Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Sự kiện

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 13-05-2010, 16:51
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 63




Tối hôm 12/5 vừa qua, Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 63 được chính thức khai mạc và kéo dài đến 23/5, với 19 bộ phim tranh giải Cành cọ vàng, trong đó có 9 phim của châu Âu và 5 phim châu Á. Đề tài của các phim dự thi lần này khá thời sự, đề cập từ cuộc khủng hoảng tài chính, chiến tranh Irak cho đến nạn khủng bố. Bộ phim chiếu mở đầu là « Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood » của đạo diễn Ridley Scott.



Được thành lập vào năm 1946 để cạnh tranh trực tiếp với liên hoan phim quốc tế lâu đời nhất là Venise, Cannes đã nhanh chóng trở thành liên hoan tầm cỡ hàng đầu. 4000 phóng viên, 1500 đài truyền hình, 340 hãng tin cùng theo dõi trực tiếp. Điều đó biến Cannes thành một trong những sự kiện văn hóa nổi bật nhất thế giới.

Pháp là nước có nhiều phim dự thi nhất, với ba bộ phim "Vòng lưu diễn", "Những con người và những vị thánh", "Công chúa Montpensier". Mỹ chỉ có một phim tham gia tranh giải, còn châu Á lần này khá hùng hậu với Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Đặc biệt có hai nước lần đầu tranh tài là Tchad và Ucraina. Tại Liên hoan Cannes năm nay, cũng là lần đầu tiên Việt Nam có bộ phim Bi, đừng sợ ! được mời tham dự tranh giải hạng mục Tuần lễ các nhà phê bình.

Đề tài của các phim dự thi lần này khá thời sự, đề cập từ cuộc khủng hoảng tài chính, chiến tranh Irak cho đến nạn khủng bố. Liên hoan sẽ kéo dài đến ngày 23/5.

Bộ phim không tham gia dự thi được chiếu mở đầu Liên hoan điện ảnh Cannes là « Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood » của đạo diễn người Anh Ridley Scott.
« Làm thế nào mà một cung thủ bình thường của vua Richard Cœur de Lyon lại có thể trở thành Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood ? Câu chuyện này được đạo diễn Anh Ridley Scott thuật lại cho chúng ta, trong bối cảnh thời trung cổ, rất ly kỳ và đầy những cảnh chiến đấu.

Trở về đất nước sau khi vua Richard đã từ trần, Robin Longstride đối diện với những cảnh bần hàn và nạn tham nhũng đang hoành hành trên vương quốc. Người Pháp tìm cách xâm chiếm nước Anh, trong khi vị hoàng tử Jean ù lì chỉ quan tâm đến việc vơ vét tiền đầy túi.

Diễn viên Russel Crowe thủ vai Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood khi đã đứng tuổi, mà việc gặp gỡ với Marianne là do một sự sắp xếp. Cate Blanchett trong vai Marianne không bao lâu đã bị chinh phục bởi người hùng chuyên bảo vệ cho những người bị áp bức. »
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 13-05-2010, lúc 16:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (13-05-2010), lamngoc (13-05-2010), manh thuong (13-05-2010), tiny (13-05-2010)
  #2  
Cũ 13-05-2010, 19:29
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định "Bi, đừng sợ! " / Phan Đăng Di.

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Angkor Xem Bài
Tại Liên hoan Cannes năm nay, cũng là lần đầu tiên Việt Nam có bộ phim Bi, đừng sợ ! được mời tham dự tranh giải hạng mục Tuần lễ các nhà phê bình.
Để ủng hộ đội nhà một tí nhé!

Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của một đạo diễn trẻ: Phan Đăng Di (sinh ngày 05.08.1976 tại Hà Nội). Qua lời tâm sự với Fabien Gaffez (một nhà phê bình và cũng là giảng viên điện ảnh tại đại học Jules Verne tại tỉnh Picardi, Pháp), ngoài những chi tiết về kinh nghiệm trong lãnh vực này, Phan Đăng Di có nói đến một điều mà tất cả người Việt Nam chúng ta nên lấy đó để suy nghĩ.

Khi được hỏi về những khó khăn của giới làm phim độc lập Việt Nam phải đối đầu, so với bối cảnh phim ảnh quốc tế. Phan Đăng Di cho biết: "Để tự giới thiệu một dự án thực hiện phim của mình trong những cuộc liên hoan quốc tế, những người muốn thực hiện phim ảnh Việt Nam thực sự rất bỡ ngỡ và bối rối vì họ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm cũng như thói quen cần thiết. Ngay chính tôi cũng cảm thấy e ngại trong bước đầu. Nhưng cuối cùng thì trở ngại ban đầu cũng đã qua. Vấn đề là ở điều khác: nhiều nhà đầu tư ngoại quốc hiểu biết rất ít về Việt Nam, không ít người còn chưa biết là chúng tôi đang xử dụng thứ ngôn ngữ nào nữa kìa..." (Nguồn)

Có những sự thật, dù có đau lòng cách mấy, nhưng chúng ta phải can đảm để nhìn nhận. Nên bỏ hết những tự tôn, tự ty mặc cảm để đối diện với thực tế. Từ đó tiếng nói của Việt Nam mới thực sự có được một sức mạnh cần thiết. Có vậy thì mới có thể có tiếng vang tốt lành trước thế giới và không ngần ngại để mạnh bạo tham dự hết mình trong mọi cuộc thi đua văn học - nghệ thuật - chính trị với năm châu.

Và phim "Bi, đừng sợ!" đã có sự tài trợ của Pháp và Đức, để có thể ra mắt và tham dự tại Cannes trong "Tuần lễ các nhà phê bình". Hy vọng là dù nếu không đoạt bằng khen, ít nhất cũng được sự quan tâm của giới thưởng ngoạn nghệ thuật thứ bẩy này!

Vài hình ảnh giới thiệu của phim "Bi, đừng sợ!", do đạo diễn Phan Đăng Di thực hiện:






Đạo diễn Phan Đăng Di:

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (17-05-2010), hat_de (13-05-2010), manh thuong (17-05-2010), nam_hoa1 (17-05-2010), tugiaban (17-05-2010)
  #3  
Cũ 17-05-2010, 11:04
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Chương trình liên hoan Cannes chính thức bắt đầu với hai bộ phim trong danh sách 19 tác phẩm tranh giải Cành Cọ Vàng : "Nhật Chiếu Trùng Khánh" của đạo diễn Trung Quốc Vương Tiểu Soái, và bộ phim Pháp "Vòng Lưu Diễn" của đạo diễn Mathieu Amalric.



-Liên Hoang điện ảnh Cannes lần thứ 63 chính thức khai mạc với những nhân vật nòng cốt : chủ tịch ban giám khảo Tim Burton (trái), nữ diễn viên Kristin Scott Thomas, nam tài tử Russel Crowe và nữ diễn viên Cate Blanchette.

"Vòng Lưu Diễn" là một trong những tác phẩm đầu tiên Mathieu Amalric dàn dựng. Khán giả gắn bó nghệ thuật thứ bảy của Pháp đều biết Mathieu Amalric đã ba lần được trao tặng giải thưởng César : 1997 anh đoạt giải nam diễn viên có nhiều triển vọng nhất. Amalric cũng là người được vinh danh nam tài từ xuất sắc nhất trong năm 2005 và 2008 với Rois et Reines –Ông Vua Bà Chúa và Le Scaphandre et Le Papillon tạm dịch là Cơ Thể là Ngục Tù.

Bộ phim Trung Quốc ''Nhật Chiếu Trùng Khánh'' nói về cuộc hành trình của một người cha đi tìm sự thật về cái chết của cậu con trai 25 tuổi, một đứa con mà ông rất ít biết đến. Đạo diễn Vương Tiểu Soái là một gương mặt châu Á khá quen thuộc với liên hoan Cannes : ông từng đi tranh Cành Cọ Vàng năm 2005 với ''Shanghai Dreams –Giấc Mơ Thượng Hải'', và nổi danh từ năm 2001 qua tác phẩm ''Beijing Bicycle –Xe đạp Bắc Kinh''.

Lễ khai mạc Liên hoan được người điểu khiển chương trình, nữ diễn viên Kristin Scott Thomas dành cho giới yêu điện ảnh và âm nhạc. Trước khi chủ tịch ban giám khảo, Tim Burton bước lên sân khấu, Kristin Scott Thomas đã đích danh nêu tên từng thành viên ban giám khảo Liên Hoan Điện Ảnh Quốc Tế Cannes năm nay, và đã không quên lưu ý khán giả một chiếc ghế bỏ trống trên sân khấu : đó là ghêé của thành viên thứ 10 bên cạnh chủ tịch Tim Burton, nhà đạo diễn Iran Jafar Panahi. Ông này đang bị "cầm giữ nơi quê nhà, ngoài ý muốn".

Trong rạp Louis Lumière tại cung hội nghị , có sự hiện diện của đông đảo quan khách. Trong số những vị khách mời, có bộ trưởng văn hóa Pháp Frédéric Mitterrand. Vài giờ trước khi Liên hoan Cannes khai mạc, bộ trưởng văn hóa Pháp đã chính thức kêu gọi Teheran trả tự do cho đạo diễn Jafar Panahi.

Để mở đầu mùa liên hoan Cannes năm nay, người điều khiển chương trình, nữ diễn viên Kristin Scott Thomas đã không quên nhắc đến một vấn đề thời sự khác đó là mây tro núi lửa Iceland khi cô trân trọng mời hai diễn viên chính trong Robin Hood được chiếu tối hôm qua lên sân khấu. Đó là "người đẹp Cate Blanchett và nam tài tử Russel Crowe". Nữ diễn viên Cate Blanchett trong chiếc áo dạ vụ lộng lẫy phát biểu bằng tiếng Pháp để chính thức khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 63.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (19-05-2010), manh thuong (17-05-2010), nam_hoa1 (17-05-2010), tugiaban (17-05-2010)
  #4  
Cũ 18-05-2010, 10:25
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Những bộ phim gây ấn tượng tại Liên Hoan quốc tế Cannes.

''Another Year '' của đạo diễn người Anh, Mike Leigh và ''You Will Meet A Talk Dark Stranger '' của tác giả Mỹ Woody Allen ra mắt khán giả Cannes. Phim tài liệu ngày càng chiếm một vị trí khá quan trọng trong Liên hoan.



-Đạo diễn Woody Allen (giữa)

Chương trình liên hoan Cannes tiếp tục với hai bộ phim gây chú ý : Another Year - Một Năm Khác của đạo diễn người Anh, Mike Leigh và You Will Meet A Talk Dark Stranger của tác giả Mỹ Woody Allen.

Woody Allen cũng như Mike Leigh là hai tên tuổi quá quen thuộc với giới khán giả Cannes : từ năm 1979, Woody Allen thường xuyên tham gia liên hoan trong danh sách các bộ phim không đi tranh giải với những Vicky Cristina Barcelona (2008), Hollywood Ending (2002) Hannah and her Sisters (1985) hay Manhattan (1979). Năm 1985 ông đã được trao tặng giải phê bình quốc tế FIPRESCI nhờ tác phẩm The Purple Rose of Cairo.

Về phần đạo diễn người Anh, Mike Leigh, Another Year là bộ phim thứ tư ông gửi đến Cannes để tranh Cành Cọ Vàng, sau All or Nothing (2002), Secrets and Lies (1996) và Naked (1993). Cũng phải nói thêm là đến nay, Mike Leigh đã hai lần được Liên hoan vinh danh, đặc biệt là năm 1996 Secrets and Lies đoạt Cành Cọ Vàng, và tài tử Brenda Blethyn được chọn là nữ diễn viên xuất sắc nhất của mùa liên hoan năm đó. Lần này Mike Leigh trở lại Cannes với Another Year, Một Năm Khác. Đây là một bộ phim nói về liên hệ gia đình, về tình bạn, tình yêu, nỗi cô đơn và cái chết quanh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Trở lại với chương trình vừa qua, mọi chú ý đã dồn về phía tác phẩm không tranh giải của đạo diễn Mỹ Oliver Stone với Wall Street : Money Never Sleeps. Đây là sự nối tiếp của bộ phim Wall Street ông đã dàn dựng hơn hai thập niên về trước.

Từ đó đến nay, thế giới tài chính cũng đã có nhiều thay đổi. Nhưng câu hói bất hủ : “greed is good” tức “lòng tham là một điều tốt” mà nhân vật chính trong phim, Gordon Gekko do nam diễn viên Michael Douglas thủ vai đã thốt lên 23 năm trước đây vẫn còn tính thời sự.

Trong cuộc họp báo trước khi Wall Street : Money Never Sleeps được trình chiếu , đạo diễn Oliver Stone tuyên bố : năm 1987 khi thực hiện bộ phim Wall Street ông hy vọng là thế giới tài chính sẽ được cải thiện. Nhưng thực tế không như điều ông mong muốn.

Gordon Gekko nay đã già đi nhiều so với ở tập trước. Con cá mập này trong giới trader đã trải qua tám năm tù. Tán gia bại sản, nhưng hắn vẫn là thần tượng của của những cậu golden boy đi sau như đối với Jacob Moore chẳng hạn.

Với Gordon, Jacob lạc vào một cuộc mê hồn trận, nơi mà “đồng tiền không bao giờ ngủ” .

Nam diễn viên Michael Douglas từng đoạt giải Oscar nhờ đã nhập vai Gordon Gekko một cách tài tình. Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông còn hết sức ngạc nhiên khi thấy rất nhiều những sinh viên trẻ ưu tú lại chọn con đường của nhân vật Gekko : “một gã tự tay tàn phá và hủy hoại biết bao nhiêu con người, biết bao nhiêu doanh nghiệp”.

Nhại lại câu nói của nhân vật trong phim, nam diễn viên Michael Douglas kết luận : “lòng tham là bất tận”. Lòng tham đó cũng là nguyên nhân hủy hoại hàng triệu việc làm như đạo diễn Mỹ, Charles Ferguson cho thấy qua bộ phim tài liệu ra Inside Job. Cũng phải nói là các bộ phim tài liệu ngày càng thu hút chú ý của khán giả liên hoan Cannes

Những tràng pháo tay tán thưởng vang lên nồng nhiệt trong một phòng chiếu chật kín. Người được hoan nghênh là Patricio Guzman, đạo diễn Chilê, mà cuốn phim tài liệu Nostalgie de la lumière - Hoài niệm Ánh sáng vừa được trình chiếu.

Patricio Guzman là một người quen thuộc với liên hoan Cannes. Lần cuối cùng ông đến đây là vào năm 2004, để giới thiệu bộ phim Salvador Allende được tuyển chọn chính thức. Ba năm trước đó, là một phim về Pinochet. Các tác phẩm của Patricio Guzman đều nói về các nạn nhân của chế độ độc tài tại Chilê. Tuy nhiên lần này, đạo diễn đã mở rộng không gian đến vô tận vì Hoài niệm Ánh sáng được quay trong sa mạc Atacama, nằm ở độ cao 3000 mét.

Các nhà thiên văn cả thế giới đều đến đây để xem xét các vì sao. Nhưng sa mạc nổi tiếng với đất khô cằn này, lại bảo vệ nguyên vẹn hài cốt con người, nhất là thi hài các nạn nhân chế độ độc tài, các tù nhân chính trị. Một chế độ độc tài khác sẽ được đề cập đến vào ngày sắp tới, đó là chế độ Caucescu tại Rumani, với cuốn phim về lãnh đạo độc tài Caucescu.

Nếu cộng thêm phim Draquila của Sabina Guzzanti về nước Ý dưới thời đại thủ tướng Berlusconi trong cuộc động đất ở Aquila hồi năm ngoái, hoặc là phim Inside Job của đạo diễn Charles Ferguson về khủng hoảng kinh tế, thì người ta thấy rõ là các phim tài liệu ngày càng chiếm một vị trí rất quan trọng tại Cannes.

Có điều là các bộ phim trên không tham gia tranh giải, cho nên năm nay, đạo diễn Mỹ Michael Moore sẽ không tìm được người thừa kế, và sẽ không có một phim tài liệu giành Cành Cọ Vàng.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 18-05-2010, lúc 10:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (19-05-2010), manh thuong (20-05-2010)
  #5  
Cũ 19-05-2010, 09:47
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Bộ phim « Công chúa Montpensier » của đạo diễn người Pháp, Bertrand Tavernier, được chính thức trình chiếu tại Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 63. Đây là một câu chuyện tình đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh tôn giáo diễn ra trong thế kỷ 16.



-Lambert Wilson (Francis de Chabannes) và Melanie Thierry (Marie de Montpensier)

'' Công chúa Montpensier'' là phim Pháp thứ hai chính thức tranh giải Cành Cọ Vàng năm nay, sau phim '' Vòng lưu diễn'' chiếu hôm thứ năm và phim ''Những con người và những vị thánh '' ra mắt vào tuần này.

Vắng mặt không tranh giải tại Cannes từ hai mươi năm qua, đạo diễn Bertrand Tavernier, 69 tuổi, lần này trở lại với - mong muốn cháy bỏng làm một phim đậm đặc chất Pháp - Ông đã lục tìm trong kho tàng văn chương cổ điển Pháp để chọn ra một truyện ngắn mang tên '' Madame de Lafayette '', sáng tác vào năm 1662, nói về bối cảnh của thế kỷ trước đó và dựng thành phim.

'' Công chúa Montpensier'' đã tái hiện một thời kỳ ít được nêu ra trong phim ảnh. Đó là thời của những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa giáo hội Công giáo và Tin Lành, khởi phát vào năm 1562, dưới triều đại vua Charles thứ 9.




Được nuôi dạy trong trường dòng, cô thiếu nữ xinh tươi Marie de Mézière chỉ có một lối thoát là vâng lệnh cha lấy Hoàng tử Montpensier, mà mục đích của người cha là nhằm mở rộng lãnh địa săn bắn. Khi chồng đi chiến đấu chống lại phe Tin Lành theo lệnh vua Charles thứ 9, cô một mình cô đơn ở nhà, và dành tình cảm cho bá tước Chabannes. Cô phải đấu tranh với chính mình để không ngã vào vòng tay của người anh họ Henri de Guise, và sau đó công tước Anjou đã không thể cưỡng lại sự quyến rũ của cô.




Bộ phim được quay trong bối cảnh thiên nhiên của nước Pháp, với ngân sách 15 triệu euro, đã đan xen một cách khéo léo những cảnh chiến tranh và tình cảm, tuy một số báo chí cho rằng vài diễn viên trẻ tuổi trong phim này diễn còn chưa đạt lắm.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 19-05-2010, lúc 10:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (19-05-2010), manh thuong (20-05-2010)
  #6  
Cũ 19-05-2010, 10:06
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Cũng vào hôm thứ hai vừ qua, liên hoan Cannes trình chiếu bộ phim ‘‘Biutiful’’ của đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzalez Inarritu. Đây là bộ phim duy nhất đại diện cho các nước Châu Mỹ La tinh đi tranh giải Cành cọ vàng.



-Đạo diễn Alejandro Inarritu


Bộ phim ‘‘Biutiful’’, tạm dịch là Xinh đẹp, kể lại câu chuyện của Uxbal, một người đàn ông trung niên đơn độc sống tại thành phố Barcelona. Uxbal không có được một cuộc sống gia đình ổn định và chủ yếu kiếm tiền bằng nghề buôn ma túy. Hơn nửa đời người, nhưng Uxbal thật ra vẫn hai bàn tay trắng. Niềm vui duy nhất của Uxbal có lẽ là đứa con trai, mà anh muốn dạy dỗ, nuôi nấng thành người.

Chỉ có điều là mạng sống của Uxbal bị đe dọa, sức khỏe ngày càng yếu đi do chứng bệnh kinh niên. Người đàn ông rất thương con này cũng có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào. Trớ trêu thay, viên cảnh sát điều tra về mạng lưới buôn ma túy, lại là một người bạn học cùng xóm, quen Uxbal từ thuở còn cắp sách đến trường.

Bộ phim ‘‘Biutiful’’ phác họa chân dung của một người đàn ông đi tìm lẽ sống trong những khoảnh khắc tuyệt vọng nhất. Đạo diễn Inarritu đặt ra rất nhiều câu hỏi để cho người xem tự trả lời. Trong đó câu hỏi quan trọng nhất vẫn là : bạn sẽ làm gì khi biết chắc rằng ngày mai bạn sẽ chết, liệu những việc làm có ý nghĩa trong những giây phút cuối cuộc đời có thật sự thay đổi được gì hay không ?



-Đạo diễn Alejandro Inarritu và diễn viên Javier Bardem

Được chiếu tại Cannes hôm thứ hai, bộ phim này đã gây ra nhiều phản ứng trái ngược trong giới phê bình. Về mặt hình thức, ‘‘Biutiful’’ là một bộ phim đa tầng, với nhiều mảng ghép và tuyến phụ. Các mảng ghép ở đây thoạt nhìn có vẻ rời rạc nhưng thật ra đều gắn chặt với nhau, có tác động qua lại theo quan hệ nhân quả.

Về điểm này, ‘‘Biutiful’’ tương tự như tác phẩm Babel nói về hiệu ứng cánh bướm, từng giúp cho Alejandro Inarritu đoạt giải đạo diễn tại Cannes vào năm 2006. Nhưng lần này, đạo diễn không còn làm việc với nhà biên kịch bài ba Guillermo Arriaga, cho nên theo nhiều nhà phê bình, phim có nhiều đoạn hơi dài, kịch bản không được gói ghém chặt chẽ.

Ngược lại, hầu hết mọi người đều đồng thanh khen ngợi tài đóng phim đến mức xuất thần của nam diễn viên Javier Bardem, trong câu chuyện của người đàn ông sắp chết, có thể làm lóe lên một tia sáng hy vọng trong những giây phút đen tối nhất. Từ vai nhà văn đồng tính trong bộ phim Before the night (Trước khi đêm xuống) cho đến vai sát nhân hung dữ, giết người không nháy mắt, trong phim No country for old men, Javier Bardem từng đoạt giải Oscar, và lần này có triển vọng đoạt giải diễn xuất tại Cannes.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (20-05-2010), manh thuong (20-05-2010)
  #7  
Cũ 20-05-2010, 10:10
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Vào hôm thứ ba, bộ phim Pháp có tựa đề là: "Những con người và những vị thánh" đã được trình chiếu.



-Đạo diễn Xavier Beauvoir (ngoài cùng phía trái) cùng với các diễn viên của bộ phim "Des hommes et des dieux" trong buổi trình chiếu chính thức ngày 18/5/2010.


Mùa Liên hoan Cannes 2010 đến nay đã bước vào nửa cuối. Điện ảnh Pháp gần như độc quyền chiếm màn ảnh của rạp Grand Théâtre Lumière, nơi ban giám khảo chấm điểm các bộ phim chính thức tranh Cành cọ vàng với hai tác phẩm : Des Hommes et Des Dieux của đạo diễn Xavier Beauvois và Copie Conforme của đạo diễn gốc Iran Abbas Kiarostami nhưng tranh tài dưới màu cờ Pháp - Ý.

Des Hommes et Des Dieux (Những con người và những vị thánh) mở lại trang sử của Algérie trong cuộc nội chiến ở vào những năm 1990, với những nghi vấn chung quanh cái chết của bảy tu sĩ Pháp tại tu viện Tibhirine cách thủ đô Alger khoảng 90 cây số về phía nam. Đạo diễn Xavier Beauvois 15 năm trước đây từng chinh phục ban giám khảo Liên hoan, ông đã nhận được giải thưởng của Ban giám khảo với bộ phim N’oublie pas que tu vas mourir. Khán giả Cannes nóng lòng chờ đợi tác phẩm ông cho trình lang vừa qua.

Về phần Copie Conforme, đây cũng là một bộ phim được coi là rất chờ đợi : thứ nhất tác phẩm này đánh dấu sự trở lại của người đã từng đoạt Cành cọ vàng năm 1997 với Le Gout de la Cerise, Vị đắng trái sơri. Ngoài ra đây cũng là cuộc mạo hiểm nghệ thuật ngoài biên giới Iran. Nữ diễn viên Pháp Juliette Binoche và nam danh ca người Anh, William Shimell thủ các vai chính trong nắng ấm của vùng Toscane, miền nam nước Ý.

Nhìn lại với chương trình vào tối hôm thứ ba vừa qua : giới phê bình thất vọng vì bộ phim Outrage ( Xúc phạm) của đạo diễn Nhật Bản Takeshi Kitano. Một lần nữa giải thưởng Sư tử Vàng của liên hoan Venise năm 1997 trở lại với đề tài Yakuza, tức các băng đảng mafia của Nhật. Tiếp theo đó là một tràng những cảnh thanh toán lẫn nhau, bạo hành, tra tấn … Một nhà phê bình không ngần ngại cho rằng Outrage không hơn không kém là một cuốn cẩm nang về các « hành động tra tấn dã man ». Lại cũng có người cho rằng đây là bộ phim kém giá trị nhất từ đầu mùa Liên hoan đến nay. Tuy nhiên lịch sử liên hoan Cannes cho thấy, đã từng có những bộ phim không chinh phục được giới phê bình và khán giả nhưng nhưng đã đủ tính thuyết phục trong mắt các thành viên ban giám khảo.

Cuối cùng, phim Biutiful của đạo diễn Mehico Alejandro Gonzales Inarritu đã tạo bất ngờ. Báo chí địa phương hôm nay xem đây là một đỉnh cao của liên hoan, là bộ phim sáng giá nhất trong nửa đầu mùa liên hoan 2010. Câu chuyện của một người đàn ông, gà trống nuôi con biết mình sắp chết và bằng mọi giá hắn phải tìm cách để bảo đảm cuộc sống cho hai đứa con. Hắn lặn ngụp trong một thành phố Barcelonna mù mờ đen tối, đi đi về về giữa những tay ma cô, những kẻ nhập cư bất hợp pháp, giữa người sống và người chết. Một bộ phim mà người xem gần như nín thở từ đầu đến cuối, như cùng với nhân vật chính Uxbal chìm đắm trong bầu không khí nhầy nhụa của Barcelona, mặt trái của thành phố cùng tên qua ống kính của Woody Allen mà chúng ta đã được nhìn thấy qua Vicky Cristina Barcelona.

Người xem không khỏi rơi lệ khi thấy Uxbal lặng lẽ vật lộn với cuộc sống hàng ngày, bên lề xã hội, để chỉ trong tương lai rất gần hai đứa con anh phải tự tìm kế sinh nhai, không còn điểm tựa. Và nghe nói là nhiều thành viên trong ban giám khảo cũng đã vô cùng xúc động trước ống kính của đạo diễn Mêhicô Alejandro Gonzales Inarritu. Một bộ phim có nhiều triển vọng được có tên trong bảng vàng mùa liên hoan năm nay.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (20-05-2010), manh thuong (20-05-2010)
  #8  
Cũ 20-05-2010, 10:24
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Tiếp nối cho mùa liên hoan Cannes 2010 là bộ phim Hàn Quốc "Poetry" cũng đã được trình chiếu hôm thứ tư vừa qua.

Từng là thành viên ban giám khảo năm ngoái, Lee Chang-dong hôm nay trở lại Cannes với bô phim ''Poetry''. Sau khi đã thành danh trong cương vị của một nhà văn, Lee Chang-dong bước vào thế giới điện ảnh từ những năm 1990.

Poisson Vert, Cá Xanh, là tác phẩm đầu tiên ông trình làng vào năm 1999. Tiếp theo sau, Oasis, Ốc đảo, đã nhận được bốn giải thưởng liên hoan Venise năm 2003, và Secret Sunshine tranh Cành cọ vàng năm 2007. Giải thưởng dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất năm đó đã về tay nữ diễn viên Jeon Do Yeon.

Lần này, Lee Chang-dong đã nhờ một trong những ngôi sao Hàn Quốc là nữ minh tinh Yoon Jung Hee thủ vai chính. Đó là vai của Mija, tuổi đã ngoại lục tuần, bắt đầu mất trí nhớ. Bà sống với thằng cháu ngoại, cuộc sống cô đơn của bà bước sang một khúc quanh mới khi bà tìm đến với thơ.



-Đạo diễn phim "Poetry" Lee Chang-dong ( trái ) và hai diễn viên trong phim


Để làm thơ thì trước hết bà phải nhìn thấy những điều thi vị trong cuộc sống. Nhưng làm thế nào để tìm thấy chất thơ khi chung quanh bà là những phiền toái, lo âu ? Với một thằng cháu bắt đầu ở tuổi ương bướng, phạm tội tày trời dẫn đến cái chết của một nữ sinh cùng lớp ? Làm thế nào để tìm ra chất thơ khi với đồng lương của một người giúp việc bà phải kiếm cho được món tiền khổng lồ để thế mạng cho thằng cháu hư hỏng ?

Trong buổi họp báo , đạo diễn Hàn Quốc Lee Chang-dong giải thích một cách ngắn gọn rằng, ông chọn đưa thơ vào điện ảnh vì ông nghĩ rằng, cuộc sống dù xấu xa đến đâu, con người dù tồi tệ cách mấy, thì đâu đó cũng còn có một chút gì cao đẹp, quý phái trong tâm hồn.

Một số tin hành lang cho rằng, Poetry là một tác phẩm đầy triển vọng, Tuy nhiên lại cũng có người tiếc là bộ phim không được cô đọng lắm, và Lee Chang-dong muốn chuyển tải đến người xem chất thơ trong nghệ thuật thứ bảy một cách hơi vụng về.

Đối với Ukraina, đây là lần thứ nhì quốc gia này gửi phim tranh cành cọ vàng. Về nhà làm phim Sergei Loznitsa, ông được xem là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà đạo diễn trẻ của thời kỳ hậu Liên Xô từng được đào tạo ở trưởng điện ảnh Matxcơva.

Tên tuổi của ông còn ít được biết đến, và theo giới phê bình, khó có thể định nghĩa được điện ảnh của Loznitsa. Nhưng đến nay ông đã cống hiến nhiều tác phẩm gần như dưới dạng phim tài liệu trước khi thực sự bắt tay vào một bộ phim với một kịch bản hoàn toàn hư cấu.

My Joy là hành trình của một người tài xế xe tải tốt bụng và cả tin. Nhưng rồi từ chuyến xe này đến chuyến xe khác, Gueorgui đã trực diện với lòng tham, với sự hung dữ của con người và với sự phản bội. Và rồi gã đàn ông chất phác này từng bước thích nghi với tình huống. Qua Gueorgui là cả một xã hội đang suy đồi, là những con người đang đánh mất linh hồn trong nước Nga ngày nay.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (20-05-2010), manh thuong (21-05-2010)
  #9  
Cũ 21-05-2010, 09:57
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Hôm thứ tư vừa qua, bộ phim ''Bi đừng sợ'' đã được trình chiếu tại Cannes, tại rạp Mirama, số 35 đường Pasteur, Cannes.



-Một cảnh trong phim: ''Bi đừng sợ''.

Bộ phim phác họa cuộc sống của gia đình Bi, một thằng bé sáu tuổi, sống với bố mẹ, một người cô chưa chồng, cô Thúy làm nghề gõ đầu trẻ và một bà vú già. Một hôm, ông nội Bi từ một nơi xa trở về trên một chiếc băng ca để sống nốt những ngày cuối cùng bên một gia đình xa lạ. Ông là ai, từ đâu đến, ông bị bệnh gì : không ai biết.

Sân chơi của Bi là một nhà máy làm nước đá, là bờ cỏ ven sông, là một quả dưa bao tử nó ấp ủ cho đến ngày chín mọng, trong đỏ ngoài xanh. Bố của Bi luôn vắng nhà. Ông đi làm, uống bia và đi gội đầu ở một tiệm cắt tóc quen. Không mấy khi ông về ăn cơm nhà. Ông nội Bi ốm thì đã có mẹ Bi chăm sóc, ông mất thì mẹ Bi cũng là người lo quả trứng bát cơm cho ông.

Với "Bi Đừng Sợ", đạo diễn Phan Đăng Di hé mở một cánh cửa cho chúng ta thấy sinh hoạt của một gia đình ở Hà Nội ngày nay. Đó là một gia đình mà các thành viên hầu như hoàn toàn xa lạ với nhau. Mỗi nhân vật đều có một nỗi niềm, một mảnh vườn thầm kín trong tâm tư mà họ đã khóa chặt đối với tất cả những người thân chung quanh. Bố mẹ Bi có hai cuộc sống tách biệt dù họ ở chung một mái nhà. Ông nội Bi lầm lì, ít nói. Ông chỉ tìm thấy nụ cười khi chơi với cháu, tìm thấy một chút an ủi nơi người con dâu xa lạ.

Trong mái nhà ấy có ai biết rằng cô Thúy đã yêu trong im lặng một cậu học trò và cô đã phải đè nén những đòi hỏi của thể xác khi hình ảnh của một cậu con trai mới lớn chởn vởn hiện về trong óc cô ?

Một trong những nét độc đáo của bộ phim đầu tay này là hình ảnh rất đẹp, sống động và khêu gợi. Những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán bố của Bi, những hạt mưa lăn trên má cô Thúy khi cô vụng trộm ngắm bầy trẻ đá bóng, những thanh nước đá, cỏ dại ven sông mở ra cả thế giới mộng mơ cho cậu bé, khiến ta ít nhiều liên tưởng đến ảnh hưởng của Trần Anh Hùng, nhưng có lẽ ống kính của nhà quay phim Phạm Quang Minh còn đưa chúng ta đi xa hơn.

Một yếu tố khác nữa là tác giả dùng hình ảnh, nghệ thuật dàn dựng và chỉ sử dụng rất ít đối thoại để chuyển tải đến người xem những điều cần thiết. Cử chỉ ân cần của người vú già, cái nhìn âu yếm phủ lên Bi cho thấy là bà tận tụy và trung thành với gia đình ngần nào. Thái độ lặng lẽ, xa lạ của cô Thúy ngồi bên vị hôn phu báo trước những chuỗi ngày không mấy đầm ấm.

Như chính Phan Đăng Di đã nhìn nhận, là tác phẩm đầu tay, " Bi Đừng Sợ " chắc hẳn là một tác phẩm không hoàn hảo, nhưng đây là một bộ phim hết sức cô đọng, và công phu : ba nhân vật nam trong gia đình, ông nội, bố và Bi là ba giai đoạn trong một cuộc đời.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (21-05-2010), manh thuong (21-05-2010)
  #10  
Cũ 22-05-2010, 19:09
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Tin vui cho "Bi, đừng sợ!"

Chiều hôm qua, tại Cannes, đã kết thúc trình chiếu và trao giải thưởng của "Tuần lễ phê bình" cho những bộ phim trong sự tham dự này.

Cuối cùng, phim "Armadillo" của đạo diễn Janus Metz đã chiếm giải nhất.

Bù lại, phim "Bi, đừng sợ!" đã được nhiệt liệt hoan nghênh và đón chào một cách chân thành của ban giám khảo, với hai giải: "Soutien ACIS/CCAS" và "SACD". Báo chí điện ảnh Pháp đã dùng chữ "le grand gagnant" (người rất xứng đáng để thắng giải) khi viết về Phan Đăng Di và cuốn phim đầu tay này của anh.

Chúc mừng Phan Đăng Di, các diễn viên và nhất là - hy vọng rằng - trong tương lai gần, điện ảnh Việt Nam sẽ mạnh dạn bước tới trước để cùng sánh vai với điện ảnh năm châu. Người Việt Nam chúng ta không bất tài. Có chăng là chỉ còn thiếu phương tiện, can đảm và tự tin mà thôi.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (24-05-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Người Thợ Chụp Ảnh Tại Liên Xô Khi Xưa HanParis Vui ^_^ Vui 0 30-06-2015 04:37
Tem Tết của Liên Hiệp Quốc BTR Tem chuyên đề khác 1 05-08-2014 15:27
Liên hoan tem Bưu chính các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Phú Yên 2011 Poetry Triển lãm trong nước 5 02-04-2011 02:11
Liên hoan tổng kết năm 2009 ! Ốc_hp Hội Quán Chị Em VS 41 19-01-2010 20:44
9x liên hoan thôi ! ♥ Voi Cúc Phương ♥ Hội 9x 15 10-01-2009 20:38



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.