Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 19-07-2014, 17:16
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Về những chuyến bay chở thư đầu tiên ở Việt Nam

CHUYẾN BAY THỨ NHẤT

Thư từ nhanh chóng được lấy từ chuyến bay Phnom penh- Sài Gòn xuống và đưa về Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn. Con dấu nhật ấn đến ghi rõ 10:55 ngày 9/3/1929. Tức là chỉ một giờ 10 phút sau khi máy bay chở Le Brix hạ cánh. Thư có địa chỉ Sài Gòn được phát ngay trong ngày.

Chuyến bay chở thư thứ nhất Pháp-Đông Dương của Le Brix tuy không tới được Sài gòn nhưng thư từ của chuyến này cuối cùng cũng đã được vận chuyển đến Sài gòn một cách nguyên vẹn và do đó cũng được công nhận là những lá thư máy bay đầu tiên được gửi đến Việt Nam. Tuy trễ hết 11 ngày so với dự kiến nhưng nó vẫn lập được kỷ lục mới: vận chuyển thư tín Pháp_Đông Dương trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi.

Tuy bất đắc dĩ nhưng những bức thư này cũng lập luôn kỷ lục về nhiều loại hình vận chuyển trong lịch sử bưu chính Đông Dương thời bấy giờ: hàng không-đường sắt- đường thủy-đường bộ- đường thủy-đường bộ-hàng không.

Paillard và Le Brix được đưa về nghỉ ở khách sạn Continental. Hai ông được mời dự nhiều buổi tiệc tùng chêu đãi, thăm vếng các danh thắng Sài gòn-Chợ Lớn. Liên đoàn các hội ái hữu hàng không Đông Dương đã mời Le Brix thuyết trình về hàng không ở nhà hát lớn Sài Gòn vào 21h ngày 15/3/1929. Bài thuyết trình của Le Brix đã tạo đước tiếng vang lớn ở Sài Gòn thời bấy giờ.

Khoảng cuối tháng 3, Paillard và Le Brix lên tàu về Ai cập. Tới Cai rô hai ông tiếp tục đáp máy bay về Paris. Không rõ Jousse về Pháp bằng cách nào. Sau khi nằm viện ở Răng gun, ông có đến Sài gòn không?

Khi về đến Paris, ngày 19/4/1929. Paillard và Le Brix cùng viết một bức thư cảm ơn hãng Citroen đã giúp đỡ họ ở Sài Gòn cũng như ở Cai rô.



Với 30 kg thư bưu điện Pháp thu được ngót nghét 30000 Fr. Không rõ họ chia cho hãng Bẻnard được bao nhiêu? Có đủ bù cho chiếc máy bay bị mất không?
Tiền xăng của chuyến bay thì đã do hãng Shell tài trợ. Vừa chân ướt chân ráo tới Ream, Paillard và Le Brix đã phải lo trả nợ cho Shell bằng quảng cáo dưới đây:



Ăn ở đi lại ở Đông Dương thì chắc được hãng Citroen tài trợ. Ngoài ra chắc còn có tiền tài trợ của nhà nước và 12 ờ báo mà Paillard và Le Brix đã mang theo. Hy vọng không bị lỗ vốn.

Hình Đính Kèm
File Type: jpg 570_001.jpg (64.0 KB, 956 lần tải)
File Type: jpeg PLB shell.jpeg (86.6 KB, 972 lần tải)
File Type: jpg PLB Citroen.jpg (55.4 KB, 979 lần tải)

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 20-07-2014, lúc 16:04
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (22-07-2014), nam_hoa1 (20-07-2014)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Phong bì kỷ niệm chuyến thăm Việt Nam năm 2011 của Hoàng gia Hà Lan *VietStamp* Việt Nam trên tem Thế giới 0 08-10-2019 00:03
Phong bì kỷ niệm chuyến bay đầu tiên Nguoitimduong TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 82 21-09-2014 16:27
Vua Khải Định Trong Chuyến Công Du Pháp năm 1922 HanParis Các loại khác 7 22-07-2013 14:20
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 00:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.