Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THỜI SỰ TEM > Tin Bưu chính > Bưu chính Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 09-07-2019, 02:03
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Những bài viết về Bưu điện Trường Sa

Những cánh thư gửi từ Trường Sa

Với việc 2 điểm Bưu điện văn hóa tại quần đảo Trường Sa được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4.2014, những cánh thư trao đổi, sẻ chia tình cảm giữa những chiến sĩ Trường Sa với người thân, bạn bè trên đất liền sẽ thường xuyên hơn.

Trong hai ngày 23.4 và 25.4.2014, hai điểm Bưu điện văn hóa tại đảo Sinh Tồn và Thị trấn Trường Sa (đảo Trường Sa Lớn) thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Mang các số hiệu bưu cục 654810 và 654820 thuộc mạng bưu chính công cộng được Nhà nước giao cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) quản lý và duy trì hoạt động, các điểm Bưu điện văn hóa đảo Sinh Tồn và Bưu điện Văn hóa đảo Trường Sa sẽ do Bưu cục Trường Sa (đóng tại Cam Ranh) thuộc Bưu điện tỉnh Khánh Hòa trực tiếp quản lý.

Sau khi hai điểm Bưu điện văn hóa đảo này đi vào hoạt động, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, truy nhập Internet (qua đường truyền của Viettel)… tại điểm cho các cán bộ, chiến sĩ và người dân tại Trường Sa, các điểm Bưu điện văn hóa này còn tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí.

Vụ Thư viện thuộc Bộ VHTT&DL đã gửi tặng hai điểm Bưu điện văn hóa đảo 2 kiện sách với tổng số khoảng 200 đầu sách. Tạp chí Tem Việt Nam cũng gửi tặng các điểm phục vụ bưu chính này 150 cuốn Tạp chí Tem.

Đặc biệt, Bưu điện tỉnh Khánh Hòa nói riêng và VietnamPost nói chung sẽ đảm trách việc tổ chức tiếp nhận, khai thác và chuyển phát an toàn, đúng địa chỉ những lá thư của các các cán bộ, chiến sĩ và người dân đang sinh sống, làm việc tại Trường Sa gửi tới người thân, bạn bè ở đất liền và ngược lại.

Theo ghi nhận của các thành viên đoàn công tác của Bộ TT&TT tham gia chương trình “Đến với Trường Sa thân yêu” của Bộ TT&TT tại các đảo thuộc Trường Sa từ ngày 19 - 28/4/2014, ngay trong ngày hai điểm Bưu điện văn hóa đảo Sinh Tồn và Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa khai trương, các các cán bộ, chiến sĩ và người dân ở đảo Sinh Tồn và Thị trấn Trường Sa đều rất hào hứng gửi thư về đất liền.

VietnamPost cho biết, tần suất thu gom, vận chuyển thư và các sản phẩm bưu chính khác của hai điểm Bưu điện văn hóa đảo tại Trường Sa về đất liền (và ngược lại) sẽ theo tần suất của tuyến vận chuyển hậu cần từ đất liền ra các đảo, với định kỳ khoảng từ 1 đến 3 tháng một lần.

Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả một số hình ảnh về hành trình của những lá thư đầu tiên được người dân và các cán bộ, chiến sĩ Hải quân gửi từ Trường Sa được VietnamPost chuyển về đất liền:

Name:  thu ts-1.jpg
Views: 1290
Size:  208.4 KB

Điểm Bưu điện văn hóa đảo Sinh Tồn đặt tại khu dân sự xã Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa chính thức khai trương ngày 23.4.2014 (Ảnh: Lê Hiền)

Name:  thu ts-2.jpg
Views: 1221
Size:  199.3 KB

Đặt tại khu dân sự Thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 25.4.2014. (Ảnh: Lê Hiền)

Name:  thu ts-3.jpg
Views: 1245
Size:  171.6 KB

Name:  thu ts-4.jpg
Views: 1207
Size:  176.1 KB

Các cán bộ, chiến sĩ và người dân đang sinh sống, làm việc tại đảo Sinh Tồn và Thị trấn Trường Sa mua tem, phong bì để gửi thư về đất liền. (Ảnh: Lê Hiền)

Name:  thu ts-5.jpg
Views: 1239
Size:  172.7 KB

Name:  thu ts-6.jpg
Views: 1177
Size:  175.5 KB

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng (ảnh trên) và Chuẩn đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân Nguyễn Ngọc Tương là những người đầu tiên viết, gửi thư về đất liền từ các điểm Bưu điện văn hóa đảo tại Trường Sa (Ảnh: Trần Vũ Hà/mic.gov.vn)

Name:  thu ts-7.jpg
Views: 1165
Size:  170.7 KB

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng gửi thư từ điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa về đất liền. (Ảnh: Trần Vũ Hà/ mic.gov.vn)

Name:  thu ts-9.jpg
Views: 1152
Size:  134.4 KB

Nhân viên điểm Bưu điện văn hóa đảo Sinh Tồn mở hòm thư chuyển để chuyến thư đầu tiên về đất liền. (Ảnh: Trần Vũ Hà/Mic.gov.vn)

Name:  thu ts-10.jpg
Views: 1212
Size:  142.8 KB

Nhân viên điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa đóng dấu nhật ấn cho những cánh thư đầu tiên gửi về đất liền. (Ảnh: Trần Vũ Hà/Mic.gov.vn)

Name:  thu ts-11.jpg
Views: 1674
Size:  27.5 KB

Sau hơn 2 tuần “lênh đênh trên biển”, những cánh thư đầu tiên gửi từ các điểm Bưu điện văn hóa đảo tại Trường Sa đã về đến đất liền. (Ảnh: Đ.H)

Theo ICTnews
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (09-07-2019), vnmission (31-07-2019)
  #2  
Cũ 09-07-2019, 02:12
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Độc đáo Bưu điện Trường Sa

Độc đáo Bưu điện Trường Sa

Có những người chọn cách cầm súng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Có những người lấy việc bám biển vươn khơi bất chấp hiểm nguy để tiếp nối sự nghiệp ông cha...

Song cũng có những người chọn những cách giản đơn hơn, lặng thầm hơn.


Đó là dành trọn tuổi thanh xuân để sống, làm việc và trải những “hỉ, nộ, ái, ố” cùng một bưu điện nhỏ, nơi tiền tiêu Tổ quốc, để những cánh thư từ Trường Sa không bao giờ lỗi nhịp với đất liền.

Đó là những con người vẫn đang âm thầm cống hiến ở điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa (Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa).

1. Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Thị trấn Trường Sa. Bưu điện đối diện hội trường trung tâm thị trấn, cách trường học chừng dăm phút đi bộ, cách đường băng trung tâm thị trấn chừng 200 mét. Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa mang nét sống đặc trưng của cả thị trấn: thanh bình, chậm rãi, ngăn nắp và chuẩn mực.

Vừa căn chỉnh dán tờ lịch thi đấu World Cup 2014 vào tường bưu điện, anh Nguyễn Phi Ý Hòa (một trong những người phụ trách bưu điện) vừa niềm nở bắt chuyện: Các anh chị vào gửi thư về đất liền ạ? Đúng 2 giờ chiều, giờ làm việc. Các anh chị cứ vào bưu điện, em cất cuộn băng dính rồi ra ngay.

Phòng bưu điện văn hóa Trường Sa rộng chừng 30m2. Trong phòng có nhiều sách báo các thể loại. Một bàn làm việc to, ở chính giữa phòng với cuốn sổ lưu niệm, bút, hồ và nhiều phong thư trống. Những chiếc phong thư trống phía dưới, bên trái có in hình cột mốc chủ quyền quốc gia. Và tất cả đều được những bưu tá ở đây tự tay làm mỗi ngày.

"Nhìn đơn giản thế thôi nhưng với anh em miền biển chém to kho mặn bọn em, việc tỉ mẩn chuốt từng góc giấy sao cho vuông vắn thực sự rất khó" - anh Hòa nói tiếp - "Nhưng đổi lại, việc hình dung những phong thư từ Trường Sa này, theo các ngả đường, tới mọi miền Tổ quốc để mọi người trên đất liền thấy Trường Sa không xa là bọn em lại có động lực”.

Cũng theo chia sẻ của anh Hòa, lúc đầu phong thư Trường Sa được chuẩn bị sẵn rồi làm và in hình cột mốc chủ quyền màu. Song 300 phong thư mang từ đất liền ra đã hết veo ngày đầu khánh thành điểm bưu điện văn hóa cách đây hơn 1 tháng. "Ngày khai trương vui lắm! Mọi người đến nhiều tới nỗi bọn em không kịp đưa phong thư cho tất cả. Nên bọn em xếp chồng cả xấp ở trước cửa bưu điện để mọi người lấy. Bưu điện chỉ tính tiền tem, phong thư là quà gửi tặng đất liền. Cũng đúng lúc có đoàn công tác từ đất liền tới nên mọi người ai cũng viết liền mấy lá gửi về cho gia đình" - Anh Hòa kể, mắt ánh lên niềm tự hào.

Name:  thu ts-minh.jpg
Views: 885
Size:  36.6 KB

Anh Minh đang làm việc tại điểm bưu điện văn hóa đảo Trường Sa.

2. Theo anh Minh, một người cũng làm việc tại bưu điện Trường Sa, bất cứ ai đặt chân đến Trường Sa cũng muốn gửi một cánh thư về đất liền cho những người thương yêu (dù ai cũng biết, những cánh thư từ Trường Sa về đất liền còn chậm hơn hành trình đoàn công tác của mình).

Có không ít người đã gửi cùng lúc cả chục cánh thư cho bố mẹ, vợ/chồng, con cái, anh em, bạn bè... Trong thời buổi công nghệ, nhiều người đã viết những cánh thư tay đầu tiên của đời mình ở Trường Sa. Và nhiều lá thư trong đó mang những lời lẽ mà con người không thể nói, gõ phím, hay trao đổi với nhau được.

"Bởi chỉ có ở Trường Sa này, con người mới được sống thật với cảm xúc của mình nhất" - Anh Minh kể - "Tôi đã chứng kiến, có những người vợ đã khóc khi viết thư từ Trường Sa cho chồng để xin lỗi vài chuyện lặt vặt đời sống thường ngày. Thư Trường Sa là vậy đấy, nó không thể lý giải bằng những lý lẽ khô cứng trong bộn bề cuộc sống thường nhật. Bởi đó là lý lẽ của trái tim”.

Name:  thu ts - pb.jpg
Views: 1184
Size:  23.7 KB

Bức thư với phong thư được làm từ Trường Sa, con dấu Trường Sa, và con tem Lý Sơn gửi về đất liền.

Anh Minh cũng không thể quên, một người từ đất liền muốn một cánh thư từ Đảo nhưng chưa một lần viết thư tay, lúng túng và bất lực trước trang giấy nên nhờ lính đảo viết hộ. Người lính viết vội vài dòng để vị khách đất liền gửi về chính địa chỉ của mình như để đánh dấu sự hiển diện của mình từ Trường Sa.

Song thư không chỉ đi một chiều. Những người lính Trường Sa cũng đã nhận được những lá thư từ đất liền chỉ vỏn vẹn vài dòng lời của một bài hát: Mong cánh thư về từ đảo xa, nơi thành phố này, Trường Sa vẫn bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao, khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo...

Viết mấy cánh thư về đất liền với phong thư Trường Sa, con dấu từ bưu điện Trường Sa trên con tem in hình đảo Lý Sơn, chúng tôi tạm biệt anh Hòa, anh Minh để tiếp tục hành trình thăm và kiểm tra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trên con tàu HQ 996.

Và chúng tôi biết rằng, trên muôn trùng sóng dữ, vẫn còn những nhân viên bưu điện lặng lẽ chăm chút từng góc giấy để đảm bảo liên lạc với đất liền, những thầy cô giáo âm thầm bám đảo gieo chữ, những nhân viên khí tượng thủy văn oằn mình nơi đầu sóng để "báo bão" cho cả nước... cùng vô vàn con người "Không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm ra Đất nước" (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm).

Theo: Infonet ngày 04-12-2014
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (09-07-2019), vnmission (31-07-2019)
  #3  
Cũ 09-07-2019, 02:23
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Những lá thư về từ Trường Sa

Những lá thư về từ Trường Sa

Hai điểm bưu điện văn hóa xã tại Trường Sa đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo thân yêu.


Viết thư ở Trường Sa: Thời cơ “cả đời có một”

“Hôm nay tại đảo Sinh Tồn, nơi anh đang công tác, khai trương điểm bưu điện văn hóa xã. Anh muốn gửi gắm tình cảm từ đảo xa trong bức thư tay đầu tiên này cho em và các con…”. Đây là những dòng mở đầu trong lá thư viết tay mà Thiếu tá Trịnh Công Lý, Đảo trưởng đảo Sinh Tồn (thuộc huyện đảo Trường Sa – Khánh Hòa) gửi cho vợ và con ở thành phố Cam Ranh, nhân dịp khai trương điểm bưu điện văn hóa tại đảo Sinh Tồn vào cuối tháng 4 vừa qua. Thiếu tá Trịnh Công Lý cũng là người đầu tiên trong số những cán bộ, chiến sỹ đang công tác ở đảo “mở hàng” cho thùng thư đặt tại điểm bưu điện đặc biệt này.

Thiếu tá Trịnh Công Lý nói rằng, đã 20 năm rồi anh mới viết thư tay. Trước đây, anh chỉ quen liên lạc về với gia đình, người thân qua sóng điện thoại. Thế nên, hôm nay khi cầm bút viết thư về cho vợ con từ đảo xa, anh lại thấy bồi hồi, xao xuyến, tay run run vì xúc động.

Anh Lý cho biết: “Trước khi có điểm bưu điện văn hóa xã, cán bộ, chiến sỹ và người dân đảo Sinh Tồn thường gửi thư, bưu phẩm qua các đoàn công tác ra đảo, tuy nhiên không được nhiều. Thậm chí có những lá thư, món quà tới tay người nhận phải mất nhiều tháng. Nay có bưu điện thì thời gian gửi và nhận thư sẽ ngắn hơn, việc kết nối yêu thương sẽ sâu nặng, đậm đà hơn. Tôi vẫn thường nói với bộ đội trên đảo rằng, tình cảm qua điện thoại thì lời nói gió bay. Những tình cảm trong thư viết tay mới trường tồn mãi mãi và là kỷ niệm thiêng liêng ở đảo gửi về cho đất liền”.

Điều đặc biệt, trong đoàn công tác với gần 200 thành viên từ đất liền ra Trường Sa đợt này, ai cũng háo hức, mong muốn “chớp thời cơ” hiếm hoi này để viết thư về cho người thân. Anh Phan Văn Long, công tác tại Vụ giáo dục – đào tạo và dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, mặc dù anh đã đặt chân tới nhiều nơi trên thế giới, hàng ngày vẫn viết thư điện tử cho vợ con và bạn bè. Song khi được đặt chân tới Trường Sa, anh cảm thấy bồi hồi, xúc động với cảm xúc thiêng liêng trào dâng khi đứng bên bia chủ quyền, được hát Quốc ca dưới cờ Tổ quốc tung bay trong nắng vàng trên đảo.

Đêm trước tới Sinh Tồn, anh Long đã thao thức và viết lá thư dài gửi cho hai con của mình ở Hà Nội. Trong thư anh mô tả về biển đảo Trường Sa, về những đảo nổi, đảo chìm anh may mắn được đặt chân đến; về cuộc sống của những chiến sỹ, nhân dân trên đảo, tuy còn gian khó nhưng kiên gan và ấp áp nghĩa tình. “Có thể ai đó cho rằng đóng góp cho Tổ quốc là khá trừu tượng, nhưng khi ra đến Trường Sa, tôi thấy thực sự không có gì xa vời trong tư tưởng. Trong thư, tôi khuyên các con ngoài trách nhiệm phải học hành giỏi giang để khẳng định bản thân, các con phải sống cho xứng đáng với những gì mà nhiều chiến sỹ Trường Sa đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất nơi phên dậu Tổ quốc. Hy vọng một ngày nào đó, các con sẽ đóng góp được chút gì đó cho Trường Sa thân yêu, bảo vệ chủ quyền mà bao đời nay cha ông ta đã gìn giữ” – anh Long nói.

Anh Dương Văn Lễ, công tác tại Sở Thông tin – truyền thông Thái Bình cũng trong tâm trạng xúc động và tự hào của người con đất Việt lần đầu tiên được đặt chân lên Trường Sa. Anh Lễ cho biết, một điểm bưu điện văn hóa xã ở làng quê là rất bình thường, song ở xã đảo Sinh Tồn thì thực sự thiêng liêng và ý nghĩa. Trong cảm xúc trào dâng khi tới đảo, anh đã viết hai lá thư gửi về cho hai người bạn thân thiết của mình.

Name:  thu ts-ban tre viet thu.jpg
Views: 1073
Size:  38.0 KB

Một bạn trẻ viết thư từ thị trấn Trường Sa về cho mẹ.

“Đã mấy chục năm rồi tôi mới viết thư tay. Từ trước tới nay, tôi chỉ biết Trường Sa qua sách vở, báo đài. Nay được đặt chân tới Trường Sa, tôi mới có cảm xúc thực sự và muốn viết ra bằng hết. Trong thư, tôi bày tỏ lòng tự hào của một người Việt Nam được tới thăm Trường Sa. Tôi không tô hồng, mà bày tỏ hết nỗi lòng mình từ Trường Sa gửi về cho bạn. Chắc chắn khi bạn tôi nhận được thư sẽ mong muốn có dịp ra Trường Sa, dù chỉ một lần”, anh Lễ kể.

Trường Sa – đất liền thêm gắn kết yêu thương

Nói về quá trình thành lập hai điểm bưu điện văn hóa xã ở Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa, ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: “Hai điểm bưu điện văn hóa này thực chất chỉ là mở rộng thêm chứ không phải xây dựng mới. Từ năm 1985, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã thành lập bưu cục cấp 3 Trường Sa, số hiệu 654800 đặt tại bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau nhận được chỉ thị từ Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi đã rốt ráo tiến hành ngay công tác chuẩn bị để khai trương hai điểm bưu điện văn hóa xã này. Chỉ trong vòng 2 tuần, chúng tôi đã chuẩn bị xong, kể cả trang phục cho nhân viên; đồng thời chuẩn hóa các công cụ, dụng cụ cho cung cấp dịch vụ như truy cập Internet, bưu chính chuyển phát, các quy trình và ứng dụng công nghệ thông tin”.

Name:  thu ts-thu diem thuy.jpg
Views: 2269
Size:  29.9 KB

Lá thư của chị Diễm Thúy, Ban Tuyên giáo tỉnh Hậu Giang gửi về cho em gái của mình.

Name:  thu ts-trong hoai.jpg
Views: 1135
Size:  44.9 KB

Từ Trường Sa, anh Nguyễn Trọng Hoài Đức, công tác tại Thành đoàn Hà Nội, viết rất nhiều thư về cho người thân.

Ông Vinh khẳng định, nhân dân ở vùng biển đảo rất khó khăn trong việc đi lại, kết nối với đất liền. Cho nên khi được sử dụng dịch vụ này, khoảng cách giữa Trường Sa với đất liền sẽ thêm gần gũi. Những tâm tư, tình cảm, nhu cầu trao đổi thư từ, bưu phẩm, bưu kiện và kết nối Internet sẽ giúp cho đồng bào thấy đất liền đang ở bên, không có sự xa cách với bà con và bạn bè thân thiết.

“Tới đây, cùng với sự phát triển và củng cố lại toàn bộ hệ thống cung cấp các dịch vụ theo chủ trương chung, hy vọng số lượng người dân cũng như nhu cầu gia tăng, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng tới các đảo lân cận khác, để làm sao mọi người dân ở các đảo đều có cơ hội sử dụng dịch vụ công ích do Nhà nước cung cấp” – ông Vinh nói.



Anh Đỗ Huy Minh làm việc tại điểm bưu điện văn hóa thị trấn Trường Sa.

Ngày đầu tiên được làm việc trên cương vị cán bộ bưu điện văn hóa xã tại thị trấn Trường Sa, anh Đỗ Huy Minh cho biết, chỉ trong khoảng một tiếng của buổi sáng đầu tiên, anh đã thực hiện giao dịch khoảng 300 – 400 lá thư từ thị trấn Trường Sa gửi về đất liền, tất cả các phong bì in bia chủ quyền Trường Sa đã hết veo.

Anh Minh chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui, tự hào và vinh dự được là nhân viên đầu tiên tại điểm giao dịch, được đóng góp một phần công sức nhỏ bé để đưa những cánh thư từ đảo xa về với đất liền. Những tình cảm trong thư đã thể hiện sự gắn kết yêu thương của những người nơi đảo xa với người thân. Từ đó, mọi người sẽ không cảm thấy khoảng cách giữa Trường Sa xa xôi nữa”.

Việc mở rộng hai điểm bưu điện văn hóa xã tại đảo Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa, dấu bưu cục đến và đi từ hai điểm bưu điện này được đóng dấu có tên của hai địa danh nói trên. Đây cũng là điều khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng quần đảo thân yêu của Tổ quốc và khẳng định cuộc sống tại các đảo những năm qua luôn được đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đời sống quân dân trên đảo tương tự như trên đất liền./.

Ngày 23 và 25/4, hai điểm bưu điện văn hóa xã tại xã đảo Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã được cắt băng khai trương. Các điểm bưu điện văn hóa này được cấp số hiệu theo mã địa chỉ quốc gia, được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trang bị cơ sở vật chất để cung cấp dịch vụ theo quy định về hoạt động điểm bưu điện văn hóa xã của Bộ Thông tin Truyền thông.

Cả hai điểm bưu điện này đều có chức năng cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích, bưu phẩm, bưu kiện; tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí; cung cấp dịch vụ internet thông qua kết nối đường truyền với Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, các dịch vụ khác theo quy định…


Lại Thìn/VOV online ngày 14-05-2014
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (09-07-2019), vnmission (31-07-2019)
  #4  
Cũ 09-07-2019, 02:28
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Người Trường Sa gửi thư trên lá

Người Trường Sa gửi thư trên lá

Trong những phong thư gửi từ đảo Trường Sa (thị trấn Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) về đất liền hầu như luôn có một chiếc lá tra hoặc lá bàng vuông - hai loài cây phủ bóng quanh năm trên đảo.


Name:  thu ts-thu tren la.jpg
Views: 1025
Size:  86.7 KB

Anh Minh đóng dấu bưu điện lên những chiếc lá để gửi về đất liền - Ảnh: Yến Trinh

Chọn những chiếc lá vàng vừa rời cành, mặt lá còn nhẵn bóng và chưa khô cong, quân và dân trên đảo viết lên đó những dòng chữ yêu thương gửi về đất liền.

Người trông coi việc nhận gửi thư đồng thời là phó chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa (Khánh Hòa) Đỗ Huy Minh sau khi nhận những chiếc lá đã đóng dấu tròn của Bưu điện Trường Sa lên trên.

Anh Minh kể: “Dù bây giờ việc liên lạc đã đơn giản hơn, nhưng thi thoảng quân và dân trên đảo vẫn gửi thư tay cho gia đình, bạn bè. Ở đảo xa việc này ý nghĩa lắm. Cả người gửi và nhận đều bồi hồi vì trung bình cả tháng thư mới đến nơi”.

Trước đây, khi bưu điện trên đảo Trường Sa chưa mở, việc gửi thư phải nhờ những chuyến tàu ra vào đảo của Vùng 4 hải quân chuyển vào đất liền. Từ khi có bưu điện và bì thư được in hình cột mốc chủ quyền, việc gửi thư cũng thêm phần thi vị.

Ngồi sau khung cửa sổ của căn phòng vừa là bưu điện vừa là nơi làm việc, anh Minh tỉ mẩn ngồi đóng dấu, xem kỹ địa chỉ nhận gửi, thông tin liên lạc, tem đã dán kỹ hay chưa... để việc gửi không bị thất lạc.

“Công việc này rất đặc biệt bởi mỗi bức thư chứa biết bao nỗi niềm, hi vọng của người gửi nên chúng tôi phải cẩn thận” - anh Minh nói.

Cầm trên tay một lá tra gần bằng bàn tay, anh nói đây là loài cây trồng nhiều trên đảo, lá của chúng khi còn non có thể dùng làm rau. Và từ lâu lá tra, lá bàng vuông đã trở thành món quà kèm những dòng thư gửi đến nhiều miền quê hương. Bản thân anh Minh vẫn giữ thói quen gửi thư trên lá cho những người thân thiết.

Đối với những đoàn công tác và thăm đảo, việc viết một bức thư hoặc viết trực tiếp lời chúc lên lá tra, lá bàng vuông rồi gửi về người thân hoặc nơi làm việc của mình là một niềm vui. Anh Minh chia sẻ: “Mỗi lần có đoàn công tác, chúng tôi thường gửi giúp thư với số lượng khá nhiều, có đoàn lên đến vài trăm bức”.

Những bức thư trên lá được gửi đi từ Trường Sa luôn chứa đựng hi vọng. Chính bản thân anh Minh cũng hi vọng sau này sẽ có những con tem, những bưu thiếp in hình ảnh ở Trường Sa thân yêu: cột mốc chủ quyền, chùa Trường Sa, nhà lưu niệm, hải đăng...

Những hình ảnh ấy sẽ góp một phần nhỏ vun đắp tình yêu của mỗi người với Trường Sa. Việc này đã được đề xuất lên lãnh đạo Bưu điện tỉnh Khánh Hòa và hi vọng ngày được cầm trên tay bưu thiếp Trường Sa sẽ không còn xa.

Yến Trinh - Ngọc Hiến (Tuổi trẻ)
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (09-07-2019), vnmission (31-07-2019)
  #5  
Cũ 14-07-2019, 00:22
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Dấu nhật ấn của Bưu điện - VH đảo Trường Sa và mã số Bưu điện Trường Sa, Khánh Hòa (Tư liệu của NST Nguyễn Tất Thành).

Name:  dau bd truong sa.jpg
Views: 1340
Size:  196.2 KB

Name:  ma bd truong sa.jpg
Views: 1921
Size:  51.9 KB
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (06-11-2019), huytuan1510 (15-07-2019), Poetry (14-07-2019), vnmission (31-07-2019)
Trả lời

Tags
biển đảo việt nam, bưu điện trường sa, bưu chính việt nam, tin bưu chính, trường sa

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Cách viết Việt ngữ xưa và nay The smaller dragon Sinh hoạt BAN CỐ VẤN 9 21-01-2014 21:22
Mời cộng tác viết bài Nguoitimduong Bảng tin Viet Stamp 9 23-09-2013 02:18
Cần mua sách viết về tem kadic Thư viện Sách - Báo Tem 0 17-04-2012 21:13
Bảo tồn loài Hổ Đông Dương - Bài viết tưởng nhớ Hổ Lâm Nhi choitemchuoi Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác 4 06-03-2012 09:48
Những cuốn sách viết về tem anton8887 Thư viện Sách - Báo Tem 4 25-05-2011 01:07



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.