Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhân vật > Nhân vật Thế giới

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 27-07-2010, 14:50
Phoenix Fire's Avatar
Phoenix Fire Phoenix Fire vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-07-2009
Bài Viết : 4
Cảm ơn: 28
Đã được cảm ơn 52 lần trong 9 Bài
Mặc định Khổng Tử - Chí Thánh Tôn Sư

Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.

Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ Luận Ngữ. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.




Name:  img030[1].jpg
Views: 376
Size:  43.4 KB


Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).

Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ.

Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:

Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là xuất phát từ trời. Đối với Khổng tử, nghĩa (義 [义]) là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.

Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác"

Name:  stamp-confucius-on-chinese-postal-stamp-TN[1].jpg
Views: 381
Size:  9.7 KB Name:  ConfuciusStamp[1].jpg
Views: 368
Size:  21.9 KB


Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB QĐND 2003)


Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 27-07-2010, lúc 18:42 Lý do: Định dạng văn bản
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Phoenix Fire vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-07-2010), Ốc_hp (27-07-2010), dammanh (02-08-2010), hat_de (27-07-2010), Lu Tich Nguyen (30-07-2010), manh thuong (04-08-2010), minhduc (27-07-2010), offon85 (24-08-2010), Pink Kole (27-07-2010), Poetry (27-07-2010), quaden@_cute (07-08-2010), thanhtamstamp (27-07-2010), thehung (29-07-2010)
  #2  
Cũ 27-07-2010, 14:52
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,839 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Hoan nghênh chị Phoenix Fire đã đóng góp bài viết này. Mong rằng chị tiếp tục chia sẻ những bài viết thú vị với Đại gia đình Viet Stamp.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-07-2010), dammanh (02-08-2010), hat_de (27-07-2010), jojo11111 (28-07-2010), Lu Tich Nguyen (30-07-2010), Phoenix Fire (27-07-2010), Pink Kole (27-07-2010), thanhtamstamp (27-07-2010), thehung (29-07-2010)
  #3  
Cũ 04-08-2010, 09:41
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,857 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Đọc bài của chị Phoenix Fire sâu sắc quá,gói trọn 2 tư tưởng chính của ĐẠO KHỔNG:ĐẾ ĐẠO -VƯƠNG ĐẠO-BÁ ĐẠO & LỄ-VĂN-TRUNG THỰC !cám ơn chị Phoenix Fire nhiều!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (04-08-2010), Lu Tich Nguyen (05-08-2010), Phoenix Fire (15-08-2010), Poetry (04-08-2010), quaden@_cute (07-08-2010)
  #4  
Cũ 07-08-2010, 19:03
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,839 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Góp vui với chị Phoenix Fire 2 phong bì về Khổng Tử.

Phong bì in tem:

Name:  KHONG-~2.jpg
Views: 310
Size:  33.6 KB

FDC dán bloc, phát hành năm 1989:

Name:  KHONG-~1.jpg
Views: 299
Size:  32.4 KB
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (07-08-2010), hongduc2008 (20-08-2010), offon85 (24-08-2010), Phoenix Fire (15-08-2010), quaden@_cute (07-08-2010)
  #5  
Cũ 07-08-2010, 19:29
quaden@_cute's Avatar
quaden@_cute quaden@_cute vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Bài Viết : 407
Cảm ơn: 7,286
Đã được cảm ơn 2,831 lần trong 418 Bài
Mặc định

Đúng là một bài viếc hữu ít, đây sẽ là một gợi ý để tôi đặc câu hỏi có thưởng trong lần sinh hoạt CLB tem của trường THCS TT Núi Sập tiếp theo.
Cám ơn cô Phoenix Fire.
__________________
Trinh Van Thu, phong truyen thong truong THCS TT Nui Sap, Thoai Son, An Giang.
Yahoo: mr.vanthuts85_cute@yahoo.com.vn.
Chu de: Hoa va Hoi hoa.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn quaden@_cute vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (07-08-2010), hat_de (07-08-2010), Phoenix Fire (15-08-2010), Poetry (07-08-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.