Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 15-03-2014, 19:21
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Những Con Đường Xưa Tôi Đi

Dưới đây là những hình ảnh quốc nội ngày nay mà tôi đã ST được từ vài bạn hữu đang cư ngụ tại TP HCM. Nhìn ảnh nay để nhớ kỷ niệm xưa, xin mượn đất VSF để cùng ôn lại với bạn bè bốn phương từng chia sẽ vui buồn của dĩ vãng. Như ảnh hồi ký, đương sự sẽ viết từ từ khi có thời gian...

Có một dạo gia đình tôi sống tại Q5. Khi xưa là Đại Lộ Thành Thái (An Dương Vương) gốc Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú). Phía bên kia hướng về ĐL Hùng Vương / Sư Vạn Hạnh / Trần Nhân Tôn đa số là dân Việt. Ai từng ở khu này vào đầu thập niên 70 chắc còn nhớ tiệm tạp hóa Từ Lập, xéo xéo hướng về bùng bình Cộng Hòa Q3 có tiệm phở Nguyễn Hoàng ăn ngon hết xẩy. Chỉ là thời đó tiệm đó không mở cửa buổi tối. Muốn ăn khuya phải chạy ra đường Đinh Tiên Hoàng Tân Định hay Vùng La Cai ĐL Nguyễn Tri Phương. Bên kia ĐL Thành Thái là khu bán vỏ xe của Ba Tàu (Xí Xô Xí Xào), bạn quẹo trái hướng bến xe Vũng Tàu - Biên Hòa đi ngang qua rạp Hào Huê hướng về vùng La Cai mới 'xực' được mì xào dòn mỗi tối. Người Hoa (Trung) bán mì ăn rất ngon kể cả mì gỏ. Khu nhà này của BV Phước Kiến, trên lầu riêng, dãy tầng trệt cũng riêng mà nhà thương thường cho thuê để ở hay kinh doanh. Nhìn hình ảnh ngày nay sao hoành tráng quán quá. Hai mươi năm trước đây nhà chúng tôi đã thuộc một cán bộ, ông mới tập tành kinh tế thị trường cho mở ra quán cà phê cát xét ôm. Có lẻ ôm riết cũng chán nên ông bán lại cho tư nhân để ngày nay trở thành 3 căn Tuấn Anh đồ da.





Và ngay gốc Thành Thái - Huỳnh Mẫn Đạt, ngày xưa là tiệm ăn của Tàu, tuy dơ dáy nhưng thức ăn cũng ngon lắm, bánh bao, xíu mại, hủ tiều, mì... NHớ buổi trưa thức dậy tôi hay đem theo 1 trứng vịt đến trước tiệm này, có xe bột chiên của bà xẩm bán ăn ngon hết xẩy.



Kế bên là nhà thương Phước Kiến. Tuần nào cũng có đám ma, mỗi lần đi ngang qua đó tôi cũng cắm đầu chạy thụt mạng như bị ma đuổi. Thật ra phía sau nhà tôi khi ấy là nhà xác, nữa đêm nghe tiếng khóc của ai đó nghe sao... Gùng Gợn!

Ở cuối đường Thành Thái (ADV) bên trái là bến xe Vũng Tàu, nhớ sáng sớm 5g trời còn tối hù bọn tôi hay ra bến xe mua khúc bánh mì chả lụa ăn sáng. Hôm nào túng tiền chỉ đủ mua gói xôi hay bắp. Nhà Hàng Á Châu ngày xưa là một quán nước của người Hoa. Các tiệm ăn của họ thường dơ dáy, phải vào Chợ Lớn mới có vài tửu lầu sang trọng, bọn tôi rất thích khăn nóng và thơm để lau mặt.



Hướng về Chợ Lớn là ĐL Hồng Bàng (nay An Dương Vương), bên phải là phòng mạch BS Dzũng, gần như đối diện chợ An Đông. Kế bên là có vài lớp dạy thêm Anh Pháp văn. Tôi nhớ có học chơi tiếng Anh tại đây vào những năm 70. Và tôi nhớ ông thày dạy phát âm chữ Ô Teo -Hotel). Khi ấy tôi chỉ biết tiếng Hotel đọc theo Pháp nên ngạc nhiên lắm và tự nghĩ rằng chắc thày nói khách sạn nhỏ bị teo lại chứ gì? Không biết ông thày ngày nay còn sống hay không nhưng đó là những kỷ niệm êm đềm kế chợ An Đông. Lâu Lâu, Chế Linh có đến đây để bài Tình Bơ Vơ. Đường Sư Vạn Hạnh buổi tối cũng đầy kỷ niệm. Con đường tối thui ban đêm, nhưng cũng có vài tiệm sách mở vè đêm. Khi ấy bọn tôi rất mê tranh Tàu chú Thoòng của Hồng Kông, không lành mạnh cho lắm nhưng vào giờ chơi tôi hay lấy ra đọc để cười ngặt nghẽo. Từ An Đông đi về Chớ Lớn, quẹp phải đương Nguyễn Duy Dương, khi xưa có trường tiểu Hoa Việt tên là Trí Dũng, các em tôi từng học tại đó. Tiếng Quảng phát âm Là Tchi Dùng. Tôi còn nhớ các em tôi hay học thuộc lòng như con két : Pà Pá (Ba), Mà Má (Mẹ), Cò Có (Anh), Chè Ché (Chị)... Có khi thì 'ESub' nữa : Ế Pồ (Apple Pìn Cỏ : Quả Táo).

(Còn Tiếp)

HP. Bắt đầu viết từ Paris vào tháng Ba 2014.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 15-03-2014, lúc 19:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hoavienquanbl (16-03-2014), huuhuetran (16-03-2014), kvd (19-03-2014), manh thuong (16-03-2014), nam_hoa1 (17-03-2014), stamp-history (16-03-2014)
  #2  
Cũ 16-03-2014, 19:02
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 2


1984 - 'Cô Bé' chạy Honda này biết đâu ngày nay đã chống gậy rùi.

Ngay góc Thành Thái - Nguyễn Hoàng (Nay An Dương Vương - Trần Phú) như tấm ảnh dưới đây được chụp vào năm 1984 vào Thời Bao Cấp. Phía bên trái là bến xe Vũng Tàu, tôi không nhớ khi ấy còn không, nhưng dãy nhà 'Ba Tàu' đa số là dân Tư Sản được mọc ra Bến Xe Bù Đớp bao giờ cũng ồn ào, náo nhiệt. Dân miền Tây lên đây lơ mơ là bị đốp túi tiền như chơi. Căn nhà cao cao dơ dáy trước 1975 là căn nhà thứ nhì của gia đình tôi, ngày xưa có gắn máy lạnh, nhưng nhìn qua ảnh thì ta thấy không còn nữa. Vì Thời Bao Cấp người dân đâu có nhiều tiền để trả tiền điện, thậm chi bị cúp điện (cắt điện) te tua. Tôi con nhớ những giờ phút cuối cùng của chính quyền SaiGon ngày 30/04/75. Từ của sổ, tôi đã nhìn xuống đường, lúc đó giới nghiêm 24/24 (vài ngày trước 30/04), quân cảnh Mỹ (MP) gác đường khá chặt chẻ, sau khi lính VNCH bỏ chạy thì khu này loạn lắm, vừa mới đổi đời mà, cứ năm mười phút thì lại có 1 vụ cướp giật. Trụ sở Khóm (góc ADV+Trần Phú) biến thành ủy ban Phường, mấy ngày trước tôi còn thấy các thanh nữ Nhân Dân Tự Vệ đứng gác, vậy mà có người lại treo ngọn cờ của MTGPMN ngay ngày 30 tháng tư. Lúc đó là 11g ngày 30/04 nhiều dân hiếu kỳ lén nhìn đoàn quân GP sau khi rời Dinh Độc Lâp (Thống Nhất) bon bon trên ĐL băng ngang qua để tiến về Chợ Lớn.


Bây giờ mời bạn đi ngược về trường Bác Ái / Lê Hồng Phong. Ngày xưa ĐL Thành Thái, có 3 con đường đi ngang qua là Trần Nhân Tôn + Huỳnh Mẫn Đạt, Pétrus Ký (Lê Hồng Phong) và Trần Bình Trọng. ĐL Thành Thái bắt nguồn từ Ủy ban phường như đã nói đi đên ĐL Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ). Vài hình ảnh dưới đây được chụp sau năm 2000, con đường Huỳnh Mẫn Đạt ngày nay vẫn còn nhưng có vẽ hoành trán hơn xưa. Khu này dân Việt đông hơn người Hoa (Trung). Hồi còn nhỏ bọn tôi hay đạp xe một vòng lớn Thành Thái + Huỳnh Mẫn Đạt + Nguyễn Trải + Nguyễn Hoàng. Vào buổi trưa nóng bức hay ghé vào xe Sinh Tố Giải Khát (hình như kế tiệm Đức trong ảnh) để làm một ly nước dừa ướp lạnh. Ngay góc Thành Thái (ADV) + Hùynh Mẫn Đạt khi xưa có một tiệm bán bánh mì và chiếc xe đậu đỏ, bạn nào ở vùng này vào thời đó (197x) chắc còn nhớ. Ngày còn bé tôi rất thích ăn bánh mì Pháp, định bụng sau này sẽ mở tiệm bánh mì ăn cho đã.


Đường Huỳnh Mẫn Đạt, đường băng ngang qua là ĐL An Dương Vương ngày nay.


Cũng trên con đường này vài căn kế đó đi về hướng Nguyễn Trãi


Đường Lê Hồng Phong trước 75 là bến xe miền Tây. Nếu tiến về Trần Bình Trọng băng ĐL ADV ta sẽ đi qua trường Bác Ái. Trước 75, Bác Ái là tư thục cấp 3 của người Hoa học tiếng Pháp có tên là Fraternité (Bác Ái), có hai mặt theo trí nhớ của tôi, phía An Dương Vương và phía Nguyễn Trải có cổng chánh, nhìn thẳng là Thông Lộ Nguyễn Biêu hướng về Cầu Chữ Y. Vào niên khóa 1975-1976 là THPT Cấp 2+3, láng giềng gần với THPT Cấp 3 Lê Hồng Phong (xưa Pétrus Ký). Từ niên khóa 1976-1977 trường bị giải thể để trở thành Đại Học Sư Phạm cho đến ngày nay. Tôi nhớ thanh niên thời đó (niên khóa 75-76) có mốt không đeo phù hiệu nhà trường, mặt áo bỏ ngoài quần và áo hở cổ khoe ngực, hình như mốt nay Nữ Sinh không có!



Trường Bác Ái ngày nay phía An Dương Vương



+

Trường Bác Ái ngày nay phía Nguyễn Trải

Đã từng học trường này sau 75 tôi mới khám phá ra rằng, người Hoa không phải chỉ ở Chợ Lớn mà thui, mà một số người đã cư ngụ tại chợ cũ SG. Ban nào từng đọc qua cuốn SG Năm Xưa xuất bản năm 1998 tại TPHCM thì sẽ quán triệt vì sao người Hoa đã sinh sống tại đây. Tôi từng là dân Tư Bản có bao giờ biết cầm chổi quét đường bao giờ, thế mà khi đi lao động cho trường Bác Ái thì phải quét khoảng đất vuông vức quanh trường Bác Ái (Trần Bình Trọng / An Dương Vương / Nguyễn Văn Cừ / Nguyễn Trải), miệng lẩm bẩm phải chi cho quét quanh trường bé bé như tiểu học Văn Minh (THPT Cấp 1 Đuốc Sống ngày nay ngoài Tân Định) thì hay biết mấy. Vài kỷ niệm khác của niên khóa 1975-1976 là dù nhà trường cấm ngạt hàng quà trước cổng. Mỗi lần vào lớp thì các bạn có đặt 'mua tao khúc bánh mì chả lụa nha mậy!'.' Dí bao nước ngọt đường hóa học nữa.' Ôi, đã gần 40 năm rùi còn gì?



Nhà Thờ Chợ Quán

Trước 75, Chí Thiện là trường đạo cho nữ giới thì phải, chị họ tôi từng học trường đó. Từ cổng trường nhìn vào là Nhà Thờ Chợ Quán, Chí Thiện nằm phía bên trái, bên phải khi ấy không phải là Chí Ác mà là trường Ba Đình, ngày nay hình như Chí Thiện bị đập bỏ, trường Ba Đình trở thành PTTH Cấp 1 như ảnh dưới đây. Hình là ở số 120 Trần Bình Trọng Q5.


THPT Trần Bình Trọng Cấp 1 ngày nay

Sân trường (của trường và nhà thờ) khi xưa là bải đất trống. Vào niên khóa 1976-1977 được dùng làm nơi để chào cờ sáng thứ hai, cả trăm HS cả Nam lẫn Nữ đứng nghe thày hiệu trưởng phát biểu. Tối tối đôi khi trường tổ chức đêm văn nghệ trên tầng ba của trường Ba Đình. Không biết bạn bè tôi ngày nay trôi dạt nơi nào. Còn nhà thờ thì khi ấy nhiều người đến cầu nguyện trước khi họ sắp đi xa! Và muốn ra nước ngoài tìm đường kíu nước, dân Việt phải thạo ngôn ngữ Anh Pháp. Bọn tôi hay đến trung tâm Alpha (góc Trần Hưng Đạo + Trần Bình Trọng). Tiếng Pháp thì tôi thông thạo từ nhỏ nhưng khi ấy nhiều người khuyên đi học thêm đàm thoại tiếng Anh. Vài bạn bè tôi từng trung tâm này nay đã bôn ba khắp thế giới : Canada, US, Đức, Pháp, Hà Lan và Úc (Đại Lợi).

À trước trường Chí thiện vào năm 1977, có quầy kem chuối ngon lắm. Kế bên là lớp dạy Đàm Thoại Tiếng Anh. Tôi còn nhớ ông thày đen thui như Chế Linh dạy phát âm English rất chuẩn. Trước 75, dân SG thường học mấy cuốn English For Today (Anh Ngữ Thực Dụng của GS Lê Bá Kông) nhưng sau 30/04 thì họ cho rằng lỗi thời nên chuyễn qua phương pháp mới English 900 (của HK?) với những cầu thoại học thuộc lòng. Với sơ đồ Intonation cho từng câu. Bây giờ tôi thấy giống mấy con tem (xếp xéo) trong Album. Intonation trong Anh Ngữ rất quan trọng, bạn nhấn sai thì người Anh không hiểu đâu, và họ cứ hỏi lại Sorry. Nhắc về từ này tôi bỗng nhớ lại thăng bạn Ba Tàu của tôi thuở đó. Làm như ta rành tiếng Anh lắm, lau lâu lại chen tiếng Anh. Nhớ một hôm tôi và nó ra Bưu Điện SG uống nước dừa, mà nó cứ nói : Sorry! Sorry! Làm chị hàng rong cứ tưởng Sáu Ly! Sáu Ly! Vị chi là 12, hai anh khát dữ hén? Còn một kỷ niệm vui khác là tôi có học câu tiếng Anh trong E900 để xin viên thuốc với Airline Stewardess : Could I have a pilule please, m'dam? Trên chuyến bay Air France từ TPHCM sang Paris, dù có thể đàm thoại bằng tiếng Pháp, và dù tôi chả hề đau bụng gì cả nhưng muốn dùng câu đàm thoại tiếng Anh để xin thuốc, nên tôi đã trả bài câu Anh Ngữ đã học qua!

Kỳ sau xin mời bạn đi qua cầu Chữ Y, tôi sẽ giới thiệu căn nhà xưa của thày dạy Pháp văn của tôi, không xa nhà anh bạn Lý Thái Tổ hiện nay.


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 16-03-2014, lúc 19:39
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (16-03-2014), kvd (19-03-2014), manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (17-03-2014), Tien (23-03-2014)
  #3  
Cũ 17-03-2014, 18:47
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 3

Như đã nói có một dạo dân SG rất thích học ngoại ngữ, mà khi ấy khó mà vào mạng dùng Skype để trau dồi 'In Lít' nên đã làm giàu cho một số cơ quan dạy ngoại ngữ, hay các thày cô dạy chui. Chính tôi sau 30/04, tôi cũng dạy tiếng Pháp cho các bạn cùng trường, con em của các gia đình cách mạng. Ông hiệu trưởng ngạc nhiên lắm vì thấy Anh hay Pháp gì tôi cũng biết qua và nhất là thấy tôi trò chuyện với các thày cô trường Bác Ái chỉ bằng tiếng Pháp. Ở TPHCM dù sau 30/04 Trung Tâm Văn Hóa Pháp vẫn còn (Hội Việt Mỹ thì bị dẹp), tôi hay ra vào thư viện để tìm đọc các sách báo Pháp, à sách hình (PlayBoy) thì chính quyền cấm nha. Nhưng mà ngôn ngữ mà ta không dùng lâu ngày ta sẽ quên đi. Cho nên tôi vẫn theo học lớp tiếng Pháp tại trung tâm Alpha Trần Bình Trọng. Và người thày của tôi nói tiếng Pháp rành hơn tôi như không vui tánh bằng tôi. Dạo đó, Cours de Langues của Mauger thì đã lỗi thời, thày cô hay dạy tiếng Pháp qua phương pháp Đàm Thoại mới hơn, sách có tên là La France En Direct (Trực tuyến tư nước Pháp), sách này như English 900 ngày nay không còn tồn tại nữa. Tôi tìm mãi trên mạng mà chả thấy. Trở lại chuyên ông thày dạy tiếng Pháp của tôi, lúc đó ông từng cư ngụ trong một căn nhà khá khan trang trong một xóm lao động đường Trần Quí Cáp (nay Võ Văn Tần) không xa rạp Thăng Long (đang được dở bỏ để xây thành trung tâm giải trí Thăng Long mà trong loại bài này, Hàn sẽ có dịp đề cập lại sau). Nhà Thày Tôi nay vẫn còn nhưng không biết thày còn sống không nữa. Vài hình ảnh ngày nay của xóm lao động nhà thày của tôi.



Mặt tiền Võ VĂn Tần đi vô hẽm quẹo trái là nhà thày tôi. Vào thời Bao Cấp làm gì có KaraOke nhạc vàng, nhạc ngoại? Chỉ có những bài nhạc GP khi đi sinh hoạt phường mà thui.



Cùng con hẽm đó, đi KaraOke xong thì đến thăm thày. Ngày ấy máy bay đi Pháp mỗi tuần chỉ có một chuyến TP HCM - Paris vào ngày thứ năm thui. Thày dạy tiếng Pháp tôi từng tâm sự là mỗi khi nghe tiếng máy bay thì ông thấy buồn vì chắc lại có người đi Pháp còn thầy thì trước sau như một ở lại dạy học trong xóm nghèo này : chán!


Con hẽm nhà thày tôi đi vào từ đường Cao Thắng Q3. Thời Bao Cấp trước cửa nhà dân trông xóm chỉ thấy xe đạp nhưng ngày nay thì đã đổi mới nhiều.




Ôi đi huốt nhà Thày rùi, đi trở ra Cao Thắng thui. Kìa nhà thày tôi cửa màu xanh phía bên phải.



Thăm thày xong trở ra ghé hớt tóc Thanh Nữ tí.


Rầu! Mấy em Thanh Nữ này chém đẹp quá! Phải chi đừng khai VK! Trở ra Cao Thắng đến thăm người bạn Lý Thái Tổ một phát thui.

Lần sau từ trường Bác Ái, tôi sẽ hướng về Cầu Chữ Y để tham lại chốn xưa của ông bà tôi ở vùng Chánh Hưng...
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 17-03-2014, lúc 19:02
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (17-03-2014), manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (21-03-2014), Si Nguyen (30-03-2014), Tien (23-03-2014)
  #4  
Cũ 18-03-2014, 18:07
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 4

Từ trường Đại Học (không biết ngày nay còn là ĐHSP không? Từ 1977 trở về trước gọi là Bác Ái. Ta đi thẳng TL Nguyễn Biểu qua cầu Chữ Y là sang vùng Chánh Hưng. Dĩ nhiên là phải băng qua ĐL Trần Hưng Đạo, thời nào cũng sầm Uất. Vào trào Pháp, ĐL này mang tên Gallieni, đọc qua quyển Sai Gòn Năm Xưa của học giả Vương Hồng Sển, tôi nhớ không lầm thì lại có tên Đường Dưới (Route Basse) và Đường Trên (Route Haute), An Dương Vuơng + Hồng Bàng, hai con đường quan trọng nhất khi xưa để qua lại từ Sài Gòn Chợ Lớn. Trước 1975 và vài năm sau đó, đi về cầu Chữ Y phía bên trái có xe nước mía rất nỗi tiếng. Khi xưa mỗi lần từ Q8 đạp xe qua cầu, bọn tay hay ngừng uống nước mía lấy sức đi tiếp.



Vùng
Chợ Quán này không xa trường Chí Thiện (TH Trần Bình Trọng), tấm ảnh dưới đây là ĐL Trần Hưng Đạo khúc Trần Bình Trọng + Nguyễn Biểu từ Chợ Lớn hương về SG. Ba tôi từng làm việc tại tòa nhà kế bên cây xăng vào những năm 60. Tôi nhớ một buổi tối chờ ba tôi trước cây xăng này, thấy đói bụng tôi muốn mua 1 chén chè của chị hàng rong nhưng không đủ tiền vì trong túi chỉ còn 4$50 thui mà chỉ đòi tới 5$ lận.



Thui qua cầu Chữ Y. Những hình ảnh dưới đây do một người bạn quốc nội chụp dùm năm ngoái. Mời Ace xem chơi. À có vài tấm Hàn ST từ mạng nhưng không chắc là chụp năm 2013.



Bên nay cầu Chữ Y, ngày xưa thuộc Q5 bên phải, Q2 bên trái. Có một dạo Q2 được đổi thành Q1 nhưng với thời gian, chính quyền 'đổi mới' tùm lum cho nên phải vào Google map tra coi ngày nay là Q. mấy? Chiếc xe Chăm Sóc Khách Hàng này hay đó. Với Kinh Tế Thị Trường quả là 'Khách Hàng Là Thượng Đế'!



Từ Nguyễn Biểu băng qua Cầu Chữ Y rẽ phải là đi về ĐL Hưng Phú, vùng Chánh Hưng Q8.



Gần giữa cầu, khi xưa bên phải là Bến Hàm Tử, bên trái là Bến Chương Dương. Ngày xưa là những xóm nghèo ven sông nhưng ngày nay được mở rộng thành ĐL Võ Văn Kiệt.



Giữa cầu nhìn về hướng Q5 Chợ Lớn. Thấy nhà cửa dưới cầu có khác xưa vì không còn loại nhà sàn xây trên rạch.



+


Qua Cầu Chữ Y hướng về vùng Chánh Hưng.

Bên kia cầu chữ Y bắt nguồn ĐL Hưng Phú đi về vùng Chánh Hưng Q8. Thật ra ĐL Hưng Phú đi về Xóm Củi Chợ Lớn năm giữa 2 rạch : Kênh Tàu Hủ (phía ĐL Võ Văn Kiệt) và Kênh Đôi (phía Phạm Thế Hiển). Tôi nhớ đi một đoạn khá xa thì đến Lò Heo Chánh Hưng (trước 75), đối diện với mé sông rạch Kinh Đôi.
Mỗi lần đi qua đây phải bịt mũi nín thở vì mùi phân heo (lợn) Miệng lẩm bẩm Bác Giới họ Trư ăn gì mà đi toa lét hôi quá! Đi thêm một đoạn có chợ nhỏ, ngày xưa mỗi lần đi ngang qua đều nghe tiếng hát Cải Lương của một đoàn hát nào đó. Ngày xưa, nghệ sĩ ca cổ không biết PlayBack nên mệt hơn nhiều. Và có vụ nhắc tuồng nhắc lại buồn cười quá! Ở Pháp trên đài truyền hình thì người ta nhắc tuồng hiện đại hơn bằng cách chiếu lời thoại vào màn ảnh kế bên để nhắc các xướng ngôn viên đọc tin tức.


Lưu Quý Kỳ Không biết có thật quý không nhưng tên này nghe lạ hoắc, đúng là kỳ đa. Tôi không biết ngã tư này nằm ngay khúc nào? Khi xưa là những con hẻm thưa thớt không tên. Nhạc sĩ Vũ Thành An khi xưa chắc từng sang vùng Chánh Hưng để sáng tác mấy bài KT của ông? Và ông đánh số theo từng con hẽm đi qua!

Kỳ sau xin mời bạn hữu xa gần đi tham quan vùng Cao Thắng Lùn Thua Q3 nhé!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 19-03-2014, lúc 17:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
kvd (19-03-2014), manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (21-03-2014), Tien (23-03-2014)
  #5  
Cũ 19-03-2014, 19:18
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 5

Hàn chỉ đùa thui, vùng Cao Thắng không hề có đường Lùn Thua. Nếu bạn thích chuyện bằng tranh thì có tên Lùn Joe hay thua cho cao bồi Lucky Luke đó. Tôi đã sống tại vùng này vào những năm 60 trong một hẽm nhỏ ngang hông rạp Việt Long (Văn Hóa / Thăng Long... đang được đổi mới thành khu giải trí Thăng Long). Hôm nọ nhận được bì Giáp Ngọ của bác Việt Long, cứ tưởng bác từng là chủ của rạp này! Nhưng hình ảnh dưới đây được chụp khu Cao Thắng vào giữa năm ngoái và đầu năm nay. Đối với tôi con đường đầy kỷ niệm vì vây quanh nhà tôi. Chiều chiều nếu đạp xe một vòng từ Cao Thắng + Phan Đình Phùnhh (Nguyễn Đình Chiểu) + Nguyễn Thiện Thuật + Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự). Qua nhiều thập niçên vẫn không thay đổi : Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần) chạy Xuôi, Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) chạy ngược. Ngay góc Cống Quỳnh Nguyễn Thị Minh Khai vào những năm 73+74 gì đó, nữ sỹ Thanh Nga từng quay đoạn phim cho vỡ Con Gái Chị Hằng. Khi đi học trên Tân Định tôi thích thư thả trên con con đường Võ Văn Tần hướng về Hồ Con Rùa vì ít xe, khá yên tỉnh, không ồn ào náo nhiệt như ngã Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) vì các xe tải hay xe đò tiếng về XL Biên Hòa (Hà Nội) khá đông xe nên rất ồn ào và đông xe.



Đường Cao Thắng tiến về Điện Biên Phủ

+


Ngã Tư Cao Thắng + Điện Biên Phủ
Không phải nơi Pháp từng bại trận 60 năm trước đâu nhé. TỪ ngã tư Cao Thắng Nguyễn Đình Chiểu để đi XL Hà Nội hay Ngã Bảy. Con đường này khi xưa đi qua nhà bảo sanh tên gì tôi quên bẳng tên (chỉ nhớ góc Cao Thắng + Võ Văn Tần năm 60x có nhà bảo sanh Đức Chính nhỏ nhắn). Đối diện là rạp Đại Đồng chuyên chiếu phim cũ nên giá vẽ rẽ. Đặt biệt có xe bò vò viên ăn ngon hết xẩy như ảnh dưới đây :


Hình như xe BVV này gần nhà anh Hồng Đức của 4rum. Không biết Ace nào mua nhiều tem có được anh mời một chầu hủ tiếu bò vò viên không nữa?

Nhắc về chỗ này tôi nhớ lại một kỷ niệm xưa. Vào những năm 76-77, phía bên trái là nhà cô C. giáo sư Bác Ái (Fraternité Q5) mỗi lần đến nhà cô tôi hay ăn mặc tươm tất, nghe cô kể lại là mấy bà bán hàng trước nhà vì chiếm lề đường trái phép, cứ tưởng tôi là nhân viên hải quan thuế vụ sao đó, và không chừng có dẫn theo CA cho nên mấy bả sửa soạn chạy rùi. Tiểu thương thời ấy không được nhà nước hoan nghinh, tội nghiệp các tiền bối bán chờ trời vừa bán vừa chạy khi bị CA rượt.

Trở lại vùng Bàn Cờ, ngay gốc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu dưới đây là một quán ăn bình dân của người Hoa như Hàn đã từng kể qua. Bên trái con đường nhỏ song song với Nguyễn Đình Chiểu hướng về Bàn Cờ (quảng cáo Durex) ngày xưa có tiệm chụp hình Mỹ Lai. Tôi chưa từng thấy họ chụp hình màu vì thời đó, chưa có ảnh màu. Băng tầng số 9 của VNCH và đài 11 của Mỹ chỉ phát ra trắng đen trước 1975.




Cũng từ góc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu đi về hướng Cống Quỳnh + Nguyễn Thị Minh Khai ta sẽ đi ngang rạp Việt Long (Văn Hoa + Thăng Long) ở đầu đường Võ Văn Tần. Ngày xưa gia đình tôi hay đến hay đến đây để xem phim cổ trang của HK. Trước 75, ngoài phim Ấn Độ, các phim tàu chỉ chiếu Việt Sub, đọc muốn nổ con mắt, khi còn trẻ thì ta thấy hay lắm. Vào những năm 70x thì hãng Thiệu Thị (Shaw Brothers) hay chiếu tại rạp này với Khương Đại Vệ, Đích Long, Lý Thanh, Trịnh Phối Phối... Rạp này đang được đập bỏ để xây lại khu giải trí Thăng Long, không biết có mở quầy bán tem không đây? Nhưng mời Ace xem chơi vài ảnh của rạp Thăng Long này.



Từ Nguyễn Đình Chiểu hướng về rạp Thăng Long qua đường Cao Thắng.

Rạp Thăng Long sẽ trở thành khu giải trí cùng tên



+

+

+


Trong kỳ tới, Hàn sẽ kể về trường xưa Aurore / Rạng Đông...nay là tiểu học Lương Định Của từ gốc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu đi ngược về chợ Vườn Chuối.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 19-03-2014, lúc 19:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (21-03-2014), Tien (23-03-2014)
  #6  
Cũ 23-03-2014, 18:08
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 6

Xin tạm rời vùng Cao Thắng Q3 để về thăm trường Văn Minh khi xưa. Chả là tối qua tôi một giấc mơ buồn về trường xưa trên đường Đinh Công Tráng. Ngày xưa Quận 1 là quận mà tôi yêu thích nhất, vì nó tượng trưng cho Sài Gòn, trái với với Q5 Chợ Lớn là nơi tập trung nhiều nười Việt gốc Hoa (Trung). Theo thời gian, Q1+Q2 đã bị dời đi đổi lại tùm lum, nhưng Ace nghía bản đô dưới đây thì sẽ rõ Q1+Q2 vào năm 1962 chúng từng như thế nào.



Nhắc dến SaiGon là nhắc đến khu Lê Lợi, Nguyễn Huệ, cà phê Bodard từng vang bóng một thời và nhất là khu Eden (có rạp Rex và Mini-Rex) là nơi dân Pháp hay những ai có cảm tình với Pháp hay lui tới vào những thập niên 60 + 70. Tuy rằng ngày nay vì kinh tế thị trường, người ta đã phá vỡ nó đi để xây đổi mới lại nhưng với tôi khu Eden không hề phai nhòa trong tư tưởng của tôi. Trước 1975, tôi từng đêsn đây xem một phim Pháp rất nỗi tiếng của văn hào Hector Malot có tên Sans Famille (Vô Gia Đình). Trong những Tết đầu tiên sau 30/04/75, tôi cũng hay đến rạp Eden để xem mấy phim thần thoạt của Cộng Hòa Dân Chủ Đức như Cô Bé Lọ Lem, Aladin...



ĐL Lê Lợi đi thẳng là Nhà Hát TP, quẹo trái là Khu Eden



Khu Eden ngày nay là tòa nhà vincom đối diện rạp Rex

Bây giờ xin trở lại khu Tân Định. Hàn đã từng viết ra :

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ

Tôi không hề ở đây nhưng Tân Định - Đa Kao là vùng đất thân thương nhắc tôi thuở học trò đã từng đi học tại Les Lauriers vào đầu thập niên 70. Đây là trường Pháp, sau này đổi sang chương trình Việt. Có một dạo chính quyền Saigon bắt các trường Pháp dạy nữa Việt, nữa Pháp. Bà chị tôi, dân Marie-Curie từng bảo rằng đa số các thày cô là người Pháp, khi cho giáo sư (GV) người Việt dạy Sử Việt giảng mấy bài Sử nói về thực dân Pháp từng chiếm Đông Dương thì đâm ra tức lắm. Để trở lại trường Les Lauriers (Đuốc Sống ngày nay), HS trường này có hỗn danh là dân Lò Dê (đọc trại từ Les Lauriers). Thày Nguyễn Phan Sơn của tôi và BS Sơn (Người Tìm Đường) của VSF, khi ấy nhà ở gần chợ Bà Chiểu hay đến trường dạy hay cầm theo ba ton (gậy) dù thày còn rất trẻ vào đầu thập niên 70. Thời đó trông thày rất đẹp trai, chỉ thua Khương Đại Vệ (David Chiang) một chút thui. Đúng là trên 40 năm sau, nghe anh Trường SƠn nói thày đã già từ đầu năm 2000. Nhưng ngày xưa thấy rất yêu quý tôi vì tôi là con mọt Văn Phạm Pháp nhất là về Phân Tích (Grammaire Analytique), thuộc lào các loại từ trong tiếng Pháp. Tiêng Tây tuy đọc dễ nghe nhưng grammar rắc rối vô cùng với nhiều quy luật và ngoại lệ. Để nhớ ơn thày, tôi đã chôm chữ ký của thày từ khi mới sang Pháp, và còn giữ mãi đến ngày nay.

+

Đã hơn 40 năm rồi, mà trường Văn Minh vẫn không thay đổi. Dù đã được đổi mới như Khu Eden vừa nêu, như vẫn 3 tầng, có sân dài trước lớp học. Chỉ khác nhau ở chổ, cổng trường ngày nay nằm bên trái thay vì bên phải. Và khi HS dắt xe vào bãi đậu phía sau phải đi qua văn phòng thư ký. Khi xưa tầng trệt dành cho cấp 1, tôi hay thấy các em chơi bắn đạn (bi) vào giờ chơi. Phía sau là một khoảng sân rộng để các học sinh để xe. Tôi còn nhớ một lớp khá giống chuồng bò cạnh sân. Khi ấy là lớp douzième (lớp đầu tiên sau mẫu giáo ngày nay). Và tôi còn nhớ ông gác gian già trông trường không biết ngày nay còn sống không nữa. Hình như ông ngụ luôn tại trường, khi xưa lúc nào đi học tôi cũng gặp ông. Chị Châu thư ký lúc đó có phận sự ngoài các công việc hành chánh cho trường, nhận học phí hàng tháng của HS. Gần giờ chơi là chỉ nhấn chuông, một tiếng ngắn, một tiếng dài. Cái vui và lạ là lớp học thay đổi hằng ngày và mỗi ngày chị Châu ghi lên bảng (như xổ số) lớp nào học phòng nào, thể là lũ 'Nhất Quỷ NHì Ma Thứ Ba Học Trò' lại búa xua vào lớp tranh chỗ ngồi thư bầy quạ! Ngày xưa, HS chỉ đi đi học một buổi cho nên trường này dành cho các HS từ cấp 1 đến cấp 3. Tôi còn nhớ một chuyện vui là có ông thày người Pháp có vợ VN từng dạy pháp văn cho bọn tôi. Một lần trả bài tiếng Tây mà bạn tôi quên nên hay chen vào chữ Ý (tiếng SG khi nhầm lẫn) thì bị ông Tây sửa lưng : Pas de Y en français. Trong tiếng Pháp không có chữ Ý à nha! Trước trường, tôi nhớ có xe bán bánh mì tuy không mấy vệ sinh nhưng rất được học trò hưởng ứng vào giờ chơi bên cạnh hàng quà trước trường : mì bộc, nước đường hóa học, khô bò, bò bía.. mà bọn con gái từ cấp 1 đến cấp 3 đều mê. HS Lê Lò Dê gì chớ sống để mà ăn quà mà! Cuối đường Đinh Công Tráng là Lý Trần Quán (nay Thạch thị Thanh), ngay góc trái đi về chợ Tân Định ngày xưa có một quán nước của chú chệt bán nước ngọt cho HS vào giờ chơi hay trước khi vào học. Tôi thích gánh mì đối diện, dù không ngon bằng mì trong tiệm nhưng đôi khi bà bán hàng rong cũng bán thêm cơm tấm. Bà hay bảo ăn cơm điểm tâm cho chắc bụng đi cháu. Khi xưa chưa có Bánh Xèo Đinh Công Tráng, nhưng con hẽm đó đi về chợ Tân Định, giờ chơi tôi hay chạy ra đó mua... cá thia thia. Có khi mua truyện tranh Chú Thoòng để đọc trong giờ Việt Văn. 2 giờ đầu học tiếng Pháp, 2 giờ sau học tiếng Việt. Tôi hay ỷ lại tiếng Việt dễ nên có giờ ăn vụng hay đọc truyện tranh tàu. Loại truyện đó nhãm nhí lắm không lành mạnh bằng truyện Tuổi Hoa nhưng vốn thích vui tôi khoái đọc để cười ngặt nghẽo tại Les Lauriers. Tôi còn nhớ 'tên' Bảo hay bị thày cô quở mắng, cúp cua (trốn học) liên miên và bao giờ đi học cũng chỉ mang theo quyển tập olympic cuộn tròn lại như gỏi cuốn. Biết đâu bây cũng là một thành viên của VSF? Ngày ấy muốn trốn học đi xem xi nê thì có hai rạp Kinh Đô và Casino Đa Kao. Phim ảnh thời đó thường chiếu thường trực (bẹc ma năng) vào đúng nữa phim và đi ra cũng nữa phim xuất tới.



Rạp Kinh Đô mé chợ Tân Định sau 75

Thời đó chưa có phim Lý Tiểu Long hay võ thuật quyền cước. Bọn tôi hay xem phim cổ trang của Khương Đại Vệ như Tân Độc Thủ Đại HIệp, Thập Tam Thái Bảo, Thập Tứ Nữ Anh Hào...



Vì xem phim riết nên tôi mê nghệ sỹ Hồng Kông luôn, thỉnh thoang tôi hay chạy ra nhà thờ Tân Định mua ảnh diễn viên của 2 công ty Shaw Brothers (Thiệu Thị) + Gia Hòa (Golden Harvest) như : Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long, Nhạc Huê, Trần Hồng Liệt, Trần Tinh, Cốc Phong, Lý Thanh, Lăng Ba, Uông Bình, Trịnh Phối Phối, Hà Lệ Lệ...


Nhà Thờ Tân Định



Hình như trên đường Hai Bà Trưng vùng Tân Định

Vài hình ảnh Chợ Tân Định sau 1975 :





Trên đường Nguyễn Hữu Cầu, bên trái là chợ TĐ, bên phải là hẽm nhỏ hướng về Đinh Công Tráng.



Vùng Tân Định dù vào thời bao cấp rất nhộn nhịp về đêm. Ngày ấy, gia đình tôi hay đến đây để học Đàm Thoại Anh Ngữ trước khi sang Pháp.

Vậy mà cách nay mấy hôm Cách nay mấy hôm tôi nằm mơ thấy trường Đuốc Sống bị đập bỏ!!! Ngay con đường Lý Trần QUán (Thạch thị Thanh cũng vậy), và từ trường Đuốc Sống ta có thể thấy luôn đường Trần QUan Khải! May quá, đó chỉ là một ác mộng, tỉnh dậy thì hú hồn vì nơi đó là một vùng trời kỷ niệm của tôi.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 24-03-2014, lúc 19:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (04-04-2014), Tien (23-03-2014)
  #7  
Cũ 24-03-2014, 18:59
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 7

Hôm nay xin trở về khu Nguyễn Thiện Thuật, nơi nhà ông bạn tôi cũng là nơi mà gia đình tôi từng sống qua trong những năm 60, giữa Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Đó cũng là tên đạt cho bùng binh (sau này đổi lại công trường), nhưng trong tiếng Pháp là dễ hiểu nhất vì họ gọi là Rond Point, điểm tròn để dạo một vòng rùi tha hồ quẹo
Ngày này gọi là Ngã Sáu Cộng Hòa như Ace có thể xem loạt ảnh dưới đây. Những hình ảnh vùng này được chụp vào năm 2013.



Ngã Sáu Cộng Hòa thẳng bên trái là Hồng Thập Tự (nay Nguyễn Thị Minh Khai. Sau 30/04/75, có một dạo có tên là Xô Viết Nghệ Tỉnh), bên phải là đường Phạm Viết Chánh. Con đường này chưa có vào năm 1955, mới được mở thêm dưới thời ông Diệm. Tôi nhớ bà con tôi đã từng cư ngụ trước 75 tại căn nhà số 13, nhưng sợ xui nên tự sửa lại là 11 bis.



Ngược lại với hình trước, hướng về Chợ Lớn từ Bùng Binh. Bên trái là Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú), bên phải là Hùng Vương. Ở giữa bọn tôi gọi là Vườn Bông (Công Viên), vào những năm 60, có một tòa nhà mang tên Hội Liên Trường. Con đường Hùng Vương có thể gọi là đường Cao Tốc vì xe cộ có thể rất chạy rất nhanh. Tôi thường hay nằm mơ về con đường này. Tôi chạy bộ nhanh hơn cả xe hơi hay xe gắn máy, chạy riết bay luôn như chiếc Boeing 747 của VietNam AirLine đó anh Cần ơi. Dọc theo đường Hùng Vương khi xưa có đường rầy (rail) xe lửa đi từ nhà ga đường Lê Lai băng ngang qua ngã sáu Cộng Hòa để đi vào Chợ Lớn. Sau Đệ Nhị TC nếu tôi nhớ không lầm Pháp đã xây dựng đường xe lửa (tàu hỏa) Saigon - Mỹ Tho.



+



Từ Ngã Bảy đổ xuống có ĐL Lý Thái Tổ đi về hướng bùng binh Ngã Sáu. Ảnh trên đay là từ ĐL đó ngó về bùng binh. Ngày xưa tôi cảm thấy con đường này nhỏ bé hơn ngày nay.



Như đã nói, đường Nguyễn Thị Minh Khai đi về Q1 Saigon, đài truyền hình số 9 khi xưa là con đường tương đối ít xe hơn ngã Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) vì đường này các xe tải, xe nhà binh (quân đội Mỹ), và các xe đò đi Biên Hòa, Vũng Tàu boin bon hướng về Xa Lộ. Bên phải có một vườn bông cực nhỏ nay vẫn còn đối diện với trường tiểu học công lập của thập niên 60.



Bên trái Nguyễn Thị Minh Khai, bên phải là đường Phạm Viết Chánh. Con đường này ngày nay có vẽ hoành tráng hơn xưa. Tôi nhớ con đường này rất ít xe. Ban đêm khi qua khu này, tôi phải đạp xe thật nhanh vì sợ ma đuổi.




Từ bùng binh Ngã Sáu quẹo Lý Thái Tổ để tiến về Ngã Bảy, khi xưa tôi nhớ nhiều nhà băng (ngân hàng) như bây giờ. Thời chiến tranh mấy ai có tiền để gởi ngân hàng, tôi nhớ có nhiều tiệm cầm đồ hơn. Còn nhiều hình ảnh về Ngã Sáu Cộng Hòa, tôi sẽ mời Ace về thăm nhà tôi thuở xưa vùng Bàn Cờ, Nguyễn Thiện Thuật nên xin hẹn tái ngộ cùng bằng hữu của tôi vào những tập tới, phim bộ mà!









__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (28-03-2014), Tien (24-03-2014)
  #8  
Cũ 27-03-2014, 17:56
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ 8

Từ Ngã Sáu Cộng Hòa như đã nói hướng về Chợ Lớn có đường Hùng Vương đi xuống, Nguyễn Hoàng (Trần Phú) đi lên có Vườn Bông (CV) từ những năm 60. Khi xưa nhà tôi trng hẽm nhỏ Nguyễn Thiện Thuật nhưng chiều chiều thích tản bộ ra đây để hóng mát, xem xe cộ chạy qua chạy lại trông vui mắt. Nếu hứng thì mua tí khô bò nhai cho vui mồm. Ơ VN khi mặt trời sắp lăng bầu trời đỏ ngầu, ông bà tôi thường gọi là ông trời đang nấu cơm. Khi còn bé, tôi cứ nghĩ trên mây cao là Thiên Đình, buổi chiều ÔB Trời hay nấu cơm nhưng tôi tự hỏi mùa mùa mưa ở VN, ngày nào ổng bả cũng đâm chuột (đâm tí, đi tắm) hết. Mời ACe xem lại những ảnh mới của Vườn Bông này :


Vườn Bông này vào những năm 60, là một khoảng đất cát trống, chỉ có vài băng đá và cầu tuột, xích đu.
..

+


Tòa nhà trắng hướng về Q5 khi xưa từng có tên là Hội Liên Trường.


Ta thử đến đến gần Hội Liên Trường ngày nay nhé.

Nếu đi ngược lại phía Nguyễn Thị Minh Khai quẹo trái Cao Thắng đi ngang qua Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, hương về Điện Biên Phủ, quẹo trái đi ngược về Ngã Bảy, quẹp phải hướng về XL Hà Nội như ảnh dưới đây.


Nếu đi ngược về phía rạp Thăng Long xưa, gốc đường Nguyễn Đình Chiểu + Cao Thắng. Khi xưa là một tiệm nước người Hoa (tiệm ăn của tàu), tuy không mấy vệ sinh nhưng cũng ngon lắm. Song song với Nguyễn Đình Chiểu hướng về đường Bàn Cờ, chùa Kỳ Viên ngay đầu đường Cao Thắng ngày xưa có tiệm chụp ảnh Mỹ Lai, gia đình tôi hay đến đó chụp ảnh gia đình. Ngày ấy có mấy ai có máy chụp cá nhân để tự chụp bằng Tablet hay di động rùi chia sẽ với bà con trên Facebook Cho nên lâu lâu thì kéo cả gia đình đến thợ chụp ảnh gia đình để làm kỷ niệm. Năm 1976, tôi từng đến lớp nhạc Quốc Dũng trên con đường này để học ghi ta điện, ngày ấy ông còn trẻ măng và rất đẹp trai,theo tôi tôi ăn đứt Đàm Vĩnh Hưng ngày nay.


Góc Nguyễn Đình Chiểu + Cao Thắng ngày nay



Kế bên rạp Thăng Long năm 2013



Vào những năm 6, rạp có tên là Việt Long, sau đổi thành Capitol, Văn Hoa. Sau 30/04/75 lại đổi tên là Thăng Long. Hiện nay tu bổ lại để trở thành khu Giải Trí Thăng Long. Khi xưa ngay biển đỏ Quang Thái có con hẽn nhỏ thông qua hẽm 16/93 nơi gia đình chúng tôi từng cư ngụ. 40 năm trước đây, vào mỗi tối thứ 7, gia đình ông Việt Long (chả phải bác Hoàng Việt Long của VSF đâu nhá! ) hay tổ chức nhót (khiêu vũ) dân hiếu kỳ trong xóm nhỏ hay thích xem chùa.

Nào mời ace đến gần rạp Thăng Long để xem vài căn hộ rất khang trang. 40 năm trước có một viện Bảo Sanh (xưởng đẻ ) không xa Từ Dũ là bao. Dân trong xóm nghèo chúng tôi hay đến đấy để sinh con. Tôi nhớ bảo sanh còn có tên Cô Mười thì phải. Sau này kinh doanh khắm khá, họ đã mở thêm BV bảo sanh to hơn trước rạp Đại Đồng, phía trước có xe bò vò viên mà tôi từng giới thiệu qua.





Xe mì trước rạp Đại Đồng khi xưa cũng giống xe này trước rạp Tân Định. Thật ra, dân Việt rất sáng tạo, theo thời gian họ chế biến ra món ăn mới. Khi xưa chỉ có bán bò vò viên không, dần dần họ chế ra món hủ tiếu bò vò viên. Khi ra hải ngoại tôi thấy người Hoa (TQ) cũng cho vào tô mì nữa.

Xin tạm dừng đây, kỳ sau sẽ dẫn bạn đến thăm xóm cũ của gia đình tôi trong hẽm 19/63 nhưng bây giờ mời mọi người đến trường xưa của bọn tôi từng có tên là Aurore / Rạng Đông. Ngày này là trường THPT cấp 1 Lương Định Của.



Từ gốc Cao Thắng + Nguyễn Đình Chiểu đi về hướng Vường Chuối, trường này là kỷ niệm hồi nhỏ của bọn tôi. Nếu tôi nhớ không lầm thì NS Tú Trinh cũng từng dạy tại đây. Gọi là Tư Thục Rạng Đông dạy tiếng Pháp và Việt. Học giỏi thì được Điểm Bông (Bon Point) có thể đổi hộp bút chì màu hay tranh vẽ, Học Kém thì phải quì gối trước lớp, để ông hiệu trưởng khi ấy tên là Tuấn đi kiểm trả nhéo vào tai đau điếng. Đã lâu rùi tôi chưa từng về thăm trường xưa. Quang sân bằng xi măng là lớp học bốn bề với 3 tuần lầu. Đối với tôi Lương Định Của nghe lạ quá! Nhưng bạn tôi ở trong vùng bảo muốn cho con em vào học phải tốn kém cả nhiều triệu trong thời Kinh Tế Thị Trường. Tôi suy đoán là cha mẹ phải lương cao và đầy của mới cho con vào đấy được. Mời bằng hữu xem thêm vài ảnh của trường.



Nhìn số nhà bạn cũng có thể đoán là dãy nhà kế bên trường đi về Vườn Chuối. Khi xưa có tiệm giặc ủi (con gà) của gia đình Di Cư, hình như là nhà may, kế bên là tiệm phở Bắc ngon hết xẩy. Đối diện ngày xưa có tiệm tạp hóa Thanh Bình. Khi xưa tôi rất mế bút chì Gibert xịn của Pháp. Và bút máy Parker nữa.



40 năm trước tôi nhớ không có đường vạch vôi trắng để băng qua. Phải đến đầu đường mới qua lộ an toàn. Và thuở ấy con gái hay hay ngồi xe Honda thòng chân về một phía.



Phải rồi bọn tôi từng được được thày cô trường này dạy bài hát tiền chiến gì lâu rồi quên tên nhưng tác giả là cố NS Hùng Lan có câu là 'Trơdi Hồng Hồng Sáng Trong Trong...' mà topic Nhạc Tờ của anh Huệ An Giang từng đăng.



Trên con đường Nguyễn Đình Chiểu từ trường đến ngã tư Cao Thắng.

Vào thập niên 60, trước phim kiếm hiệp (cổ trang) thì phim HK, Đài Loan thường là những phim ca kịch như Lương Sơn Bá + Chúc Anh Đài, học tiếng Pháp mà vào lớp tôi hay hát bằng tiếng Hoa (Trung) làm cô chả hiểu gì, cứ bảo tôi đồ điên. Đó là một kỷ niệm của thời thơ ấu.

Lần sau xin dẫn bạn đến thăm nhà xưa trong hẽm Nguyễn Thiện Thuật và khao toàn Ace VSF bánh mì Tây Hà Nội nha!


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 27-03-2014, lúc 18:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (28-03-2014), Si Nguyen (30-03-2014), VAPUTIN (27-03-2014)
  #9  
Cũ 29-03-2014, 18:07
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định



Kỳ 9


Từ Ngã Sáu Cộng Hòa hướng về Nguyễn Thị Minh Khai ra Q1, nếu ta quẹo trái là con đường Nguyễn Thiện Thuật. Vào những năm 60, gia đình tôi từng sống trong một hẽm nhỏ không xa Cà Phê Năm Dưỡng. Thế nhưng con đường này có tiệm bánh mì rất nỗi tiếng tên là Bánh Mì Hà Nội. Người VN có óc sáng tạo, bánh mì có nguồn góc từ người Pháp những bánh mì do dân Việt làm bao giờ cũng ngon hơn. Trong mọi thời kỳ, bánh mì thịt nguội ở VN là món ăn khá bình dân nhưng đầy đủ gia vị : đồ chua, dưa leo, tiêu, ớt, nước tương, bơ, gốc hành lá, cọng ngò cũng đủ loại thịt, heo, bò, gà... Đối với những em nhà nghèo như bọn tôi khi xưa. Chỉ là những khúc bánh mì không và được chan nước sốt (sauce) cà nhưng cũng ngon đáo để. Nghe nói trước BĐ Sài Gòn khi xưa từng có xe bánh mì Ba Lẹ rất nỗi tiếng. Sau ngày GP, họ cũng còn bán. Lẹ đây không phải là phục vụ khách hàng nhanh chóng, nhưng khi bi CA truy đuổi vì buôn bán bất hợp pháp thì bà chủ đẩy xe bánh mì chạy sơ tán như...Phù Đổng Thiên Vương. Trở lại với bánh mì Hà Nội, vào những năm 60, một gia đình di cư đã mở ra một xe bánh mì Pháp trên con đường Nguyễn Thiện Thuật. Vì khá lạ miệng với mấy món ăn của Pháp : Xúc Xít, Ba Tê nên được nhiều dân trong vùng hưởng ứng. Đúng là :

Bánh Mì Phải Có Ba Tê
Hà Nội Nguyễn Thiện Thuật Khỏi Chê Ace À!

Và theo thời gian làm ăn khắm khá, họ đã mở ra một tiệm để có thể ăn uống tại chỗ. Vài thập niên sau, con cái của chủ tiệm này đã khuyếch trường kinh doanh rất hoành trán như trong những ảnh mới chụp năm 2013.



Tiệm Bánh Mì Hà Nội có mấy chiếc xe Honda



Sáng Nay Ăn Gì? Bánh Mì Pháp nha, không biết có bán bánh mì thịt Ếch Cây không nữa?
Ngày xưa dù có sự hiện diện của người Mỹ, tiệm này không hề bán Ham Bực Ghê như ngày nay.


Bên kia ngó qua, bên nay ngó lại, nếu bực bên kia muốn ăn đồ tàu thì có món thịt heo (lợn) quay.


Ngày nay không còn Ba Tê Xúc Xít như xưa! Ace đừng ngại, giá cũng phải chăng mà, hình như cũng rẽ hơn giá tem bì.

Cũng trên con đường NTT này khi xưa tôi đã tùng biết qua món Bún Bò Huế, thật lạ miệng. Sau này khi sang Paris, vào những quán Huế, tôi chưa thấy tiệm nào làm ngon như thế.

Dù ở thời đại nào, cuộc sống về đêm ở đây trong chợ (tôi quên là tên gì nhưng không phải là chợ Bàn Cờ) thật ồn ào náo nhiệt. Và dù chỉ đi qua ta cũng cảm thấy mùi vị thơm phức của các quán ăn khuya. Ngày xưa tôi thích nhất là chiếc xe Xâm Bổ Lượng. Vào thập niên 60, nhiều gia đình di cư hay đến đây sinh sống nên có nhiều xe phở Bắc rất ngon. Ngày ấy ai nấu phở ngon dân Bắc. Làm một bát thì được tặng 2 chén trà miễn phí và một tăm xỉa răng.

Sau 30/04/75. Trên con đường này đã có vài quán cà phê đèn mờ, không phải là vì bị cắt điện mà là các dịch vụ không mấy lành mạnh để đèn sáng trưng sợ CA để ý! Đúng ra Quán Đèn Mò! Trả tiền xong thì tha hồ mò trong ánh đèn lu lu, có khi bị nhầm là tiếp viên già mới chít chứ.

Xin hẹn kỳ sau, mời Ace tham quan con hẽm 16/93 cách đó không xa đến tận trường THPT cấp 1 Phan Đình Phùng.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 29-03-2014, lúc 18:15
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (07-04-2014), Si Nguyen (30-03-2014)
  #10  
Cũ 04-04-2014, 15:53
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

KỲ 10

Từ Ngã Sáu cộng Hòa hướng về Ngã Bảy Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) có con đường Nguyễn Thiện Thuật mà tôi đã giới thiệu Bánh Mì Hà Nội trong những lần trước. Thật ra vùng Bàn Cờ rất nỗi danh với các con đường từ 40 năm trước, đó là Nguyễn Thiện Thuật, Bàn, Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu và Cao Thắng. Xéo xéo Bánh Mì Hà Nội phía bên phải là con hẽm 16/93, đi sâu vào tận cùng là nơi gia đình tôi từng cư ngụ trong những năm 60. Thời đó, ít gia đình có TV và dĩ nhiên là truyền hình trắng đen, dù đài Mỹ (BT11) hay đài Việt (THVN9), cho nên nhà nào có vô tuyến thì hay rũ hàng xóm đến xem chung cho vui. Giống như máy vi tính đầu tiên của IBM năm 1981. Truyền hình khi đó mở gần năm phút mới có hình. Trong sự chờ đợi của người xem. Có hai phe, người thích thích xem CL (phần đông là phụ nữ), kẻ thì thích đài Mỹ dù không biết tiếng Anh nhưng cũng khoái xem các phim hành động của Mỹ : Mission Impossible, Combat Mỹ đánh Đức. Tôi nhớ khi ấy tôi thích Đức hơn vì thấy họ ăn mặc sạch sẽ hơn lính Mỹ. Nhưng chả hiểu sao lúc nào Đức cũng thua, cho nên tiếng mình có cụm Đức...đứt. Bộ phim ảo tưởng Star Strek ngày xưa đã có, nhà tôi hay gọi là phim Lỗ Tai Voi (diễn viên Leonard Nimoy có lỗ tai giống Lỗ Tai Voi).


Leonard Nimoy + William Shatner trong Star Strek 1968)

Tôi còn nhớ một bộ phim nước ngoài (US?) mà mấy thập niên trôi qua tôi vẫn còn nhớ, nó mang tên Người Đi Trên Không Gian với tên người máy (Robot) thật thông minh. Và bộ phim Pháp ấn tượng (phim tập của Pháp) mang tên Kho Tàng Bí Mật với chú Bateau (con tàu), người đac dám đạp xe từ tầng 2 tháp Effeil xuống chân tháp. Cùng với thiếu niên Dũng và Mimi, họ đã trở nên giàu có khi khám phá ra Kho Tàng Bí Mật.

Tôi còn nhớ CL thì Sài Gòn khi xưa lâu lâu bị cúp điện (cắt điện) nên có khi xem đoạn đầu, đoạn cuối mà thiếu đoạn giữa. Khi xưa theo trí nhớ của tôi thì ngoài những tuồng trình diễn tại rạp, các nghệ sỹ đến tận đài truyền hình để thâu trong studio thì hình ảnh dù trắng đen những rất rõ nét. Nhà tôi cũng thích xem đài Cần Thơ. Nhưng SG mà muốn bắt đài miền Tây thì không phải dễ khi ấy.


Xin trở lại con hẽm 16/93 (ngày nay vẫn còn, trông không khác ngày xưa. Tôi chỉ thấy cái khác là ngày xưa đường đất, bây giờ là đường tráng nhựa.


Vài ảnh của con hẽm chụp vào giữa năm 2013 và đầu năm Giáp Ngọ.



Hẽm 16/93 bên phải từ đầu đường Nguyễn Thiện Thuật.




Rẽ phải, đi tận cùng chỉ có thể quẹo trái là hướng về xóm nhà tôi khi xưa. Trước đó con hẽm bên trái đi thông ra đường Nguyễn Đình Chiểu gần chùa Kỳ Viên. Tiệm tạp hóa Vĩnh Phát ngày nay không còn. Vào thật 60, con đường Nguyễn Đình Chiểu về đêm (nữa đêm giới nghiêm đến 5g sáng) rất vui với nhiều ánh đèn màu. Bánh Mì Hà Nội vẫn còn nhưng khi xưa có chiếc xe bánh mì Tám Lự mà các học sinh trong xóm rất thích ăn quà sáng.



Con đường hẽm của xóm tôi ngày xưa. Cuối đường là trường THPT cấp 1 Phan Đình Phùng, ngày nay vẫn còn.



Vẫn con hẽm 16/93 từ trường Phan Đình Phùng đi ngược ra đường Nguyễn Thiện Thuật vào mồng một Tết Giáp Ngọ.


+

+

+

Ảnh mồng một Tết Giáp Ngọ

Nếu đi lùi lại thì đụng ngay trường THPT cấp 1. Hình ảnh ngày nay thì có vẽ hoành tráng quá nhưng khi xưa là ngôi trường công lập cũ kỹ với bụt gỗ, bàn ghế cũng bằng gỗ và lối đánh vần rất VN thời ấy chắc ngày nay không còn.



Vào những năm 60, khu này cũng như nhiều khu lao động khác không được cấp nước từ công ty điện lực, thế là tối tối, dân trong xóm hay ra tận phông tên (fontaine) gần đường cái Nguyễn Đình Chiểu để lấy nước gánh về. Khi ấy từng có nghề gánh nước mướn, những ai có tiền mà không muốn lao động vinh quang thì có thể thuê các cô gái làm việc này. Nhà chúng tôi không giàu có gì nhưng có chiếc xe tải Peugeot của chủ cho mượn nên đi lấy nước mỗi chuyến có thể mang về cả 10 thùng một chuyến. Về tới nhà thì cho vào lu để trử. Có hộ quá lười thì chờ hứng nước mưa, nằm nhà hả miệng chờ sung rụn!




+


Nhà chúng tôi đây rồi, bây giờ là cửa hàng thực phẩm. Ngày xưa có sân thượng, tối tối hay lên đó hóng mát vừa xem máy bay đi tuần. Ôi, mới đó mà đã trên dưới nữa TK. Căn nhà có vẽ dài như nhiều người nghĩ, thật ra tư nhân mua lại cả 3 căn : 16/93/25 và 16/93/27.

Đối diện là nhà của chị G., bạn của chị tôi, nhà nay đã dọn đi nơi khác và là sở hữu của rạp Thăng Long. Hình ảnh đang bị đập bỏ vì đang được xấy ra khu giải trí cùng tên. Kế bên là phía sau rạp Thăng Long. Vào thập niên 60 là nhà riêng của ông chủ rạp hát Việt Long.


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 04-04-2014, lúc 17:10
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (05-04-2014), manh thuong (04-04-2014), nam_hoa1 (07-04-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.