#1
|
||||
|
||||
Con tem ĐỨC THÁNH TRẦN
Hôm nay mưa suốt,ngồi nhà soạn tem .Thật bất ngờ khi xem con tem ĐỨC THÁNH TRẦN,Mã số 115 phát hành 1958 thấy cạnh bên trái đê 1253-1300. Dammanh nghĩ đây là năm sinh ra và mất của ĐỨC THÁNH TRẦN,nhưng nếu vậy thì sai với lịch sử,năm 1258 trong cuộc k/c chống quân NGUYÊN lần 1,HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG đã tự động linh hoạt điều khiển binh tướng mặt trận phía đông (QUẢNG NINH).Chính nhờ đó mà 2 vua trần đang bị giặc NGUYÊN truy sát đã thoát nạn.Chiến công hiển thách đó không thể làm khi TRẦN HƯNG ĐẠO Mới 5 tuổi được! Sự vô lý là chỗ đó!Suy luận sai mong các bạn góp ý,xin thành thật cảm ơn.
Bài được dammanh sửa đổi lần cuối vào ngày 01-09-2010, lúc 16:11 |
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chie (01-09-2010), chnchien (01-09-2010), hat_de (01-09-2010), huuhuetran (01-09-2010), j0j0 (01-09-2010), kimma (01-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), manh thuong (01-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), nam_hoa1 (01-09-2010), Nguoitimduong (01-09-2010), nguyenquanghuyth (01-09-2010), Poetry (01-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), xihuan (01-09-2010) |
#2
|
||||
|
||||
Cháu chào bác Mạnh. Bác vừa tìm được một thông tin rất hay về con tem ĐỨC THÁNH TRẦN. Theo cháu biết thì Trần Hưng Đạo sinh năm 1228 (cũng có người nói là năm 1231, 27 tuổi thì đánh giặc được rồi) và mất vào năm 1300. Bắt đầu đánh quân Mông là vào năm 1258 như chú nói. Có thể con tem trên in sai năm sinh của Trần Hưng Đạo. 100% là in sai. Nếu có sai mong mọi người góp ý.
Bài được nguyenquanghuyth sửa đổi lần cuối vào ngày 01-09-2010, lúc 08:36 |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nguyenquanghuyth vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (01-09-2010), hat_de (01-09-2010), huuhuetran (01-09-2010), kimma (01-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), manh thuong (01-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), nam_hoa1 (01-09-2010), Poetry (01-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), xihuan (02-09-2010) |
#3
|
|||
|
|||
Đúng là chỉ có bác Mạnh phát hiện được! 1258 thì chắc nhiều người nhớ, vì đó là trân thắng oanh liệt của ta. Việc kỷ niệm 700 năm chiến thắng này là một ý tưởng hay của ngành bưu.
Năm sinh của Trần Hưng Đạo không hiểu sao thấy mỗi nơi ghi một khác, 1213, 1226, 1228 hay 1232... Nhưng tuyệt nhiên không thấy 1253. Nếu họa sỹ Nguyễn Văn Khanh còn, phải hỏi ông may mới rõ lý do. Nhưng kiểu gì chắc cũng là một sự nhầm lẫn! Chợt thấy bài này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết năm 2000 nhân dịp một hội thảo, chia sẻ với các bạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về Trần Hưng Đạo Bài viết nhân dịp kỷ niệm 700 năm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ngày 16/9/2000 Nửa cuối thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258-1288), giặc Mông-Nguyên đã ba lần xâm lược nước ta và ba lần bị quân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn. Bấy giờ, giặc Mông- Nguyên là đạo quân xâm lược mạnh nhất, hung bạo nhất thế giới. Từ những thảo nguyên bao la của miền Bắc Á, với tài phi ngựa bắn cung, đội quân Mông Cổ khét tiếng đã tung hoành khắp các lục địa từ Á sang Âu, nô dịch các dân tộc, thôn tính các quốc gia, lập nên một đế chế rộng lớn từ Thái Bình Dương đến tận bờ Bắc Hải. Vó ngựa của chúng đi đến đâu gieo rắc sự hoang tàn hủy diệt đến đó. Trong mưu đồ cuồng vọng của đế chế Mông-Nguyên, nước Đại Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Mục đích của chúng là thôn tính nước ta, mở đường tràn xuống vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, kẻ hiếu chiến đã không lường được rằng chính Đại Việt là nơi chôn vùi uy danh của những đạo kỵ binh xâm lược đã từng bách chiến bách thắng. Tiến vào nước ta, giặc Mông-Nguyên đã gặp phải sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc. Nhân dân cả nước ta chung lưng đấu cật, kiên cường và mưu trí, liên tiếp chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Dân tộc ta không những bảo vệ quyền độc lập tự chủ của mình mà còn góp phần làm cho nhiều dân tộc khác thoát khỏi hiểm họa bị xâm lược và thôn tính. Năm 1258, lần thứ nhất xâm lược Đại Việt, quân Mông Cổ tưởng rằng sẽ dễ dàng nuốt chửng nước An Nam nhỏ bé. Chúng nhanh chóng chọc thủng các tuyến phòng ngự của ta, tiến vào kinh đô. Triều đình và quân đội phải rút khỏi kinh thành để bảo toàn lực lượng. Kẻ địch không ngờ rằng chỉ chín ngày sau khi chiếm được Thăng Long, kỵ binh của chúng đã lâm vào tình trạng thiếu lương ăn, bị chặn đánh khắp nơi, ngày càng thế suy lực yếu. Đòn phản công mạnh mẽ của quân ta ở Đông Bộ Đầu đã khiến đoàn quân viễn chinh vừa qua khí thế hung hăng, nhanh chóng bị tan rã, hoảng loạn và tháo chạy. Đó là thất bại lớn đầu tiên của đội kỵ binh thiện chiến người Mông Cổ. Hai mươi bảy năm sau (1285), sau khi đánh bại nhà Tống lập nên triều Nguyên ở Trung Quốc, giặc Mông-Nguyên lại phát động chiến tranh xâm lược Đại Việt với quy mô lớn gấp nhiều lần. Đại quân của chúng do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy từ phía Bắc đánh xuống, từ phía Nam tiến lên, hình thành hai gọng kìm giáp công xâm lược. Chúng đã đem sức mạnh sáu chục vạn quân, kết hợp với kinh nghiệm chinh phạt còn nóng hổi của quân Mông Cổ với kinh nghiệm lâu đời của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, tưởng chừng trong chốc lát tiêu diệt quân chủ lực của ta, bắt triều đình nhà Trần phải quy phục. Lần nữa chúng lại không ngờ vấp phải sức mạnh kháng chiến quyết liệt của toàn dân ta. Tinh thần và ý chí "Sát Thát" từ Hội nghị Bình Than tới Hội nghị Diên Hồng đã được nhân lên trong cuộc chiến tranh giữ nước. Cả dân tộc thề không đội trời chung với kẻ thù, toàn dân thực hiện mệnh lệnh của triều đình: "Tất cả các quận huyện nơi có giặc đến phải liều chết mà đánh; nếu không đánh được cho phép trốn vào rừng núi, không được đầu hàng giặc". Quân xâm lược đi đến đâu cũng bị quân địa phương và dân binh của ta tiến đánh, lương thảo nơi đồng nội đều bị giấu sạch. Quân giặc phải rải quân chiếm đóng, sức tiến công ngày càng giảm sút. Quân đội và triều đình nhà Trần thực hành rút lui chiến lược để tránh cái khí thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái thế tàn lụi lúc buổi chiều của giặc. Trong vòng năm tháng liền, quân Mông-Nguyên muốn đánh mà không được đánh; càng ngày càng sa vào hao mòn, mệt mỏi, thiếu thốn như "bị treo lơ lửng ở khoảng giữa"; tài phi ngựa bắn cung không thi thố được. Nhằm thời cơ ấy, quân ta chuyển sang phản công. Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp - Các trận quyết chiến liên tiếp diễn ra, giành thắng lợi dồn dập. Thành Thăng Long được giải phóng. Thoát Hoan thế cùng phải chui vào ống đồng mới thoát thân. Quân và dân Đại Việt lập nên chiến công hiển hách, đại bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của giặc Mông-Nguyên. Năm 1288, quân Mông-Nguyên lại một lần nữa xâm lược Đại Việt. Rút kinh nghiệm hai cuộc chiến tranh trước, lần này quân giặc hành quân thận trọng. Chúng chuẩn bị đầy đủ lực lượng, gồm cả bộ binh, kỵ binh và cả thủy binh tinh nhuệ, lại mang theo cả lương thảo với quyết chí phục thù, tiêu diệt bằng được quân chủ lực và bắt sống triều đình nhà Trần. Nhưng cũng như hai lần xâm lược trước, quân Mông-Nguyên đi đến đâu cũng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân dân các địa phương, còn lương thảo thì đâu đâu cũng bị giấu sạch. Lần này, ngay từ đầu Trần Quốc Tuấn đã chủ động rút lui, từng bước dẫn dắt quân địch vào thế trận đã bày sẵn. Quân giặc sa và thế trận làng nước của chiến tranh nhân dân Việt Nam, thiếu lương ăn, thương vong ngày một nhiều, ốm đau do trời nóng nực, tinh thần sụp đổ. Khi bất ngờ nhận được tin đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ bị tiêu diệt thì bọn tướng soái nhà Nguyên vô cùng hoảng loạn. Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi vội chia quân rút theo hai đường thủy, bộ. Nhưng với trận quyết chiến Bạch Đằng lịch sử, toàn bộ đạo thủy quân địch đã bị tiêu diệt và bị nhấn chìm trong sóng nước. Chủ tướng giặc Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt sống, quân của Thoát Hoan bị tiêu diệt phần lớn trên đường rút lui từ Vạn Kiếp đến biên cương. Cuộc kháng chiến lần thứ ba của quân và dân Đại Việt giành được thắng lợi rực rỡ. Từ đó giặc Mông - Nguyên từ đó bỏ ý đồ xâm lược nước ta. Như vậy, hồi thế kỷ XIII, dưới triều Trần, dân tộc ta hoàn toàn dựa vào sức mình, không có sự chi viện từ bên ngoài đã phải ba lần đương đầu với những đạo quân xâm lược mạnh nhất và hung hãn nhất thời đại và đã đánh thắng chúng. Kẻ địch tiến vào nước ta ào ào như gió, như lửa. Chúng phá vỡ các phòng tuyến của ta, cả ba lần đều chiếm được kinh thành Thăng Long và nhiều địa bàn quan trọng khác. Trước khí thế hung hãn chưa từng có của giặc Mông-Nguyên, dân tộc Việt Nam không hề biết sợ."Tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu", từ miền ngược đến miền xuôi, từ núi rừng đến sông biển, tất cả các quận huyện trong nước, hễ giặc đến đều đứng lên đoàn kết chiến đấu, dựa vào thôn xóm, làng bản, địa hình hiểm trở để kiên quyết chống trả. Tổng kết ba cuộc kháng chiến, cả nước chỉ có hai hương không chống giặc khi chúng đi qua, còn ở đâu cuộc chiến đấu cũng kiên cường, ở đâu quân và dân ta cũng đã gây cho quân xâm lược những tổn thất nặng nề và cuối cùng bị đánh bại. Sức mạnh của nước Đại Việt thời Trần bắt nguồn từ sức sống mãnh liệt, từ nền văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc, từ lòng yêu nước, chí khí đấu tranh bất khuất, từ truyền thống nhân ái và cố kết, trí thông minh và sáng tạo được tôi luyện trong quá trình chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Dưới thời Trần, chế độ phong kiến tập quyền đang ở vào thời hưng thịnh; nhiều chính sách tiến bộ về kinh tế và văn hóa đã được thi hành. Nền văn minh Đại Việt đang trên đà phát triển rực rỡ với hào khí Đông A nổi tiếng. Chính nhờ vậy mà khi giặc đến thì cả nước cùng đánh, sức mạnh của cả dân tộc được huy động; khi giặc lui thì toàn dân lại ráo riết chuẩn bị, đề phòng. Đánh một trận, rồi hai trận, ba trận, trận sau lớn hơn và thắng lợi to hơn, cuối cùng đã toàn thắng. Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là một nhà chính trị-quân sự đại tài được vua Trần tin yêu, giao quyền tiết chế, thống suất tất cả vương hầu, tôn thất, tướng lĩnh, điều động binh nhung, khí giới. Khi quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ nhất (1258), ông được chỉ huy các tướng lĩnh điều quân thủy bộ bảo vệ vùng biên giới phía Tây Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), ông được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc. Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, ông vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của ông "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta. Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Ông xem, việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thắng lợi, ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bỉ tựu tự cầm). Ông rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Mông-Nguyên gây ra. Trần Quốc Tuấn là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, ông chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều bình thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu". Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận, tạo nên thời cơ. Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công; tiến công; chọn đúng hướng; đúng mục tiêu; đánh những trận quyết định; khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị thất bại. Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt, "biết người, biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, xem xét quyền biến... tùy thời mà làm". Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi quân Mông-Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của chiến trận. Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã bị sợ hãi rút chạy, rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng và ở biên giới. Đó là kết quả kỳ diệu của phương pháp dùng binh độc đáo của ông. Trần Quốc Tuấn quả là một vị tướng mưu lược, là con người của những quyết định lớn trong những thời cơ lớn. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù. Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng. Từ lời hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến của ông đã được khẳng định. Ông đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài, rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến tranh của mình, viết lại thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ cho sự nghiệp giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giải phóng; Nguyễn Huệ tiếp tục phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa của nông dân, trong chiến tranh giữ nước. Những quan điểm tư tưởng chính trị-quân sự của ông về dựa vào dân, khoan thư sức cho dân về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường", "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con"... là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Trần Quốc Tuấn là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ông luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh tạo nên một cuội nguồn của thắng lợi. Ông chủ trương "bạt dụng lương tướng", dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ông quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với ông; đội quân phụ tử của ông đã trở thành đội quân bách thắng. Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Đỗ Khắc Chung, cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng.... Năm 1289, trong niềm vui toàn thắng, đô thành bị đổ nát, đất nước hoang tàn, vua Nhân Tông hạ chỉ gấp rút tu sửa thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn can rằng: " Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp triều đình cần phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc úy lạo nhân dân. Hơn bốn năm, quân giặc hai lần tràn sang đánh phá, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà dân chúng vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lực, đi lính, đóng thuế làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua đã được trở về yên ổn, việc cần làm trước hết là chú ý đến ngay dân. Những nơi nào bị tàn phá, tùy tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế. Nơi nào bị tàn phá quá nặng có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: "Chúng chí thành thành". Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay. Xin nhà vua xét kỹ". Vua Trần Nhân Tông đã nghe theo lời khuyên. Trần Quốc Tuấn quả là một nhân cách lớn, có tấm lòng vì dân vì nước. Tuy ở ngôi cao chức trọng mà vẫn giữ tiết nhã nhặn, không tự tiện làm những việc sai trái với kỷ cương phép nước; ông không ham lợi giàu sang, lòng trung trong sáng được mọi người tôn quý và tin yêu. Ông không lạm dụng quyền hạn. Vì có công lớn, ông được phong làm "thượng quốc công", được quyền tự ban thưởng cho người khác. Sử sách chép lại rằng, ông đã cẩn trọng giữ gìn, chưa hề tự mình ban thưởng cho ai. Những chiến công đánh bại đế quốc Mông-Nguyên, những cống hiến trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn đã đưa ông lên hàng anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Việt Nam, xứng đáng là một danh nhân quân sự tầm cỡ thế giới. Với tài năng chính trị quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với vua, với nước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cùng với triều đình nhà Trần và quân dân Đại Việt bảo vệ trọn vẹn độc lập dân tộc, đưa triều đại nhà Trần lên hàng triều đại thịnh trị trong lịch sử trung đại, để lại những bài học lịch sử có giá trị về dựng nước và giữ nước. Những thành tựu về võ công và văn trị, những giá trị vật chất và tinh thần thời Trần đã làm vẻ vang lịch sử dân tộc và là niềm tự hào lớn lao cho Tổ quốc. Lịch sử sang trang. Bước vào thời kỳ cận đại và hiện đại, các nước đế quốc phương Tây với nền kinh tế phát triển, đã mang quân xâm lược thuộc địa khắp các châu lục. Nhân dân ta đã phải sống kiếp ngựa trâu hàng trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Cho đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà yêu nước vĩ đại, đến với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tìm ra con đường cứu nước. Từ đó, giai cấp đã gắn với dân tộc, độc lập dân tộc đã gắn với lợi ích quốc tế. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc đã phát huy lên tầm cao mới. Toàn dân ta đã vùng lên đưa Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đến thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước kiểu mới ấy không những "khoan sức cho dân" mà đã trở thành nhà nước của dân, do dân và vì dân. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhân dân là người chủ của đất nước. Tiếp đó, trong khi chính quyền cách mạng còn đang trứng nước, toàn dân ta đã phải đương đầu với cuộc xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Pháp rồi chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Trong suốt 30 năm trường, trên đất nước ta đã diễn ra một cuộc đọ sức lịch sử khốc liệt nhất, dân tộc ta đã dành được thắng lợi oanh liệt nhất, với những kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần, kể cả kẻ thù mạnh nhất thế giới. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao hơn chưa từng thấy. Học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã hình thành. Với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!", toàn dân ta đã chịu đựng những hi sinh không bờ bến, cuối cùng giành được thắng lợi hoàn toàn. Đó là vì mục tiêu độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh dân tộc không chỉ mang lại độc lập, thống nhất cho đất nước mà còn mang lại tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cho toàn dân ta và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Chúng ta chiến đấu vì đại nghĩa, nên đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng khắp và mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết": đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn chiến thắng mọi kẻ thù. Từ khi hòa bình được lập lại, đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ trong một phần tư thế kỷ, chúng ta đã dành được những thắng lợi hết sức to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên nhìn thẳng vào sự thật, ham muốn tột bậc của Bác Hồ: làm cho dân giàu, nước mạnh, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho đến nay mới được thực hiện bước đầu. Nước ta vẫn đang còn là một nước đang phát triển, một nước nghèo nàn và lạc hậu, còn xa mới đáp ứng được yêu cầu rất cao về năng suất lao động, về hiện đại hóa khoa học và công nghệ nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy rõ ràng cuộc đấu tranh chống nghèo nàn và lạc hậu còn là một nhiệm vụ hết sức to lớn của dân tộc ta. Cuộc đấu tranh ấy, như Bác Hồ đã nói, còn khó khăn hơn nhiều so với chiến đấu chống đế quốc và phong kiến. Như các nghị quyết của Trung ương đã đề ra, hướng đột phá có ý nghĩa quyết định là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, vì đó là "tiền đề của mọi tiền đề" của chủ nghĩa xã hội như Mác đã nói, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng ngày càng tiếp cận với kinh tế tri thức; giữ vững và phát huy nền văn hóa dân tộc; thực hiện bằng được giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu; phát triển mạnh mẽ nội lực của đất nước, trước hết là tiềm năng to lớn của con người, trên cơ sở đó chủ động hội nhập với khu vực và thế giới theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Và nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định là thực hiện bằng được cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thực sự trong sạch và vững mạnh, là lương tâm, trí tuệ và danh dự của giai cấp và của dân tộc. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với trí tuệ và nghị lực sáng tạo của toàn dân và cả nước đoàn kết một lòng, chúng ta tin tưởng vững chắc trong thiên niên kỷ tới, dân tộc Việt Nam ta dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng, của Bác Hồ nhất định sẽ biến mơ ước nói trên thành hiện thực, đưa đất nước sánh vai với các nước trung bình, các nước phát triển trên thế giới. Tiến hành về cuộc Hội thảo về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn trong thời điểm sắp bước vào thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta càng tự hào về những thành tựu lớn lao của dân tộc ta từ 700 năm về trước cho đến cả thế kỷ XX. Chúng ta càng tưởng nhớ và biết ơn biết bao anh hùng và liệt sĩ thuộc biết bao thế hệ đã ngã xuống vì đại nghĩa để chúng ta có được ngày nay. Với tinh thần ấy, hội thảo của chúng ta không những có ý nghĩa ôn lại truyền thống của cha ông mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm và niềm tin của mỗi một người dân vào tương lai Tổ quốc Việt Nam. Bài được kimma sửa đổi lần cuối vào ngày 01-09-2010, lúc 09:17 |
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (01-09-2010), hat_de (01-09-2010), huuhuetran (01-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), manh thuong (01-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), nam_hoa1 (01-09-2010), Nguoitimduong (01-09-2010), nguyenquanghuyth (01-09-2010), nguyenthanhnam (24-09-2010), Poetry (01-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), xihuan (02-09-2010) |
#4
|
||||
|
||||
Bàn về ngày sinh và mất của Đức Thánh Trần - Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn :|
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là 1 trong 10 vị danh tướng vĩ đại nhất thế giới.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta cũng thế, và rất thú vị khi có 1 áng văn anh hùng dân tộc nói về anh hùng dân tộc như bác KM đã chuyển thêm vào đây. Trích dẫn:
Vì thế chúng ta có đó là ngày tức ngày 5-9-1300 dương lịch. ứng với ngày 20.8 mùa thu Canh Tý, tức năm Hưng Long thứ 8 Nói về ngày sinh thì nó tuyệt đối ko thể sai, vì với vị trí của ông trong triều đình & trái tim người dân thì khi mất có rất nhiều sử liệu ghi lại. Tiếc thay điều này đúng bao nhiêu thì năm sinh của ông lại mờ ảo bấy nhiêu, có lẽ thủa mới sinh ít ai ghi lại điều này, hoặc tư liệu đã mất mát, mặc dù ngay từ khi mới sinh ông đã được thầy tướng xem cho và bảo "Người này ngày sau có thể cứu nước giúp đời'." (trích Đại Việt Sử ký Toàn thư) Rất tiếc Đại Việt Sử ký toàn thư và nhiều tư liệu lịch sử khác ko xác định chính xác năm sinh của ông, cho tới nay đó vẫn là điều tranh cãi chưa thống nhất. Các tượng đài lớn về THĐ vị tướng và là vị Thánh của dân tộc ta cũng ko đề năm sinh Nếu con số trên tem là miêu tả ngày sinh của Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn thì nó sai 100 % như bạn Huy nói Trích dẫn:
Trích dẫn:
- mốc son quan trọng của cuộc chiến là 1258 - và mẫu tem trên vốn đã có sai xót Nghe nói cái sai trên tem vốn được lưu truyền lâu trong giới là việc Đức Thánh Trần "để râu" thế nào. Đó là 1 bộ tem hay, đẹp, rất tiếc là ngoài lỗi râu giờ lại có thêm 1 lỗi nghiêm trọng khác được phát hiện. Nếu ko biện luận được con số 1253 theo 1 hướng khác thì hẳn bộ tem trên sai nghiêm trọng. Cách ghi 1253 - 1300 là các phổ biến mà người xem hiểu đó là năm sinh - năm mất. Năm mất của đức Thánh đã được khẳng định, năm sinh vẫn còn mơ hồ, 1 ngày nào đó dân tộc ta tìm được bằng chứng lịch sử khẳng định chính xác tuyệt đối năm sinh của ngài, chắc chắn chúng ta sẽ có 1 tờ lịch tem, dù theo lịch dương hay âm như đã có đều tuyệt
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình my face https://www.facebook.com/hatde.tran |
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chie (01-09-2010), dammanh (01-09-2010), huuhuetran (01-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), manh thuong (01-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), nguyenquanghuyth (01-09-2010), Poetry (01-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), xihuan (02-09-2010) |
#5
|
||||
|
||||
Nếu ai đã được đọc quyển sách Văn hóa trên tem VN, của tác giả Đỗ Đa Sỹ thì biết rõ hơn về con tem Đức Thánh Trần và 1 số tem khác nữa như 1 nhánh sông rạch gầm xoài mút, cũng thấy 1 số chi tiết sai. Quyển sách ấy bán rất chạy tại Hà Nội vì in có 500 quyển, giá 199K, tới hôm nay CLB Việt Tiệp Hải Phòng mà có được 5 quyển. .
__________________
Đào Trọng Nghĩa Add: hộp thư số 05 - Bưu điện Bình Minh - Vĩnh Long ATM_VCB: 0791000007625 phone: 01223005199 Email: young_lip@yahoo.com.vn Bài được young_lip sửa đổi lần cuối vào ngày 01-09-2010, lúc 23:06 |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn young_lip vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chie (01-09-2010), dammanh (02-09-2010), hat_de (01-09-2010), huuhuetran (02-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), Poetry (02-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), xihuan (02-09-2010) |
#6
|
||||
|
||||
Trích dẫn:
- 1 cuốn để thường trực VP - 1 cuốn tao cho bác Tác - chủ tịch Hội - 1 cuốn giao cho bác Tiến - phó chủ tịch Hội - 1 cho bác Đỉnh CN CLB VIET TIEP và 1 cuốn giao cho mình để phục vụ bạn chơi kể cũng thiệt thòi vì ở HP ko có bán, nên đôi khi các bạn tem khác cần giúp cũng ko mua hộ được, bạn nào cần có thể mượn. Ví dụ như bạn Danh - TB, quan tâm về chủ đề văn hóa nên đã mượn và photo lại, 2 tháng sau trong chuyến ra HN đã gặp bác giả và ở chơi 1 đêm qua đó, có lẽ bạn Danh cũng thu lượm được nhiều điều bổ ích từ chính bản thân tác giả Cách đây tròn 1 tháng, sáng CN ngày 01.08 tụi mình có gặp bác Sỹ tại 14 THĐ nhân phát hành bộ WWF Mèo cá, trước khi tới sinh hoạt CLB tem Thủ Đô cả nhà có ghé Bưu điện Bờ Hồ lấy dấu nhật ấn . .. hi ... chú em Minh Đức có mũ bảo hiểm thì đội vào chú chở ra CLB nào Tiếc là ko nên 2 anh em đi bộ ... buổi gặp mặt tại CLB thì mọi người đã biết qua bài thuật rồi đó. Liệu trước việc gặp tác giả cuốn sách mình đã cầm theo nó từ HP và xin được chữ kí lưu niệm, khi nào rảnh chụp lên cho Young_lip xem. Trở lại vấn đề chính trong mục này, bạn có suy nghĩ nào khác về con số ghi trên mẫu tem THĐ ko
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình my face https://www.facebook.com/hatde.tran |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chie (01-09-2010), dammanh (02-09-2010), huuhuetran (02-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), Poetry (02-09-2010), quaden@_cute (01-09-2010), xihuan (02-09-2010) |
#7
|
||||
|
||||
Cám ơn bạn Young_lip và Hatde!vì ở xa và không có điều kiện kiếm quyển sách đó.Các bạn có thông tin giới thiệu để mọi người cùng biết nhé!...
|
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
hat_de (02-09-2010), huuhuetran (02-09-2010), Lu Tich Nguyen (02-09-2010), man_nguyen_1996 (02-09-2010), Poetry (28-02-2013), quaden@_cute (02-09-2010) |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Những lá thư không được trả lời | zodiac | Triết lý cuộc sống | 1 | 28-01-2011 19:10 |
Đấu giá FDC trắng bộ hoa hải đường! | dammanh | Đấu giá ủng hộ Viet Stamp | 10 | 10-09-2010 12:00 |
Trần Hữu Huệ tặng bì thực gửi | huuhuetran | Phong bì thực gửi | 45 | 05-09-2010 18:08 |
Ảnh đen trắng | JT'M | Góc kỹ thuật số | 27 | 22-02-2010 20:05 |
Nhà sưu tập Cao Tấn Lợi từ trần | *VietStamp* | Hội Tem TP. Hồ Chí Minh | 14 | 11-04-2009 13:37 |