Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Thiên nhiên - Động vật - Thực vật

Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-04-2008, 02:54
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định Chim cánh cụt-Vô địch bơi lội

Chim cánh cụt



Name:  121492082_tp.jpg
Views: 442
Size:  14.5 KB--------Name:  121497098_tp.jpg
Views: 459
Size:  15.7 KB


Chim cánh cụt (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae ) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước. Chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.


Name:  23.JPG
Views: 476
Size:  22.8 KBName:  8.JPG
Views: 473
Size:  15.3 KB
Name:  arg196501l.jpg
Views: 476
Size:  66.4 KBName:  24.JPG
Views: 465
Size:  24.3 KB


Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau.


Name:  9.JPG
Views: 417
Size:  11.0 KBName:  10.JPG
Views: 433
Size:  11.4 KBName:  11.JPG
Views: 418
Size:  11.7 KB
Name:  5.JPG
Views: 417
Size:  43.8 KB

Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con.



Name:  arg198501l.jpg
Views: 470
Size:  100.2 KBName:  1.JPG
Views: 407
Size:  9.2 KBName:  falk011093.jpg
Views: 458
Size:  30.7 KB
Name:  066b_1.jpg
Views: 468
Size:  35.8 KBName:  121498322_tp.jpg
Views: 441
Size:  32.3 KB


Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh như châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam.



Name:  120683004_tp.jpg
Views: 412
Size:  24.2 KBName:  china230691.jpg
Views: 471
Size:  62.5 KBName:  fal200506l.jpg
Views: 466
Size:  79.5 KB



Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.

Name:  ecu200702l.jpg
Views: 490
Size:  103.0 KB

Name:  falkland2002mc02.jpg
Views: 468
Size:  21.5 KB



Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m và cân nặng 35 kg hoặc hơn thế.




Name:  fal199109l.jpg
Views: 467
Size:  83.1 KBName:  fal199111l.jpg
Views: 459
Size:  86.8 KBName:  fal199113l.jpg
Views: 467
Size:  80.9 KBName:  falk020133.jpg
Views: 473
Size:  43.2 KB



Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm và cân nặng 1 kg



Name:  fal200511l.jpg
Views: 467
Size:  71.2 KBName:  fal200512l.jpg
Views: 463
Size:  69.4 KB




Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.



Name:  falkland2002mc01.jpg
Views: 422
Size:  27.3 KBName:  falkland2002mc03.jpg
Views: 446
Size:  29.7 KB



Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.




Name:  4.JPG
Views: 390
Size:  7.9 KBName:  12.JPG
Views: 393
Size:  11.4 KB
Name:  21.JPG
Views: 387
Size:  11.6 KBName:  fal199112l.jpg
Views: 447
Size:  85.8 KB




Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.




Name:  18.JPG
Views: 384
Size:  12.9 KBName:  19.JPG
Views: 375
Size:  12.3 KBName:  20.JPG
Views: 377
Size:  11.6 KB


Name:  arg070387b.jpg
Views: 444
Size:  75.8 KB




Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo và không có tác dụng để bay trong không gian. Tuy nhiên, trong nước thì chim cánh cụt lại nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên.



Name:  2.JPG
Views: 377
Size:  7.7 KBName:  3.JPG
Views: 375
Size:  8.3 KBName:  4.JPG
Views: 390
Size:  7.9 KB
Name:  14.JPG
Views: 374
Size:  11.4 KBName:  25.JPG
Views: 383
Size:  9.5 KBName:  26.JPG
Views: 378
Size:  18.9 KB



Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng. Ngoài ra, lớp không khí này còn có tác dụng giúp cho chim cánh cụt chịu được nước lạnh. Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng.



Name:  27.JPG
Views: 381
Size:  12.8 KBName:  arg196101l.jpg
Views: 424
Size:  65.3 KB
Name:  arg200204l.jpg
Views: 427
Size:  91.7 KBName:  121270469_tp.jpg
Views: 375
Size:  17.7 KBName:  8838_1.jpg
Views: 438
Size:  27.2 KB




Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (chẳng hạn cá kình hay hải cẩu báo) rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên.




Name:  nam150597b.jpg
Views: 377
Size:  35.1 KB
Name:  nz1993mc01.jpg
Views: 395
Size:  33.0 KB




Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công). Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước và chỉ lặn khoảng 1-2 phút. Các loài chim cánh cụt lớn có thể lặn sâu khi cần thiết. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn đã được ghi nhận là tới độ sâu 565 m và kéo dài tới 20 phút.




Name:  rum200720l.jpg
Views: 430
Size:  82.7 KBName:  fal199909l.jpg
Views: 419
Size:  54.7 KB

Name:  5118.jpg
Views: 370
Size:  53.0 KB
( Tem Ma- Tem không được công nhận )




Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, một chuyển động gọi là "trượt băng", điều này cho phép chúng tiết kiệm năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh.



Name:  ecu200701l.jpg
Views: 430
Size:  134.7 KBName:  22.JPG
Views: 371
Size:  15.4 KB
Name:  6.JPG
Views: 369
Size:  18.1 KBName:  7.JPG
Views: 372
Size:  26.4 KB



Chim cánh cụt có thính giác tốt. Các mắt của chúng đã thích nghi với việc quan sát dưới nước và là phương tiện chủ yếu của chúng để định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Khả năng khứu giác của chúng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.



Name:  8ca7_1.jpg
Views: 386
Size:  15.4 KBName:  13.JPG
Views: 373
Size:  13.2 KB
Name:  15.JPG
Views: 368
Size:  10.5 KBName:  17.JPG
Views: 372
Size:  11.9 KB




Chúng có thể uống nước mặn một cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu .Muối được tiết ra ngoài trong dạng chất lỏng đậm đặc từ hốc mũi.Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài . Kết quả là chỉ có thử nghiệm nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng.



Name:  121517381_tp.jpg
Views: 369
Size:  13.5 KBName:  arg198304l.jpg
Views: 411
Size:  91.0 KBName:  arg198603l.jpg
Views: 415
Size:  120.8 KB
Name:  arg200303l.jpg
Views: 418
Size:  42.5 KBName:  frt200801l.jpg
Views: 423
Size:  83.6 KB



Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.


Name:  1ab0_1.jpg
Views: 367
Size:  16.3 KB

Ở một số loài, con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.


Name:  falkland2002mc04.jpg
Views: 369
Size:  29.7 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 16-04-2008, 16:48
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Có cái này cũng xin góp vui cùng cả nhà


Name:  P13.jpg
Views: 340
Size:  243.8 KB
__________________
Ai biết đâu ngày mai...

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 16-04-2008, lúc 17:04
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 21-04-2008, 20:59
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,594
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi redbear Xem Bài
Có cái này cũng xin góp vui cùng cả nhà


góp vui là phải thế này gấu nè: mạn phải khối tem có chuẩn tin về cách cụt


tem thía mới là tem chứ. mọi người đều biết tiếng Anh và hiểu nó nói gì rồi, có 2 thông tin để chúng ta có thể dùng tem thay sách khi cần thuyết minh đó là: CC sống ở nam cực, chúng có 17 loài

khi thuyết minh bộ TL bạn có thể dùng khối tem trên mà ko cần phải thuyết minh gì cả, chỉ cần 1 mũi tên.

Khối này dùng cho trang nhất 1 bộ TL tem về chim CC thì hết sảy

à quên có rất nhiều mẫu tem hài hước về loài chim ngộ ngĩnh này

đây là 1 ví dụ:



đừng bác nào dịch chữ African trên mẫu tem là Châu Phi thì chít em, châu Phi nóng lắm (cánh cụt chỉ có ở đó trong trường hợp người ta đưa nó tới)

mẫu trên nằm trong khối này



con tem được thiết kế trên ảnh chụp thì phải, cái mũ nó đội hơi bị gượng ép

còn những mẫu tem khác ngộ nghĩnh hơn nhiều vì nó dùng hình ảnh cách điệu của chim CC chứ ko phải ảnh chụp
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Các loài chim trong bộ tem "Chim vườn quốc gia Xuân Thủy" Poetry Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 0 06-06-2013 21:17
Chim và quốc kì ! hat_de Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới 2 19-02-2011 11:11
2 fdc chim hồng hạc HOALAN Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 2 05-03-2010 19:09
Đoàn chim cánh cụt ! hat_de Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 2 22-01-2010 11:11
Phân loại Chim và Bộ chim ăn thịt Đêm Đông Phòng trưng bày 'Đêm Đông' 7 12-03-2008 10:36



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.