Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Du ngoạn 4 phương cùng VIET STAMP > Nước Việt mến yêu

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 12-10-2009, 08:09
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài

Tiện đây các bạn cho hỏi: "Tiền kiểm" và "Hậu kiểm" là gì?
giống trong tiền chảm hậu tấu đó bác

tiềntrước, hậusau

tiền kiểm là kiểm tra xong, chuẩn rồi mới cho làm
còn hậu kiểm là làm xong rồi mới kiểm tra
hậu kiểm và giải pháp cho những vấn đề thường xuyên diễn ra, diễn ra nhìu quá nếu tiền kiểm thì ko hết được, vậy nên đơn vị thực hiện cần cố gắng chính sác hết sức có thể.. việc hậu kiểm trong Hải quan cũng vậy, nếu trường hợp nào cũng tiền kiểm thì gậy nên 1 khối lượng công việc đồ sộ thuộc nhóm ko thể giải quyết, vậy nên nhà nước cho phép nhìu trường hợp làm rùi mới kiểm... cơ sở của phương thức này là sự tự giác ...tuy nhiên đôi khi có gian lận nên thi thoảng phải hậu kiểm ... vừa là để kiểm tra, vừa là nhắc nhở các doanh nghiệp cố gắng làm cho tốt ...nếu cố tình sai hoăc vô tình sai mà bị kiểm ra thì lại rối tung rối mù

em đoán nôm ra là vậy
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-10-2009)
  #22  
Cũ 12-10-2009, 17:28
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Cảm ơn hat_de. À, thì ra là vậy! Có cái kvd không hiểu lắm là ý nghĩa thực của những từ đó trong buổi họp do bài báo đã đăng. Bây giờ thì kvd...thông rồi. Cảm ơn cái nữa nhé! )

(Còn cái "tiền là trước, hậu là sau", hihi...Ai mà không biết cơ chứ! Bởi vậy mới có câu "Tiền trảm hậu tấu" là thế! )


******

Tuy không phải là mùa Thế Vận Hội, nhưng kvd nhớ tới đâu thì tào lao tới đó cho nó vui cửa vui nhà vậy nhé!

Trong tất cả những bộ tem sưu tầm theo chủ đề, một số đông những sưu tầm gia đều đồng ý rằng, chủ đề "Thế Vận Hội" là một chủ đề phổ thông nhất.

Khi Hy Lạp cho tổ chức cuộc hội thể thao thế giới vào năm 1896, họ đã cho phát hành một bộ tem để đánh dấu sự kiện lịch sử này tại Athènes. Song song đó, Hy Lạp đã có thêm một sáng kiến thú vị khác là trong lúc các lực sĩ lo đổ mồ hôi, sót con mắt để hì hục tranh tài trên sân đấu. Thì các bô lão trong ban tổ chức...trốn vào một chỗ (chắc chắn là có bánh trái, rượu thị ê hề ), để ề à bình phẩm xem quốc gia tham dự kỳ này có được bộ tem nào ý nghĩa và đẹp nhất hay chăng (riêng kvd, chưa tìm được tài liệu nào nói đến sau những buổi chè chén hí hởn đó, các bô lão đã bầu cho xứ nào có tem kỷ niệm hay nhất. Khi nào có tin, sẽ bổ túc vào đây sau vậy ).

Với tinh thần đó, năm 2004, ban tổ chức Thế Vận Hội đã trao giải thưởng về những bộ tem xuất sắc nhất cho những quốc gia sau đây:

* Bồ Đào Nha (huy chương vàng).
* Ukhaine (huy chương bạc).
* Úc (huy chương đồng).

Phải nói rằng, Thế Vận Hội là một dịp bằng vàng cho những quốc gia tham dự, để không những gửi các lực sĩ đại diện cho đất nước mình, mà đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá văn hóa trên toàn thế giới. Đôi khi có vài quốc gia, sau khi đem chuông đi đánh xứ người mà được những huy chương vàng, tức thì chân dung của những lực sĩ đó sẽ được lên tem kỷ niệm.

Ít ai biết rằng, khi Hy Lạp tổ chức cuộc Thế Vận Hội năm 1896, quốc gia này đã mắc phải một món nợ không nhỏ (gần 500 ngàn dollars / Một món tiền khổng lồ vào thời đó). Để có thể có thêm chút đỉnh tiền trám vào cái lỗ hổng đó, chính phủ Hy Lạp đã nghĩ ra chuyện in tem để bán, cho dịp này. Đây là những bộ tem đầu tiên của Hy Lạp cho ra đời để kỷ niệm về những ngày lễ hội. Và đã đạt được một kết quả rất khả quan trên cả mong ước!

Sáng kiến này là khởi đầu cho những quốc gia khác noi theo sau đó. Thí dụ như Canada. Năm 1973, quốc gia này cho phát hành bộ tem Thế Vận Hội đầu tiên của mình. Cuộc bán tem kỷ niệm này dù thành công, nhưng vẫn chưa đủ đắp vào những món nợ khổng lồ (chi phí tổ chức). Vì thế, cho mãi tới...30 năm sau (2006), Canada mới thực sự hết nợ vì cái...đua đòi của mình !

Dưới đây là những con tem của Hy Lạp, phát hành nhân dịp tổ chức Thế Vận Hội năm 1896 tại Athènes, do giáo sư Gillieron thiết kế dựa trên những văn hóa cổ truyền Hy Lạp lưu lại từ những tác phẩm nghệ thuật, hoặc kiến trúc:


(Từ trái qua phải: Võ sĩ đánh boxe; Họa lại một tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Myron: Lực sĩ ném dĩa)


(Từ trái qua phải: Bình gốm đựng rượu thời cổ; Nữ thần Victory đang đánh xe tứ mã)


(Từ trái qua phải: Cảnh của Athènes gồm có: Acropolis, Parthenon và sân vận động Olympic)


(Từ trái qua phải: Dựa vào hai bức tượng nổi tiếng: HermesNike / nữ thần Victory)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-10-2009), hat_de (12-10-2009), huuhuetran (23-10-2009), manh thuong (13-10-2009), Nguoitimduong (21-10-2009), Poetry (12-10-2009), Tien (12-10-2009), zodiac (13-10-2009)
  #23  
Cũ 13-10-2009, 19:20
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Daniel Perret, một tiến sĩ về sử và khảo cổ học, chuyên về Á Đông và nhất là Mã Lai, Indonesia...Và năm 1998 đã có một khảo luận về tình trạng cướp biển tại các vùng biển thuộc châu Á, đặc biệt tại biển Đông!

Khi có dịp, tôi sẽ trở lại khảo luận này của ông, để dựa vào đó sẽ bàn sâu hơn về tệ nạn này. Một hệ thống có tổ chức chặt chẽ để hành động thực thụ như những cướp biển tân thời. Những cướp biển này, cũng theo sự nghiên cứu và điều tra của Daniel Perret, thì đa số là dân chài Mã Lai, Thái Lan, Indonesia...Nhiều tên cướp biển này đã lấy máy bay từ Singapor, ghé Thái Lan rồi từ đó mới lên tầu riêng (đã đậu trước ở đó) để đi...làm ăn!!!

Trong những hành vi giết người, cướp của này không ít bọn cướp biển đã bị bắt và lãnh án. Nhưng không vì thế mà tệ nạn này suy giảm!

Có một điều "rất lạ" là trong nhiều lần bị phát hiện và bị điều tra, không ít những tầu hải tặc này đều trang bị quân phục hải quân, vũ trang và tầu bọc sắt của...hải quân Tầu! Như năm 1995, tầu Xiamen Bridge đã bị cướp gần Hong Kong, một nhóm cướp có quân phục hải quân Tầu đã ra lệnh cho tầu này phải cặp bến tại Dangan Liedao (thuộc Quảng Đông) để chúng lục soát. Sau 7 giờ kiếm tìm nhưng không thấy gì quý giá, chúng mới cho tầu này chạy thoát!

Năm 1996, hải quân Phi Luật Tân đã rượt bắt một tầu cướp biển (cách Manille 80km), gồm 20 tên. Phòng lái tầu này được bọc sắt, bản đồ của hải quân Tầu. Giấy tờ hành chánh thuộc về hải trình của tầu này cho thấy tầu đã có những sự vụ lệnh đi lại nhiều nơi thuộc Quảng Đông! Daniel Perret cho biết, hải quân Phi Luật Tân đã xác quyết rằng có nhiều tầu chiến thuộc hải quân Tầu, ngoài nhiệm vụ tuần tra tại vùng Quảng Đông, chúng còn có thêm nhiệm vụ khác là làm...cướp biển trong vùng biển Đông!!!

Thêm một điều khá ngộ khác nữa nơi chính phủ Tầu là, sau lần bắt được hải tặc Mã Lai và Indonesia vì vụ cướp tầu Artic Sea chở đường. Sau khi đòi tiền bãi với chủ tầu không được (400 ngàn dollars), chính phủ Tầu đã cho thả toán cướp biển trên, đồng thời cho bán đấu giá toàn bộ số đưởng trên vào năm 1997, mà không thèm hỏi qua ý kiến của chủ tầu!!!

Và còn rất nhiều những trường hợp tương tự khác.

Cướp biển hoặc cướp...đường, chắc chỉ cách nhau bởi một làn chỉ mỏng như sương!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (14-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Poetry (13-10-2009), Tien (13-10-2009)
  #24  
Cũ 13-10-2009, 21:25
Tien Tien vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 1,104
Cảm ơn: 17,889
Đã được cảm ơn 7,314 lần trong 1,057 Bài
Mặc định

Sẽ phản đối TQ 'ngược đãi' ngư dân

Ngư dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh
Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói sẽ chính thức phản đối việc ngược đãi ngư dân Quảng Ngãi vào tránh bão gần quần đảo Hoàng Sa.


Name:  090720151834_0720_vietfishermen226.jpg
Views: 475
Size:  19.7 KB
Ngư dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh



Ông Nguyễn Việt Thắng nói với đài BBC ông cho rằng việc người Trung Quốc dọa dẫm, bắn súng và trấn lột ngư dân Việt Nam là "vô nhân đạo" và "không tuân thủ luật pháp quốc tế".

Cuối tuần trước, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng tường thuật hai kỳ về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và Bình Châu khi tránh bão số 9 ở quần đảo Hoàng Sa.

Báo này trích lời các ngư dân nói họ đã bị lính Trung Quốc "đánh đập và cướp bóc".

Phản ứng trước thông tin này, Chủ tịch Hội Nghề cá VN nói:

Ông Nguyễn Việt Thắng: Sau khi xác minh lại với Hội Nghề cá tỉnh (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy rằng đây là hành động rất không nhân đạo.

Người ta chạy tránh bão, không cho vào lại còn bắn đuổi ra. Sau đó bão đến nơi rồi, thậm chí có điện của biên phòng Việt Nam rồi, mà vẫn còn tiếp tục bắn.

Trong khi đó, trong cảng đã rất nhiều tàu của Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản... Mãi khi không thể không lao vào vì bão đã quá gần, họ mới thôi bắn.

Tôi cho đây là hành động không nhân đạo, và cũng không tuân thủ luật pháp quốc tế về cứu nạn cứu hộ trên biển khi có thiên tai.

Thêm nữa, khi ngư dân quay trở ra, họ còn cho ca nô chở lính theo dí súng, đánh đập, lột đồ đạc, lấy điện thoại. Trước khi rút lui, họ còn lấy búa đập thùng trữ nước của ngư dân, lấy hết la bàn của nhiều tàu chỉ để lại vài chiếc.

Đây thực sự không phải hành động của người lính nước CHND Trung Hoa, mà giống hành động của những kẻ trấn lột hơn.


BBC: Vậy Hội Nghề cá sẽ có phản ứng thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi đang bàn bạc để có kiến nghị lên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như Bộ Phát triển Nông thôn để những sự việc như thế này từ nay về sau không thể nào được lặp lại nữa.

BBC: Thưa ông, trong thời gian chờ đợi, ngư dân vẫn phải tiếp tục đánh cá. Mà mùa này thì lại là mùa bão, vậy họ phải làm sao?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Thực tế hai bên đã bàn bạc và quy định rõ ràng với nhau, rằng khi có bão, thì ngư dân phải tìm chỗ tránh bão gần nhất và an toàn nhất. Đó là điều đầu tiên.

Thứ hai, chúng tôi cũng khẳng định lại rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam, dù đang bị Trung Quốc chiếm. Ngư dân Việt Nam có quyền vào đó.

Để bảo vệ quyền lợi ngư dân, chúng tôi đang thảo văn bản để gửi đi.

Vừa qua chúng tôi cũng bận bịu việc quyên góp khắc phục hậu quả cơn bão số 9, và còn đang thu thập thêm nhiều thông tin nữa cho thật đầy đủ.

Bài báo này kể cũng chưa hết, chưa rõ tất cả các hành động mà chúng tôi gọi là không nhân đạo (đối với ngư dân VN).


Nguồn: (BBC Tiếng Việt)


"Ai dám đứng ra phản đối"
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Tien vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (16-10-2009), dammanh (20-10-2009), hat_de (14-10-2009), huuhuetran (14-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Poetry (14-10-2009), zodiac (20-10-2009)
  #25  
Cũ 14-10-2009, 01:58
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Ông Nguyễn Việt Thắng (Chủ tịch hội nghề cá Việt Nam): "chúng tôi cũng khẳng định lại rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam, dù đang bị Trung Quốc chiếm..."

******

Có thể nói thời hoàng kim của cướp biển là từ năm 1690 tới 1730. Thời gian đó, chính trị bất ổn, kinh tế trì trệ trong một xã hội điều tàn đã khiến cả ngàn ngàn người có ý định từ bỏ mái ấm gia đình, để dấn thân vào sương gió làm...hải tặc! Bước đầu cho cái nghề gian ác này là người Anh, Mỹ. Sau đó là tới Pháp cùng những quốc gia khác bắt chước để ăn có. Nhưng không ít những cướp biển này, chủ ý là có được một cuộc sống tự do hải hồ. Rồi theo những cánh buồm ngang dọc, họ đã chọn lấy cái nghề bất nhân này để mưu sinh. Từ đó, những hải hành dọc Nam tới Bắc Mỹ, qua tới châu Phi đều lưu lại dấu những đám hải tặc đó...Cho tới khi những tầu buôn tự trang bị binh khí để bảo vệ lấy mình, hoặc có những thuyền hộ tống đi theo thì sự lộng hành của hải tặc mới chấm dứt.


Biển Carabic một thời gian đã lừng danh là nơi làm ăn của hải tặc, quần đảo Bahama là...tổng hành dinh của cướp biển. Còn đảo Madagasca coi như là thủ phủ của nhóm này. Từ đó, hải tặc làm điểm xuất quân để tấn công những tầu buôn Á Rập và Ấn Độ. Khúc biển này được ví là "đường hải tặc", từ bắc Mỹ vòng qua Mũi Hảo Vọng dể thẳng tới Ấn Độ dương.


Khi cần đánh cướp, những người này hoàn toàn là những thủy thủ giỏi dang, một hải binh thiện nghệ...Kèm theo vào đó là những tính khí bất thường để khiến họ sẵn sàng trở thành những kẻ nát rượu, khát máu, giết người không gớm tay. Bù lại, trên thuyền được tổ chức theo một thứ luật riêng và có ít nhiều tính cách dân chủ và bình đẳng, thí dụ: được...bỏ phiếu bầu đại diện; chia chác đồ ăn cướp một cách sòng phẳng theo quy định.


Lúc đó, hoàn toàn chưa có một bài báo hoặc phóng sự do người viết sách nào đã có những sinh hoạt chung với đám hải tặc này viết lại. Nếu thiên hạ biết được một phần nào những gì liên quan tới họ, là chỉ qua những lời kể và khai lại từ những nạn nhân, hoặc thuyền trưởng của tầu bị cướp truyền lại. Cho tới khi có một phóng viên là Daniel Defoe (tác giả của tiểu thuyết bất hủ: "Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký"), đã viết hai cuốn về hải tặc. Cuốn đầu tiên có tựa: "A General History of the Robberies and Murders of the most Notorious Pyrates" in vào năm 1714. Còn cuốn sau in vào năm 1718, dưới tên tác giả là Captain Charles Johnson.


(Còn tiếp)

kvd sưu tầm.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (16-10-2009), dammanh (20-10-2009), hat_de (14-10-2009), huuhuetran (14-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Poetry (14-10-2009), Tien (15-10-2009), zodiac (20-10-2009)
  #26  
Cũ 15-10-2009, 16:13
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Thêm một chút tin tức liên quan tới...hải tặc biển Đông (!!!), trước khi lan man tiếp về hải tặc từ thế kỷ 17, cũng như tem bưu chính liên quan. Rồi thử làm một chút so sánh giữa 2 loại hải tặc này coi sao!

Dựa trên nhiều báo cáo của cơ quan an ninh hàng hải quốc tế và những tin tức được đăng lại trên các cơ quan thông tấn quốc tế. Daniel Perret nhắc lại một trong những vụ cướp biển xẩy ra vào tháng 10.1997 như sau: "Chiếc tầu chở hàng Vosa Carrier xuất phát từ Hong Kong để sẽ cặp bến Hải Phòng, khi ngang đảo Waglan, bất ngờ bị một chiếc tầu trinh sát, gồm 12 thủy thủ với y phục quân đội, trang bị tiểu liên, phóng hết tốc lực đuổi theo. Vosa Carrier bị nhóm quân nhân này ép buộc quay mũi về Huệ Lai (thuộc Quàng Đông), cặp bến thì cũng là lúc đám cướp ngày này đập phá tan tành phòng lái, lấy hết tiền bạc cùng những đồ vật có giá trị của thủy thủ đoàn...

Chưa xong, sau đó chúng đã bắt buộc toàn bộ chỉ huy tầu ký vào một tờ giấy với nội dung là: Tầu Vosa Carrier đã chở...hàng lậu!!! Chính quyền tại Huệ Lai chỉ chờ như thế, dựa ngay vào "lời khai" trên giấy để cáo buộc thuyền trưởng tầu buôn vi phạm luật! Sau đó, tầu bị kéo từ Huệ Lai về Paotai. Và tại đây, công an cũng như hải quan đã cho gỡ tháo, tịch thu toàn bộ những container trên tầu này (giá trị hàng hóa được biết là có tới 20 triệu dollar Hong Kong! Sau một tháng bị giam giữ, tầu buôn này và thủy thủ đoàn mới được thả ra, sau khi đã phải đóng tiền phạt tới 100 ngàn (tiền mặt) dollar Mỹ cho trạm công an này
"

Những hành vi như kiểu này rất thường xuyên diễn ra như chốn không người. Nhưng từ khi quốc tế chú ý tới thì hầu như đã chấm dứt. Bù lại, hiện nay những thuyền nhân chất phác đang đánh cá trên biển, nếu vô tình bị bọn này bắt được thì thế nào cũng gặp phải những hành vi ăn cướp tàn bạo trên. Việc bắt ký giấy là đã "vi phạm" (vì một lý do vớ vẩn nào đó), kèm theo những "nộp phạt" (!!!) vẫn luôn được đám cướp này áp dụng. Và hầu như chưa đủ ác, chúng còn đập phá tầu cá, cướp những gì có thể cướp, đánh đập...

(Về những tài liệu và tin tức loại cướp biển tân thời này, các bạn có thể theo dõi tại đây:)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (16-10-2009), hat_de (15-10-2009), huuhuetran (15-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Tien (15-10-2009), zodiac (20-10-2009)
  #27  
Cũ 16-10-2009, 16:36
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Bữa nay kvd tiếp tục tào lao về hải tặc...thế kỷ 17, cùng giới thiệu những con tem đã phảt hành của một vài quốc gia (đa số là những quần đảo mà một thời từng ghi dấu bước chân của nhóm này). Nhiều người dân tại những xứ này, hiện có người là cháu chít của hải tặc xưa kia. Nhưng nhắc lại là chỉ để...hồi tưởng về cha ông thôi, chứ họ quyết không...nối nghiệp của ông sơ !

Rất nhiều hải tặc xuất thân, hoặc là những thủy thủ của tầu buôn, hoặc là những tội phạm trốn thoát. Một trong những lý do chính là vì họ chịu không nổi cách đối xử quá nặng, do áp dụng kỷ luật hết sức cứng rắn trên một số tầu (thí dụ: lối phạt phổ thông nhất cho người làm lỗi là bắt nằm ra để chịu từ 10 tới 20 hèo)...Trong cái thời hoàng kim của hải tặc, đã có nhiều hợp tác giữa hải tặc và quan chức địa phương tại những thuộc địa của Mỹ. Chẳng qua là sau những vụ cướp của, hải tặc thường đem bán lại cho họ với những giá rẻ mạt. Nhân viên đóng đồn dọc theo những bãi biển khi đó, có thể nói là họ hợp tác một cách rất...tay trong tay với hải tặc!

Con tem dưới đây là Sir Henry Morgan, dân gốc Anh. Hải tặc và sau đó trở thành...quan phó toàn quyền của Jamaica! Khi còn là một hải tặc có tiếng, ông ta đã thu gom được vô số của cải bất chính và đã có cho...rửa tiền tai nhiều nơi khác nhau như: Panama, Puerto Bello, Maracaibo luôn tới Cuba! Sau đó, triều đình Anh lo ngại trước thanh thế và của cải của Henry Morgan, nên đàng nuốt giận mà phong tước cho ông. Thế là từ hải tặc, ông ta đã trở thành một quý tộc và được cử đi làm...công chức tại Jamaica!


Anne Bonny là một phụ nữ có cuộc sống ổn định và bình thường. Không biết lúc đó họ có đọc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du nhà ta hay không, mà tự nhiên một ngày nọ gặp Jack Rackam (còn có biệt hiệu là Calico Jack. Cần nói thêm là trong một vài tác phẩm, cũng như tem thì John đã thay cho Jack) để ngân nga mãi câu:

"Người đâu gặp gở làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không
"

Nghe ngâm thơ Kiều mãi như thế, Jack cầm lòng không thấu, thế là...cũng yêu lại và hai người cứ thế tương tư nhau. Cuối cùng, để muốn người yêu sẽ thuộc về mình mãi mãi, Jack đã đề nghị thẳng với chồng của Anne là hãy...nhượng lại cô vợ cho mình, giá cả bao nhiêu cũng được. Ông chồng không muốn nhìn cái sự thật đau lòng đó có thể xẩy ra, thế là vừa lắc đầu quầy quậy vừa "No, no.."! Thấy chồng mình nhất định cấm cửa, Anne bàn với Jack là hãy bỏ nhà đi bụi, có sao ăn vậy miễn là được sống bên nhau là mãn nguyện lòng....Đó là lý do tại sao họ đã trở thành cặp cướp biển khét tiếng.

Một lần kia, Jack chiêu mộ được một anh hết sức đẹp trai, bảnh tẻng, để làm thuộc hạ trên tầu mình. Liếc qua liếc lại sao đó, Anne lại tương tư...anh này. Nhưng hỡi ơi, anh đẹp trai này lại là một...cô gái giả trai, có tên là Mary Read! Cuộc sống chung đụng mãi trên tầu nên khó tránh, nên cô Mary cũng trở nên vợ thứ của hải tặc Jack Rackam luôn!

Sau đó thì lưới trời khó thoát, tất cả đã bị bắt trong một lần đi cướp. Và bị án tử hình. Nhưng vì cả hai cô này đều có thai nên tòa ân xá. Sau đó, Mary chết trong tù, còn Anne thì mất dạng trên giang hồ...


(Còn tiếp / kvd sưu tầm và lược dịch)

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 16-10-2009, lúc 16:45
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (16-10-2009), hat_de (19-10-2009), huuhuetran (16-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Tien (16-10-2009), zodiac (20-10-2009)
  #28  
Cũ 19-10-2009, 16:08
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Edward Teach (Thatch) còn có tên hiệu Blackbeard, là một trong những tên cướp biển nổi tiếng. Khi Anh quốc có xung đột với những xứ quanh vùng như: Pháp, Tây Ban Nha...thì Edward Teach cũng tham dự cùng hải quân hoàng gia để thành công trong nhiều trạn hải chiến. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, hắn ta đã không chịu...lên bờ mà tiếp tục những cuộc hải hành, với mục đích chính là làm hải tặc!

Tầu của tên cướp này được đóng với trọng lượng và kich sthuwowcs nhỏ hơn những tầu buôn khác rất nhiều. Nhờ vậy, tầu của chúng chạy rất nhanh để có thể bám sát và tấn công tầu khác một cách dễ dàng, dù chỉ với 1 hoặc 2 cột buồm.

Trong cuộc đời khi trở thành cướp biển, Blackbeard đã "làm thịt" cỡ 40 chục tầu buôn. Và lần cuối cùng, trong lần thư hùng với trung úy Robert Maynard của hải quân hoàng gia Anh, dù đầy thương tích (trúng nhiều phát đạn và nhiều nhát gươm) hắn ta vẫn chống trả kịch liệt cho tới khi kiệt sức. Maynard đã cho lệnh chặt đầu Blackbeard để bêu lên trước cột buồm làm gương.



Cờ riêng của hải tặc thời đó thường là có những hình tượng ghê rợn như: bộ xương người lắt lẻo, đao kiếm lủng lẳng, hoặc quả chuông (có nghĩa là...giờ tận thế cho bọn người đã điểm!). Phổ thông nhất là cái cờ đen phất phới với hình một cái đầu lâu cùng hai bộ xương chéo ngang từ năm 1700. Đây là...sáng kiến của Emanuel Wynne, một tên cướp biển người Pháp.


(Còn tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (21-10-2009), hat_de (19-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Tien (19-10-2009)
  #29  
Cũ 20-10-2009, 22:57
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Khi Thomas Tew cặp bến Newport, chiếc thuyền Amity đã tràn ứ một số lượng vàng bạc, châu báu không tưởng tượng nổi. Theo sử sách hàng hải còn ghi lại, William Kid đã cho chôn dấu một nửa số tài sản ăn cướp của hắn tại đảo Gardiners.

Những chia chác của đám hải tặc được phân định như sau: Thủ lĩnh và đàn em thân tín lấy 2 phần; pháo thủ và chỉ huy lấy 1,5; chỉ huy phó lấy 1,25; lâu la thuộc hạ được 1 phần.


Dưới đây là thêm một vài tem khác với chủ đề "Cướp biển":




Chắc nhiều bạn ở đây đã có lúc đọc qua tác phẩm bất hủ của Robert Louis Stevenson: "Treasure Island" (1718). (Walt Disney cũng đã làm phim cùng tên). Một tiểu thuyết để đời viết về hải tặc, với hai nhân vật chính là tên cướp độc cước, Long John Silver, lúc nào cũng kè bên vai một con kéc và thanh niên Jim Hawkins. British Virgin Island từng phát hành nhiều bộ tem kỷ niệm tới tác giả:


(Hết)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (21-10-2009), hat_de (21-10-2009), huuhuetran (21-10-2009), manh thuong (21-10-2009), Nguoitimduong (21-10-2009), Tien (21-10-2009)
  #30  
Cũ 21-10-2009, 19:54
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Thế giới này, ai cũng...nể mấy anh Tầu về cái tài làm đồ giả! Nhưng để có thể tung ra thị trường một món đồ trước ngày phát hành chính thức (có cầu chứng trên toàn cầu) như logiciel của Windows 7 thì đó là một hành vi...

Huống chi anh bán hàng trong cái clip dưới đây còn hãnh diện để nói thẳng rằng: "Về điều này (tức là làm hàng giả) thì dân Tầu tụi tôi đã nức tiếng rồi! Người Tầu rất hay mà!"

Các bạn vào coi thử cái clip dưới đây do một phóng viên Pháp đã quay lén (ngày 20.10 trong một của hàng tại trung tâm thương mại Thượng Hải), khi đi tìm hiểu thực hư về chuyện này. Và đúng như vậy, dù chỉ trong vòng 10 ngày, tiệm này đã tống hết những bản tiếng Anh của logiciel Windows 7! Nên biết rằng logiciel này chỉ được chính thức tung ra thị trường toàn thế giới vào ngày 22.10.2009 thôi!

Bấm vào "play" của clip này tại đây:

Dưới đây là lời đối thoại của phóng viên và người chủ hàng. Anh này không biết là mình đang bị quay lén:

* PV: Ở đây có bán logiciel Windows 7 không vậy ông?
* Chủ hàng: Có!
* Vậy ông cho coi thử.
* Cô muốn bản tiếng Tầu hay tiếng Anh?
* Tiếng Anh.
* Tiếng Anh thì hết rồi.
* Vậy giá bán bao nhiêu vậy há?
* 30 rmb (3 euros)! Tôi có bản bằng tiếng Anh thiệt, nhưng bán hết rồi, không còn nữa! Cô có thể để lại số điện thoại và khi nào hàng tới, tôi sẽ báo cho cô biết. Chứ bây giờ không còn bản nào cả!
* Ông bán món này từ khi nào vậy.
* Món này hả? Từ khi nào hả? Ờ, từ 10 bữa nay rồi! Bản tiếng Anh cũng vậy, từ 10 ngày nay...
* Thiệt là ông không còn bản tiếng Anh nào khác hả?
* Không, tôi không còn mà! Mà...Khoan, để nói nhỏ này đi coi sao!
* Bằng cách nào mà các ông đã làm được hàng như thế này vậy?
* Về điều này (tức là làm hàng giả) thì dân Tầu tụi tôi đã nức tiếng rồi! Người Tầu rất hay mà!

(Đoạn chót trong clip là phóng viên đã cho chạy thử Windows 7 đã mua tại cửa hàng bên đó)

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 21-10-2009, lúc 19:56
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (21-10-2009), huuhuetran (22-10-2009), Nguoitimduong (21-10-2009), Tien (21-10-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.