Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Du ngoạn 4 phương cùng VIET STAMP > Nước Việt mến yêu

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-09-2009, 23:22
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Chưa hẳn là kể về tem!

Với topic mới này, tôi sẽ ghi lại hoặc phiên dịch từ những trang báo quốc tế, những tình tiết...ly kì và hấp dẫn liên quan tới Việt Nam.

Với một mục đích đơn sơ nhất là để các bạn có thể có thêm được chút thông tin, trong muôn vàn những thông tin khác liên quan tới đất nước chúng ta. Không hẳn và chuyên đề về tem, nhưng có thể là mọi liên quan tới văn học, nghệ thuật mà trong những xô bồ của cuộc sống, có thể chúng ta bỏ qua hoặc không muốn ngó ngàng gì tới.

Nếu chỉ duy nhất chuyên về một đề tài nào, tri thức của chúng ta có thể sẽ hạn hẹp mà chỉ xoay vòng trong...cái tháp ngà của mình, mà không còn biết về những gì khác chăng?

Với suy nghĩ đó, khi thời gian còn cho phép và khi cuộc sống còn có được những phút giây thư thả. Tôi sẽ cố vào đây để hàn huyên cùng các bạn, mà không hề có ý định "lên lớp" hoặc "ta đây". Chỉ duy nhất một điều nhỏ mọn: Tâm sự vụn, như khi có dịp quây quần cùng nhau bên chén trà, hoặc ly cà phê thơm ngát.

Mong các bạn hiểu như vậy và cùng tôi, hãy chung sức đóng góp để trang web hữu ích này của các bạn sẽ càng lúc càng long lanh sắc mầu. Sẽ trở nên một thứ kim chỉ nam cho những ai, không những tha thiết với bộ môn sưu tầm thú vị, mà còn kỳ vọng vào quê hương để luôn ao ước rằng Việt Nam sẽ sớm trở nên một trong những con rồng Châu Á.

kvd.

******

Tặng các bạn bài "Sắc Mầu" của Trần Tiến do Trần Thu Hà trình bầy:
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), Đêm Đông (26-09-2009), chie (28-09-2009), chuot_tem (26-09-2009), dammanh (25-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (25-09-2009), huuhuetran (26-09-2009), manh thuong (26-09-2009), Nguoitimduong (26-09-2009), Tien (26-09-2009), xihuan (10-10-2009)
  #2  
Cũ 25-09-2009, 23:47
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Phóng viên Florrence Compain đã có một bản tin ngắn, nhưng đăng trên trang nhất của tờ "Le Figaro" (một trong những nhật báo hàng đầu của Pháp), ngày 24.09.09, đại khái như sau:

"Ông Trương Quốc Bình, giám đốc viện bảo tàng mỹ thuật tại Hà Nội đã có những phần nào luống cuống, khi ông chậm rãi thả bước trong những gian phòng triển lãm tại bảo tàng này. Với tổng số cỡ 20 000 món, vừa tranh, tượng, đồ gốm...đang có mặt tại đây, thật khó mà xác định món nào thật, món nào giả!!!

Chính phủ Việt Nam vừa thố lộ một bí mật hằng cánh cánh bên lòng từ bấy lâu nay. Chẳng qua là trong thời gian chiến tranh vừa qua, vào thập niên 60. Lo ngại trước những vụ ném bom của không quân Mỹ, nhân viên bảo tàng này đã cho di tản hàng trăm quý vật về miền quê hẻo lánh. Đồng thời yêu cầu những nghệ nhân và luôn cả những nhân viên phụ trách cho việc bảo trì của viện bảo tàng, là hãy làm giả những quý vật trên để thế chỗ chúng cho việc trưng bầy không bị gián đoạn.

Những món giả tạo này đã quá sức khéo léo, để khiến ngày hôm nay, đã trở thành một nỗi ám ảnh không nhỏ! Không ai có thể khẳng định rằng là, khi chiến tranh chấm dứt, đã có bao nhiêu quý vật thật đã thực sự được thâu hồi lại cho bảo tàng này. Nora Taylor (một giảng sư đại học Mỹ, chuyên về nghệ thuật của Việt Nam) cho rằng, một nửa số tranh đang trưng bầy tại viện bảo tàng mỹ thuật là...hàng nhái. Trong khi những tranh nguyên bản thì đang được bầy bán tại những cửa hàng mỹ nghệ tại Tokyo hoặc Singapour.

Viện bảo tàng mỹ thuật hiện nay đang cố gắng truy lục và lựa ra lại, trong bộ sưu tập của mình, với hy vọng là sẽ tìm ra manh mối đích xác giữa thật - giả. Và tránh cho bằng được những phiền hà, của những giá trị nghệ thuật Việt Nam trên thị trường thế giới
"
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (26-09-2009), huuhuetran (26-09-2009), manh thuong (26-09-2009), Tien (26-09-2009), xihuan (10-10-2009)
  #3  
Cũ 26-09-2009, 00:10
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Theo bản tin của WWF, ngày 22.09.09, thì họ vừa khám phá ra thêm...hơn 160 loại động - thực vật chưa có trên danh bạ thế giới, trong đồng bằng sông Cửu Long!

Gồm có 100 loại thực vật. 28 loại cá. 18 loại bò sát. 14 loại cóc nhái. 2 loại động vật có vú và 1 loại chim.

Nên biết rằng, với chương trình thăm dò và khám phá này của WWF được bắt đầu từ năm 1997, dành riêng cho đồng bằng Cửu Long. Họ đã thành công trong việc phân loại và đặt tên cho tới hơn 1 000 loại.

Trong lần này, họ rất thú vị để thấy được: Loại ếch có...răng nanh, chuyên sống lén lút trong bùn dọc theo bờ sông, mà mồi của chúng là chim rừng và sâu bọ. Ếch này được khám phá thấy tại miền đông Thái Lan.

Tiếp đó, một khám phá kỳ thú khác là tại Cát Bà (Việt Nam). Đó là một chú rắn mối có mầu da như con beo. Tạm thời, những nhà động vật học chỉ biết đặt tên cho nó là: "Tắc kè beo Cát Bà".



(Chân dung của một chú "Tắc kè beo Cát Bà")
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (26-09-2009), hienthuong (26-09-2009), huuhuetran (26-09-2009), manh thuong (26-09-2009), Tien (26-09-2009), xihuan (10-10-2009), zodiac (26-09-2009)
  #4  
Cũ 26-09-2009, 00:29
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Với topic mới này, tôi sẽ ghi lại hoặc phiên dịch từ những trang báo quốc tế, những tình tiết...ly kì và hấp dẫn liên quan tới Việt Nam.
chủ được tập hợp các bài báo hay có cho phép bình luận thưa bác
gk cũng ko phải muốn phát biểu để lên lớp mà chỉ muốn bày tỏ suy nghĩ xunh quanh vấn đề được nếu

nếu bác ok thì mới dám bày tỏ quan điểm
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-12-2011), huuhuetran (26-09-2009), manh thuong (26-09-2009)
  #5  
Cũ 26-09-2009, 01:00
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Thân gửi hat_de:

Tính tắt máy đi ăn cơm, thì thấy hat_de đã...ỏn ẻn tâm sự chút chút rồi .

Cám ơn hat_de nhé! hat_de và các bạn thân mến. Khi quyết định tạo topic này, tôi cũng có phần nào ái ngại và suy nghĩ mung lung. Trước hết là về những bản tin, trước khi đăng lại vào đây, đã đọc đi đọc lại nhiều lần để sau đó mới viết ra. Cuối cùng, tôi nhất định để chỉ đăng những gì liên quan tới Việt Nam, nhưng thuần trong lãnh vực khoa học - nghệ thuật...Cùng những đề tài vô thưởng vô phạt khác.

Đọc tin, nhưng nếu có bình luận thêm thì là điều rất đáng quý! Chí ít, cũng cho mình có cảm giác là không đang tâm sự với...cái tường!

Khi tin tức cập nhật, chúng ta vẫn có toàn quyền để phối kiểm. Thông tin đa chiều là điều cần thiết, không những cần có để có cái nhìn trung thực mà còn tránh cho chúng ta rơi vào tình trạng cuồng tín hoặc quá khích...Ôi thôi, tôi lại lan man quá dài rồi. Xin lỗi các bạn.

hat_de và các bạn mến, nếu có được cho nhau những trao đổi thân thiện, cởi mở...Thì đó là điều - có thể nói rằng - không còn gì quý hơn.

hat_de và các bạn đừng khách sáo.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (28-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (26-09-2009), huuhuetran (26-09-2009), manh thuong (26-09-2009), Tien (26-09-2009)
  #6  
Cũ 26-09-2009, 01:26
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài

hat_de và các bạn đừng khách sáo.
đang tính tắt máy đi ngủ vì cả 1 ngày quá nhìu chuyện mệt mỏi rùi nhưng lại thấy hồi âm của bac

cảm ơn bác VD đã ko nghĩ hd kiếm chổ câu bài, vì mục nào cũng vào bình luận, hd cũng ko dạy đời ai cũng ko muốn tỏ ra thông thái gì cả ... vì mình có sáng sủa gì đâu ... chỉ là hay bộc bạch suy nghĩ

xin phép diễn tả nó ra có gì ko phải mọi người cứ bổ


truyệt thật giả trong bảo tàng:

người ta ko tạo ra chiên tranh chỉ để đánh tráo vài bức tranh hay món đồ gì đó. Có lẽ ai đó thừa gió bẻ măng thôi. Vậy người thừa gió đó là người mê nghệ thuật quá độ ... hay là 1 kẻ hám lợi có tầm nhìn rất xa ... dù sao việc trôm cũng khiến các món đồ tới những nới nó được nâng nui, bảo vệ tốt hơn ... ít nhất là nó cũng ko bị tàn phá hay bị ..tráo do khâu bảo quản bảo mật lỏng lẻo thiếu kinh nghiệm.

Thoát khỏi bom đạn chiến tranh những món quý giờ ở Sing hay Nhật để chuẩn bị sang 1 nước nào đó khác cũng tốt ... giá của nó được định cao hơn và lưu trữ tốt hơn trong tay 1 nàh sưu tầm tư, sẽ tốt hơn nếu bày ở bảo tàng danh tiếng. Quan trọng với tác phẩm nghệ thuật là nó nằm ở những nơi phục vụ nhân loại tốt hơn.

Nếu VN ta chuộng nghệ thuật, bảo tàng nói chung là nơi người dân hay lui tới thì việc cố gắng mua lại bản thật dù hao tiền tốn của cũng là điều nên... hy vọng 1 ngày nào đó nó trở lại cố hương, đồng thời cố hương cũng phải phát triển trở thành nơi xứng đáng để các món quý được bày phục vụ công chúng VN và thế giới

chuyện tk Cát Bà nếu ko có WWF thì ta biết mà giới thiẹu loài này chưa nhỉ
ngày xa xưa khi sang ta các nhà khoa học pháp đã cặm kụi tìm tòi sinh vật sinh thái và ghi chép lưu chữ ... các nước luôn có những con người thích làm điều đó ... bởi mong muốn khám phá .. quảng bá giới thiệu cho bà con... người tìm ra loài trên dù là người VN trong tổ chức wwf thì cũng là nhờ ch trinh của wwf mà có

nếu VN tìm được loài mới và công bố với TG ... tìm được VN thì tốt ... ở nước ngoài càng tốt hơn ... biết khi nào chúng ta mới có những đoàn thám hiểm đó đây ... tìm những cái mới mà thế giới chưa tìm ra nhỉ ... như vậy thật tự hào

ý thức tìm tòi khám phá cho nhân loại trong lãnh vực này có vẻ ít và ngày càng ít cơ hội ... bởi những loài như thế ngày càng ít .. và việc thế giới tìm thấy nó trước khi ta thấy nó lại càng tăng nhờ có caá phương tiện hiện đại

tự hào vì loài mới ở Cát bà ... mà Cát bà ở Hp
sẽ tự hào hơn nếu người VN tìm được loài mới theo 1 ch trình của ta tại Vn hoặc tại nơi nào đó trên thế giới
ôi đêm rùi tâm sự dài quá ... khi xưa chưa biết con saola, nếu gặp nó người ta nghĩ tới chuyện ăn thịt nó hơn là xem nó có phải loài mới ko... nếu nó chưa kịp công bố để bảo tồn chắc vào nồi và tuyệt chủng cả.

Có thể trong tương lai sẽ có vài tin vìa 1 loai mới đựoc tìm thấy tại VN ... nhưng hẳn rất xa mới có 1 tin loài mới tại Vn hay nước ngoài do người VN tìm và công bố .. khi ấy VN có thể tạm gọi là sánh vai cùng thế giơớ trong lĩnh vực này

vài suy nghĩ miên man khá lùng bùng khó hiểu mong bác VD ko bị rối bởi lối hành văn rắc rối và trùng lắp

chúc bác ngủ ngon .. hẹn gặp lại ạ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), chie (28-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), huuhuetran (26-09-2009), manh thuong (26-09-2009), tugiaban (28-09-2009)
  #7  
Cũ 26-09-2009, 22:07
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trước khi lan man tiếp, tôi xin nhắc lại vào đây một topic mới được tạo ra trong diễn đàn này: "Thông báo thành lập Nhóm chơi Tem WWF & Bảo vệ động vật hoang dã" của Đêm Đông.

=> Đọc Tại Đây:

******

* Chuyện thật giả trong bảo tàng nghệ thuật:

Tôi cũng đồng ý vơi suy nghĩ của hat_de rằng: "người ta ko tạo ra chiên tranh chỉ để đánh tráo vài bức tranh hay món đồ gì đó". Bởi vì, tạ ơn trời, nếu chỉ vì chủ đích đó, chắc chiến tranh sẽ triền miên không bao giờ dứt.

Trở lại chuyện thật - giả trong bảo tàng nghệ thuật Việt Nam. Vào thời gian chiến tranh đó, việc di tản các tác phẩm nghệ thuật về những nơi an toàn là một hành động sáng suốt và hữu lỹ.

Tuy nhiên, quyết định thực hiện được gấp rút soạn thảo (?) đã có một lỗ hổng cực lớn là thiếu tổ chức cặn kẽ, để nghĩ tới việc phục hồi lại những quý vật đó đã bị rải rác khắp nơi, một khi chiến tranh chấm dứt.

(Chúng ta tại đây, thực sự không đủ thẩm quyền để có thể đặt những câu hỏi: tại sao lại để xẩy ra một tình huống cười ra nước mắt như hiện nay? Những địa điểm hoặc nhân vật được ủy nhiệm cất giữ những báu vật đó, đã trôi dạt phương trời nào để không còn lưu lại dấu tích?)

Đã nghĩ tới việc gửi tạm, tại sao lại không lo tới lúc thâu hồi chúng? Bắt đầu qua thập niên 70, những vụ oanh tạc và không kích vào miền Bắc đã hoàn toàn đình chỉ. 75 là thống nhất đất nước. 2009 mới công bố ra một sự thật hỡi ơi như vậy!

hat_de nghĩ rằng nếu những báu vật đó được...di tản qua Nhật hoặc qua Singapour thì cũng là điều đáng mừng. Dưới cặp mắt của một người yêu mến nghệ thuật thì đó là điều an ủi, vì chúng không bị tàn phá bởi bom đạn. Nhưng nếu suy nghĩ theo không những vừa nghệ thuật, vừa bảo tồn văn hóa thì đó là những thất thoát cực lớn và đau nhoi nhói...Sự tìm mua lại là điều không tưởng. Vì chắc chắn là những tác phẩm này, để có thể qua mắt cơ quan điều tra, chúng đã bị chỉnh sửa rất nhiều để không còn tồn tại những dấu tích ban đầu. Hoặc nếu có bán, chắc sẽ được những tay sưu tầm tư nhân mua về và chỉ để trưng trong phòng riêng của họ. Còn không thì đang được dấu kín trong một ngăn tủ sắt tại nhà băng nào đó.

Chỉ hy vọng rằng, sau khi Việt Nam chính thức kiểm kê và mạnh dạn tuyên bố trước thế giới, những tác phẩm nào thật và hiện đã thất hoát. Chừng đó mới làm giới sưu tầm chú ý hơn và hẳn trong số đó, sẽ có những Mạnh Thường Quân sẵn sàng tìm mua lại để sẽ trao tặng lại Việt Nam. Tiếc rằng, từ lúc nghĩ ra giải pháp cho tới khi chính thức thực hiện, chắc chắn là sẽ kéo qua một thời gian cực dài, với bao nhiêu bàn cãi, nghị định...Và sẽ lại vào quên lãng!

* Chuyện động vật quý hiếm tại Việt Nam: Không riêng tại Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, hiện đang có vô số động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhưng tại riêng Việt Nam, nguy cơ này càng lúc càng lớn. WWF đã thường xuyên lên tiếng báo động, và song song đó, họ đã có những chương trình đào tạo và giúp đỡ tới những chuyện viên bảo vệ thú hoang tại Việt Nam.

Và phải nói rằng, tuy chính phủ thực sự đã có những biện pháp đối phó, nhưng hết sức gian nan và mệt mỏi. Khoan nói tới vấn đề môi trường thiên nhiên càng lúc càng bị tàn phá, ô nhiễm. Chúng ta hãy cứ quan sát quanh mình, chắc chắn sẽ thấy rằng việc ham mê ăn nhậu những động vật quý hiếm tại những thành phố lớn tại Việt Nam, hầu như đều bán công khai và nhiều vô kể. Hành động vô lương tâm, vô trách nhiệm này dĩ nhiên đã và đang đưa tới những cuộc săn bắt, tàn sát không nương tay với những động vật quý hiếm này!

Khi sự suy nghĩ, giáo dục chưa được thấu hiểu một cách có trách nhiệm, kèm theo nhân bản. Sự ngăn chặn tàn phá thiên nhiên và săn bắn động vật hoang dã, sẽ luôn luôn gặp phải những khó khăn không nhỏ chút nào!

Sâm cầm còn ít cơ hội để thấy, huống chi là Sao La. hat_de nhỉ?!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), Đêm Đông (27-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (26-09-2009), Tien (26-09-2009), xihuan (10-10-2009)
  #8  
Cũ 26-09-2009, 23:42
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Em Thúy (Trần Văn Cẩn)



(Em Thúy / 1943)

Em Thúy”: Một cách tìm lại thời gian đã mất của nhà danh họa.

“Em Thúy” là hình ảnh mãi mãi hồn nhiên, tươi trẻ, như dòng suối tinh khiết trong đời sống quá nhiều trần tục. Bằng những nét bút tài năng, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã lưu giữ cho “Em Thúy” một khoảnh khắc vĩnh cửu. Phải chăng đó cũng chính là cách để họa sĩ Trần Văn Cẩn tìm lại thời gian đã mất của mình?

Bức tranh “Em Thúy” là một trong những bức tranh được biết đến nhiều nhất của danh họa Trần Văn Cẩn. “Em Thúy” không phải là một “bóng hồng”, mà là một người cháu của họa sĩ.

“Em Thúy” năm nay đã tuổi ngoài 70, một phụ nữ Hà thành đẹp nhuần nhị, rất từ tốn trong lời ăn tiếng nói. Khi còn nhỏ, “em Thúy” rất được bác Cẩn cưng chiều. Ông thường ký họa những người xung quanh trước khi bắt tay vào vẽ chính thức. Trong ký ức của “Em Thúy” hôm nay thì kỷ niệm khi làm người mẫu cho bác Cẩn vẽ bức tranh nổi tiếng này luôn làm trái tim bà bồi hồi, xúc động.

Lúc đó, Thúy 8 tuổi, là một em bé ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Những đường nét trẻ thơ ấy đã chảy tràn trên từng nét cọ của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Em Thúy ngồi khép nép trên chiếc ghế mây, như đang hy vọng một điều gì. Gương mặt biểu cảm và đôi mắt trong veo ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Bức tranh gây xúc động lòng người bởi một tình cảm trìu mến, thiết tha, như vang vọng tiếng nói về lòng nhân ái của con người.

“Em Thúy” đã phải chịu cảnh “lưu lạc” trong chiến tranh và cuối cùng gia đình chủ nhân “chuộc” về từ tay một nhà buôn tranh. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã tặng tranh này cho Viện Bảo tàng Mỹ thuật và “Em Thúy” vĩnh viễn trở thành tài sản của quốc gia.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn còn vẽ tranh về “Em Thúy” năm nàng 24 tuổi, khi nàng đã là một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, nết na. Khác với nét hồn nhiên trong trẻo của Thúy 8 tuổi, Thúy 24 tuổi phảng phất một nỗi buồn con gái, gieo những tơ vương trong lòng người chiêm ngưỡng. Dĩ nhiên, bức tranh này không nổi tiếng bằng “Em Thúy”, vì mọi thành viên trong gia đình đều xem đây như một bức tranh kỷ niệm.

Bà Thúy của bây giờ thường hay nói, cuộc đời bà hạnh phúc nhất là có được một cái “duyên” đặc biệt với nghệ thuật hội họa. Bà đã bước vào một thế giới đẹp như mộng và đầy tràn cảm xúc, nhờ người bác kính yêu, danh họa Trần Văn Cẩn. Chính ông đã mở ra những cảm nhận đặc biệt trong tâm hồn người cháu về nghệ thuật.

“Em Thúy” là hình ảnh mãi mãi hồn nhiên, tươi trẻ, như dòng suối tinh khiết trong đời sống quá nhiều trần tục. Một hình ảnh khơi gợi biết bao nghĩ suy về ước mơ, hy vọng. Bằng những nét bút tài năng, họa sĩ đã lưu giữ cho “Em Thúy” một khoảnh khắc vĩnh cửu. Phải chăng đó cũng chính là cách để họa sĩ Trần Văn Cẩn tìm lại thời gian đã mất của mình? Phải chăng, chính là dáng vẻ ngây thơ của “Em Thúy” đã ẩn dấu khát vọng mãnh liệt trong trái tim ông, là được quay lại những tháng ngày của hồn nhiên, thơ ấu, của ngọt ngào, sáng trong không lấm bụi?

Một cách nào đó, “Em Thúy” đã trở thành một người nổi tiếng trong đời sống. Nhiều nhà báo đã đi tìm cô gái nhỏ trong tranh của danh họa năm nào. Bà Thúy lưu giữ rất nhiều bài báo nói về chính mình và mỗi khi được ôn lại kỷ niệm về bác Cẩn yêu quý là một lần bà trở về với những ngày tháng tuyệt vời nhất của tuổi thơ.

“Em Thúy” đã đi vào âm nhạc. Nhạc sĩ người Anh Paul Zetter đã xúc động khi ngắm nhìn “Em Thúy” và viết bản nhạc “Little Thúy Minuet” (Điệu minuet cho em Thúy). Paul nói rằng, có một điều gì vô cùng bí ẩn trong bức tranh này và anh muốn thể hiện nó bằng âm nhạc. Trong bản nhạc, có những cao trào như một cơn bão, là cảm nhận mãnh liệt của tác giả khi đứng trước ánh mắt nhìn trong trẻo đến diệu kỳ của “Em Thúy”, một gương mặt của cô gái nhỏ Việt Nam trong thời kỳ đất nước chiến tranh, loạn lạc...



(Em Thúy / 2007 : Phụ nữ đứng bên phải tượng của họa sĩ Trần Văn Cẩn)

******

=> Source:
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-09-2009), Đêm Đông (27-09-2009), chie (28-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (26-09-2009), kuro_shiro (01-10-2009), Tien (27-09-2009), tugiaban (28-09-2009), xihuan (10-10-2009)
  #9  
Cũ 26-09-2009, 23:59
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Bức tranh "Em Thúy" của họa sĩ Trần Văn Cẩn rất nổi tiếng không những tại Việt Nam, mà cả trên thế giới. Trước và bây giờ, vẫn là một trong những tác phẩm chủ định, trong kho tàng nghệ thuật Việt Nam của viện bảo tàng Mỹ thuật.

Vào năm 2004, tác phẩm này đã được ASIALink (thuộc Trung tâm phục chế vật phẩm văn hoá đại học tổng hợp Melbourne, Australia) cử chuyên viên cũng như tài trợ, để phục hồi lại phẩm chất, sau hơn 60 năm chống lại bụi băm, ô nhiễm.

Mời các bạn đọc lại vài đoạn, đã được đăng trên báo chí của Việt Nam, nhân ngày hoàn tất việc trùng tu tranh và sau đó đã được trao lại cho sở hữu chủ là: Viện bảo tàng nghệ thuật.

"Tối 28/6/2004, tại lễ giao nhận bức tranh "Em Thúy" của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, dù đã quen với "Em Thuý" từ hàng chục năm nay, dường như người ta vẫn hồi hộp chờ đợi giây phút tấm vải phủ bức tranh vừa được phục chế mở ra.

Dự án bảo quản phục chế bức tranh do Bảo tàng Mỹ thuật VN tiến hành cách đây gần ba tháng. Người gắn bó nhất với "Thuý" trong thời gian này chính là chị Caroline Fry, một chuyên gia đến từ Trung tâm phục chế vật phẩm văn hoá đại học tổng hợp Melbourne, Australia.

Caroline đã làm công việc này với tất cả trái tim mình. Bà nói: "Quay trở lại năm 1943, khi hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ngồi xuống với cô cháu gái tại căn phòng trên phố Hàng Cót để vẽ chân dung. Sự hiểu biết, quan tâm và cảm thông với người cháu gái đã được thể hiện tinh tế qua gương mặt của cô. Gương mặt đáng yêu hiện thân của tuổi trẻ, lặng lẽ nhìn chúng ta như muốn thăm hỏi và tin tưởng". (@ Tuổi Trẻ).

Trải qua 60 năm, "Em Thúy" không còn đẹp như trước nữa, đánh giá về hiện trạng tranh, bà Caroline nói: "Mặt tranh bẩn do bụi, muội thuốc lá, phân côn trùng, toan không bền chắc, rất dễ rách, sợi vải bị hư hỏng nhiều. Toan chùng, lớp sơn tranh nứt nhiều, có nhiều lớp bong sơn do điều kiện môi trường nóng ẩm làm biến đổi lớp toan, phá vỡ tính liên kết của mặt sơn".

Bức tranh được phục chế qua bảy bước: Lập hồ sơ về hiện trạng tranh, chụp ảnh; ổn định tranh: củng cố lớp vệ sinh tranh; làm ẩm bằng men tự nhiên, dùng dao cạo bỏ các vết bẩn bám chắc, loại bỏ các lớp sơn bóng bằng hoá chất và các vết phục chế cũ; xử lý vết bong sơn, quét lớp sơn bảo quản, bù đắp phần sơn bị mất, sơn lại bằng mầu nước và sơn bảo quản chuyên dụng; làm khung mới; chụp ảnh và làm báo cáo cuối cùng.

"Em Thuý hiện đã khoẻ khoắn nhiều, cứng cáp hơn và có thể tuyên chiến với môi trường trong khoảng 20 năm nữa trước khi tiếp tục được phục chế", Caroline nói về bức tranh với giọng trìu mến.

Chuyên gia Caroline Fry cũng cho biết hiện nay bà hướng dẫn và phối hợp với các cán bộ chuyên môn của bảo tàng Mỹ thuật VN tiếp tục xử lý bốn tác phẩm sơn dầu nổi tiếng đang có nguy cơ hư hại, đó là: Mỗi người trồng hai cây (Vương Trình), Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng (Đỗ Hữu Huề), Giải lao đọc báo (Phạm Công Thành), Nhà sàn Bác Hồ (Trần Văn Cẩn).

Bà nhấn mạnh: "Tôi rất muốn trở lại làm việc tại Bảo tàng để có thể tiếp tục giúp đỡ các bạn ở đây phục chế và bảo quản tác phẩm. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc với sự nhiệt tình và tính hiếu khách của các bạn, cho dù chúng tôi phải dùng đến một lô từ điển mới có thể hiểu được nhau
".

******



(Em Thúy: Trước và sau khi tu bổ lại)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (27-09-2009), Đêm Đông (27-09-2009), chie (28-09-2009), dammanh (27-09-2009), Dat_stamp (16-12-2011), hat_de (27-09-2009), huuhuetran (11-03-2010), kuro_shiro (01-10-2009), Tien (27-09-2009), xihuan (10-10-2009)
  #10  
Cũ 27-09-2009, 01:00
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài

Sâm cầm còn ít cơ hội để thấy, huống chi là Sao La. hat_de nhỉ?!
vấng ,,, khi chưa có ý thức tự giác, hay chưa được giáo dục ... đôi khi họ vô tình làm tuyệt chủng 1 số loài ... mặc dù họ ko hoàn toàn muốn điều ấy ... chỉ có cách giáo dục truyền thông để phổ biến ... đồng thời có biện pháp mạnh ngăn chặn những tay săn đồ lạ thui ... mà giải pháp cuối cùng là đưa vô khu bảo tồn... khi nào sinh sản đôgn rùi trả lại tự nhiên.

chuyện vìa tác phẩm nghệ thuật: tất nhiên đưa vô bảo quản thì làm sao tác phẩm đem lại niềm vui cho người yêu nghệ thuật. Nếu nó có giá trị nó cần phải được bày ở những nơi mà dân yêu nghhệ thuật thế giới dễ tiếp cận ... nếu VN ko là được điều ấy thì có đưa được vìa cũng uổng. Nhưng thôi chuyện xa quá cũng ko dám bàn.

Chuyện vìa bức tranh em Thúy của bác thú vị quá, khi nào bác bổ xung tem có hình bức tranh ấy vô đây cho nó có không khí tem

cảm ơn bác vì những thôgn tin quý báu, chúc bác ngủ ngon
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-12-2011), tugiaban (28-09-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.