Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Sự kiện

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 08-10-2009, 16:43
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định Titanic: Đấu giá kỷ vật của người cuối cùng!

Lillian Asplund, người Mỹ sống sót cuối cùng sau thảm họa Titanic năm 1912, đã chết ở tuổi 99 để lại một “kho báu bí mật". vào ngày 19-4-2008 vua qua "Kho báu" ấy da được bán đấu giá !



Bảo là kho báu bởi vì những gì bà để lại là những kỷ vật định mệnh gắn liền với con tàu Titanic - thảm họa đã đẩy cha bà là Carl và 3 anh trai xuống “mồ biển nước” vào đêm 14-4-1912 lạnh buốt. Những tưởng câu chuyện ấy sẽ mãi chôn vùi vào quên lãng nếu như không có một ngày gia đình bà phát hiện những kỷ vật để lại.



-Bà Lillian Gertrud Asplund khi còn trẻ.

Đêm 14-4-1912, gia đình Asplund chia tay trong đau đớn. Cô bé 5 tuổi Lillian, em trai 3 tuổi Felix và mẹ cô Selma Asplund được đưa xuống tàu cứu hộ. Kỷ niệm cuối cùng của Lillian về hình ảnh con tàu Titanic đang chìm là cảnh người cha và các anh trai trên boong tàu dõi theo chiếc tàu cứu hộ chở mẹ con cô đang được đẩy ra xa. Lúc ấy, cô đang quấn chặt trong chiếc váy của mẹ để sưởi ấm.



-Hình ảnh con tàu định mệnh đang chìm dần vào lòng đại dương...

94 năm sau, Lillina mất ở tuổi 99, người thân của bà đã tìm thấy trong ngăn kéo quần của bà một hộp giày đựng đầy cả một "kho báu lịch sử" về con tàu Titanic. Họ đã đem những kỷ vật này đến nhà đấu xảo Henry Aldridge Sons of Devizes (Anh), để tháng tư này những kỷ vật Titanic ấy sẽ được đem bán tại cuộc đấu xảo dự đoán có đông đảo người tham dự.

Những kỷ vật gồm 1 trong 4 vé tàu Titanic còn giữ lại và các giấy tờ thông hành nhập cư của Lillian. Và có lẽ vật làm mủi lòng nhất của bộ sưu tập là 1 chiếc đồng hồ bỏ túi thật đẹp của ngài Carl Asplund đã dừng chính xác lúc 2 giờ 19 phút, 1 phút trước lúc tàu chìm. Thời điểm được chuyên gia Aldridge cho rằng có thể là thời điểm ngài Carl chạm nước.



-Quan cảnh trong bộ film.

Andrew Aldridge, nhà đấu xảo và cũng là chuyên gia về con tàu Titanic, cho biết bộ sưu tập đặc biệt này rất có giá trị vì một số lý do: “Lillian là người Mỹ sống sót cuối cùng có thể nhớ những gì đã xảy ra trong vụ chìm tàu Titanic. Một phụ nữ người Anh tên Millvian sống sót sau thảm họa này hiện nay vẫn còn sống nhưng chẳng thể nhớ được gì, vì lúc ấy bà chỉ mới 2 tháng tuổi.

Gia đình Asplund rời khỏi Alsema (Thụy Điển) đến Massachusetts (Mỹ) vào năm 1896, và trở lại Thụy Điển vào năm 1907 để giúp việc nông trại cho người mẹ góa của ông Carl Asplund. Đầu năm 1912, họ quyết định trở về Mỹ với 5 đứa con: Filip (1898), Clarence (1902), Lillian người anh song sinh (1906), Felix (1909). Tất cả họ đi từ Thụy Điển đến Southampton vào đầu tháng 4-1912.

Với 7 chiếc vé hạng 3 - thuộc khoang hạng bét, cả gia đình Asplund đã lên tàu khách Titanic loại Olympic vào ngày 12-4-1912 tại Southampton (Anh). Giống như gia đình Asplund, hầu hết những người nhập cư ở trên khoang này đến Mỹ tìm một cuộc sống tốt hơn. Cabin hạng hai ngang bằng với khoang hạng nhất của những con tàu khác. Còn vé hạng nhất của tàu Titanic, theo các nhà sử học lúc đó, thuộc vào hạng xa xỉ chưa từng có. Một số người nổi bật trên tàu như: John Jacob Astor, được xem là người giàu nhất trên thế giới lúc ấy, chuyên gia công nghiệp Benjamin Guggenheim và phụ tá tổng thống Mỹ Archibald Butt. Tất cả ba người họ đều chung số phận với con tàu.

Có 2.200 hành khách trên tàu nhưng chỉ còn 700 người sống sót.




-Trang nhất của tờ WarCryngày 27 tháng Tư năm 1912 tại London công bố hình ảnh tảng băng gây tai nạn và hình thuyền trưởng tàu Tiatanic

Những kỷ vật này hi vọng bán được với mức giá 300.000 USD trong cuộc đấu xảo được tổ chức vào ngày 19-4. Bởi như Andrew Aldridge lý giải: mỗi người dù giàu hay nghèo, dù là nhân viên hay thủy thủ, đều có một câu chuyện để kể. Và bộ sưu tập những kỷ vật được tìm thấy trong chiếc hộp đựng giày của Lillian Asplund cũng không ngoại lệ.

__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (24-03-2010), hat_de (08-10-2009), hienthuong (09-10-2009), manh thuong (08-10-2009), open (08-10-2009), Tien (08-10-2009), tiny (24-03-2010), vnmission (23-03-2010), xihuan (08-10-2009), zodiac (08-10-2009)
  #2  
Cũ 08-10-2009, 16:49
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,594
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

ôi em lại cứ tưởng đấu giá ủng hộ VS bằng 1 bộ tem titanik

bằng tem người chơi có thể kể 1 câu chuyện nhỏ về thảm hoạ này:

http://vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1846

bạn nào tìm gặp ở đâu được mẫu nào bổ sung nhé bởi nó vẫn còn thiếu nhiều
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (27-03-2010)
  #3  
Cũ 23-03-2010, 21:17
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Ít người biết rằng trên con tàu định mệnh có đến 5 nhân viên bưu điện, 2 người Anh và 3 người Mỹ. Tại sao lúc đó ít phụ nữ làm việc cho bưu điện thế, cả 5 người đều là nam. Thực hiện đúng quy định "phụ nữ và trẻ em trước", cả 5 người đều đã ra đi cùng với 1.512 người khác.

3366 túi thư cùng với 763 bưu kiện do Bưu điện trên biển (Sea Post Office) của Titanic vận chuyển đã ra đi cùng với họ. Tất cả các nhật ấn "Transatlantic Sea Post Office" cũng không bao giờ được tìm thấy.

Nhưng ít nhất một vật liên quan đã được phát hiện:

Name:  titanic.JPG
Views: 748
Size:  44.9 KB

Như các bạn thấy, nó chỉ là một tấm bìa cứng của bưu điện dùng để đánh dấu cho một túi thư. Woody là một trong số 3 nhân viên bưu điện người Mỹ. Khi con tàu chìm dần, ông vớ lấy một túi thư, buộc vào người mình nhảy xuống biển. Nếu ông được cứu, đương nhiên túi thư cũng được cứu cùng. Người ta tìm thấy ông trên một tảng băng, cùng với túi thư này.

Vật phẩm trên nằm trong bộ sưu tập bì thư tai nạn của của Günther Heyd, công chúng chỉ biết đến khi nó được đưa ra bán đấu giá tại nhà Harmers vào năm 2002.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (24-03-2010), hat_de (23-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Ng.H.Thanh (24-03-2010), open (24-03-2010), Poetry (23-03-2010), Tien (26-03-2010), tiny (24-03-2010)
  #4  
Cũ 24-03-2010, 02:34
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Theo website www.postalmuseum.si.edu thì trên tàu Titanic có khoảng 3.200 túi thơ, tổng cộng khoảng 6-9 triệu thơ, trong đó có khoảng 1 triệu 6 thơ bảo đảm, 6-700 kiện hàng gởi qua đường bưu điện. Sau khi tàu chìm, người ta tìm được xác của 2 trong số 5 nhân viên bưu điện trên tàu (3 người Mỹ và 2 người Anh). Lý do có nhân viên bưu điện của cả 2 nước là vì tàu đi từ Anh sang Mỹ. Trong xác của một nhân viên bưu điện Mỹ tìm được (Woody) có một số tấm thẻ đánh dấu nơi đến của một số túi thơ mà ông ta phụ trách, trong đó có tấm thẻ mà bác vnmission đã đưa lên. Sau đây là một số thẻ khác tìm được trong người của Woody:

Name:  bface1.jpg
Views: 672
Size:  39.5 KB

Name:  bface2.jpg
Views: 662
Size:  31.5 KB

Name:  bface3.jpg
Views: 688
Size:  28.0 KB

Name:  bface4.jpg
Views: 641
Size:  28.6 KB

Name:  bface5.jpg
Views: 701
Size:  40.1 KB

Như chúng ta thấy, trên mỗi tấm thẻ đều có tên người lựa thơ, trong trường hợp này là Woody. Nếu một thơ bị lạc (thí dụ như New York mà bị bỏ vào túi Washington chẳng hạn) thì bưu điện có thể căn cứ vào thẻ trên túi thơ mà tìm ra nhân viên chịu trách nhiệm.

Tất cả các thư từ, bưu kiện đều biến mất với tàu Titanic, và hiện nay, ngoài những thẻ trên, người ta không tìm ra bất cứ một vật phẩm bưu chính nào của tàu Titanic nữa.

Bài được MeTemViet sửa đổi lần cuối vào ngày 24-03-2010, lúc 04:31
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (24-03-2010), hat_de (24-03-2010), kimma (26-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Ng.H.Thanh (24-03-2010), open (24-03-2010), Tien (26-03-2010), tiny (24-03-2010), vnmission (24-03-2010)
  #5  
Cũ 26-03-2010, 15:48
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Theo link trên của bác MTV, một số thư từ đã được trục vớt từ Titanic:

Name:  titanic.JPG
Views: 669
Size:  96.3 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (26-03-2010), manh thuong (27-03-2010), MeTemViet (26-03-2010), Tien (26-03-2010)
  #6  
Cũ 26-03-2010, 22:09
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Chào bác Kimma,

Cho đến nay, người ta vẫn chưa vớt được thư từ gì từ tàu Titanic. Theo bản tin trên thì người ta có vớt được 1 vali trong đó có nữ trang và tiền giấy còn nguyên vẹn. Từ đó, người viết suy diễn ra là có thể thư từ còn nguyên vẹn sau 90 năm dưới đáy biển, và phần sau chỉ nói là nếu vớt được thư thì ai sẽ sở hữu chúng và bưu điện có cần thiết phải tiếp tục chuyển đến tay người nhận không?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Tien (26-03-2010)
  #7  
Cũ 27-03-2010, 11:59
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,594
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trong môi trương nước biến mặn và nhiều vi sinh vật thì gỗ, sắt thép tới giờ này chắc dã mục nát phân hủy hết, trừ những cấu trúc lớn hủy chưa và trừ những những vật liệu đặc biệt như sứ, vàng bạc ... hay nói chung là các chất liệu ko hữu cơ đồng thời, ko phản ứng với môi trường khắc nhiệt kia thì mới tồn tại được.

Chiếc va-li trong tài liệu trên nếu đúng thật thì hoặc nó phải làm bằng chất liệu đặc biệt để ko bị phân thủy cho tới giờ này.
Hoài yếu tố hóa học thì tác nhân vật lý cũng là 1 điểm đáng bàn, bởi dưới độ sâu hàng ngàn km tàu ngầm nhỏ còn ko lặn xuống được thì 1 chiếc vali thường chắc đã bị ép vỡ.
Bài báo nói nữ trang và tiền giấy còn <== hẳn chiếc vali đó có công năng như 1 chiếc két đặc biệt. Còn nếu ko nó sẽ vỡ, và dù tồn tại như 1 cái lồng giữ đồ thì nữ trang bằng vàng ngọc ko phản ứng với nước biển tồn tại được tới bây giờ còn có thể hiểu nhưng tiền giấy tồn tại được tới giờ hẳn phải có 1 cơ chế bảo vệ đặc biệt nào đó.

Tạm quên chuyện tiền giấy, trở lại với các hộp thư, trên Titanik có 1 phòng thư thế này



Nếu ko có các két đặc biệt chịu ăn mòn và áp suất thì cái gì sẽ bảo vệ những lá thư ở môi trường áp lực cao, vi sinh hoạt động và nước biển như trong xác tàu Titanic.

Trong trường hợp ko có các két đó thì chỉ còn 4 trường hợp:

- tàu chìm thư bung ta trôi nổi trên biển
- tàu chìm thư bung ta nhưng dắt lại trong xác tàu chìm xuống biên rồi bị phân hủy

- 1 số thư nào đó được bảo quản đặc biệt

- hoặc ai đó "sưu tầm" nhân lúc cả tàu sắp chết chìm nhảy vô ... chôm thư, rùi leo lên ca no cứu nạn, về nhà ... cất thứ đi

và có thể còn trường hợp 5-6 nào mà gk chưa trù liệu được

trong trường hợp 1: thư nổi trên biển ko ai vớt bảo quản thì toi
trường hợp 2 : thư bị phân hủy hết
trương hợp 3: chưa có xác nhận nào
trường hợp 4: quá khôi hài và cũng chưa ai xác nhận

Nói tóm lại là ko thuộc 1 trường hơp đặt biệt kì quái nào mà ta chưa nghĩ ra thì khó có thể tồn tại những bức thư Titanik ko bị phân hủy


Giả sử 1 cách khôi hài rằng có vớt thư, ai đó trôm thư đem vìa ... chơi thì ta ko xét

Xét trường hợp thư vô tình được bảo quản trong két đặc biệt để tồn tại tới hôm nay để rồi được vớt lên rồi được cơ quan trục vớt hào phóng tặng lại thì 2 cơ quan sau phải chuyển nó

1 . RMS <=== ko biết còn tồn tại tới giờ ko
2 . USPS <=== cơ quan bưu chính hiệp chủng quốc Hoa Kì

bởi 2 cty này khai thác tuyến bưu chính trên tàu Titanik đó...và theo công ước gì đó của UPU.

Tất nhiên đó là theo luật, còn giờ thì ai mà sống để đọc những bức thư gửi cho họ nữa.

Chuyện đó cũng thật xa xôi...chuyện gần hơn là thử giả thiết các tình huống mà thư có thể tồn tại tới bây giờ. Ko tính trường hợp thư bị trôm trên mặt biển hay lúc tàu sắp chìm
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (27-03-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Những con số ấn tượng về tàu Titanic HanParis Các loại khác 1 25-04-2014 18:12
Titanic hat_de Giao thông Vận tải - Bưu chính - Viễn thông 59 18-07-2013 11:48
Titanic Centenary 1912-2012 Chau Le Ngoc Giao thông Vận tải - Bưu chính - Viễn thông 0 09-01-2013 12:52
Album ảnh: 100 năm tàu Titanic ngotthuha231 Lang thang lượm lặt 0 19-04-2012 13:13
Thưa cùng bạn tem *VietStamp* Thông báo từ Ban Điều hành Diễn đàn VIET STAMP 0 23-08-2008 20:07



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.