#1
|
||||
|
||||
Bật Lửa Zippo : Quá Khứ và Hiện Tại
Câu chuyện về quãng đường dài hơn 80 năm chiếm lĩnh thị trường của một thương hiệu, không chỉ là niềm tự hào của người Mỹ, mà còn là biểu tượng văn hóa mang tính toàn cầu.
Câu chuyện của chiếc bật lửa Zippo lừng danh cũng chính là câu chuyện của những người đã tạo ra nó. Từ người sáng lập, George G. Blaisdell, tới rất nhiều các nhân viên, khách hàng và nhà sưu tầm... những người đã góp phần làm nên lịch sử hơn 80 năm của một biểu tượng văn hóa Mỹ. Phần ruột của bật lửa Zippo Lịch sử của Zippo bắt đầu từ đầu những năm 1930, tại câu lạc bộ Bradford Country ở Bradford, Pennsylvania, khi ông Blaisdell lần đầu tiên thấy một người bạn sử dụng chiếc bật lửa to cồng kềnh mua từ Áo. Chiếc bật lửa đó, đặc biệt có thể sử dụng tốt trong điều kiện có gió, nhờ vào thiết kế ống khói. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là quá cồng kềnh, phải cần đến hai tay để sử dụng, cũng như lớp vỏ kim loại rất dễ bị hỏng. Một mẫu thiết kế bật lửa vô cùng tinh xảo của Zippo Cuối năm 1932, Blaisdell quyết định sẽ thiết kế lại chiếc bật lửa của Áo. Ông tạo ra chiếc vỏ hình chữ nhật và dùng một chiếc bản lề để gắn ruột bật lửa với vỏ. Kết quả là chiếc bật lửa trông có vẻ nhỏ gọn và dễ sử dụng ra đời. Chiếc bật lửa Zippo đầu tiên, cho đến nay vẫn còn được trưng bày ở Bảo tàng Zippo ở Bradford, được sản xuất vào khoảng đầu năm 1933, bán với giá 1.95 đô la Mỹ và được công ty của Blaisdell bảo hành trọn đời. Cái tên “Zippo” cũng do chính ông Blaisdell đặt. Ông rất thích âm thanh khi phát âm từ “zipper” và tin rằng “zippo” sẽ là một âm thanh “hiện đại”. Một trong những cửa hàng Zippo đầu tiên Bắt đầu vào năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai có sự ảnh hưởng sâu sắc tới Zippo. Kể từ thời điểm quân đội Mỹ tham gia vào chiến tranh, Zippo ngừng cung cấp sản phẩm ra thị trường bên ngoài để tập trung vào nguồn cung cấp cho quân đội Mỹ. Hàng triệu người lính Mỹ tham gia vào chiến trường cùng những chiếc bật lửa Zippo đã góp phần đưa tên tuổi Zippo trở thành một biểu tượng của nước Mỹ trong suốt cuộc chiến. Và cũng chính nguồn thu dồi dào từ quân đội đã giúp cho Zippo trở thành một công ty lớn mạnh hàng đầu tại thời điểm bấy giờ. Zippo trở thành một vật dụng quen thuộc của những người lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ thường khắc những dòng chữ lên đó để thể hiện tính cách hoặc bày tỏ cảm xúc Kết thúc chiến tranh năm 1945, Zippo bắt đầu quay trở lại với thị trường. Đây cũng chính là thời điểm Blaisdell lên ý tưởng về ô tô Zippo, chiếc xe có thiết kế độc đáo với hình chiếc bật lửa Zippo. Năm 1947, xe ô tô mang nhãn hiệu Zippo ra đời. Thiết kế của một chiếc ô tô Zippo mang hình chiếc bật lửa Thập niên 50 là khoảng thời gian đáng nhớ của Zippo. Công ty bắt đầu có ý tưởng in mã số lên đáy mỗi chiếc bật lửa. Mục đích ban đầu chỉ là để quản lí chất lượng, nhưng dãy mã số này sau đó đã trở thành một thứ giá trị đối với các nhà sưu tầm. Đây cũng là thời điểm những mẫu Zippo dành cho nữ giới lần đầu tiên ra đời. Mã số bên dưới mỗi chiếc Zippo lại trở thành giá trị đối với các nhà sưu tầm Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Zippo đối với giới sưu tầm là mối quan hệ giữa Zippo với Hollywood và sân khấu Broadway. Tính đến nay, Zippo đã xuất hiện trong hơn 1,500 bộ phim, vở kịch và các chương trình ti vi. Bật lửa Zippo là “ngôi sao” của những bộ phim nổi tiếng như “I love Lucy”, “The X-Man” hay “Hairspray – the Musical.” “Vai diễn” của Zippo thường là một một nút thắt trong kịch bản, phác họa một giai đoạn hay phản ảnh tính cách nhân vật. Có lẽ phim ảnh và các sân khấu kịch cũng chính là bệ phóng đưa tên tuổi Zippo đến với thế giới. Cho đến ngày nay, sản phẩm bật lửa này được bán trên hơn 160 quốc gia, tiêu thụ mạnh nhất ở Trung Quốc và Ấn Độ. Zippo thường được dùng như một công cụ quảng cáo, người ta in lên đó từ tên tuổi các nhãn hàng cho tới hình các ngôi sao nổi tiếng như Elvis Presley Blaisdell qua đời vào ngày 3 tháng 10 năm 1978. Ông được mọi người nhớ đến không chỉ bởi vì đã phát minh ra bật lửa Zippo, mà còn bởi sự hào phóng và lòng tốt của ông. Sau khi qua đời, hai con gái ông, Harriett B. Wick và Sarah B. Dorn, là người thừa kế toàn bộ sản nghiệp. Hiện tại, George B. Duke, cháu trai của Mr. Blaisdell và con trai của Sarah Down, là chủ sở hữu duy nhất và cũng là chủ tịch của Hội đồng quản trị công ty. Chân dung người sáng tạo ra Zippo - Ông Blaisdell Người ta ước tính có khoảng bốn triệu bộ sưu tập Zippo trên thế giới. Sự hâm mộ này là chưa từng có đối với bất kì sản phẩm nào khác. Cùng với trào lưu sưu tầm, các câu lạc bộ Zippo mọc lên ở khắp thế giới với những cuộc gặp gỡ và giao lưu diễn ra hàng năm. Người sưu tầm Zippo có ở khắp nơi trên thế giới Bảo tàng Zippo được chính thức mở cửa vào tháng 7 năm 1997. Một không gian rộng 15,000 m2 bao gồm các cửa hàng, bảo tàng và trung tâm sửa chữa Zippo, nơi trình diễn toàn bộ quy trình sửa chữa một chiếc Zippo. Năm 2012, bảo tàng này được thiết kế lại với các kiến trúc bằng gạch, kim loại và da, một sự kết hợp giữa phong cách vintage và hiện đại. Bảo tàng Zippo Năm 2012, Zippo kỉ niệm doanh số bán ra lên tới 500 triệu chiếc trên toàn thế giới. Người ta thống kê rằng, cứ 100 người Mỹ thì có 98 người biết đến cái tên Zippo. Để cạnh tranh giữa thị trường kinh doanh khắc nghiệt, hơn 80 năm qua, Zippo luôn giữ vững khẩu hiệu của nó “It works or we fix it free” (Tạm dịch: Nó sử dụng được hoặc chúng tôi sẽ sửa miễn phí). Trong suốt lịch sử hoạt động của công ty, chưa khách hàng nào từng phải bỏ ra một đồng nào cho chi phí sửa chữa, dù chiếc Zippo của họ có sản xuất vào năm nào đi chăng nữa. Theo PhuongNguyen - TriThucTre
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
#2
|
|||
|
|||
Góp vui với anh HanParis. Cái Zippo Tiến mới mua để mồi lửa nướng thịt!
__________________
"Đẹp biết bao quê hương VIỆT NAM Đẹp biết bao tiếng ru giữa trưa hè" Nguyễn Tiến PO BOX 730142 San Jose, CA. 95173 USA |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Tien vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
BoZoo (21-06-2013), HanParis (21-06-2013), ThinhVuongVu (22-06-2013), vu.huy65 (21-06-2013), XuanAnh (21-06-2013) |
|
|