|
#1
|
|||
|
|||
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với trên 50 dân tộc cùng chung sống. Do sự khác quá lớn về hoàn cảnh tự nhiên, về phong tục tập quán và văn hóa, nên cách thức xây dựng nhà cửa cũng rất khác nhau giữa các địa phương. Ngày nay, trong xu hướng xây dựng hiện đại, nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều, thì các kiểu kiến trúc truyền thống mang đậm màu sắc dân gian địa phương càng làm cho người ta cảm thấy thân thiết và trân trọng. Năm 1985, Bộ Bưu điện Trung Quốc cho phát hành bộ tem về đề tài "Nhà ở của Trung Quốc", nhằm giới thiệu với thế giới nghệ thuật kiến trúc vô cùng độc đáo, bộ tem đã tạo được sư thích thú của nhiều nhà sưu tập tem nổi tiếng trên thế giới, và đã được những người chơi tem sành sỏi của Nhật Bản bình chọn là bộ tem giá trị nhất và đẹp nhất của thế giới trong năm 1986.
1. Lều Mông Cổ ở Nội Mông. 2. Nhà gạch ở Tây Tạng. 3. Nhà ở theo kiểu hành lang của dân tộc Triều Tiên ở đông bắc Trung Quốc. 4. Nhà ở của người dân Hồ Nam. 5. Nhà trong cảnh sông nước ở Giang Tô. 6. Tứ hợp viên ở Bắc Kinh, kiểu nhà hình tứ giác, phòng ở nằm ở bốn cạnh cùng quay mặt vào một cái sân nằm ở giữa. 7. Nhà ở của người dân Thượng Hải. 8. Nhà ở của người dân An Huy. 9. Nhà khoét vào trong đất, giống như hang động, ở Thiểm Bắc. 10. Nhà ở của người dân Tứ Xuyên. 11. Nhà ở của người dân Đài Loan. 12. Lầu đất của người Khách gia tại huyện Vĩnh Định, thuộc tỉnh Phúc Kiến (còn gọi là nhà tròn). 13. Nhà ở của người dân Triết Giang. 14. Nhà ở của người dân Thanh Hải. 15. Nhà ở của người dân Quý Châu. 16. Nhà ở của người dân Quảng Tây. 17. Nhà ở của người dân Ninh Hạ. 18. Nhà ở của người dân Sơn Tây. 19. Nhà ở của người dân Giang Tây. 20. Nhà sàn của dân tộc Thái ở Vân Nam. 21. Nhà ở của người dân Sơn Đông. P/s: Bugi không biết rõ được tên nhà nào khớp với hình tem nào nên chỉ post hình bộ tem kèm với cả tên các loại nhà, mong mọi người thông cảm ạ Bài được Bugi5697 sửa đổi lần cuối vào ngày 15-06-2009, lúc 14:59 |
#2
|
|||
|
|||
Ví dụ về một số kiểu nhà điển hình:
-------------------------------------------------------------------------------- Nhà tròn Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều kiểu kiến trúc trong một vùng núi ở tây nam Phúc Kiếm, Trung Quốc, đã bị vệ tinh cảu Mỹ nhầm tưởng là các lò phản ứng hạt nhân. Thực ra, đó là những ngôi nhà tròn của người Khách gia ở huyện Vĩnh Định. Tuy chưa mấy ai biết đến, nhưng kiểu nhà tròn hiếm thấy này cũng đã được trưng bày tại Los Angeles vào năm 1985, trong một triển lãm quốc tế về kiến trúc. Và hình ảnh của nó cũng đã được thể hiện trong một bộ tem về nhà ở của Trung Quốc phát hành năm 1986, được bình chọn là bộ tem đẹp nhất thế giới trong năm. Người Khách gia có nguồn gốc từ Hà Nam, thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Vào năm 907, khi nhà Đường suy vong, để tránh khỏi cảnh chiến tranh và bệnh dịch, họ đã vượt sông Trường Giang, chạy xuống phía nam, đến định cư tại vùng núi Vũ Di, phía tây của tỉnh Phúc Kiến. Lúc mới đến, lợi dụng các vật liệu có sẵn ở địa phương, mỗi gia đình chỉ dựng lên cho mình một ngôi nhà nhỏ bé bằng tranh, tre, đất, đá,.... Nhưng sau đó, do triều đình thối nát, tại vùng đất họ đang cư trú, nạn trộm cắp xảy ra thường xuyên. Những người Khách gia sống rải rác trong các vùng đất xa xôi hẻo lánh buộc phải sống tập trung để bảo vệ lẫn nhau. Từ những căn nhà nhỏ bé rời rạc, họ xây dựng lên những khu chung cư to lớn, không chỉ một tầng mà dần lên ba, bốn tầng, rồi năm, sáu tầng. Tường vách cũng vậy, cứ tiếp tục rộng ra và dày lên đến một, hai mét. Ở Trung Quốc, kiểu nhà này được gọi với cái tên là "Thổ lâu", có nghĩ là "Lầu đất". Tường của Thổ lâu được làm bằng đất trộn với cát, đá bột, cơm nếp và mật đường đắp vào một cái sườn hình mắt cáo do các thanh tre và gỗ tạo nên. Tường ngoài và tường bên trong cách nhau khá rộng. Gỗ gác lên hai bức tường tạo nên các tầng lầu ở bên trên. Kiểu nhà đất này có nhiều hình dáng khác nhau những nhiều nhất là kiểu nhà hình tròn giống như đĩa bay, đường kính từ 30 đến 50 mét, cao khoảng 20 mét. "Tòa lầu đất Quyết Ninh" ở thôn Lô Khê có đường kính đến 77 mét, cao 4 tầng, mỗi tầng có đến 77 căn phòng, lúc đông người ở nhất có đến 400 hộ với khoảng 1.800 nhân khẩu. Tuy được làm bằng các thứ vật liệu có sẵn ở địa phương và được xây dựng với một kỹ thuật thô sơ của thời nguyên thủy, nhưng với bàn tay khéo léo của người Khách gia, các Thổ lâu đã trở thành một kiểu nhà vô cùng độc đáo đối với Trung Quốc cũng như thế giới. Nó đã tạo nên một sự thích thú đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước. Nhà tròn ở Trung Quốc nhìn từ trên trông giống như lò phản ứng hạt nhân. Sống trong các chung cư này phần lớn là những người cùng họ tộc. Sau khi đóng góp công của, vật tư và hoàn tất việc xây dựng, mỗi gia đình được phân chia căn phòng ở mỗi tầng. Căn phòng ở tầng trệt dùng làm bếp, phòng ăn và nơi tiếp khách; căn phòng ở tầng hai dùng làm kho chứa lương thực do khô ráo; còn căn phòng nơi tầng ba do thông thoáng và mát mẻ nên được dùng làm phòng ngủ. Việc sản xuất và sinh hoạt ở bên ngoài cũng như bên trong các khu nhà đều do tộc trưởng định liệu. Những người đứng đầu gia tộc này còn có nhiệm vụ chủ trì các nghi thức cúng bái, chỉ huy sự phòng vệ để đối phó với kẻ thù bên ngoài và tổ chức việc quan hệ với láng giềng.... Sau khi đến tham quan, một số học giả nước ngoài đã nói: "Không nên cho rằng đây là một khu nhà ở to lớn, mà phải nói rằng nó là một đô thị nhỏ". Khẩu hiệu sống của cư dân trong đô thị nhỏ này đã được thể hiện rõ rệt trong hai câu đối viết ở hai bên cổng ra vào: "Thừa tiền tổ đức cần giữ kiệm Khải hậu từ tôn độc dữ canh" Xuất phát từ nội dung thể hiện trong câu đối này mà các Thổ lâu còn được gọi với cái tên là "Thừa khải lâu". Tại vùng núi tây nam Phúc Kiến đang còn khoảng 4.000 ngôi nhà đất của người Khách gia, phần lớn trong số đó được xây dựng vào thời nhà Thanh, cách đây nhiều thế kỷ. Nhưng cuộc sống trong các chung cư đó đã có nhiều biến đổi, không còn nhộn nhịp và đông đúc như ngày xưa. Nhiều người đã đi tìm sự đổi đời tại các thành phố giàu có ở miền nam duyên hải. Họ chỉ trở về một vài lần trong năm, vào những ngày lễ tết. Một số người khá giả đã tạo ra những cơ ngơi riêng biệt ở bên ngoài. Nhưng dù sao, Thổ lâu vẫn là một hình ảnh thân thiết của người Khách gia và là một nét kiến trúc rất độc đáo trong di sản văn hóa rất phong phú của người nhân dân Trung Quốc. Trong những năm gần đây, chính quyền tỉnh Phúc Kiến tăng cường các biện pháp bảo vệ và tu sửa những di tích độc đáo, có một không hai trên thế giới này. Hiện Trung Quốc đang đệ trình lên UNESCO để công nhận những thổ lầu này là di sản thế giới. |
#3
|
|||
|
|||
Lều Mông Cổ
Đến đầu thế kỷ XIII, phần lớn nhân loại đã sống trong thành thị và làng mạc. Thế nhưng, nhiều bộ tộc Mông Cổ chuyên sống bằng nghề chăn nuôi, lại ghét cảnh sống đô thị và cũng chẳng thích thú gì công việc trồng trọt. Tuy vậy, họ vẫn thèm muốn sự giàu có của người thành thị, vì thế họ đã lao vào một cuộc chinh phục với mơ ước chiếm cứ được nhiều vùng đất rộng lớn trên thế giới. Đi đến bất cứ nơi nào, ho cũng mang theo bên mình, những chiếc lều truyền thông của thị tộc có tên gọi là yourtes. Những người được họ chọn làm đồng minh chính là những người cùng có chung sở thích với họ là yêu mến cuộc sống lều trại. Thủ lĩnh của họ, Thành Cát Tư Hãn tự cho mình cái tên là "đấng tối cao của tất cả các bộ tộc sống trong lều trại bằng da". Các bộ lạc Mông Cổ được phân chia thành các oboks, tức là các đoàn người có cùng họ tộc. Các thành viên trong mỗi thị tộc sống chung với nhau trong những đồng cỏ của gia đình họ. Cuộc sống du mục của người Mông Cổ phải tuân theo một lịch trình di trú theo mùa. Vào mùa đông, các thị tộc ẩn trú trong các thung lũng để tránh rét. Khi mùa xuân đến, mỗi thị tộc đưa đàn cừu và ngựa của mình đi ăn cỏ trên các cao nguyên và sống tại đó suốt cả mùa hè. Vì phải ở bên cạnh các bầy gia súc của mình, người Mông Cổ không thể dựng lều trại ổn định tại một nơi nào. Mỗi nhóm người cùng họ tộc sống trong nhiều chiếc lều hình tròn được gọi là yourtes hoặc gers. Suc vật của họ, vào ban đêm, được vây nhốt trong những hàng rào nằm bên cạnh khu lều của họ hoặc trên các đồng cỏ. Lều của người Mông Cổ được làm bằng một thứ dạ rất dày phủ lên trên một cái khung bằng gỗ. Một cây trụ được trồng ngay giữa nền đất có lát ván để nâng mái lều. Bên cạnh chân trụ là một cái bếp lò dùng để nấu nướng và sưởi ấm. Để trang trí cho đẹp và giữ được hơi ấm ở bên trong, người ta căng vào vách lều một loại thảm có nhiều hoa văn và màu sắc. Giường ngủ, tủ chìm và rương hòm đựng đồ đạc của gia đình được bố trí dọc theo bức vách hình tròn. Cửa ra vào luôn luôn mở về hướng nam, chính vì vậy, ánh sáng có thể vào được bên trong, ngược lại, gió lạnh của đất nước Mông Cổ, nhất là thứ gió đến từ hướng bắc, thì không thể nào vào được. Lều của người Mông Cổ là chỗ ở lý tưởng đối với người dân du mục của xứ sở này. Việc tháo giỡ rất dễ dàng, chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ là có thể cuốn dạ và thu gọn khung sườn. Từ đầu thế kỷ XIII trở đi, nhiều người Mông Cổ khi di chuyển đến nơi khác, đã đưa lên xe nguyên cả chiếc lều, không cần phải tháo rời ra. Đứng ngay nơi của ra vào của lều, những người phụ nữ đã điều khiển các con bò kéo xe chở lều di chuyển về phía trước. Khi ra chiến trận, binh lính Mông Cổ thường xuyên ngôi trên lưng ngựa. Mọi thứ đồ dùng cá nhân của họ đều được dựng trong các túi da buộc chặt nới yên ngựa. Họ sống bằng sữa ngựa được lên men hoặc được làm đông đặc. Còn thịt tươi, thì họ thương hay để dưới yên ngựa, với mục đích làm cho nó mềm hơn. Người Mông Cổ thường coi khinh người dân thị thành và luôn phá hủy các thành phố chiếm cứ được (thật đúng là:" Vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ không mọc được ở nơi đó"). Khi tấn công Trung Quốc và châu Âu, binh lính Mông Cổ đã mang theo lều của họ và đã đưa cả gia đình đến tất cả các nơi mà họ đã đi qua. Khi chinh phục được Trung Quốc, thủ lĩnh Hốt Tất Liệt (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) của người Mông Cổ đã xây dựng một kinh đô mới, thuở đó có tên gọi là Đau, còn hiện nay thì được gọi là Bắc Kinh. Ngay trên các bức tường của cung điện chính nằm giữa hoàng thành, Hốt Tất Liệt cũng cho căng các tấm thảm, vì thế, chỗ ở và chỗ làm việc của nhà vua tại đây cũng giống như bên trong của các lều Mông Cổ. Các quan đại thân cũng như các thành viên trong hoàng tộc thích ngủ trong những chiếc lều dựng trong khuôn viên của các biệt thự hơn là các căn hộ chính thức của mình. Bài được Bugi5697 sửa đổi lần cuối vào ngày 18-12-2007, lúc 21:49 |
#4
|
||||
|
||||
Từ trái sang phải,từ trên xuống dưới nhé :
Nội Mông Cổ,Tây Tạng,vùng Đông Bắc,Hồ Nam,Giang Tô,Tứ hợp viên Bắc Kinh,Vân Nam,Thượng Hải,An Huy,vùng Thiểm Bắc,Tứ Xuyên,Đài Loan,Phúc Kiến,Triết Giang,Sơn Tây,Quảng Tây,Ninh Hạ Hồi,Giang Tây,Sơn Đông Bộ tem của Bugi post ở trên còn thiếu mẫu nhà của vùng Thanh Hải,vùng Quý Châu nữa. |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Đồ chơi Trung thu xưa và nay | *VietStamp* | Văn hóa | 3 | 17-09-2019 00:13 |
CH Trung Phi: Bloc tem gỗ về "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc | *VietStamp* | Gỗ | 0 | 24-07-2019 02:01 |
Auschwitz, trại tập trung khủng khiếp nhất của Đức quốc xã tại Balan | stamp-history | Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới | 4 | 21-06-2012 00:24 |
Kiến trúc Trung cổ trên hòn đảo đẹp nhất nước Pháp: Mont Saint- Michel | stamp-history | Di sản Văn hóa | 2 | 21-05-2012 21:53 |
Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương | huuhuetran | Nước Việt mến yêu | 5 | 24-06-2010 14:39 |