Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #51  
Cũ 17-08-2013, 17:22
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi manh thuong Xem Bài


nói là rác thì có thể ko đúng. Sáng sáng đi làm song song đường băng, em vẫn thấy nó cất cánh. Chỉ biết nó thuộc bên quân sự, hình như bay tập hay ra hải đảo thì phải. Có cái đặc biệt là nó bay rất thấp. trông từ xa như mô hình ấy. Vậy thôi chứ những năm 80, em theo bà già đi Đà Nẵng, toàn đi tụi này, thời đó oách lắm.
Va đoán là bạn đang nói về mấy chiếc AN-26 (chứ không phải AN-24) của KQVN.Hiện vẫn còn dăm chiếc bay được. Để được đi trên mấy chiếc này chắc bạn phải có người nhà bên KQ hay làm trong sân bay QS
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (18-08-2013), HanParis (17-08-2013), manh thuong (19-08-2013), nam_hoa1 (19-08-2013), Poetry (17-08-2013)
  #52  
Cũ 18-08-2013, 17:17
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Một bưu ảnh tháng 10 năm 1976 cho thấy chiếc máy bay AN-24 mang số hiệu DM_SBD vẫn còn ở Đức dù đã sơn chữ VIETNAM lên thân máy bay




Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 18-08-2013, lúc 19:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (18-08-2013), manh thuong (19-08-2013), nam_hoa1 (19-08-2013), Poetry (18-08-2013)
  #53  
Cũ 18-08-2013, 17:48
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Bác Va khi xưa chắc là phi công , sao có nhiều máy bay đến thế? Thời nào cũng vậy, hàng không của Đông và Tây Đức rất đáng tin cậy. An toàn hơn mấy bay Liên Xô nhiều. Cách nay chừng 10 năm, tôi có người bạn từ US muốn về VN đi máy bay giá rẽ thì đi hãng AeroFlot gì đó, họ chạy vòng vo tam quốc rồi mới về tới Hà Nội. Nghe nói máy bay này không có chỗ ngồi, phải đứng suốt Và thỉnh thoảng thì tôi nghe máy bay Nga rớt Con gái của nhà văn Duyên Anh chả rõ đã đi máy nào, trên đường về quê hương đã tử vong vì máy bay rớt! Xin Ace vô tư đặt vé máy bay bác Va, ít ra trên VSF thì chả rớt bao giờ, quý Ace đừng lo nhé! Cùng lắm thì chỉ bị rớt mạng mà thui! Chúc bác Va cùng quý Ace vui vẽ cuối tuần!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 18-08-2013, lúc 17:51
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (19-08-2013), manh thuong (19-08-2013), nam_hoa1 (19-08-2013), Nguoitimduong (20-08-2013), Poetry (18-08-2013), VAPUTIN (18-08-2013)
  #54  
Cũ 19-08-2013, 07:49
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Va đoán là bạn đang nói về mấy chiếc AN-26 (chứ không phải AN-24) của KQVN.Hiện vẫn còn dăm chiếc bay được. Để được đi trên mấy chiếc này chắc bạn phải có người nhà bên KQ hay làm trong sân bay QS
Thì ra thế. em ko phân biệt được AN24 và AN26, chắc nó gần gần như nhau. Vậy theo bác VA, Viatnamairlines ngày xưa khai thác loại nào thế???
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (19-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Poetry (19-08-2013), VAPUTIN (20-08-2013)
  #55  
Cũ 19-08-2013, 09:48
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Nhớ lại kỷ niệm.Năm 1987 lần đầu tiên xuất ngoại ,dammanh bay sang MOCKBA trên máy bay IL86 lộ trình HÀ NÔI – KANCUTA – KARACHI - TASKEN – MOCKBA. Máy bay lên xuống liên tục,ai cũng mệt chẳng còn cảm giác sợ là gì , với lại sống chết có số...Từ 1987-1990 năm nào dammanh cũng về và toàn về bằng máy bay hãng Airoflot của CCCP trên máy bay IL86 hay IL89. Giá vé rẻ không thể tưởng tượng được, giá vé 2 chiều hạng 2 chỉ có 20 USD và hạng 1 chỉ là 30 USD ?? Trong đó bộ HCT giấy dó có thể bán được 40 usd tại Balan thời điểm đó .Đi hạng 1 lên máy bay ,đến giờ ăn cô tiếp viên hàng không CCCP chuẩn bị 2 bộ đồ ăn làm Dammanh chẳng hiểu gì cả,cứ nghĩ họ nhầm. Sau mới rõ hạng 1 ngoài xuất ăn thông thường còn được thưởng thức một xuất ăn toàn đặc sản cá của Nga ( trứng cá đen,trứng cá đỏ,cá hồi muối ...)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (19-08-2013), manh thuong (19-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Nguoitimduong (20-08-2013), Poetry (19-08-2013), VAPUTIN (19-08-2013)
  #56  
Cũ 19-08-2013, 15:40
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Ôi trời IL-86 bay như IL-18. Không thể ngờ được Liên xô lại quá yếu trong việc chế tạo động cơ máy bay. Vé hạng nhất hai chiều kiểu gì mà chỉ cần lên máy bay ăn caviar uống sâm banh một lần là đã có lãi. Đúng là bao cấp...

Giới thiệu các bạn một bài có liên quan


Sân bay Matxcơva ngày giáp Tết, nhớ lại và hy vọng





NDĐT- Tôi đã bay trên tuyến Hà Nội- Matxcơva suốt hai mươi lăm năm qua chủ yếu trên máy bay các hãng Aeroflot và Vietnam Airlines, đã chứng kiến, đã nghe, đã cảm nhận biết bao nỗi đoạn trường. Có buồn, có vui, những sâu xa trong mỗi người Việt xa xứ là một niềm khát khao tự hào, tự tôn dân tộc gắn với mỗi đổi thay, chuyển động đáng mừng ở quê nhà.

Một chút kỷ niệm buồn
Thời cuối những năm bảy mươi, đầu những năm tám mươi, khi mà sân bay quân sự Đa Phúc bắt đầu tiếp nhận máy bay hành khách IL 62 của Liên Xô, mỗi tuần có một chuyến từ Matxcơva về Hà Nội và ngược lại.

Hồi đó, chỉ có cán bộ đi công tác và lưu học sinh hết hạn về nước, chưa có công nhân Việt Nam sang hợp tác lao động.

Mãi đến khi sân bay Nội Bài cũ được khai thác, vẫn mối tuần có một chuyến bay từ Thủ đô Liên Xô về Việt Nam, nhưng bay bằng máy bay hiện đại IL 86 chứa được 350 hành khách. Mỗi lần máy bay hạ cánh xuống sân bay là một sự kiện. Hàng trăm người ra đón người thân đứng dọc kín hàng rào sắt quan sát và reo ầm lên khi chiếc phi cơ khổng lồ đáp xuống, lao dọc theo đường băng. Hồi đó chưa có ô tô đón, cả đoàn người Việt, người Nga rời máy bay đi bộ chừng gần cây số về phòng đợi.

Những năm đó máy bay Aeroflot dừng tại hai chặng, hoặc là Cancuta, hoặc Bombay ( Ấn Độ) nghỉ chừng một tiếng, bay tiếp đến Tasken ( Uzbekistan) nghỉ thêm chừng tiếng nữa rồi mới bay đến Matxcơva. Tổng thời gian cho mỗi chuyến bay từ Hà Nội sang Nga là 17 giờ.
Lúc này, sân bay Seremetievo 2, người Việt được đón, kiểm tra bình thường như muôn vàn hành khách khác từ các châu lục khác.

Nhưng cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Mỗi lần qua sân bay là một lần qua cửa ải. Mỗi chuyến bay có tới hàng ngàn con người, tay xách, nách mang. Phần lớn họ là những người lao động hết hợp đồng từ thành phố xa về Thủ đô, ăn chực, nằm chờ. Hàng hoá lúc này thượng vàng, hạ cám, từ những thứ không có một chút giá trị kinh tế đến những thứ có thể quy ra chỉ, ra cây đều được đóng gói mang theo không bỏ một thứ gì, vì vào thời bao cấp, cái gì đưa được về nhà cũng quý.

Ai sẽ là người vào được máy bay? Chỉ những người có cán bộ nhà máy mang công văn đưa tiễn, có quan hệ, có kinh nghiệm mới đưa nổi hàng chục, hàng trăm công nhân vượt qua hàng lớp người điệp điệp, trùng trùng để vào tận bàn cân, qua hải quan và cuối cùng là biên phòng trót lọt.

Còn những ai thân cô, thế yếu, những người Nga đưa tiễn từ thành phố xa hàng ngàn km lên chưa đủ độ dạn dày, thì bị đánh bật trở lại, và dĩ nhiên hàng chục con người đọng lại thành những hành khách không vé.

Rất tiếc là thời đó không có được những thước phim ghi lại sự hỗn độn, náo động của khu vực làm thủ tục về Hà Nội. Công an, lính OMON dã chiến, bảo vệ sân bay phải giữ trật tự bằng dùi cui mới có thể vãn hồi được chút trật tự. Tình hình quản lý lỏng lẻo của thời hậu Xô viết, cộng với sự thao túng của đám trung gian mà dân ta gọi là “cò sân bay” cấu kết với hàng loạt cán bộ công quyền biến chất, để lại một dư âm nặng nề kéo dài hơn ba thập kỷ

Rồi tất cả qua đi

Dù muộn, nhưng cảnh trạng đen tối đó cũng qua đi, nhường chỗ cho những dấu hiệu đổi mới của hình ảnh người Việt qua sân bay quốc tế.

Những bước đệm của hai thời kỳ cũng đầy những khúc quanh và gai góc.

Đã có lúc, không biết xuất phát từ đâu một quyết định, mà tất cả công dân Việt Nam đi tiễn người thân đều phải đứng ngoài sân bay, không được vào trong phòng đợi, bất chấp ngoài trời lạnh - 30 độ (!)

Đã nhiều năm vào khoảng cuối tháng mười là vé đùng đùng tăng lên gấp rưỡi, ai mua được một tấm vé về Tết là cả một chiến công, mặc dù trên máy bay vẫn còn thừa chỗ.

Đã lắm lúc người Việt về nước bị lục soát một cách thậm tệ, đến nỗi một dây chuyền trang sức, dăm chục đô la tuỳ thân, chục vỉ thuốc kháng sinh cũng bị bắt bỏ lại hoặc bị tịch thu không một lời giải thích.

May thay, tất cả những điều đó chỉ còn là dĩ vãng.

Đầu năm 2006, sân bay tư nhân Đomođeđovo phía Tây Nam thành phố trở thành điểm làm thủ tục các chuyến bay về Việt Nam của Vietnam Airlines. Những ngày đầu, dân ta đi trên máy bay ta cảm thấy tự hào vô hạn. Các cô chiêu đãi viên Việt Nam với tà áo đỏ dịu dàng, ân cần và tận tuỵ làm cho người Việt về quê ăn Tết cảm thấy ấm lòng.

Những máy bay khai thác theo tuyến Matxcơva - Hà Nội là những chiếc Boing mới tinh, tiện nghi đầy đủ. Bây giờ không phải ngồi một mạch 17 tiếng như trước, mà chỉ gần chín tiếng, sau một giấc ngủ rời những cánh rừng bạch dương bạt ngàn, là đã thấy những đồng lúa như những bàn cờ và đàn bò thảnh thơi gặm cỏ quanh sân bay Nội Bài - Thủ đô Hà Nội.

Lúc mới chuyển về Đomođeđovo, Hải quan, Biên phòng sân bay còn rất lịch thiệp lắm. Trong hàng chục chuyến bay đầu, Hải quan, công an Nga không hề có sự hạch sách, nhũng nhiễu; đám cò sân bay chưa thể lai vãng, tự do ra vào khu vực lấy hàng hoá vì sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.

Các chuyến bay được tăng dần lên tuần hai chuyến, bốn chuyến và mùa đông năm nay lên sáu chuyến. Cộng thêm chuyến từ Xvetdlov, Vladivostoc và hai chuyến của hãng Aeroflot nữa, nhịp độ người đi ngày Tết vẫn duy trì như những ngày thường. Sự căng thẳng vé, sự cố gắng đến tuyệt vọng lo cho chuyến hồi hương đón xuân ngày nào đã không còn nữa.

Dịch vụ bán vé đã vươn bàn tay năng động của mình khắp Matxcơva. Có tới gần hai chục đại lý người Việt bán vé được quảng cáo trên mạng và báo ngày. Chỉ cần alo một tiếng, hoặc vào mạng đặt là có thông tin hồi âm ngay. Hoặc là đến đại lý lấy vé, hoặc là có nhân viên đưa đến tận nhà, tận chợ, tiện hết chỗ nói.

Người ta về Tết lịch sự hơn nhiều. Thay thế vào hàng đống quà cáp lỉnh kỉnh, những thứ hàng hoá tầm tầm ngày xưa, giờ là những vali gọn gàng của người xuất ngoại trở về Tổ quốc.

Trước đây, khi máy bay vừa tiếp đất, không ai bảo ai, cả hàng trăm con người ào đứng dậy để lấy hàng xuống, mặc kệ máy bay vẫn lao trên đường băng như tên bắn, và chiêu đãi viên gào lạc giọng. Nhưng đã mấy năm nay, mặc dù máy bay hạ cánh, hành khách Việt vẫn ngồi yên vị, bình thản thắt đai an toàn chờ khi dừng hẳn mới bình thản đứng dậy lấy đồ đạc của mình.

Một sự so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng cũng phải đối chiếu, mới thấy được sự vĩ đại của thế kỷ văn minh. Trước đây, mỗi lần về Tết, chúng tôi chen mua vé tàu ở ga Hàng Cỏ, ngồi 22, có lúc 25 tiếng mới đến dược ga Vinh, về chưa kịp đón Tết đã nhấp nhổm lo ngay ngáy nhờ người mua vé tàu để ra kịp ngày đi làm công sở. Còn gời đây, chỉ hơn nửa ngày một chút, máy bay đã vượt gần 10 ngàn km để về đến quê hương. Quê hương xa mà gần biết mấy.

Vẫn còn những điều muốn nói

Cả sân bay Đomđeđovo mênh mông, có tới 110 của làm thủ tục, khách quốc tế và nội địa ra vào nườm nượp, thì chỉ duy nhất cửa làm thủ tục về Hà Nội là có cảnh sát túc trực làm nhiệm vụ.

Hai mươi năm rồi vẫn thế, mặc dù tình hình đã không còn phức tạp, nhưng cảnh chen chúc, lộn xộn, phá rào vẫn tiếp diễn. Và đã hết cò sân bay đâu. Vẫn những con thoi, móc nối ngược xuôi công khai để làm cái việc đạp hàng với tên gọi văn hoa là dịch vụ.

Mối khi có chuyến bay từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sang, gần như toàn bộ hành khách, trừ những nhân viên ngoại giao, hộ chiếu đỏ và người Nga, còn lại đều bị khám xét, mở va li, hòm xiếng với một lý do rất đáng quan tâm, là hành khách mang rau quả vào chưa kiểm dịch. Có gì đâu, mỗi người mang theo từ quê nhà sang dăm quả xoài, vài quả na, thậm chí vài bó rau...làm quà là bị khám xét và hạch sách. Người ta nói, việc làm luật đã thành nếp là đưa tiền cho xong việc là biện pháp mau lẹ nhất.

Hầu như ai cũng phải làm thế cả, trừ một số người thẳng thắn vứt bỏ đi, không đưa tiền để khỏi phải hạ mình. Nguyên nhân để cho cảnh này ra đời và tiếp diễn thì những người sống lâu ở Nga đều biết, bắt đầu từ những cò sân bay mách nước ...

Ra sân bay vè nước, dân ta không còn nhếch nhác như xưa nữa, đã com lê, củ xếch, cặp da khá phong độ, nhưng vẫn còn nhiều, rất nhiều người vẫn thản nhiên mặc nguyên bộ quần áo đi làm, vẫn mang những đôi giày không buồn đánh rửa, nó làm cho hình ảnh của người Việt ta trở nên khác lạ với những người ngoại quốc xếp hàng một cách lịch lãm. Đã thế, thói quen cười nói, gọi điện thoại quá tự nhiên mở hết cỡ của bà con ta, bất kể ở chốn nào, làm cho những người làm công vụ dường như bớt đi phần thiện cảm.

Nói như một nhà thơ Nga, là chúng ta hy vọng và có quyền hy vọng. Chắc chắn một ngày không xa, bức tranh đó sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ, thay vào đó sẽ là hình ảnh đẹp với những nụ cười, niềm vui của dòng người Việt về đón xuân nơi quê cha, đất tổ.

NGUYỄN HUY HOÀNG - LB Nga

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 20-08-2013, lúc 00:29
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (20-08-2013), HanParis (19-08-2013), manh thuong (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013)
  #57  
Cũ 19-08-2013, 16:08
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Ôi trời IL-86 bay như IL-18. Không thể ngờ được. Vé hạng nhất hai chiều kiểu gì mà chỉ cần lên máy bay ăn caviar uống sâm banh một lần là đã có lãi. Đúng là bao cấp...

Nhiều nước Cộng Hòa LX cũ đang tiếc rẽ, vì không còn bao cấp nên đời sống kinh tế của họ khó khăn hơn trước.
Điều đáng phục là VN ta dám chơi ngon hơn Nga, ít ra trong thời Kinh Tế Thị Trường, thuê phi công nước khoài không hà. Máy bay thì nếu không là AirBus thì cũng Boeing. Cho nên đi Vietnam AirLine không hồi hộp bằng máy bay Nga chính hiệu. À bạn nào biết bóng đá cũng thấy, dân ta hay thuê huấn luyện viên người nước ngoài đó! Hàn nhớ khi xưa khi nghe nói đồ lô Made In VN thì ai cũng chê dỗm, nhưng sản phẩm VN ngày nay quả là không tệ, đó là điều người Việt Nội cũng như Ngoại khá tự hào.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Nguoitimduong (20-08-2013), VAPUTIN (19-08-2013)
  #58  
Cũ 20-08-2013, 10:09
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi manh thuong Xem Bài
Thì ra thế. em ko phân biệt được AN24 và AN26, chắc nó gần gần như nhau. Vậy theo bác VA, Viatnamairlines ngày xưa khai thác loại nào thế???
AN-24/26/30/32 có bề ngoài khá giống nhau vì đều phát triển từ AN-24.

AN-26 là phiên bản quân sự dùng chở lính dù, chở hàng hóa hơn là AN-24 được thiết kế ban đầu để chở khách (sau có phiên bản vận tải)

Khác biệt bề ngoài của AN-24 và AN-26 có thể nhận dạng nhanh là:
AN-24 chở khách dân sự nên có nhiều cửa sổ 2 bên hơn, cửa vào máy bay ở bên thân,
AN-26 có 2 cửa sổ lồi phía trước để quan sát, có một cửa đuôi nên đuôi bè và phẳng. AN-26 cũng chỉ có khoảng 3,4 cửa sổ mỗi bên.

VNA khai thác AN-24 không dùng AN-26. Ngược lại KQVN thì xài cả 2 nhưng nay chỉ còn AN-26.



AN-26 mang số hiệu 266 của KQ VN

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 20-08-2013, lúc 10:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-08-2013), dammanh (20-08-2013), manh thuong (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Ng.H.Thanh (20-08-2013), Poetry (20-08-2013)
  #59  
Cũ 20-08-2013, 10:47
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Cám ơn bác VA.
Hôm qua về lục lại đóng PC của VNA thì thấy VN24 đã được khai thác từ năm 1974. Hình như bay sang TQ là tuyến khai thác quốc tế đầu tiên. Có dịp em sẽ post lên toàn bộ 12 PC bưu ảnh máy bay của VNA từ AN2 cho đến B777.
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-08-2013), dammanh (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Ng.H.Thanh (20-08-2013), Poetry (20-08-2013), VAPUTIN (20-08-2013)
  #60  
Cũ 20-08-2013, 10:52
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài
Nhớ lại kỷ niệm.Năm 1987 lần đầu tiên xuất ngoại ,dammanh bay sang MOCKBA trên máy bay IL86 lộ trình HÀ NÔI – KANCUTA – KARACHI - TASKEN – MOCKBA. Máy bay lên xuống liên tục,ai cũng mệt chẳng còn cảm giác sợ là gì , với lại sống chết có số...Từ 1987-1990 năm nào dammanh cũng về và toàn về bằng máy bay hãng Airoflot của CCCP trên máy bay IL86 hay IL89. Giá vé rẻ không thể tưởng tượng được, giá vé 2 chiều hạng 2 chỉ có 20 USD và hạng 1 chỉ là 30 USD ?? Trong đó bộ HCT giấy dó có thể bán được 40 usd tại Balan thời điểm đó .Đi hạng 1 lên máy bay ,đến giờ ăn cô tiếp viên hàng không CCCP chuẩn bị 2 bộ đồ ăn làm Dammanh chẳng hiểu gì cả,cứ nghĩ họ nhầm. Sau mới rõ hạng 1 ngoài xuất ăn thông thường còn được thưởng thức một xuất ăn toàn đặc sản cá của Nga ( trứng cá đen,trứng cá đỏ,cá hồi muối ...)
Cái này thì bác Mạnh ko thể nhầm được đâu.

Thời bao cấp, làm gì có trao đổi tiền - hàng theo đúng quy luật thị trường.
cái vé 30 USD của bác muốn mua phải có giấy giới thiệu. mà cái giấy giới thiệu đó nó ... vô giá.

Sếp em ổng kể thời kỳ đầu năm 90, ổng bán vé máy bay. Sáng ra thấy 1 sấp giấy giới thiệu để trên quầy. xong ngồi xuống phân loại theo chữ ký trên giấy. Nếu là cấp bộ trưởng thì để lên hàng đầu, rồi đến thứ trưởng, vụ trưởng,.... cứ thế cho đến hết. Nhiều ngày mới giải quyết được 1/3 xấp giấy đó thì máy bay hết chỗ. hic hic.

Vài dòng nói chơi cho mọi người relax.
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-08-2013), dammanh (20-08-2013), HanParis (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Ng.H.Thanh (20-08-2013), Poetry (20-08-2013), VAPUTIN (20-08-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Phong bì kỷ niệm chuyến thăm Việt Nam năm 2011 của Hoàng gia Hà Lan *VietStamp* Việt Nam trên tem Thế giới 0 08-10-2019 00:03
Chuyến bay chở thư đầu tiên năm 1929 The smaller dragon TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 27 29-07-2014 17:42
Phong bì đầu tiên em sở hữu. matkieng Phong bì 0 17-07-2011 16:14
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 00:46
Phong bì chiến hạm HMAS Adelaide nhân chuyến thăm Campuchia. Angkor Phong bì thực gửi 1 25-09-2009 15:24



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.