Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #41  
Cũ 01-02-2013, 23:13
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ta hiện có ảnh của các loại này ngoại trừ xà bông cây Đờn . Xà bông cây Đờn xanh và trắng thì trước giải phóng Va mỗ có nhìn thấy trong tiệm chạp phô bà Chín gần nhà. Tiếc là quên chụp vài pô hình cho các bạn xem.

Tuy vậy nhà Va mỗ hay dùng loại có hình "Cô Ba". Khi viết những dòng này Va mỗ như vẫn còn nhớ từng gáo nước mát lạnh và mùi thơm thật dễ chịu của xà bông cô Ba vào buổi trưa hè nào đó thời thơ ấu. Tắm xong, mùi thơm nồng nàn của xà bông sẽ giúp bạn cảm thấy người mình thật tinh khiết và sảng khoái lâng lâng.



Như vậy là sau khi chế tạo các xà bông bình dân giá rẻ để cạnh tranh với xà bông Mạc xây thì ông Bền quyết định sản xuất các loại xà bông thơm cao cấp hơn. Có thể loại xà bông thơm ông muốn cạnh tranh chính là xà bông "Cô-Ba" của hãng Pachod Frère.

Cái hay của ông ở phân khúc này là mang xà bông thơm sang trọng đến với giới bình dân bằng cách hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn tạo cho sản phẩm của mình một sự sang trọng nhất định.

Đó là: xà bông thơm này có bao bì in ấn màu sắc bắt mắt, trong đó có hình một phụ nữ phúc hậu giữa những bông hoa làm người ta liên tưởng đến xà bông "Cô-Ba" sang trọng của hãng Pachod. Mùi thơm giữa hai loại có giống nhau không thì Va mỗ chịu vì bây giờ tìm đâu ra một cục "Cô-Ba" của hãng Pachod? Tuy vậy Va mổ tin rằng chất lượng xà bông Việt Nam của ông TVB cũng một chín một mười với xà bông Cô Ba chính hiệu Lyon.

Một điểm mạnh là xà bông thơm của ông Bền giá chắc sẽ rẻ hơn nhiều so với xà bông "Cô-Ba" của Pachod vì sản xuất tại chổ với nguyên liệu rẻ tiền, khối lượng mỗi cục lại nhỏ, bao bì ít tốn kém hơn.

Một điều quan trọng là hệ thống phân phối lại tuyệt vời: xe ba gác chở xà bông đến tận hang cùng ngỏ hẻm, dễ bán dễ mua.

Có thể vì thế mà các loại xà bông thơm nhập khẩu của Pháp đành phải chào thua và hầu như biến khỏi thị trường Việt Nam.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #42  
Cũ 01-02-2013, 23:14
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Và cũng chỉ có loại xà bông thơm nói trên của công ty Trương Văn Bền còn tồn tại đến ngày nay.
Việc in hình của vợ ông trên vỏ hộp xà bông này hẵn cũng có chủ ý. Và hiệu quả của nó chắc cũng không nằm ngoài dự kiến của ông Bền. Mọi người đều quay qua gọi xà bông thơm của ông là xà bông "Cô Ba" tuy rằng ông không hề quảng cáo hai từ "Cô Ba" cho xà bông của ông.

Ngay trong ồi ký của mình (Va mỗ chưa từng có dịp đọc hồi ký của ông Bền, ở đây Va mỗ trích dẫn lại nhật ký của ông từ các bài trên internet) ông không nhắc đến bốn từ "xà bông Cô Ba" mà luôn gọi "xà bông Việt Nam"

“Thấy xà-bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà-bông Việt-Nam về bán, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt-Nam chế tạo về bán, chi chừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng đem cho chúng một mối lợi hàng ngày thì chúng mới chịu mua. Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà-bông Việt-Nam bán không? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu “Sao không buôn xà-bông Việt-Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà-bông khác nhiều”. Hết người này tới người khác, thét rồi chủ tiệm cũng phải để ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà-bông Việt-Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của xà-bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thiêu xà-bông Việt-Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên xà-bông Việt-Nam bán chạy lắm.”


Publicité commandée par mon père, Monsieur Truong Khac Huê à Lê Trung, frère du peintre Lê Phô, lequel a fait un portrait de mon grand-père en tunique de brocart bleu. (by courtesy of Philippe Truong)


“Nhờ sức mạnh của quảng cáo, xà-bông Việt-Nam tiến phát mau lắm, chỗ nào cũng buôn xà-bông Việt-Nam, ai nấy chỉ dùng xà-bông Việt-Nam thôi. Thấy mới lợi như vậy nhiều người lóa mắt cũng làm xà-bông để tranh giành, như Bà Đốc phủ Mầu ra xà-bông ‘Con Cọp’, Balet ra xà-bông ‘Nam-Kỳ’ cũng đầu người đờn bà như Việt-Nam, Nguyễn Phú Hữu ra xà-bông ‘3 sao’ ở Cần Thơ... nhưng tranh đua không lại xà-bông Việt-Nam, đều bị thất bại, bỏ cả. Số sản xuất của xà-bông Việt-Nam lần lần lên tới 200 tấn, bán cùng Saigon, lục tỉnh, Trung kỳ, Bắc kỳ, Ai lào, Cao miên.”

“Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion... Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà-bông Mạc-Sây, nay chiến tranh giao thương bế tắc nên phải mua của tôi, mà chính là mấy hãng ở Mạc-Sây thiệt thọ mua để bán đi các nơi.”
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #43  
Cũ 01-02-2013, 23:15
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Tại sao ta biết người phụ nữ trên vỏ hộp là vợ ông Trương Văn Bền?

Ấy là nhờ một tấm ảnh chụp gia đình ông Bền do Philippe Trương, cháu nội ông Bền cung cấp:



Mon père, Monsieur Truong Khac Huê est debout derrière sa mère, à la droite de son père. (archives Philippe Truong)

Ảnh trên Philippe Trương chú thích "Cha tôi, ông Trương Khắc Huề đứng đằng sau bà nội, bên phải ông nội tôi."

So ảnh bà Trương Văn Bền với ảnh trên hộp xà bông thì bạn sẽ thấy giống hệt nhau.


Ce savon est très connu au Vietnam sous le nom de "Xa bông Cô Ba", ma grand-mère étant une ex-Miss Delta du Mékong...

Philippe Trương chú thích "Loại xà bông này rất nổi tiếng ở Việt Nam dưới tên "Xà bông Cô Ba", bà nội tôi từng là Hoa khôi đồng bằng sông Cửu Long".

Bà nội của Phillipe Trương thân thế như thế nào, Phippe không nói rõ, Bà có đi thi hoa hậu, hoa khôi gì không hay chỉ đẹp nổi tiếng một vùng? Người Nam bộ thường khoe " Mẹ tôi hay bà tôi ngày xưa là hoa khôi vùng A hay trường B..." không có nghĩa là thực sự có cuộc thi nào mà chẳng qua sắc đẹp của người bà người mẹ nổi trội trong một phạm vi địa lý nào đó.
__________________

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-02-2013, lúc 23:18
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013), The smaller dragon (12-09-2013)
  #44  
Cũ 01-02-2013, 23:20
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài ảnh khác của ông bà Trương Văn Bền, ảnh của Philippe Trương.

Mon grand père, Mr Truong Van Bên, à Paris avenue Paul Doumer
Ông Trương Văn Bền




Monsieur et Madame Truong Van Bên
Ông bà Trương văn Bền



Madame Bên et mon père, Mr Truong Khac Huê à 6 ans
Bà Bền và con trai trưởng Trương Khác Huệ lúc 6 tuổi




Madame Bên signant le registre de mariage de mes parents (24/09/1954)
Bà Bền ký hôn thú (như người làm chứng?) của đám cưới ông bà Trương Khắc Huệ. Ông Trương Khắc Huệ, tốt nghiệp đại học hóa học ở Marseille, trở về làm việc ở Công ty Trương Văn Bền với cương vị giám đốc kỹ thuật 1945 - 1965 và tổng giám đốc từ 1965 - 1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà bông miền Nam Việt Nam (1965 - 1975) và là tổng thư ký Tổng đoàn Công ty kỹ nghệ Việt Nam (1969 - 1975). Ông Huệ làm giám đốc kỹ thuật cho công ty xà bông của gia đình từ năm 1945, đến 9 năm sau ông mới cưới vợ.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013), The smaller dragon (12-09-2013)
  #45  
Cũ 01-02-2013, 23:21
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài ảnh khác của gia đình ông bà Trương Văn Bền, ảnh của Philippe Trương.


Mariage de mes parents dans la maison du culte de la famille Truong
Lễ cưới của ông Trương Khắc Huề (con cả ông TVB) trong từ đường dòng họ Trương



Mariage de mes parents



Au premier rang, à gauche la première Mme Truong Khac Tri - à gauche, la soeur aînée de ma mère Mme Dô Truong Thanh. Assise au 3ème rang à gauche, ma grand mère maternelle et derrière, ma tante, le docteur Duong Quynh Hoa (témoin de ma mère)

Người đứng sát bàn thờ là bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, nguyên bộ trưởng y tế của Chính phủ CH Miền Nam Việt Nam, là dì của Philippe Trương và là người ký tên làm chứng hôn thú cho mẹ ông Phillippe Trương , tức vợ ông Trương Khắc Huệ.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #46  
Cũ 01-02-2013, 23:21
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"


Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp:

"Về sự chọn lựa biểu tượng của xà bông Việt Nam, ông đã dùng hình ảnh của một người con gái đẹp Việt nam rất đậm dân gian Nam bộ là “Cô Ba”. Không biết trong trường hợp nào ông đã dùng hình ảnh của một người phụ nữ “cô Ba” với nét đẹp có duyên Nam bộ, nhưng biểu tượng này của vùng đất miền Nam đánh trúng tâm lý dễ dàng nhận diện và quen thuộc của con người trong vùng đã là một yếu tố quan trọng để sản phẩm của ông được tiếp nhận rộng rãi. Một trong những tin đồn huyền thoại dân gian kể lại thì “Cô Ba “ chính là con gái Thầy Thông Chánh ở Trà Vinh, người đàn bà đẹp nhứt Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20. Theo ông Hứa Hoành (1) thì cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh “Cô Ba”, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình bán chạy. "

Thực ra hình ảnh của bà Bền "cô Ba" trên cục xà bông tuy chiếm vai trò nào đó nhưng quan trọng hơn hết đúng như ông Bền nhận định là sự quảng caó rầm rộ và hiệu quả để đưa xà bông "Việt Nam" thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Ta có thể thấy quảng cáo xà bông Việt Nam chiếm các vị trí đắc địa nhất: chợ Bến Thành, bùng binh, bến xe, bến đò nơi nhiều người qua lại

Ảnh này chắc ở đầu đường Hàm Nghi. Quảng cáo ghi "Phẩm cao giá hạ" và "Tốt hơn hết"




La vie quotidienne à Saïgon. 1950 Entrée principale du marché de Saïgon, publicité sur la droite
Ảnh dưới này chụp năm 1950, lối vào chính của chợ Sài gòn (chợ Bến Thành), quảng cáo nằm bên phải




Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #47  
Cũ 01-02-2013, 23:23
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ông Bền thấy xe chạy ngoài đường cũng là bảng quảng caó di động rất tốt nên ngoài xe cộ của hãng ông còn quảng cáo trên xe điện.


La Savonnerie fut fondée par mon grand père, Monsieur Truong Van Bên et l'usine se trouvait 49 quai Kim Biên à Cholon. (Archives Philippe Truong)
Phía sau hai chiếc xe là hãng xà bông TVB và các con ở đường Kim Biên ngày nay

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1005x700.
ĐL Hàm Nghi 1949. Quảng cáo "xà bông Việt Nam" bên hông chiếc xe điện số 56.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #48  
Cũ 01-02-2013, 23:25
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Một số tài liệu quảng cáo khác

.

.. mais nous n'en savions rien, malgré nos visites annuelles à Saigon... (by courtesy of Philippe Truong)

Xà bông Việt Nam "Mau trắng mau sạch lâu hao""bao giờ cũng nhứt"



Quảng caó này khoảng 1954 theo Philippe Trương. Lưu ý là khoảng đó hình như người Sài gòn chưa thống nhứt dùng từ "xà bông" hay "sà bông"



Một quảng cáo bằng tiếng Pháp cho thấy ông Bền không chỉ nhắm vào thị trường nội địa
__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #49  
Cũ 01-02-2013, 23:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"



Quảng cáo trên sách baó khoảng những năm 1950, lúc này ông Trương Khắc Huệ con trai trưởng của ông Bền là giám đốc kỹ thuật của công ty xà bông TVB và các con . Ông Huệ làm giám đốc KT từ 1945 đến 1965. Theo Philippe Trương thì hầu hết các quảng caó mà ta còn giữ hình ảnh đến ngày nay là do cha ông làm cùng các họa sĩ nổi tiếng.

Trong quảng cáo trên ông Huệ cũng khêu gợi tinh thần dân tộc thông qua cụm từ "do người Việt Nam chế tạo".
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #50  
Cũ 01-02-2013, 23:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Ngay cả phong bì của công ty cũng được tận dụng để quảng cáo. Chiếc phong bì này có nhật ấn 1936, tức 4 năm sau khi cty xà bông TVB được thành lập

Récemment mis en vente sur un site vietnamien VIETSTAMP, une enveloppe de la Savonnerie VIETNAM de 1936… un courrier de mon grand père ?

Khẩu hiệu "Người Nam Việt dùng savon Việt Nam". Phong bì cũng in hình cục xà bông 72 phần dầu Việt Nam. Trên cục xà bông này cũng có hình một phụ nữ. Đó có phải là ảnh bà Bền?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (05-02-2013), chie (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
[Lựa tem luyện chuyện] Chuyện in tem tinh khắc *VietStamp* Làm quen với Tem 0 21-07-2019 00:52
Vài Câu Chuyện ST Về Tem HanParis Café VietStamp 4 07-06-2013 19:20
chuyện lạ hat_de Góp ý - Thắc mắc 6 27-03-2009 23:19
bàn vìa chuyện ĂN hat_de Vui ^_^ Vui 1 09-01-2009 20:03
Chuyện lạ chưa Ốc_hp Café VietStamp 9 31-12-2008 18:44



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.