẫu tiền 50 Francs mang hình họa sỹ Maurice Quentin de la Tour. So với hai tờ giấy bạc trước, thiết kế lần này không hấp dẫn bằng, nội dung tẻ nhạt hơn và mang ít tính sáng tạo hơn. Chân dung của Quentin de la Tour hoàn toàn dựa trên một bức tự họa trưng bày tại bảo tàng Antoine-Lécuyer. Chi tiết thú vị duy nhất trên tờ bạc này có lẽ chỉ là đường viền bao quanh cửa sổ mang hình chìm. Họa tiết trang trí này dường như giả dạng vết lủng trên tờ giấy bạc, làm lộ ra bóng chìm chân dung de la Tour. Chỉ 2 năm sau đó, tờ giấy bạc cuối cùng do chính ông thiết kế, tờ 100 Francs mang chân dung họa sỹ theo trường phái lãnh mạn Eugene Delacroix, chính thực được Ngân Hàng Pháp phát hành và cho lưu thông. Ở mặt trước tờ giấy bạc, khuôn mặt Delacroix được đặt bên cạnh hai nhân vật được lấy từ bức tranh nổi tiếng do ông vẽ năm 1830, “Mẹ tự do dẫn lối cho nhân dân” (La liberté guidant le peuple). Người phụ nữ để lộ bộ ngực trần hiển nhiên tượng trưng cho tự do, còn cậu bé bên phải hai tay cầm khẩu súng lục được tin rằng là hiện thân của nhân vật Gavroche trong tác phẩm Những Người Khốn Khổ (Les Misérables) của Victor Hugo. Ở đây ta chỉ thấy hai cây cọ nhô ra bên dưới chân dung Delacroix, nên ta có thể giả định ông đang trong quá trình hoàn thành tác phẩm hoành tráng này. Ở mặt sau tờ giấy bạc, tư thế của ông trở nên sinh động hơn, khi ông kẹp một cây bút lông ngỗng giữa ngón trỏ và ngón giữa của mình. Cây bút lông ngỗng này ám chỉ Delacroix không phải chỉ là một họa sỹ mà còn là nhà bình luận nghệ thuật và phê bình xã hội. Các bài viết thể hiện quan điểm của ông đối với nghệ thuật cũng như đối với đời sống đương thời được tập hợp lại trong quyển Journal, xuất bản lần đầu tiên bởi thư viện Plon tại Paris. Ở phía sau chân dung ông, núp sau những cành cây, là ngôi nhà số 6 đường de Furstenberg, quận 6 thành phố Paris, chỗ ở của ông từ năm 1857 đến khi ông mất (1863). Ngày nay nơi đó đã trở thành bảo tàng tôn vinh ông. Một điểm chung cho tất cả giấy bạc do Fontanarosa thiết kế, và ở mức độ rộng hơn, tất cả những tờ bạc phát hành từ năm 1969-1995, là tông màu chủ đạo đều là màu vàng và nâu. Như vậy về mặt thiết kế, các tờ giấy bạc Pháp ít ra có sự đồng bộ nào đó về màu sắc, khác xa so với những series trước đây. Dưới đây là một tác phẩm nghệ thuật của Fontanarosa, hãy so sánh nét vẽ và đặc biệt là đôi mắt đen láy của các nhân vật trong tác phẩm này với những danh nhân được thể hiện trên các tờ tiền Pháp do ông thiết kế, bạn sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng: |
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Cuong Vu vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#3
|
|||
|
|||
Một Dự Án Đầy Tiềm Năng Còn Dang Dở Ngân hàng Pháp hiện còn lưu giữ một mẫu thiết kế khác của Fontanarosa mang chân dung nhà đại thi hào Pháp Honoré de Balzac. Mẫu tiền này được dự định hoặc thay thế cho tờ 500 Francs Pascal do chính ông thiết kế trước kia, hoặc được dùng cho tờ bạc có mệnh giá 1000 Francs. Cái chết bất ngờ của ông vào năm 1975 đã khiến dự án này gián đoạn, và cuối cùng bị hủy bỏ. Mẫu thiết kế này được in thử trên vài loại giấy khác nhau, trong đó có loại giấy trắng dùng in tiền thật với hình chìm luồn trong khoảng trắng tay trái bên cạnh chân dung Balzac. Xét về bố cục và tông màu chủ đạo, mẫu tiền này có nhiều điểm chung với tờ 100 Francs Delacroix và 500 Francs Pascal. Fontanarosa đã khéo léo đặt Balzac đang gác tay trầm tư suy nghĩ vào khung cảnh một buổi chiều thu khi lá cây đã chuyển sang màu đỏ, . Nét trữ tình trên mẫu thiết kế này không khỏi khiến người sưu tập hết sức luyến tiếc khi biết nó sẽ không bao giờ được in thành tờ giấy bạc chính thức. Bản thảo bằng màu nước mặt trước và sau của mẫu thiết kế xấu số này Bản phác thảo bố cục bằng bút chì của Fontanarosa Mặt trước bản in thử thiết kế của Fontanarosa Trên mẫu thiết kế này, Balzac đang tựa đầu lên tay mình trong trạng thái suy tư. Phía sau ông là những rặng cây lá đỏ dẫn lối vào tòa lâu đài Chateau de Sache, nằm ở Tourraine. Chính trong căn nhà này ông đã dành phần lớn thời gian miệt mài sáng tác các tác phẩm nổi tiếng của mình để sau này gộp lại thành một bộ tiểu thuyết phản ánh mọi phương diện xã hội Pháp thời kỳ hậu Napoleon Bonaparte mang tên Tấn Trò Đời (La Comédie Humaine). Ngôi nhà này giờ đã trở thành một bảo tàng nhỏ tưởng niệm về cuộc đời ông. Ở mặt sau, Balzac đang cầm một ngòi bút lông sáng tác các tiểu thuyết của mình giữa đêm khuya. Fontanarosa đã rất khéo léo đặt bên cạnh Balzac những vật dụng thân thương gắn liền với cuộc đời tỉnh lặng của nhà văn như chiếc đèn dầu dùng để thấp sáng gian phòng tối tăm, ấm pha cà phê và ấm trà mà nữ văn sỹ Zulma Carraud đã tặng ông vào năm 1832. Những chiếc là mùa thu ở mặt trước bản thiết kế giờ chuyển sang làm hoa văn cho hai rèm cửa che lấp một góc ô cửa sổ phía sau nhà văn. Bố cục này tưởng chừng như đơn giản, hóa ra lại hết sức chặt chẽ, nó tạo ra chiều sâu khiến người xem bị cuốn vào những chi tiết nhỏ nhặt nhưng hết sức thân thuộc trong cuộc đời nhà văn. Tương truyền Balzac có thói quen làm việc bền bỉ đến mức phi thường. Ông ăn những bữa ăn nhẹ lúc 5 hay 6 giờ sáng, rồi lên giường ngủ một giấc đến nửa đêm mới dậy. Sau đó ông ngồi xuống sáng tác hàng chục giờ đồng hồ gần như không ngần nghỉ. Ông liên tục uống cà-phê để khiến mình tỉnh táo và tập trung. Do đam mê mãnh liệt của mình với việc sáng tác mà sức khỏe ông xấu đi trầm trọng khi ông chỉ mới ngoài 50. Ảnh chụp chiếc ấm nấu cà-phê của Balzac Cũng như Balzac thường mô tả hết sức chi tiết những vật dụng gắn liền với các nhân vật trong tác phẩm của mình để khiến chúng nói lên từ từ tính cách của chủ nhân chúng, như ông đã làm trong quyển Lão Goriot, Fontanarosa đã để những đồ vật quen thuộc phản ảnh lên phần nào tính cách mạnh mẽ của nhà văn quá cố. Bài được Cuong Vu sửa đổi lần cuối vào ngày 04-08-2015, lúc 16:51 |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không (12-1972 - 12-2012) | vnmission | Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam | 3 | 01-02-2013 21:13 |
014. Tạp chí Tem số 014 - Tháng 09/1995 | Tiểu Nhi | Thư viện Sách - Báo Tem | 9 | 06-07-2012 10:29 |
010. Tạp chí Tem số 10 - Tháng 01/1995 | Tiểu Nhi | Thư viện Sách - Báo Tem | 8 | 02-07-2012 16:58 |
Đồng franc Pháp 'chết' sau 6 thế kỷ | suutap.vn | Tiền Xu | 0 | 16-06-2012 15:52 |
Đồng Franc Pháp(series 1993 - 1999) | trithuc_nguyen | Tri Thức | 0 | 22-01-2011 19:29 |