|
#1
|
||||
|
||||
![]()
Thông tin về ý tưởng thêm 4 chữ cái f, j, z, w do một cán bộ của Bộ GD&ĐT khởi xướng đang gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận…
Cụ thể, ý tưởng trên được công bố bởi TS Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT. Theo ông Ngọc, ở bản dự thảo Thông tư quy định hướng sử dụng tiếng Việt trong máy tính và hệ thống giáo dục quốc dân, 4 chữ cái F, J, W, Z sẽ được thêm vào với lý do “thuận lợi về mặt kỹ thuật trong sắp xếp trật tự, chuẩn hóa tiếng Việt trên máy tính”. Có nghĩa, nếu dự thảo này được Bộ Tư pháp thông qua, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 chữ thay vì 29 chữ như trước đây. Trao đổi với TT&VH về vấn đề này, TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình (hiện đang công tác tại Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho biết: - Tôi tán thành ý tưởng trên. Lý do: các chữ cái f, j, z, w vốn rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ thế giới. Về phương diện âm vị học, chữ quốc ngữ của ta có thể thay thế các chữ cái này bằng những từ khác hoặc bằng nguyên tắc ghép phụ âm (chẳng hạn “f” có thể thay thế bằng “ph”). Tuy nhiên, cách dùng này khiến chúng ta ở tình trạng “một mình một kiểu”. Tạm lấy ví dụ về tên riêng, theo nguyên tắc thì chúng ta không thể viết Gorbachev mà phải là Góc-ba-chốp, thì mới đúng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, qua báo chí, phim ảnh hoặc tài liệu khoa học, người xem sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với những từ có nguồn gốc nước ngoài. Việc dùng thêm 4 ký tự này kèm cách phát âm chuẩn sẽ mang lại nhiều tiện lợi cho người đọc: đọc chuẩn hơn, tránh rơi vào tình trạng “tam sao thất bản” về phiên âm, không bị “sốc” khi tiếp xúc với những từ có nguồn gốc quốc tế. * Nhiều người e ngại rằng việc thêm 4 từ mới sẽ gây tình trạng “loạn” chính tả và ghép âm trong tiếng Việt, chẳng hạn như cái gọi là “ngôn ngữ teen” đang phổ biến trên mạng hiện nay với những hok bít (không biết), hem hỉu (không hiểu)... - Tôi nghĩ việc thêm 4 chữ cái mới, cần tiến hành với điều kiện tuyệt đối giữ nguyên các quy tắc về chính tả hay ghép âm trước đây. Theo cách đó thì ta chỉ có thêm ký tự để thể hiện một số từ quốc tế chứ không ảnh hưởng gì tới các nguyên tắc cơ bản về âm vị học tiếng Việt. * Từ góc độ chuyên môn, việc đưa 4 ký tự này vào hệ thống giáo dục có gây trở ngại cho sự tiếp thu của trẻ nhỏ không, theo ông? - Theo tôi biết, Bộ GD&ĐT từ trước vẫn quy định các từ quốc tế trong sách giáo khoa phổ thông phải được viết theo dạng “thuần Việt”. Tuy nhiên, trong giáo trình cấp đại học, Bộ GD&ĐT lại cho phép sử dụng các kí tự này khi đề cập tới những từ có nguồn gốc quốc tế. Như vậy, chúng ta đã bỏ trống khâu dạy học sinh nhận diện, phát âm và sử dụng 4 chữ cái f, j, z, w rồi. Việc đưa vào chương trình giáo dục có thể gây tâm lý e ngại với một số người, nhưng cá nhân tôi cho là cần thiết. Xin nói thêm là bảng chữ quốc ngữ mà Alexandre de Rhodes lập nên cũng không hoàn thiện ngay từ đầu mà trải qua rất nhiều năm biến đổi và tinh giản thì mới tạo thành bảng 29 chữ cái từ vài chục năm gần đây. * Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này. --- - Người trả lời phỏng vấn này, bọn em ở lớp hay gọi là thầy favati (gọi tắt tên Phạm Văn Tình của thầy). - Hơi hơi thất vọng vì thầy lại lên báo với topic này. - Nói chung là em phản đối vụ này nhá! ![]() |
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đinh Đức Tâm (12-08-2011), chienbinh (13-08-2011), exploration (12-08-2011), hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011), The smaller dragon (12-08-2011), vnmission (15-08-2011), zodiac (12-08-2011) |
#2
|
||||
|
||||
![]()
hôm qua đã không thống nhất đưa 4 chữ cái này vào bảng chữ cái tiếng Việt rồi Hà ui
![]()
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
|
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
exploration (12-08-2011), hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), zodiac (12-08-2011) |
#3
|
||||
|
||||
![]()
mình thì ủng hộ việc cho thêm mấy chữ này vào cho nó hòa nhập, chứ ko bỏ vào người ta cũng đã sử dụng rồi. Thêm nữa, mình mà có quyền thì mình dẹp cái a-bê-xê luôn chuyển hết thành ây-bi-si luôn. Chứ chứ nhập nhằng thế này thì mới loạn.
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM “Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo Lạc long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi” (Nguyễn Việt Chiến)
|
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đinh Đức Tâm (12-08-2011), exploration (12-08-2011), hat_de (12-08-2011), nam_hoa1 (13-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011) |
#4
|
||||
|
||||
![]()
ko có, nói cách nào cũng có cái lí, cũng ko có cái lí
chứ đưa vào, mấy đứa trẻ nó ghi loạn xì ngầu thì càng ngày càng làm rối ngữ văn tiếng việt giờ có vài chữ mà giáo viên dạy Văn đã đuối rùi, còn thêm vài chữ nữa, chắc mấy giáo viên dạy văn thêm loạn bởi văn của học trò ![]()
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
|
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
exploration (12-08-2011), hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nam_hoa1 (13-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011), tuananh.tuan (12-08-2011) |
#5
|
||||
|
||||
![]()
Thực tình mình nghĩ là ngôn ngữ Tiếng Việt đã có bước chuyển biến rất đáng kể . Từ bảng chữ cái theo mẫu tự latinh ( 24 chữ cái ) và của Anh ( 26 chữ cái ), chúng ta đã có bảng chữ cái với 29 mẫu tự : A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y khá hoàn chỉnh và phù hợp với nguyên tắc cơ bản âm vị học trong tiếng Việt .
Mình đồng ý với Mạnh Thường : "Thêm nữa, mình mà có quyền thì mình dẹp cái a-bê-xê luôn chuyển hết thành ây-bi-si luôn. Chứ chứ nhập nhằng thế này thì mới loạn. " ngày xưa anh em mình học a-bê-xê , nhưng hôm nay thì các cô giáo dạy vỡ lòng đều bắt các cháu đọc là a- bờ- cờ ...loạn cả lên đúng không ?! Chúng mình cứ tưởng tượng nếu thêm 4 chữ cái j, f, z,w, vào "tăng cường" thêm cho bảng chữ cái Tiếng Việt thì sẽ loạn cả lên mà thôi . Một ngày nào đó 10 hoặc 15 năm sau chẳng hạn chúng ta sẽ thấy những câu na ná như thế này : Hôm nay ja fố chơi thấy ziều cô gái za zẻ hồng hào xinh đẹp wá ! Ôi nếu ngôn ngữ này mà thuyết minh cho các trang trưng bày tem thì còn gì là cảm xúc nữa nhỉ ? Hãy luôn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . Và tất nhiên là bằng nhiều cách, chứ không phải hôm nay thêm mấy chữ cho nó "hội nhập " và hứng lên thì thêm mấy chữ nữa cho nó "ngoại nhập ! ![]() ![]() ![]()
__________________
Nguyễn Hữu Đính - Chủ nhiệm CLB Tem Huế Địa chỉ nhận thư : 02 Lê Quý Đôn, Thành phố Huế ĐT : 0903585863, 0913425322. Email : nguyenhuudinhue@gmail.com |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nguyenhuudinhue vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
exploration (12-08-2011), hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nam_hoa1 (13-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011), tridatinh (14-08-2011), tuananh.tuan (12-08-2011) |
#6
|
||||
|
||||
![]() Trích dẫn:
![]() |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011) |
#7
|
||||
|
||||
![]() Trích dẫn:
Đó là 2 cách đọc tên bảng chữ cái tiếng Việt. 1) Cách đọc a (a), bê (b), xê (c), dê (d), đê (đ)... là cách đọc tên chữ cái phỏng theo cách đọc bảng chữ cái của tiếng Pháp, và có từ thời Pháp (có thể là từ thời cụ A. de Rhode cũng nên). Cách đọc này chỉ cho biết tên chữ cái nhưng không (đúng hơn là ít) cho biết cách phát âm các âm vị được ghi để đánh vần. 2) Cách đọc a (a), bờ (b), cờ (c), dờ (d), đờ (đ)... là cách đọc phỏng theo cách phát âm các âm vị do các chữ cái đó ghi, xuất hiện có lẽ từ thời có phong trào bình dân học vụ. Cách đọc này vừa giúp người ta nhớ được tên chữ cái vừa biết được cách phát âm (đánh vần)... Hiện nay, người ta thường dùng cách đọc đầu để đọc tên bảng chữ cái của tiếng Việt, còn cách đọc sau là cách phát âm các âm vị do các chữ cái đó ghi (mặc dù cách đọc này không thật chính xác vì âm vị không thể phát âm thành một âm tiết như vậy). Ví dụ: Chữ cái - Âm vị A "a" - /a/ "a" B "bê" - /b/ "bờ" C "xê" - /k/ "cờ" D "dê" - /z/ "dờ" v.v |
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011) |
#8
|
||||
|
||||
![]()
Đặc điểm của ngôn ngữ là vay mượn từ nền văn hóa khác để làm giàu cho ngôn ngữ của mình.
Có những từ ngữ đã trở nên quá thông dụng trong ngôn ngữ chúng ta như : trang web, fax... Thêm vào bảng chữ cái không đồng nghĩa chúng ta phải sử dụng nó thay thế cho những cái tốt đẹp đang có mà chỉ bổ sung cho những cái mới tiếp thu. Mình nghĩ hòa nhập chứ không hòa tan thì vẫn hay hơn. Tóm lại là ủng hộ. ![]()
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê [*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50 [*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới. [*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST] Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM |
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
hat_de (12-08-2011), manh thuong (12-08-2011), nguyenhuudinhue (12-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (14-08-2011) |
#9
|
||||
|
||||
![]()
Cách đây hàng trăm năm chữ La tinh đã được du nhập và trở thành chữ quốc ngữ. Giờ nó tiếp tục vận động cũng nằm trong quy luật ... và thực tế đã đi vào cuộc sống ... chỉ có điều chưa được công nhận chính thức.
Ngôn ngữ thì ko phải là 1 thứ gì đó cố định, có những cái khi xưa chưa chính thức sau đó đã thành chính thức ... Giờ có những thứ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày 1 cách tự do chưa chính thức <=== chắc chắn là ko thể hủy hay phủ nhận nó rồi. 1 ngày nào đó nó sẽ trở nên chính thức thôi ... nhanh thì vài năm (chắc khó xảy ra) nhưng trải qua 1 vài thế hệ với những quan niệm "thoáng đãng" hơn thì ko bít chừng ![]() Phong phú chính là 1 đặc điểm truyền thống của Tiếng Việt ta. Việc có thêm nó ko làm tiếng Việt mất đi sự trong sáng mà ngược lại, làm nó phong phú thêm ... quan trọng là ý thức người dùng nó thế nào thôi ... hi hi ... ![]()
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình my face ![]() |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
manh thuong (12-08-2011), nguyenhuudinhue (13-08-2011), Poetry (12-08-2011), shinichi (12-08-2011), thang (12-08-2011) |
#10
|
||||
|
||||
![]() Tiếng Việt cần trong sáng Ðề nghị thêm các chữ cái f, j, z, w vào tiếng Việt không có gì mới lạ. Chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ đầu với Ðường Kách Mệnh năm 1927 đến cuối với Di Chúc (tự zo, hạnh fuc) năm 1969 đã luôn luôn sử dụng f, j, z mỗi khi chấp bút. Uy tín của Hồ Chủ Tịch khiến mọi người tôn trọng cách viết này như một dấu ấn đặc biệt của vị Chủ Tịch nước, nhưng còn xã hội thì ai theo? Nay có người đem chính vấn đề này ra bàn thảo thì thật là kém trí nhớ. Là một sinh ngữ, tiếng Việt đã và sẽ thay đổi theo thời gian và không gian. Nhưng chỉ những gì hợp lý, tiện lợi, sáng sủa, ý nghĩa... mới có thể tồn tại qua thời gian vì được xã hội chấp nhận. Trong giới ngôn ngữ học tại hải ngoại sau năm 1975 như hai tiến sĩ ngữ học Nguyễn Ðình Hòa và Dương Ðức Nhự tại Hoa Kỳ đã chủ trương và hô hào những từ ghép trong Việt ngữ phải viết liền lại như họcsinh, cánbộ, ngoạigiao, phấnkhởi, nhanhnhẹn... nhưng đâu thuyết phục được ai?! Ðọc ngotthuha231, tôi thấy tội nghiệp cho những ai là “học trò” của favati quá! Dù thế nào, tôi mong rằng tất cả người Việt chúng ta hãy giữ, và nếu được, hãy phát huy, sự trong sáng của tiếng nói dân tộc. |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
caifincafe (14-08-2011), hat_de (14-08-2011), manh thuong (15-08-2011), nam_hoa1 (15-08-2011), nguyenhuudinhue (19-08-2011), shinichi (14-08-2011), thang (14-08-2011), tuananh.tuan (14-08-2011) |
![]() |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
![]() |
||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Một sự nhầm lẫn đáng tiếc về con tem Ngô Gia Tự | tieuhocvn | Con Tem kể chuyện | 3 | 04-02-2021 13:41 |
10 bức họa về phụ nữ nổi tiếng nhất hành tinh | BTR | Hội họa - Điêu khắc | 0 | 05-08-2014 18:12 |
Halley – sao chổi nổi tiếng nhất mọi thời đại | HoaHoa | Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật | 0 | 01-04-2013 10:20 |
7 người ăn mày nổi tiếng nhất thế giới | palebrand | Thư giãn & Cười | 0 | 05-07-2011 16:15 |
CLB Viet Stamp công nhận thêm Hội viên danh dự | Poetry | Cơ sở Pháp lý của CLB VIET STAMP | 0 | 13-11-2010 18:11 |