|
Làm quen với Tem Bạn yêu thích Tem nhưng chưa am hiểu. Mời Bạn vào đây làm quen với con Tem từ những kiến thức cơ bản nhất. |
|
Công Cụ | Hiển Thị Bài |
#1
|
||||
|
||||
[Lựa tem luyện chuyện] Chuyện in tem tinh khắc
Lần trước CTS có viết 1 bài ngắn nói về một vài phương pháp khắc nên bản in tem tinh khắc [Nghệ thuật in tem tinh khắc (Intaglio printing)].
Hôm nay lại xin giới thiệu một bài ngắn hơn về quy trình mà từ bản khắc nói trên trở thành con tem mà chúng ta “xu tập”. Phương pháp in mà CTS muốn giới thiệu hôm nay dùng để in tem tinh khắc và có lẽ cũng dùng để in tiền nữa. Việc in bắt đầu khi nghệ nhân hoàn thành bản khắc, trên một tấm kim loại, gọi là master die. Hình trên tem sẽ được khắc ngược. Từng nét trên tem sẽ được rạch chìm vào mặt kim loại, phần không có đường khắc sẽ mang màu trắng trên con tem. Bản master die sau đó sẽ được tôi trong lửa để tăng độ cứng. Hình tinh khắc 1 con tem của Canada trên bản master die. Công đoạn tiếp theo là chuyển hình ảnh từ master die lên trục chuyển (transfer roll). Trục chuyển là một ống kim loại mềm, sẽ được ép lên master die dưới áp lực rất lớn để những đường khắc hằn lên. Tùy thuộc vào kích thước mà người ta sẽ ép nhiều lần master die lên trục chuyển. Hình khắc chìm của master die sẽ thành hình nổi và lộn ngược lại trên trục chuyển. Như vậy chỉ bằng 1 bản master die mà nay đã nhân thành nhiều bản tem giống nhau. Chuyển hình ảnh lên trục chuyển. Tương tự master die, trục chuyển cũng sẽ được tôi trong lửa. Tiếp theo người ta có thể chuẩn bị khung in (plate) từ trục chuyển hay chuyển trục chuyển thành các master die khác, để bổ sung thêm mệnh giá tiền (denomination) hoặc một số chi tiết khác (Mình sưu tập tem chắc cũng không lạ khi 1 series tem thiết kế y nhau, chỉ khác mệnh giá thôi... Nếu mỗi mệnh giá mà lại khắc 1 master die khác thì giá tem đội lên chót vót mất...). Để chuyển hình ảnh từ trục chuyển sang printing plate cũng cần áp lực lớn và rất nhiều công sức của thợ in. Từ trục chuyển sang bản in, hình ảnh sẽ là rãnh chìm và lộn ngược lại (như trên bản master die). Trên plate in có nhiều ký hiệu để thợ in xác định vị trí con tem. Con số plate number in trên lề tờ tem chính là số thứ tự của plate được dùng. Tùy thuộc vào nhà in mà người ta sẽ quyết định có bao nhiêu plate sẽ được tạo từ transfer roll. Mỗi plate dùng cho 1 máy in. Từ transfer roll thành printing plate Hình ảnh bên dưới thể hiện quá trình in. Máy in dùng trong hình là máy in dạng trục. Plate được bôi hay phun mực và mực sẽ chuyển sang sheet tem nhờ vào lực ép của trục. Khi bôi mực lên plate thì phần mực không bám vào rãnh chìm sẽ bị 1 lưỡi dao (doctor blade) cạo đi sạch. Quá trình in. Thế là ta đã có 1 sheet tem không răng. Theo như chú Huy kể là thợ in thường hay thó vài tờ tem không răng này, về nhà úm rồi đem ra bán lại với giá cưa cổ. Hết... Còn nhiều phương pháp in lắm. CTS sẽ học từ từ rồi viết bài kể mọi người nghe. Nguồn: Facebook của NST Tuấn Hoàng
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP |
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Tags |
in tinh khắc, làm quen với tem, phương pháp in tem |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Nghệ thuật in tem tinh khắc (Intaglio printing) | *VietStamp* | Làm quen với Tem | 0 | 21-07-2019 00:40 |
Cuộc sống như chuyện pha trà! | moclan | Thư giãn & Cười | 0 | 18-05-2012 12:23 |
Tổng hợp chuyện vui mỗi ngày | stamp-history | Thư giãn & Cười | 2 | 29-04-2012 19:26 |
bàn vìa chuyện ĂN | hat_de | Vui ^_^ Vui | 1 | 09-01-2009 19:03 |
Chuyện lạ chưa | Ốc_hp | Café VietStamp | 9 | 31-12-2008 17:44 |