|
Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật... |
|
Công Cụ | Hiển Thị Bài |
#1
|
||||
|
||||
Sách đỏ Việt Nam
Sách đỏ Việt Nam Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN. Kết quả thực hiện Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể. Trong phần động vật, nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong Sách đỏ Việt Nam 1992 chỉ ở hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Số loài ở mức Nguy cấp là 149 loài, tăng rất nhiều so với 71 loài trong Sách đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được xếp ở hạng Rất nguy cấp. Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008 , theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp" và 45 loài thực vật "rất nguy cấp" (trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp"). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài . Ngoài Sách đỏ Việt Nam 2007, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn hoàn thành việc soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam 2007. Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như: Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Voọc mũi hếch Bắc Bộ (Rhinopithecus avunculus), Voọc ngũ sắc (Trachipithecus phayrei) và các loài lần đầu phát hiện trên thế giới tại Việt Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng ở các nước khác: Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò rừng xoăn. Sau đây Đêm Đông sẽ lần lượt giới thiệu các loài có trên tem Việt Nam
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 04-12-2014, lúc 20:10 |
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
BoZoo (05-12-2014), dammanh (04-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (05-12-2014), manh thuong (04-12-2014), Poetry (04-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (04-12-2014), VAPUTIN (05-12-2014) |
#2
|
||||
|
||||
Gà lôi lam mào trắng Gà lôi lam mào trắng (danh pháp hai phần: Lophura edwardsi) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58–67 cm, chân và da mặt đỏ. Con trống chủ yếu có màu xanh da trời-đen còn con mái có màu nâu. Loài này có 2 biến chủng. Chủng danh định L. e. edwardsi có mào và trên đuôi trắng, trong khi chủng phía bắc L. e. hatinhensis được tìm thấy với các lông bay ở đuôi màu trắng với số lượng biến thiên. Sự khác biệt này trong hai chủng có thể là do giao phối cận huyết của một quần thể bị hạn chế và phân mảnh tại khu vực đó, và cũng đã được nhận thấy ở các cá thể L. e. edwardsi nuôi nhốt và lai cùng dòng. Chủng phía bắc đôi khi được một số tác giả coi là loài riêng biệt, gọi là gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) (như Võ Quý, 1975). Cả hai chủng gà lôi lam mào trắng tại thời điểm năm 2012 đều được liệt kê như là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam. Người ta tin rằng trong tự nhiên còn 50-249 cá thể, chủ yếu là chủng danh định, nhưng nó vẫn đang ở tình trạng tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nơi nó là đối tượng của bảo tồn không tại môi trường sống tự nhiên. Loài chim này được đặt tên khoa học theo tên nhà điểu học người Pháp Alphonse Milne-Edwards
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 04-12-2014, lúc 23:38 Lý do: Chỉnh hình |
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
BoZoo (05-12-2014), dammanh (04-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (05-12-2014), lantham_0072005 (05-12-2014), manh thuong (04-12-2014), Poetry (04-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (04-12-2014) |
#3
|
||||
|
||||
Gà lôi lam đuôi trắng
Gà lôi lam đuôi trắng Gà lôi lam đuôi trắng (danh pháp khoa học: Lophura hatinhensis) là một loài gà lôi được phát hiện năm 1964 và đặt tên khoa học chính thức năm 1975, động vật đặc hữu ở miền trung Việt Nam. Giống gà này sống ở tập trung xung quanh khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sinh cảnh ưa thích của chúng là các vùng rừng tre nứa, các vùng rừng thường xanh đất thấp (dưới 300m so với mặt biển). Gà lôi đực trưởng thành có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng với mút lông đen. Đầu, cổ ngực và trên đuôi đen có ánh tím thẫm. Lông cánh đen, bao cánh đen có ánh xanh. Các lông bao cánh, lông ở lưng và bao đuôi có vệt ngang đen nhung ở gần mút lông. Đuôi đen và có 4 lông, ở giữa màu trắng tuyền (đặc điểm sai khác chủ yếu với gà lôi lam màu trắng). Chim cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chim đực và nhìn chung bộ lông có màu hung nâu tối. Chân đỏ. Da mặt đỏ. Mỏ đen sừng.
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
BoZoo (05-12-2014), cuongcanna (05-12-2014), dammanh (04-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (05-12-2014), lantham_0072005 (05-12-2014), manh thuong (05-12-2014), Poetry (04-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (05-12-2014) |
#4
|
||||
|
||||
Gà tiền mặt đỏ
Gà tiền mặt đỏ Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) là loài chim thuộc chi Gà tiền. Đây là loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 60 cm, bộ lông màu nâu tối, mào ngắn màu vàng cam. Con trống và con mái có hình thể giống nhau. Con mái có 18 đuôi, ít hơn con trống. Mỗi lứa con mái thường đẻ hai quả trừng màu trắng ngà. Đây là loài chim đặc hữu của miền Nam Trung Quốc. Loài chim này cũng phân bố ở các khu rừng khô thuộc miền nam Việt Nam và đông Campuchia.
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 05-12-2014, lúc 08:41 |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (05-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (05-12-2014), manh thuong (05-12-2014), Poetry (05-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (05-12-2014) |
#5
|
||||
|
||||
Gà so cổ hung
Gà so cổ hung Gà so cổ hung ( Arborophila davidi) là một loài chim trong họ Trĩ (Phasianidae). Nó được tìm thấy ở miền đông Campuchia và Việt Nam. Môi trường sinh sống tự nhiên của loài này là các khu rừng, các trảng cây bụi và đồn điền ẩm thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới hay các vùng chân đồi, tại độ cao khoảng 120–600 m. Hiện tại gà so cổ hung được IUCN đánh giá là nguy cấp với xu hướng đang suy giảm. Kích thước gà so dài khoảng 27 cm. Chim trưởng thành có trán, đỉnh đầu và gáy màu xám nâu lấm tấm đen. Một dải từ trên mắt có màu trắng nhạt chuyển dần thành màu hung kéo dài đến 2 bên cổ. Tiếp theo là dải đen tuyến sau tai kéo xuống hai bên cổ và nối với yếm ngực cũng có màu đen. Phía trước mắt có các màu đen, nâu và hung vàng nhạt xen kẽ. Ngực màu nâu, thỉnh thoảng có vệt đen. Bụng màu hung vàng nhạt. Sườn xám có vệt ngang đen trắng xen kẽ. Mắt nâu. Mỏ đen. Chân hồng.
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (06-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (05-12-2014), manh thuong (08-12-2014), Poetry (06-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (05-12-2014) |
#6
|
||||
|
||||
Trĩ sao
Trĩ sao Trĩ sao(Rheinartia ocellata Elliot, 1871) trưởng thành có lông mày rộng màu trắng, mào dài (60mm) từ sau đỉnh đầu đến gáy, da mặt màu hồng. Chim đực có đuôi và mào dài, bộ lông màu nâu tốt với các chấm trắng, nâu hung và đen. Mặt bụng gần giống lưng, trước họng trắng nhạt. Chim đực 1 - 2 năm tuổi giống chim trưởng thành về màu sắc nhưng đuôi ngắn hơn. Chim cái có mào ngắn và thưa hơn chim đực, màu lông gần giống tự nhưng kích thước hơi bé hơn. Mắt nâu. Mỏ hồng. Chân nâu phớt hồng. Cả chim đực và cái đều không có cựa. Vào mùa sinh sản chim đực khoe mã bằng động tác múa ở (bãi múa) trong chỗ rừng trống. Tổ thường làm ngay trên mặt đất, trong cùng sinh cảnh thường gặp một số loài cùng họ. Hiện nay còn gặp trĩ sao ở Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), khu vự Đèo Ngang phía bắc Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế (A Lưới, núi Bạch Mã), Gia Lai (Kon Cha Răng) và Lâm Đồng (một vài cá thể gần vùng núi Bidup, Lạc Dương). Vườn quốc gia Bạch Mã hiện nay có thể coi là nơi còn lại quần thể trĩ sao lớn nhất (75 con/34 km2). Tuy nhiên vùng phân bố của chúng bị thu hẹp và bị tác động do tình trạng rừng của nước ta hiện nay ngày càng thu hẹp. Ngoài ra chúng còn bị săn bắt ở vài nơi. Mức độ đe dọa: bậc T.
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 05-12-2014, lúc 18:44 |
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chuot_tem (14-12-2014), dammanh (07-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (05-12-2014), lantham_0072005 (16-12-2014), manh thuong (08-12-2014), Poetry (06-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (05-12-2014) |
#7
|
||||
|
||||
Cám ơn Phong rất nhiều!chú hiẻu thêm về phương pháp luận trong STT ,Đất nước mình quá đẹp và quý giá,cần bảo vệ môi trường ,môi sinh không chỉ cho con người mà cho muôn loài.
|
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (07-12-2014), chuot_tem (14-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (07-12-2014), manh thuong (08-12-2014), Poetry (07-12-2014), Tien (07-12-2014) |
#8
|
||||
|
||||
Rất Cám ơn anh đã ủng hộ em , qua topic nay em chỉ muốn góp phần nhỏ bé của mình để tuyên truyền cho nhiều người cùng biết về những cái hay , cái đẹp đáng trân trọng của đất nước Việt nam qua những con tem nhỏ bé thôi anh ạ
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (08-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (08-12-2014), lantham_0072005 (16-12-2014), manh thuong (08-12-2014), Poetry (08-12-2014), songkha (14-12-2014), Tien (08-12-2014) |
#9
|
||||
|
||||
Voọc mũi hếch Bắc Bộ Voọc mũi hếch Bắc Bộ còn gọi là Cà đác ( Rhinopithecus avunculus) là một loài voọc có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Voọc mũi hếch Bắc Bộsống ở các khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng cận nhiệt đới dưới cao độ 1.500 m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Hai khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang là hai khu vực chính còn lại có voọc mũi hếch Bắc Bộ sinh sống. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang được thành lập là với mục đích bảo vệ sinh thái cho loài voọc mũi hếch Bắc Bộ. Năm 2002 phát hiện thêm một đàn voọc mũi hếch Bắc Bộ ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang. Tháng Tư năm 2008 khoa học gia thuộc Fauna and Flora International (FFI, Động vật và thực vật Quốc tế) cũng phát hiện thêm nhóm Voọc mũi hếch Bắc Bộ nữa ở miền Tây Bắc, nâng tổng số lên khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới. Vì bị đe dọa nghiêm ngặt Voọc mũi hếch Bắc Bộ được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Thức ăn Voọc mũi hếch Bắc Bộ khá đa dạng gồm lá và trái cây tùy theo từng mùa. Voọc mũi hếch Bắc Bộ sinh sống hoàn toàn trên cây, sống thành đàn khoảng 30 cá thể nhưng cũng có khi lên đến 100 con. Con đực cân nặng khoảng 13–14 kg còn con cái khoảng 8 kg. Lông Voọc mũi hếch Bắc Bộ sắc đen phần trên lưng nhưng phía ngực và bụng màu vàng nhạt. Mặt voọc màu trắng xanh chuyển sang xanh đen ở mõm. Môi Voọc mũi hếch Bắc Bộ ở tuổi trưởng thành sắc hồng tươi, xòe rộng giống như hề. Voọc mũi hếch Bắc Bộ được phát hiện vào cuối thập niên 1860 khi giáo sĩ Armand David gửi cá thể đầu tiên sang Châu Âu nhưng mãi đến năm 1912 các khoa học gia mới đồng ý xếp Voọc mũi hếch Bắc Bộ vào chung với ba loài voọc Rhinopithecus roxellana, R. bieti và R. brelichi, chủ yếu phân phối ở Hoa Nam thuộc các tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Các nhà sinh vật học cũng cho rằng Voọc mũi hếch Bắc Bộ có quan hệ họ hàng gần với các loài chà vá (Pygathrix).
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chuot_tem (12-12-2014), dammanh (11-12-2014), Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (12-12-2014), lantham_0072005 (16-12-2014), manh thuong (15-12-2014), Poetry (11-12-2014), songkha (14-12-2014) |
#10
|
||||
|
||||
Sao la Sao la( Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992. Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào. Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con sao la còn sống tại Lào, nhưng sau đó vài tuần nó đã chết. Tháng 10 năm 1998 một lần nữa các nhà khoa học đã chụp ảnh được sao la trong tự nhiên, tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Đầu tháng 8 năm 2010, người dân tại tỉnh Borikhamxay của Lào bắt được một con sao la đực và chụp ảnh khi nó còn sống, nhưng sau đó, con vật đã chết trước khi các chuyên gia của Sở Nông lâm tỉnh kịp đến để tìm hiểu. Ngày 7 tháng 9 năm 2013, sau 15 năm biệt tăm ở Việt Nam kể từ năm 1998, hình ảnh sao la trong tự nhiên đã được ghi nhận ở Quảng Nam, thông qua máy ảnh của WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh; trước đó, lần cuối cùng sao la được trông thấy trong tự nhiên là vào năm 1999 tại Bolikhamxai, Lào cũng nhờ bẫy ảnh. Năm 1993 những mô tả khoa học đầu tiên về loài sao la được xuất bản. Lúc đầu sao la được gọi là dê sừng dài và trong tiếng Anh được gọi là Vu Quang ox (bò Vũ Quang). Ở Nghệ An loài thú này được gọi là sao la có nghĩa là cái xe sợi. Các nhà khoa học đã đề nghị một tên giống mới thuộc một chi mới Pseudoryx, do sự tương tự với các loài linh dương (oryx), cùng với nghetinhensis là nơi khám phá sao la (tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây). Kết quả nghiên cứu ADN năm 1999 cho thấy sao la thật sự thuộc về Phân họ Trâu bò (Bovinae) mà nếu nhìn thoáng qua thì rất ít có điểm giống nhau. Họ hàng gần của sao la là chi Bò (Bos) và bò rừng Bison. Sao la dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng. Nhân khi tìm được xác chết của một con sao la lớn vào năm 1996, có độ tuổi dự đoán khoảng 8 đến 9 tuổi, khoa học có thể xác định rằng thời gian sinh đẻ của sao la là khoảng tháng 5 sang đầu tháng 6. Mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang được dự đoán không quá 100 con. Mật độ tại Lào chưa được biết rõ nhưng phân bố không được liên tục. Tháng Tư năm 2011 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la (Saola Nature Reserve) rộng 160 km²được thành lập ở Quảng Nam, mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào.Ước tính có khoảng 50-60 con sao la trong khu bảo tồn ở Việt Nam.Tổng số trên toàn cầu không hơn vài trăm con.
__________________
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dat_stamp (15-12-2014), exploration (07-10-2015), HanParis (14-12-2014), lantham_0072005 (16-12-2014), manh thuong (15-12-2014), Nguoitimduong (20-12-2014), Poetry (14-12-2014), songkha (14-12-2014) |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|