Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Vui ^_^ Vui

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 18-06-2013, 06:32
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

181
Nói về thời bao cấp hiện em còn giử một số thứ như : phiếu gạo, phiếu mua vải, thẻ cử tri, thẻ LHPhu Nu VN, sổ học bạ chế độ củ nói chung cũng nhiều thứ của mẹ em, em không biết nên giử tiếp hay bỏ đi vì chỉ để đó...

182
Lại nói về những câu cửa miệng thời bao cấp , em còn nhớ mấy câu :

"Buồn như mất sổ gạo",

'Ti Vi Tủ Lạnh Hon Đa
Có Ba Thứ Đó Mới Ra Con Người'

Lao Động Là Vinh Quang
Lang Thang Là Chết Đói

Nói Là ở Tù
Lù Khù Đi Kinh Tê Mới" ...

Năm 79 vì còn nhỏ dại quá nên cũng không cảm thấy hơi thở của chiến tranh. Mỗi học sinh cấp 3 nộp 1 hay mấy cây chông gì đó, bố mẹ em là giáo viên nên gom chông về chờ nộp đầy một nhà,
còn thủ một cây cạcbin trong nhà nữa (hình như cán bộ được phát hay sao ấy?)... Rồi bố em đi campuchia 2 tháng để giúp xây dựng trường học ở Stungtreng, khi đi cứ bịn rịn với cả nhà mãi...
Mà em thì ngu quá.. trong lòng vẫn mừng thầm vì sẽ được tung tăng, không phải ngủ trưa, tha hồ chơi rông một thời gian.

183
Thời bao cấp :
- Đi học cấp một có lần còn phát động phong trào diệt chuột, mỗi em phải nộp 5 cái đuôi chuột Tập vở mà có báo Liên xô để bao tập là số một, không thì chơi giấy xi-măng.
- Lên cấp 2: làm phân xanh. Mỗi em nộp một bao cây xanh đã băm ra. Báo hại bạn em có đứa đi đứt mất 1 ngón tay . Cái hầm ủ phân xanh được đắp đất cao lên như ngọn đồi.
Cho đến giờ em cũng không nhớ sau đó phân xanh để làm gì nữa.
- Sáng đi uống cafe mậu dịch với ông già : Phải ra mua phiếu, rồi đi bưng cafe tự phục vụ trong khi trên tường thì có hàng chữ tổ bố : Vui lòng khách đến, Vừa lòng khách đi!
- Mùa mưa, đi học lấy cái bao phân bằng nhựa, khoét 3 lỗ làm áo mưa... Dép nhựa rách, đi hàn. Hết hàn được, lấy dây kẽm xỏ may lại. Hết làm gì được, bán ve chai.
- Chiếu phim ở sân bãi không có tiền đi coi, chờ đến khi phim chiếu hơn nửa thì được thả cửa mới vô coi...
So ra bây giờ chúng ta đang ở xứ sở thần tiên òi , còn than vãn gì nữa!

184
Nói chuyện giày dép mới nhớ hồi 80-81 ông cụ nhà em đi Nga về vác theo chục hộp xi đánh giày LX. Mang ra chợ bán bà con không ai mua, dân buôn bán giày dép nói là giày đen ít người đi lắm nên không ai cần xi đen, xi đỏ thì họa may vì thỉnh thoảng đám cưới chú rể đi giày đỏ. Hình như hồi đó ai cũng bất đắt dĩ có thêm khả năng mua đi bán lại. Em được ông cụ cho đôi giày da sĩ quan Liên Xô (hình như gọi là giày Cosughin), có lẽ cho tụi thiếu sinh quân vì cỡ nhỏ chỉ khoảng 38-39 bây giờ. Em đi được vài lần thì chật, sau đó vứt đâu cũng không nhớ. Công nhận đôi giày hơi nặng nhưng rất chắc chắn, em nghĩ mang đi đá banh cũng được. Thời đó thịnh nhất là dép nhựa, dép lào, sang nữa khoảng 83-84 có dép con gà, ngoài Bắc thì có dép rọ bộ đội (nhựa trong hoặc nâu). Hình như sau 90 bà con mới đi giày trở lại.

185
Thời đấy đi học mà mang dép con gà (như bọn trẻ cấp 1 đi SH đi học bây h), đeo nịt búp, bút Hê-rô, nón lưỡi trai lưới thì ..thôi rồi...gái theo cả đàn. Nhưng cũng mấy chú này đi học về coi chừng bị giang hồ trường chặn trấn búp, trấn bút, nón. Sau dép con gà là tới săng đan da bò của Đức thì phải. Hồi đấy học cấp 2 nên em cũng ăn chơi le lói một chút chứ chẳng như bây giờ, cưỡi Bim ghẻ chẳng vênh váo được với đời...hic! nhớ quá, ước gì bây h trở lại thời kỳ ấy nhỉ...kakaka

186
Hồi về quê sơ tán, có đội chiếu phim lưu động về chiếu ở sân bóng HTX, máy điện nổ sình sịch, đèn điện vàng sáng lóa (nông thôn toàn đèn dầu), người lớn trẻ con nhốn nháo ý ới, có chú máy chiếu vui tính gọi loa từ trong bãi chiếu như thế này : Alô, alô, đồng bào chú ý, hôm nay đội chiếu bóng về phục vụ đồng bào, giá vé đồng loạt, người lớn hai hào, trẻ em một hào, còn… trẻ lòn rào…không tính!!!
Ngày tết thì đồng loạt nhà nào cũng như nhà nào: một hộp mứt tết màu hồng 500gr (giá mà được nhìn thấy nó lần nữa!), một phong pháo Chiến thắng dài như nhau, chắc được khoảng 2 tấc, hộp hồng, thịt cá,nwocs mắn loại 1, gạo nếp, lá dong, miến dong,mộc nhĩ, xu hào…tất thảy đều tem phiếu và có năm phải xếp hàng đến tận cận tết vì đông quá. Nấm hương là xa xỉ không bán trong cửa hàng mà thường do người nhà ở miền ngược tự tìm và phơi gửi về, các bà nội trợ dấm dúi chia nhau (vì không đủ mà chia,sợ người không có họ buồn), quý như tổ yến bây giờ vậy. Không biết các bác ra sao, chứ mấy chị em nhà em thì trung thu kiểu gì cũng có một cái bánh nướng và phong bánh khảo bọc trong giấy kính đỏ có nhãn… ôi, cái món bánh khảo! từa tựa như bánh in trong nam, từ nguyên liệu đến cách làm nhưng hương vị thì khác! Có lẽ đó là thứ bánh khảo ngon nhất trong đời! Sau này mỗi lần về HN em đều ra hàng Giầy mua bánh khảo của một nhà hàng gia truyền, nhưng dường như vẫn không tìm đựoc mùi vị ngày thơ ấu. Có lẽ thứ nước hoa cho vào bánh lấy mùi nó đã khác xưa!!!

187
Hồi ấy mậu dịch bán cả đến quả cà bát muối! Nhưng không phải tất cả những thứ mậu dịch cung cấp thời bao cấp đều dở tệ chất lượng kém đâu. Cũng có lúc hên xui, mua được gạo thịt, bánh quy gai, bánh trứng nhện,… rất ngon, còn kẹo Hải châu thì khỏi nói rồi…luôn luôn NGON, nhất là thứ có bọc giấy miến. Thực ra, những thứ mà em thấy ngon nhất, thú vị nhất trong đời là em được ăn trong thời bao cấp là nhiều hơn : sữa đặc có đường;bánh sữa bò Ba vì, súp đóng gói Đông đức viện trợ, lương khô 702, 701, ruốc (chà bông thịt heo), Trung quốc, si-rô đá, bia hơi, bột dinh dưỡng trẻ em, cá hộp và thit hộp (do trong nước sản xuất, có lẽ để cho chiến trường là chính), cam Bố hạ...
Sau giải phóng có thêm sữa Ông thọ, sữa Thông Nhất,tôm khô Minh hải, đậu xanh và café Banmê, gạo Long an… Không phải là đầy đủ theo định kỳ, mà là lâu lắm hiếm hoi mới mua được một món… nhưng vẫn được nếm… Tất cả cái cảnh ăn độn các kiểu, gạo lẫn cứt chuột cứt gián,sạn, mì mốc, bo bo… em đều trải qua cả, nhưng không có cảm giác quá nặng nề mà cũng chỉ bình thường thôi. Hồi ấy ai cũng vậy mà, ra ngoài cũng không thấy mình thấp kém lắm so với ai cả, sự chênh lệch và mặc cảm giàu nghèo không rõ như bây giờ…

188
Hôi đó người ta hay chọc tiếng Nga như sau : đ/c móc cu ra đov, móc cu ra nhev.. Oai nhất là đ/c Cu-to-như-phích!

189
Em còn nhớ nhà có cái sổ mua hàng mà để mua được hết chổ hàng trong sổ phải xếp hàng tới 3 chổ, mỗi chổ cách nhau cả 2km, chỉ khổ Mẹ em sáng sớm dựng đầu em và chị Hai em đi xếp hàng còn Mẹ thì xách xe đạp chạy vòng vòng coi chổ đứa nào tới phiên thì chìa cái sổ vào mua, cơ khổ thịt thì chỉ dám mua mỡ còn ba thứ khác thì cấp gì mua nấy mà cái vụ cấp gì mua nấy thì nói ra nghe nhức đầu lắm. Cái thời mất sổ mà là sổ gạo là coi như toi vì vậy mới có câu "cái thằng - con nhìn mặt như mất sổ gạo" để chỉ nhưng người mặt lúc nào cũng rầu rầu.

190
Anh Đi Công Tác Pờ Lây
Cu Dài Dằng Dặc Biết Ngày Nào Ra

191
Sau năm 75 em chạy từ Đà Nẳng vào Vũng Tàu, Long Khánh, Thuận Hải. Sau đó thì bị đưa đi Kinh tế mới trên rừng sâu Tỉnh Thuận Hải (hay còn gọi Sợ Hải). Và đã từng bị sốt rét nặng suýt bỏ mạng. Ở đây, có mấy thằng bạn học cấp 1 đã bị sốt rét và vĩnh viễn nằm lại tại đây... Thời đó (bao cấp) em phải đi bán nước chè trên xe lửa suốt cả ngày và phải tập nhảy tàu để đi đến ga này ga nọ. Và từng té bất tỉnh xém chết đôi ba lần... Cái đều làm em nhớ là bị anh CA áo vàng đánh mấy bạt tai do nói từ 'bán nước', Và phải gọi là 'đổ nước'. Nghỉ lại buồn cười cái từ bọn họ hạch họe không được gọi 'bán nước' mà phải gọi 'đổ nước'... Thời đó, mỗi lần đi chợ là phải cuốc bộ khoảng 30Km cả đi và về. Và khoảng 3-4 tháng mới thấy chợ một lần... Sau này lên cấp 2 em đi học xa đến khoảng 30km và 1 tháng về thăm Mẹ 1 lần vẫn phải cuốc bộ đến tươm máu chân. Nhưng sao học giỏi ghê..hehehe
Thời đó, em và lũ bạn hay đi gỡ mấy trái đạn 105 li đem về cưa ra lấy thuốc súng đi bắt cá ở các sông suối. Có hôm em ngồi xem hai thằng bạn cưa trái 105 li. Sau khi cưa xong nó cầm trái nổ to bằng quả dưa leo ra hươ qua hươ lại em sợ quá khép nép bỏ về...Mới đi được 50m nghe cái Đùng. Em chạy lại thấy 1 cái đầu bay xa hơn 10m, tay chân đứt lìa bay khắp nơi. Hai thằng bạn chỉ còn mấy miếng thịt nát. Em hồn vía lên mây chạy thục mạng...khóc hu hu la hoảng . Nhớ lại một thời kinh hoàng hên sao em còn tồn tại...Nhưng trong tâm trí thì không quên được thời ấy.

192
Cái thời đó kinh thật. Hồi năm 1983 lúc học lớp 7 được ăn cây kem là sướng lắm rồi. Đám em có 6 thằng bạn chơi thân mua 1 cây kem chia nhau ăn, đến thằng cuối cùng ăn hết còn liếm cái que bị cái cật tre cứa đứt lưỡi chảy máu quá trời. Bây giờ tụi nó giàu có nhà lầu xe hơi nhưng mỗi lần nhớ lại cái thời đó mới thấy thương nhau nhiều. Chắc cũng nhờ cái thời khốn nạn đó mà bây giờ tụi em vẫn chơi với nhau dù đã hơn 20 năm.

193
Hồi đó muốn mua vàng phải mua lén lút, mua chui. Ờ Sài Gòn, đối diện xéo xéo Ủy Ban Nhân dân TP có tiệm Ngọc Châu, muốn mua bán vàng thì đến tiệm này.. tọa lạc ngay trung tâm luôn mà vẫn ko ai biêt..

194
Nhớ có lần ve SG thăm bà Dì ở Bà Chiểu. Trên đường đi đem theo 4kg mì lát khô, 4 lon gạo để ăn (thời đó nghèo đi tới nhà ai thăm viếng phải chở theo lương thực...). E nhảy tàu chui về SG. Gần tới ga Biên Hòa thì bị Kiểm soát vé & CA phát hiện, thế là bị tịch thu túi lương thực... Em khóc rồi xin lại cái túi đồ thì bị đánh bạt tai. Tức điên muốn bắn tụi nó chết lun. Gần vô ga Bình triệu thì phải nhảy xuống ngoài ga (do kg có vé) và té lăn mấy vòng, may mà chỉ bị trầy xước... Cuốc bộ từ BT về tới Bà Chiểu 'trắng tay'...Sau này qua cong tác ở US gặp mấy thằng bạn nói chiện xưa...thấy Guns ở US tùm lum em nói chơi.
Thời đó mà có gun chắc tao bắn mấy thằng XX hết rồi. Mấy thằng bạn nói nếu thế thì mày đâu có mặt ở US như bây chừ được...Nghỉ củng may...không thì tiêu...Ực ức ức ạc ặc.

195
Q = Đố mấy bác chữ taxi có mấy nghĩa?
A =

196
Em thì nhớ những hình phạt rất… Cách mạng (so với thời trung cổ) :

1- Những người trốn nghĩa vụ thì bị đeo một cái bản trước ngực với dòng chữ: “Ai cũng như tôi thì mất nước”, xếp thành hàng đi đầu thị xã đến cuối thị xã, ngày vài lần.

2- Những người trộm cắp thì đeo bảng “trộm cắp” và cũng đi ngày vài lần.

3- Đối với những người liên quan đến chế độ cũ, mỗi ngày phải nộp cho Công an phường bản tường trình dài 2 mặt trang giấy học trò về những việc mình đã làm ngày hôm qua và gặp gỡ những ai.

4- Mỗi lần có đoàn xe chở tù cải tạo dừng lại, dân thì lấy thức ăn cho tù, còn cán bộ thì “wánh”. Mỗi lần tù trốn thì cả khu nhốn nháo vì cán bộ lùng sục.

197
Bác Chủ tạo topic này đọc chỉ thêm buồn Bác ạ... Nhà Em thời ý, 5 anh em có mỗi 1 chén cơm chia nhau, đi học có 2 đôi dép mà đôi nào cũng còn 1/2. Sang đứa nào đi học thì mang, trưa về chạy trối chết cho đứa khác mang đi học, học 1 buổi còn 1 buổi về đi lượm củi ....
Xe đi Dalat - Saigon qua không biết bao nhiêu cái trạm đi từ 3 giờ sáng tối 21g chưa tới Saigon... Xe tải loại máy Perkin 354 (hiệu International,Desoto...) Xe Reo (G.M.C Quân Đội chế thùng) chạy 6 cái vỏ, trên mui chở thêm 6 cái vỏ sơ cua... Hix hix không biết bao nhiêu chuyện ANH HÙNG VÀ ĐẨY LÙI VN TRỞ VỀ THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ...

198

Bốt-xô da gấu Hồng quân Xô-viết, 1,6kg mỗi chiếc.



Cần Thạnh Cần Giờ (TP HCM) 10-1983.


+

Uống nhức óc thấy bà nhưng các tơ va rít Liên xô rất khoái

199
Quê em trồng khoai lang
Đào lên thấy khoai từ

Là một điều phi lý ...
(xin lỗi tác giả)

Đó là bài Quê Em of Nguyễn Đức Toàn. Khi còn ở VN, Hàn từng nghe trẻ con trong xóm hát thế này : Quê Em Miền Trùng Du, Chiều Nay Đón Xe Bò, Về Vùng Kinh Tế Mới, Xe Bò Bể Bánh... (Cũng xin lỗi tác giả, nhưng dân học dân gian mà).


200

rút xki y da zứt (đọc giọng SG). Tiếng Nga hay nhỉ? Đem chai Quít Ky... ra zứt! Uống hết!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (22-06-2013), ThinhVuongVu (18-06-2013)
  #12  
Cũ 22-06-2013, 21:45
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

201
Có đợt nhà trường bắt đi quyên góp mẻ chai (cái miếng thủy tinh vỡ) Cực nhọc 2-3 ngày gom được một rổ, tới ngày mang tới nộp thì hỡi ôi kế hoạch thay đổi chuyển sang thu gom giấy vụn.
Mắc công em phải đào cái hố chôn đống của nợ.

202
Hồi đó bà già em nuôi một con heo chung với bà hàng xóm,phân công mỗi nhà chăm nó một ngày, dọn phân heo và tắm cho nó chính là em , mỗi lần nó bệnh nó được chăm sóc hơn là em bệnh, mà nuôi nó trong hồ chứa nước chật lắm, em còn nhớ đem nó cân bán tại VISAN nữa, phải thuê xe ba gác chở nó đi, sau đó mình được chia ít lòng.

203
Bác được bán cho Vissan là quá phẻ rồi, nhà em vào cái thời nấu rượu nuôi heo đều lậu, heo làm thịt xong phải xé lẻ đem ra chợ bán hoặc chỉ bán vòng quanh hàng xóm, đem ra chợ rủi gặp quản lý thị trường coi như mạt cả năm, thời đó nuôi heo không có tăng trọng như bây giờ nên nuôi lâu khủng khiếp gần chục tháng thì phải.

204
Các Bác nhắc vụ kế quạch nhỏ, kế quạch to em mới nhớ. Hồi đó nghỉ hè, học sinh cấp 3 năm nào cũng phải cơm đùm cơm nắm đi lao động, gọi là LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, đi trồng rừng hay đắp đập đi 15 ngày xong mới về được nghỉ hè .... đi dzui rz phết giống như đi phượt kakakka.
Còn nam sinh tối phải chia nhau vô trường ngủ gọi là trực Bảo Vệ... kết quả hên xui, thường là sáng hôm sau bị ăn trộm nó vào gỡ hết kính cửa sổ...

205
- Thời mặc quần rách đít là chuyện thường ngày
- xe đạp trật chó, lộn sên, nuốc ruột, khâu vỏ....
- Trò chơi dân gian : đánh trõng/cõng (bác nào biết game này kg?); tạt lon; bắn bi; đá gà (bằng cỏ lông gà); chọi trâu (bằng lá bồ đề); nhảy dây; đá dế; đá cá...
- Phim : Thép đã tôi (trui) thế đấy ! Trên từng cây số...còn nhiều lắm...

206
Bao cấp thời đã qua, quá nhiều điều để nhớ : cả xã hội 1 màu, xếp hàng ,cửa hàng mậu dịch, ngăn sông cấm chợ. Cấm bán rượu.
Nhưng cũng có cái hay : không phải học thêm học không mất tiền, không phải chạy trường, vào bệnh viện không mất tiền... Ký ức ngày xưa mà mình là nhân chứng.

207
Thời đó khổ thật nhưng ko bị tiểu đường, ko bị mỡ trong máu, ko bị bệnh gút (bị khớp do dư đạm), ít bị tim... và ít bị tai nạn giao thông như bây giờ.

208
Các bác có xơi món kẹo ú, me ngào (trộn với bột + chút muối ở dạng sền sệt như gel) thời này không? ngon lắm đó !
Thời bao cấp, em thấy cứ 23 Tết là nhiều nhà dựng cây niêu bằng tre, cao khỏang 7-8m, trên ngọn có gắn đèn, vải, giấy màu... Giờ không thấy nhà nào dựng niêu nữa.

209
Thời bao cấp đi học tập giấy vàng khè, có quyển đen thui còn cả bã giấy. Sau đó thì hơi ngà ngà chứ hông có trắng tinh như giờ.
Có mấy quyển sách truyện em vẫn còn giữ nhiều quyển ko thể đọc được luôn.

210
Nghe nói hồi đó đi làm tập đoàn, không làm cũng được chia lúa nữa. Mỗi khi chiều gần đến hết giờ nghe tiếng kẻng mà lở dơ cuốc lên định cuốc thì để luôn lên vai không có cuốc xuống cuốc cuối cùng, đi chơi thấy bể bờ đê thì kệ mịa nó đắp làm gì..., đắp lắm tay mà chẳng ai tính công, còn phần thì chẳng mất.
Em nghe ông thầy kinh tế chính trị dạy em hồi sinh viên, tóm tắt chế độ tập đoàn như sau:
Có một cuộc hợp giữa 3 nhà chính trị cao cấp của Việt Nam, Liên Xô và Mỹ thì ngoài phòng họp có con "ma chơi" nó mới rình nghe lén, các nhà chính trị này biết và thấy khó chịu nên tìm cách đuổi nó đi. Trước tiên Mỹ dọa dùng tên lửa Tomahawk (loại vũ khi hiện đại của Mỹ lúc ấy) bắn nó, nó lại không sợ mà chăm chú theo giỏi cuộc hợp, kế đến là LX dọa sẽ đưa lên mặt trăng (lúc LX có nền khoa học tiến bộ nhất lúc ấy) nó cũng có phần e dè nhưng cũng không lấy làm sợ lắm, cuối cùng VN nói câu nhẹ nhàng là "Nếu mày không đi chổ khác chơi thì tao đưa mày vào tập đoàn nha", vừa dứt lời nó chạy mất dép. LOL

211
Em thì ấn tượng nhất là được cha mẹ giao nhiệm vụ đi đổi phiếu lấy dầu hôi về xài, sáng tờ mờ là xách can đi khoảng 2km đến cửa hàng phân phối xăng dầu xếp hàng... đến lượt họ lấy phiếu rồi đong bằng 1 cái gáo bằng thiết... nhớ lại vẫn bồi hồi...

212
Mexico 86, trực tiếp rất khuya. Cả xóm có một cái TV thôi, xúm đen xúm đỏ từ trong nhà ra tới hành lang. Có đêm nó cứ đờn hoài "ten ten tén...", đờn tới gần sáng luôn mà không bắt sóng được. Lâu lâu hiện lên hình cầu thủ chạy trước, quần đùi chạy sau, rồi tắt bụp, đờn tiếp. Điệu nhạc đó em còn nhớ tới giờ.

213
Em nghe ba với bà nội em kể, ngày xưa người ta phải giành nhau từng cục phân bò để bón cây. Khốc liệt lắm. Hễ thấy con bò/trâu nào mà có cái đuôi vểnh cao lên là phải chạy thật nhanh lại để xúc, còn nhiều khi xúc không kịp mà sợ người khác lấy mất thì lấy cọng rơm cắm lên cục phân trâu như là đánh dấu chủ quyền.
Ba em thời đó nhỏ con, lúc khoảng 14 tuổi, khi đi lượm phân trâu về được hơn một thúng phân, về nhà thì phải bơi sang 1 cái sông con, ngang khoảng 6 mét. thế là phải đợi thúng phân lên đầu...Nhưng qua nữa sông thì thúng phân bò bị ngấm nước (do nhỏ con bơi không nổi) thế là phân bò lỏng cứ thế thoát qua lổ thúng mà trào lên đầu..xuống mặt..đem xì!

214
Thời bao cấp, đến tết trung thu, nhà nào có 1 thiếu nhi được nửa cái bánh trung thu... sướng ghê, còn chừ nghe đến mùi bánh trung thu là sợ rùi.

215
Cái này hồi nhỏ em đi bơm hoài. Gia tài đi học có mỗi cây viết, hết mực là đem ra cái tiệm nhỏ gần trường bơm lại, viết được vài ngày chảy mực tè le.
Đó là lúc học lớp 5 hay 6 gì rồi, hồi học cấp I còn thê thảm hơn. Cả nhà 3 người có mỗi cái bình mực xanh, hôm đó loay hoay thế nào em làm vỡ cha nó đi,
tối đó cả nhà không có mực em bị ông già cho 1 trận nhớ đời lun.
- Thời đó dân Nam gọi là bút bic, dân Bắc gọi là bút bi, mà chả cây nào ra mực nên trong chuyện trong nhà ngoài phố Quốc Hòa nói "bút bi bị bít"

216
Ôi, tuổi thanh xuân của em nằm hoàn toàn trong thời bao cấp, mà em lại không được bao... nên về già càng không muốn nhớ...

217
Hồi đó em "sơ tán" theo trường ở loanh quanh một số huyện thuộc Hà Tây cũ. Đi theo đám ma "tùng xèng tùng xèng" ra đồng, mắt cứ đau đáu nhìn vô cái ... bát cơm cúng có QUẢ TRỨNG trên đầu quan tài. Thèm ... đói...cha mẹ ơi! Bọn trẻ con chỉ canh đám tan hàng hết là nhảy vô tranh giành, mà em chả bao giờ tranh được bởi em cô độc là "dân sơ tán".
Bởi vậy thời nay em có thể ăn trứng gà quanh năm: luộc chiên hấp chả ... mỗi khi đi xa em vẫn luộc mang theo 2 chục trứng gà để chấm muối ăn. Hứng chí luộc hột gà "la coóc", ngồi coi tv em "dứt" 1 hơi 2 chục hột là chuyện nhỏ.

218
Đói quá nên bát cơm của người chết cũng thèm bác nhỉ?
Còn em thì lại sợ trứng do sau 75 nhà nghèo toàn ăn cơm với trứng (trứng luộc bỏ vô mắm dầm), giờ thấy trứng là ngán tận cổ!

219
Năm 1980 em còn ở lính. Tối trực đ/vị, có tay cơ sở người Hoa đảo ngang, nháy mắt. Bắt LL xong nhận tin mật báo. Em bảo... tao đói chết mẹ ai làm gì kệ mẹ chúng, tao còn sức đâu mà đi chiến đấu.
Cậu cơ sở bảo "lên xe em chở đi ăn". Em nhờ đồng đội trực giúp. Anh ấy chở em trên chiếc xe đạp không chắn sên không chắn bùn ra chợ thiếc. Kêu cho tô cháo trắng ăn với ruột heo xào cải chua của người Tiều. Cha mẹ ơi... ngon quá xá cỡ. Từ đó tới nay em ghiền ruột heo xào cải chua. Tuy em bị "gút", phải kiêng lục phủ ngũ tạng mà tuần nào cũng phải nấu món ruột heo xào cải chua!

220
- Vô tiệm, nhìn chăm chăm cái xe đạp bên ngoài, mặt vừa cắm vào tô phở, ngẩn lên...chiếc xe bay mất.
- Giặt mấy bộ đồ, móc lên phơi, dzô nhà, quay ra đồ đi tuốt dù nước còn tong tong.
- Trời nóng cúp điện, mở cửa sổ ngủ, sáng ra thấy hai cánh cửa đã đi luôn.
- Hôm trước đi chôn, hôm sau mả cạn..hóa ra hòm đi xác ở lại.

221
Bác nào ở quận phú nhuận kg biết còn nhớ không, thập niên 80 cả con đường Nguyễn Trọng Tuyển (hồi đó là Nguyễn Minh Chiếu)
chuyên buôn bán quần áo cũ, đồ đi chôm không, thỉnh thoảng em cũng mang cái quần hay cái áo cũ ra đó chà...

222
Nhà em bữa nào có trứng là chỉ có 2 anh em chia nhau ăn thôi. Trái trứng luộc lên phải cắt dọc, cắt ngang đầu to đầu nhỏ sợ không đều, cãi nhau chết luôn.

Hết
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (22-06-2013), ThinhVuongVu (29-06-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
'Tứ Đại Đỉnh Đèo' Huyền Thoại Tây Bắc HanParis Nước Việt mến yêu 0 24-06-2013 14:31
Thẻ điện thoại Việt Nam. duca Thẻ điện thoại (Phonecard) 4 09-06-2013 21:55
Thẻ Điện Thoại Gốc Pháp HanParis Thẻ điện thoại (Phonecard) 1 09-06-2013 07:55
Điện thoại hay A.T.M? hichi Thẻ điện thoại (Phonecard) 3 28-12-2009 13:38
Huyền thoại về những quái vật biển xihuan Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 2 10-04-2009 16:26



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.