Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Cuộc sống đó đây

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 05-07-2008, 10:04
trithuc_nguyen's Avatar
trithuc_nguyen trithuc_nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Biên Hoà-Đồng Nai
Bài Viết : 1,469
Cảm ơn: 926
Đã được cảm ơn 6,731 lần trong 1,387 Bài
Mặc định Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu Trấn Biên
(Biên Hòa Đồng Nai)

1) Lời mở đầu:
17 năm sau khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu vào xác lập nền hành chính của vùng đất mới phương Nam, văn miếu Trấn Biên được xây dựng (1715). Theo “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, ngoài Thăng Long - Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, 1070), văn miếu được xây dựng ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng văn miếu Trấn Biên là văn miếu được xây dựng sớm nhất ở phía Nam, trước văn miếu Vĩnh Long, Gia Định và cả văn miếu kinh đô Huế.

2) Hoàn cảnh ra đời:
Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức biên soạn vào đầu thế kỷ XIX (bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, xuất bản năm 1972), Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa) vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715). Văn miếu Trấn Biên đã qua hai lần trùng tu vào năm Giáp Dần (1794) và năm Tự Đức thứ 5 (1852). Theo mô tả của sử sách, văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp, “nơi đây núi sông thanh tú, cỏ cây tốt tươi... Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn”.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trong bối cảnh vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai đã khá ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (có Nông đại đại Phố, có dinh trấn...) như một sự xác lập vị thế địa văn hóa-chính trị của vùng đất; đồng thời là sự tiếp nối văn miếu Thăng Long và truyền thống trọng học, trọng trí thức nhân tài của tổ tiên trải qua nhiều thế kỷ xây dựng quốc gia tộc lập tự chủ. Gắn liền với văn miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển khá sớm ở Biên Hòa- Đồng Nai lúc bấy giờ. Và trên nền giáo dục ấy cũng đã sản sinh ra những tên tuổi làm rạng rỡ vùng đất phương Nam, đồng thời tô điểm thêm truyên thống văn hóa ngàn năm của dân tộc ta như: Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Nguyễn Đình Chiểu...
Trấn thủ Dinh Trấn Biên là Nguyễn Phan Long, ký lục Phạm Khánh Đức lựa chỗ đất tốt dựng lên Văn miếu ban đầu, phía nam hướng đến sông Phước, phía bắc dựa theo núi rừng, núi sông thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Đến năm Giáp Dần đời Trung Hưng (1794), Lễ bộ Nguyễn Đô khâm phục giám đốc trùng tu, dựng nên Đại thành điện, Đại thành môn, Thần miếu, Dục thánh từ... Chu vi bốn mặt xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn Miếu, phía tả và hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bài, khánh vàng...

Nhưng...
Do thời gian và những biến cố lịch sử, văn miếu Trấn Biên bị tàn phá không còn lại dấu vết (theo “Biên Hòa sử lược” của nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu, năm 1861 khi tiến chiếm Biên Hòa, quân Pháp đã đốt phá văn miếu Trấn Biên), người đời nay chỉ hình dung văn miếu Trấn Biên xưa qua sử sách. Song với những gì được mô tả và người đời lúc bấy giờ xưng tụng, người Biên Hòa – Đồng Nai hôm nay rất đỗi tự hào về ngôi đền văn miếu của mình.
Di tích để lại hiện chỉ còn đôi liễn đối do Bố chánh Ngô Văn Địch phụng cúng vào năm 1849, có nội dung: Giang hán dĩ trạc, thu dương dĩ bộ, hạo hồ bất khả thượng/Tôn miếu chi mỹ, bá quan chi phú, du giả nan di ngôn. Hiện câu đối này được treo tại đình Hiệp Hưng (Tân Uyên).

3) Giữ gìn khôi phục và phát triển:
Nằm trong kế hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa ở Đồng Nai, nhân kỷ niệm 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng lại văn miếu Trấn Biên. Lễ khởi công diễn ra vào ngày 9-12-1998 và khánh thành công trình giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ 2002 (nhằm ngày 14-2-2002). Trong dịp kỷ niệm 290 năm văn miếu Trấn Biên, các công trình giai đoạn 2 tiếp tục được xây dựng và mở rộng thêm diện tích.
Việc phỏng dựng lại văn miếu Trấn Biên không chỉ là việc làm hướng về cội nguồn, truyền thống đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân mà còn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng đã đề ra.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại theo hình thức truyền thống nhưng thể hiện biểu trưng mới về văn hóa giáo dục và tinh thần trọng việc học hành theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Văn miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc và của địa phương; đồng thời là một thiết chế văn hóa, du lịch gắn với khu danh thắng Bửu Long đã được công nhận là di tích quốc gia. Do vậy, ngoài việc thờ phụng các danh nhân văn hóa – giáo dục xưa và nay, Văn miếu Trấn Biên còn là nơi tổ chức lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực. Thực tế từ khi khánh thành (năm 2002) đến nay, Văn miếu Trấn Biên là nơi thường xuyên diễn ra các lễ viếng các bậc tiền nhân, tổ chức tuyên dương, khen thưởng, báo công những thành tích đặc biệt trên các lĩnh vực mà Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đạt được, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục. Ngoài ra, văn miếu cũng là nơi đón nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh cũng như các đoàn khách quốc tế khi đến thăm Đồng Nai.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại từ tháng 9-2000, nhằm chào mừng sự kiện 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai và chào thế kỷ mới. Từ cửa vào Văn miếu, chúng ta bắt gặp nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Tịnh Quang, cổng Tam Quan, nhà bia thứ hai và cuối cùng là Nhà thờ chính. Các bậc tam cấp được ốp đá da, mái vòm lợp ngói âm dương mũi hài màu xanh ngọc làm bằng gốm tráng men, hai văn bia thờ làm bằng đá xanh lấy từ núi Bửu Long, nền nhà thờ chính lát gạch tàu, hoa văn trang trí trên nóc các nhà nhờ được chạm trổ tinh vi, diềm mái. Hồ Thiên Tịnh Quang nằm trước cổng Tam Quan và Khuê Văn Các vốn là một hồ nước rộng tự nhiên, được “kiến trúc” lại đưa vào kiến trúc chính của Văn miếu. Nhà thờ chính được thiết kế xây dựng theo kiến trúc cổ, kiểu mái nhà ba gian, hai chái. Bàn thờ Bác Hồ ở gian trung tâm – biểu tượng danh nhân văn hóa Việt Nam và của cả thế giới. Phía sau nhà thờ, trên tường khắc nổi biểu tượng trống đồng, biểu trưng cho nền văn hóa Lạc Việt và Quốc tổ Hùng Vương. Ngoài ra còn có bàn thờ đức Khổng Tử, khánh thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Hai bên tả và hữu thờ tam vị văn thần. Bên tả đại diện tiêu biểu cho những nhà văn hóa – giáo dục của dân tộc, như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn. Bên hữu đại diện cho những nhà văn hóa – giáo dục vùng đất phương Nam, như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Gia Định tam gia (Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định). Phía trước hai bên nhà thờ chính có hai miếu nhỏ. Miếu bên trái thờ Tiên sư (những vị thầy vô danh dạy văn tự thường được thờ ở các đình làng), miếu bên phải thờ Tiền Hiền – Hậu Hiền (những bậc hiền nhân vô danh có công khai sáng, phát triển địa phương). Nhà bia đối diện với nhà thờ chính có bia đá, khắc bài văn nêu mục đích và ý nghĩa của việc thờ phụng trong Văn miếu, tuyên dương công đức. Nhà bia truyền thống đối diện từ cổng chính nhìn vào có bài văn bia nêu lên truyền thống, văn hóa, giáo dục của Trấn Biên xưa và nay. Lời bia này do Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu viết lời, với 8 đoạn: Từ đi mở cõi, Dựng xây Văn miếu, Trước nạn thực dân, Mở đường cứu nước, Giặc lại hung tàn, Ta càng trí dũng, Văn hiến vươn cao, Tương lai tươi sáng.
Cảnh quan hoa viên thiên nhiên, cây xanh xung quanh được tái tạo theo sử sách xưa ghi lại “...trăm hoa tươi tốt, có những cây tùng, cam, quýt, bưởi, hoa sứ...”. Việc thờ phụng và các hoạt động tại Văn miếu được thể hiện dưới hình thức văn hóa dân tộc cổ truyền. Hằng ngày, Văn miếu mở cửa đón khách thập phương đến thưởng ngoạn, dâng hương, tưởng niệm. Riêng những ngày lễ lớn trong năm có những hoạt động văn hóa trang trọng, với sự tham gia của nhiều người tại Văn miếu. Văn miếu được xây dựng trên diện tích lớn, thoáng và bao quanh là phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Một bên là núi Long Ẩn và núi Bửu Long; bên ruộng đồng bát ngát cò bay chấp chới với thấp thoáng mái nhà, vườn cây quê hương; bên kia là dòng Đồng Nai hùng vĩ ngày đêm chảy mãi, pha vào những nhánh sông nhỏ mềm mại tạo nét tranh thơ. Thanh long Bạch hổ, lại là một vùng đất cao ráo, hội tụ phong thủy, công trình với diện tích 20.000m2 đã tạo nên một kiến trúc kỳ quan mang đậm nét truyền thống văn hóa, giáo dục, đấu tranh ngàn đời hào hùng của dân tộc. Nét cổ kính, cảnh quan đẹp, lại gắn liền với khu du lịch Bửu Long nên lượng du khách hàng ngày đến tham quan rất đông. Theo đó, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian, như: cúng tế, xem biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... không những phát huy và bảo tồn truyền thống văn hóa dân gian dân tộc, của Biên Hòa mà còn tạo nguồn thu du lịch rất lớn cho tỉnh Đồng Nai.
__________________
“Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
--------------
Nguyễn Dương Tri Thức
VCB:0121000448170 - Dương Thúy Phượng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 05-07-2008, lúc 15:47
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 05-07-2008, 13:45
trithuc_nguyen's Avatar
trithuc_nguyen trithuc_nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Biên Hoà-Đồng Nai
Bài Viết : 1,469
Cảm ơn: 926
Đã được cảm ơn 6,731 lần trong 1,387 Bài
Mặc định

Một số hình ảnh về văn miếu Trấn Biên:
Name:  cong.jpg
Views: 8215
Size:  115.3 KB
Cổng tam quan vào văn miếu
Name:  tiep theo 1.jpg
Views: 13222
Size:  115.2 KB

Name:  tipe theo 2.jpg
Views: 3687
Size:  115.2 KB

Name:  bia tho khong tu.jpg
Views: 3837
Size:  114.0 KB
bia thờ Khổng Tử
Name:  khue van cac.jpg
Views: 14224
Size:  105.9 KB
Khuê văn các
__________________
“Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
--------------
Nguyễn Dương Tri Thức
VCB:0121000448170 - Dương Thúy Phượng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 05-07-2008, lúc 15:48
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Tem về trận Điện Biên Phủ của Pháp *VietStamp* Việt Nam trên tem Thế giới 2 28-08-2019 23:33
Hai kiến trúc tiêu biểu của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội trên Tem bưu chính Poetry Kiến trúc 1 04-05-2010 14:42
Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - Di sản Tư liệu Thế giới Poetry Di sản Văn hóa 0 04-05-2010 13:55
Bia Tiến sĩ Văn Miếu là Di sản tư liệu thế giới caifincafe Cuộc sống đó đây 0 11-03-2010 15:21
Thế kỷ XI chưa có Văn Miếu? vnmission Linh tinh... lang tang... 0 13-12-2009 18:41



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.