Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhân vật > Nhân vật Thế giới

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 13-01-2008, 22:16
Hungbkct's Avatar
Hungbkct Hungbkct vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 1
Đã được cảm ơn 187 lần trong 48 Bài
Mặc định Đặng Tiểu Bình, cuộc đời và cải cách kinh tế Trung Quốc.

Đặng Tiểu Bình (Phiên âm: Dèng Xiǎopíng) sinh ngày 22/08/1904 - Mất ngày 19/02/1997, có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học đổi là Đặng Hy Hiền.Ông là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng tại Thượng Hải.


Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người có quyền quyết định trong mọi quyết sách tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990.

Name:  Dang-2b.JPG
Views: 4338
Size:  67.2 KB

Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư (sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng) thời kỳ còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ". Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông.

Name:  Dang-5.jpg
Views: 4731
Size:  50.0 KB

* Tiểu sử:

Ông sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hy Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Mác-Lê nin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.



Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.



Sau giải phóng, ông làm Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Tây Nam, Chính ủy Quân khu Tây Nam (đóng trụ sở tại Trùng Khánh), kiêm thành viên Chính phủ Nhân dân Trung ương.Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lý (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).

Name:  Dang-3a_resize.jpg
Views: 4708
Size:  42.0 KB


Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.

Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện.Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, ông lại bị cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh.

Cuối năm 1976,sau khi bè lũ bốn tên bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách mở cửa.


* Công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc:

Năm 1976, liên minh của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và tướng Diệp Kiếm Anh thắng thế và đập tan bè lũ bốn tên gồm: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn. Kết thúc cuộc đại khủng hoảng chính trị, xã hội thời cách mạng văn hoá. Và từ đây, Đặng Tiểu Bình cùng với Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương bắt đầu lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc.




* Về kinh tế:

Trung Quốc đã phát triển đất nước theo cách của riêng mình, mang dậm bản sắc và phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước. Xây dựng đất nước tiến lên XHCN nhưng theo cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước.




Nền kinh tế được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp.


Và Công nghiệp là mũi nhọn.


Bên cạnh đó Trung Quốc sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các ngành khoa học công nghệ mới.


* Về văn hoá:

Dưới thời cách mạng văn hoá, văn hóa truyền thống đã bị tư tưởng phản động của bè lũ bốn tên hủy hoại. Hàng ngàn ngôi chùa bị đập phá,nghệ thuật dân tộc bị cấm đoán. Gây ra sự hỗn độn trong xã hội, đến thời kì cải cách các nét văn hóa dân tộc đã dần được khôi phục.





* Về chính trị:

Tuy phát triển theo nền kinh tế thị trường nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn khẳng định, củng cố vai trò đảng cầm quyền và đập tan mọi tư tưởng đa nguyên đa đảng.


* Thành quả:

Sau hơn 30 năm cải cách, từ một nước khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội hỗn loạn. Nay nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã có những khởi sắc kì diệu.


Nền công nghiệp của Trung Quốc phát triển rực rỡ, vơi nhiều ngành như gang, thép, luyện kim,dệt may...trở thành số 1 thế giới về sản lượng và công nghệ. Đặc biệt ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đang là nỗi lo lớn của các cường quốc xe hơi như Mỹ, Đức, Nhật.


Đặc biệt, năm 1997 sau 155 năm dưới sự quản lí của Liên hiệp Anh. Hồng Kông đã được trao trả về với Trung Quốc, đây là sự kiện lớn mang đậm dấu ấn của Đặng Tiểu Bình về tài ngoại giao.


Name:  Dang-4_resize.jpg
Views: 4417
Size:  63.9 KB

Và 2 năm sau đó, năm 1999 nhân dân Trung Quốc lại tiếp tục đón nhận một tin vui. Khi Ma cao chính thức được phía Bồ Đào Nha trao trả về cho nhà nước CHDCND Trung Hoa.Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân dân và lịch sử Trung Quốc, kể từ nay toàn bộ phần đất liền nằm trong lãnh thổ Trung Quốc đã thuộc sự quản lý của nước CHDCND Trung Hoa.


Tiếng nói của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế rất có trọng lượng. Hiện Trung Quốc đang là Ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và có tầm ảnh rất lớn và sâu trong các tổ chức như WTO,APEC...


Đặc biệt, sự kiện Bắc Kinh đăng cai thế vận hội 2008 là một sự ghi nhận của thế giới về những thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc trong suốt 30 năm qua.


8h sáng ngày 15/10/2003, tại khu căn cứ Jiuquan tỉnh Cam Túc. Nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã cùng tàu vũ trụ Thần Châu 5 đi vào quĩ đạo trái đất.


Đây có lẽ là thành tựu rực rỡ nhất, ngọt ngào và vinh quang nhất của 30 năm đổi mới, cải cách kinh tế của đất nước Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đã rất hãnh diện với những gì họ đã làm được, sau Nga và Mỹ họ là đất nước thứ 3 phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào quĩ đạo trái đất.

Với đà phát triển hiện nay, hứa hẹn sự phát triển vũ bão của đất nước Trung Quốc trong tương lai.

Hình Đính Kèm
File Type: jpg Dang-3.jpg (49.3 KB, 4824 lần tải)
File Type: jpg Dang-4.jpg (115.7 KB, 4714 lần tải)
File Type: jpg Dang-3_resize.jpg (20.9 KB, 737 lần tải)

Bài được Hungbkct sửa đổi lần cuối vào ngày 17-02-2008, lúc 14:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 14-01-2008, 08:52
dobietday dobietday vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 40
Đã được cảm ơn 114 lần trong 51 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Hungbkct Xem Bài

Tiếng nói của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế rất có trọng lượng. Hiện Trung Quốc đang là Ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và giữ vai trò quyết sách trong các tổ chức như WTO,APEC...


Em lấy thông tin này từ đâu hay ai xui viết thế . Theo anh được biết (qua rất nhiều tư liệu trên mạng) thì cả WTO và APEC đều là các tổ chức hoạt động theo nguyên tắc "Đồng thuận", không có nước nào được coi là có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của 2 tổ chức này. Vả lại, TQ mới gia nhập WTO, dù có muốn chăng nữa cũng không thể nào có vai trò quyết sách của tổ chức này được.
__________________
Em không biết ký, em điểm chỉ có được ko
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 14-01-2008, 11:02
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,583
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Bài viết công phu thật !
Cái quyết sách kia em nghĩ hiểu là "có ảnh hưởng" thôi ạ!
Hy vọng tiếp tục đọc những câu chuyện tem của Hungbkct.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #4  
Cũ 14-01-2008, 12:49
Hungbkct's Avatar
Hungbkct Hungbkct vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 1
Đã được cảm ơn 187 lần trong 48 Bài
Mặc định

Bài này là em viết và tự tìm hiểu, nghiên cứu về TQ. Cái từ quyết sách ở đây nếu xét chính xác ra thì không hề chuẩn, hiểu ý cao hơn tầm ảnh to lớn thì chuẩn xác hơn. WTO là tổ chức kinh tế, giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại và nhận lợi ích của tổ chức. Nguyên tắc của nó là đồng thuận nhưng bên cạnh đó lại có "đàm phán trong phòng xanh". TQ mới vào, nhưng với nền kinh tế của TQ thì không khó khăn gì để họ có thể tác động tới tổ chức này, đặc biết những nhóm nước thâm tình với TQ và những lợi ích chính trị đi kèm lợi ích kinh tế. Vì thế TQ quyết sách ra sao thì quả thực chỉ nền kinh tế toàn cầu mới thẩm định được thôi! Về trình độ và là dân ngoại đạo nên anh em ta cứ ngầm hiểu như ý anh Trung nói là rất hợp lý anh ạ! Còn về APEC thì không vậy! Đây chỉ là diễn đàn hợp tác như ASEM, là một diễn đàn thôi! Không rằng buộc nhau điều gì. Nên ở đó, nước nào tới với mục đích gì thì cố vận động để đạt được. Với vị thế của mình về chính trị và kinh tế, thì TQ họ tác động ra sao thì tầm như anh em mình không thể biết được, chỉ biết rằng không hề nhỏ. Nếu anh nghe từ "quyết sách" mà thấy nó khá chướng tai, khó chấp nhận về nguyên tắc, thì ngay sau đây em sẽ đổi nó thành từ ngữ hợp về mặt hành chính hơn. Cảm ơn anh đã bày tổ quan điểm và góp ý cho em những chỗ chưa thực sự đúng.

Bài được Hungbkct sửa đổi lần cuối vào ngày 14-01-2008, lúc 14:58
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Hungbkct vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (21-10-2008)
  #5  
Cũ 14-01-2008, 15:34
dobietday dobietday vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 40
Đã được cảm ơn 114 lần trong 51 Bài
Mặc định

Nếu dùng từ như Hat_de nói thì có thể chấp nhận được. Chứ còn từ "quyết sách" kia ko phải là bản thân anh thấy chướng tai mà rõ ràng về mặt ngữ nghĩa là hoàn toàn không đúng. Đối với tổ chức WTO, việc "Đàm phán trong phòng xanh" là đàm phán song phương, và vì vậy TQ ko thể có tác động nào lên đó cả. Nguyên tắc của WTO là nếu 1 quốc gia muốn được gia nhập WTO thì phải được tất cả các nước tham gia đồng ý. Nói một cách khác, nước đó phải đạt được thỏa thuận song phương trong phòng xanh với tất cả các nước trong tổ chức. Điều đó có nghĩa là nếu Campuchia không thích Nga gia nhập WTO thì TQ có muốn cũng chẳng làm gì được. Về APEC thì chắc ko cần phải bàn vì em cũng đã nói rất rõ, đây là một diễn đàn đa phương. Vì vậy, bất kỳ một chính sách nào của APEC đưa ra cũng đều phải được tất cả các quốc gia thành viên đồng ý thì mới được thông qua.
__________________
Em không biết ký, em điểm chỉ có được ko
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #6  
Cũ 14-01-2008, 16:01
Hungbkct's Avatar
Hungbkct Hungbkct vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 1
Đã được cảm ơn 187 lần trong 48 Bài
Mặc định

Trong chính trị nhiều khi không phải nguyên tắc quyết định là thể hiện tất, cái này ở tài ngoại giao. Ngay việc mình gia nhập WTO thôi cũng có nhiều điều được cho vào phong bao tài liệu, cộp dấu tuyệt mật. Còn tác động thì cần phải hiểu theo nhiều ý lắm! Nhưng biết vậy thôi! Quan tâm làm gì! 30 năm nưa nếu có ai trong hội tem là nguyên thủ quốc gia, thì vào viết tiếp đề tài anh em mình thảo luận. Còn bây giờ, anh bên giao thông em bên viễn thông, biết thế là đủ rồi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #7  
Cũ 14-01-2008, 16:09
dobietday dobietday vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 40
Đã được cảm ơn 114 lần trong 51 Bài
Mặc định

Hehe, đồng ý với ý kiến của em. Đây là tranh luận về nghĩa đen và mặt chính tắc của từ ngữ thôi. Chứ còn nói nghĩa bóng hoặc những vấn đề phía sau nó thì chỉ có trời mới biết hết, chẳng có tài liệu nào dám đề cập đến cả.
__________________
Em không biết ký, em điểm chỉ có được ko
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc taiqn Âm nhạc - Sân khấu - Điện ảnh - Nhiếp ảnh 1 29-07-2019 23:30
Câu lạc bộ Viet Stamp trao tặng Bằng Tri Ân cho Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Tem Bưu chính 2 *VietStamp* Bảng tin Viet Stamp 0 20-07-2019 21:59
Chuyện vừa xảy ra ở Việt Nam!!!!! Thật kinh khủng khiếp, thật kinh động đậy stamp-history Café VietStamp 4 14-05-2015 17:23
Một sự cải lùi kinh khủng: không còn tên tỉnh ở bưu điện trung tâm Tango Bưu chính Việt Nam 25 16-01-2012 08:29
Olympic Bắc Kinh 2008 dưới góc nhìn của bưu chính Trung Quốc Nguoitimduong Phòng trưng bày 'Nguoitimduong' 1 13-12-2008 23:17



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.