|
TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 Tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được lưu hành tại miền Bắc Việt Nam. |
|
Công Cụ | Hiển Thị Bài |
|
#1
|
||||
|
||||
Về bì thư Lệ Thủy
Về bì thư Lệ Thủy Ngày 12-4-2013, mạng delcampe xuất hiện bì thư dán 3 tem Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hành 1946 và 1 tem Đông Dương in đè: Vì bì thư này có hai con dấu Lệ Thủy khác nhau, nên tôi tạm gọi nó là "bì thư Lệ Thủy," chữ viết tay cho thấy bì thư được gửi đi ngày 30-3-1949 từ Lệ Thủy (Quảng Bình), người nhận là "Ông và Bà Nguyễn-Trọng-Sư, Chu-Le" (Chu Lệ, Hà Tĩnh). Giá khởi điểm chỉ có 14.00€, nhưng đã kết thúc ngày 18-4-2013 ở giá 1651.00€! Đến nay, mọi người có ý kiến rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về bì thư này. Chưa ai được cầm tận tay, thấy tận mắt, do đó mọi ý kiến đều chỉ là đoán định, qua kinh nghiệm hoặc luận giải từ những góc độ khác nhau. Anh Bozoo và một số người, trong đó có tôi, nghi ngờ tính chân thực của bì thư, nêu một số câu hỏi về cước phí, địa chỉ người nhận, 2 con dấu và mầu sắc của chúng, v.v… Trong trao đổi với tôi, một nhà sưu tập tem truyền thống có tên tuổi của Việt Nam khẳng định bì thư Lệ Thủy là thật, căn cứ vào những đặc điểm như vết vàng do keo dán xung quanh răng tem; các đốm trên bì thư; 2 dấu trên 1 bì thư là điều rất hay, không thể làm giả; nếu làm giả, không ai làm 1 cái. Một số bạn khác cơ bản chia sẻ với ý kiến này. Tôi vừa tham khảo ý kiến một chuyên gia hàng đầu hiện nay về bưu chính giai đoạn đầu VNDCCH là Jean Goanvic. Ông Goanvic chia sẻ một số thông tin và nhận xét rất tinh tế. Được ông cho phép, tôi xin lược dịch lại đây: 1. Cước phí tối thiểu nửa cuối năm 1948 là 2đ, đến mùa xuân 1949 tăng lên 5đ. Giai đoạn này chúng ta đã thấy một số bì thư dán tem in đè, nhưng không một bì nào trả cước 2,5đ. Tem VNDCCH thời kỳ này cũng không có con nào giá mặt 2,5đ, mà chỉ có tem in đè đổi giá thành 2$00 hoặc 3$00. Tuy nhiên, trong thời chiến, việc bì thư dán tem có cước phí lạ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 2. Tem: Vào thời điểm 1949, tem Chủ tịch HCM 1946 rất hiếm, tuy nhiên ta cũng đã thấy một số bì thư dán tem trong bộ này. Tem Doudard de Lagree 40c in đè khá phổ biến, phần lớn được sử dụng thời kỳ 1946-47. Liệu tem này có còn lại cho tới 1949 không? Khả năng này không nhiều, nhưng cũng không thể loại trừ. 3. Con dấu. Một số dấu của Việt Minh, trong đó có dấu của Lệ Thủy, đã bị quân Pháp lấy được vào tháng 2-1949. Một lính Pháp đã lấy mẫu của các con dấu này, gồm cả nhật ấn hủy tem và dấu chính thức của Phòng Bưu điện huyện Lệ Thủy. Cùng với các con dấu, quân Pháp cũng lấy được một văn bản của Ty Bưu điện Bình Định ngày 2-2-1949 gửi Phòng Bưu điện Lệ Thủy, thông báo việc gửi cho Phòng này 2 con dấu, một là “dấu chính” có hiệu lực ngày 15-2-1949, và một là “nhật ấn” có chừa chỗ ở giữa để điền ngày (hình). Ba câu hỏi đặt ra là: - Thứ nhất, quân Pháp đã xử lý các con dấu lấy được như thế nào? Có thể họ đã giữ lại tất cả các con dấu này, nhưng cũng không loại trừ họ đã hủy ngay sau đó. - Thứ hai, liệu Ty Bưu điện Bình Định gửi bao nhiêu con dấu và nhật ấn cho Phòng Lệ Thủy? Căn cứ vào nội dung văn bản nêu trên, rõ ràng chỉ có một con dấu và một nhật ấn được gửi đi. - Thứ ba, liệu ngay sau đó Ty Bưu điện Bình Định có làm dấu mới để gửi cho Phòng Lệ Thủy? Nhiều khả năng câu trả lời là “có”, nhưng con dấu thứ hai này làm sao có thể giống với con dấu ban đầu như hai giọt nước như vậy? Riêng về con dấu Phòng Lệ Thủy đóng ở phía dưới góc bên trái bì thư: Đây là con dấu hành chính (chính thức) của Phòng Bưu điện Lệ Thủy, mà văn bản trên gọi là “dấu chính.” Con dấu này được đóng vào bì thư, chứng tỏ đây phải là bì thư công vụ. Tại tất cả các nước, thông thường thư công vụ do các bưu cục gửi đi đều không phải dán tem. Trường hợp này không những dán tem, mà lại còn dán với cước phí lạ, chưa từng thấy! 4. Phong bì. Thời gian này, nhìn chung giấy khan hiếm, nhiều người phải sử dụng giấy cắt ra từ sách, báo cũ... Giấy làm bì thư Lệ Thủy dường như không phải giấy ở vùng tự do, mà phải là giấy ở vùng Pháp tạm chiếm. 5. Mực dấu. Thời kỳ này, các loại dấu và nhật ấn thường khó đọc, vì mực dấu được pha loãng để có thể dùng lâu, hơn nữa do chất lượng kém, mực không thấm sâu được vào giấy bì thư. Trong khi đó, chất lượng mực của con dấu và 3 nhật ấn trên bì Lệ Thủy đều tốt. Hơn nữa, các nhật ấn hủy tem thời đó rất hiếm khi dùng mực đỏ. Kết luận: Nhiều khả năng bì thư Lệ Thủy do một người lính Pháp thích chơi tem chế tác làm kỷ niệm, dùng phong bì và dấu mực của quân đội, còn tem, nhật ấn và các con dấu là lấy được của Việt Minh, về thời gian có thể là năm 1949. Tôi rất chia sẻ với các nhận xét trên của ông Jean Goanvic. Như vậy, bì thư Lệ Thủy có thể coi là một bì sưu tập (philatelic cover), không phải là bì giả, nhưng chắc chắn không phải là bì thật. |
23 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (29-04-2013), billy (28-04-2013), BoZoo (28-04-2013), chienbinh (30-04-2013), dammanh (16-05-2013), Dat_stamp (29-04-2013), hat_de (30-04-2013), ktsmaikhuong (28-04-2013), lantham_0072005 (29-04-2013), New-Stamp (29-04-2013), ngotthuha231 (29-04-2013), Nguoitimduong (29-04-2013), Nguyễn Thành VS (28-04-2013), open (29-04-2013), Poetry (29-04-2013), quaden@_cute (28-04-2013), tem-truyen-thong (29-04-2013), temhp88 (28-04-2013), Tiểu Nhi (28-04-2013), Tien (29-04-2013), tranhungdn (28-04-2013), VAPUTIN (26-07-2013), XuanAnh (02-05-2013) |
#2
|
|||
|
|||
Quả không hổ danh là một chuyên gia tầm cỡ! Chúng ta hãy lưu tâm và quan sát xem 'người lính Pháp' này liệu có phải 'dì ghẻ' hay không? Xin cảm ơn anh VNMission.
__________________
BoZoo Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 29-04-2013, lúc 04:46 |
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (29-04-2013), dammanh (29-04-2013), Dat_stamp (29-04-2013), lantham_0072005 (29-04-2013), ngotthuha231 (29-04-2013), open (29-04-2013), Poetry (29-04-2013), quaden@_cute (28-04-2013), Tien (29-04-2013), tranhungdn (28-04-2013), VAPUTIN (26-07-2013), vnmission (28-04-2013) |
#3
|
|||
|
|||
Trích dẫn:
Bạn biết Jean à? Ai phong cho Jean "danh hiệu" chuyên gia tầm cỡ thế? Jean mấy năm trước mua rất nhiều tem VN. Mua giá rất cao và có nhiều khi "rất gà". Còn nói về chuyên gia tem truyền thống thì trong nước có một vài người, còn ở ngoại quốc chưa bao giờ có tên Jean. Bản thân người mua bì thư này là một chuyên gia hàng đầu về tem VN. |
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#4
|
||||
|
||||
Trích dẫn:
Chuyện "danh hiệu" chuyên gia tầm cỡ gì đó, đúng là chẳng biết ai phong. Nhưng cháu cũng thắc mắc không biết ai (rảnh) thống kê "những chuyên gia tem truyền thống"? Dựa vào cơ sở và tiêu chí nào? Một vài người trong nước là ai? Những người ở ngoại quốc là ai? Nói chung là mùi "cảm tính cá nhân" ở đây rất nặng, cả ở lời lẽ của chú BoZoo cũng như của chú Điệp, dù rằng ai cũng có thể nói lên suy nghĩ và tình cảm của cá nhân mình. "Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần"?! Ý của cháu cuối cùng: cụm danh ngữ "chuyên gia tầm cỡ" chẳng vi phạm thuần phong mĩ tục gì hết, chú Điệp không nhất thiết phải phản ứng như thế. Ôi, tại vì cháu có cảm tình với những người tên Jean nên cơ sự mới như này. Vả lại, cháu dị ứng với icon trong không khí trang trọng nên cơ sự mới như này... Thôi, cháu dừng. Chúc mọi người vui vẻ, luôn hăng say và hào hứng để nghiên cíu tem học, sớm thành chuyên gia.
__________________
Ngô Thị Thu Hà Address: 86B Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 0975 678 923 Yahoo: ngotthuha231 Facebook: https://www.facebook.com/ngotthuha231 Email: ngotthuha231@gmail.com VCB: 0301000304325 * if you really want to touch someone, send them a letter *
|
#5
|
|||
|
|||
Trích dẫn:
Lâu quá không gặp Thu Hà, cho nên dứt khoát phải trả lời. Tại sao tôi phản ứng? Bởi vì tôi thấy có một số bạn phân tích về tem ở đây mà chả hiểu để làm gì? Bây giờ tôi đặt tình huống giả sử cùng kết luận là giả thì đương nhiên là không mua rồi, nhưng nếu là thật thì liệu gặp phải cái tương tự lần sau có mua không? Tôi rất nghi ngờ điều này. Chúng ta có phải dân "chơi tem" không? Ngày hôm qua tôi có gặp một NST tại SG. Anh sưu tập đủ loại. miễn là liên quan đến VN. Anh hiện đang nắm giữ bộ sưu tập tiền xu rất có giá trị và đáng tự hào, theo tôi có thể đạt 1 triệu $ nếu mang đấu giá. Nhưng anh không bán vì còn "ham chơi" lắm. Để có thể có được BST như vậy anh kiên nhẫn trong rất nhiều năm, tốn rất nhiều tiền và công phu để sưu tập. Hy sinh rất nhiều, ở căn nhà giản dị, dồn tiền mua tem tiền. Đó là cái máu. Còn ở tại đây, chúng ta có "máu" không? Hay là tốt nhất cứ làm theo cái anh H gì đó, nghi kỵ hết tất cả mọi thứ, không mua gì hết, chỉ mua tem mới phát hành là chắc ăn, khỏi sợ giả. Còn cụm từ "chuyên gia hàng đầu" là do anh Vnmission dùng để phong cho Jean Goanvic, sau đó anh Boozoo phụ họa theo, mặc dù chả cần biết các ý kiến của Jean đúng sai thế nào. Nếu không được đọc những ý kiến của Jean thì tôi vẫn đinh ninh Jean nghiên cứu rất sâu về tem Việt Minh. Nhưng có thể do đã dịch ra tiếng Việt nên bị mất mát một số ý nghĩa chăng. Cuối cùng, không cần nói dông dài, nhưng nếu một khi anh Gerard đã bỏ ra 2000$ để mua 1 vật phẩm thì gần như có thể tin tưởng rằng nó có ý nghĩa và hay. |
#6
|
||||
|
||||
Tôi chẳng hiểu đây là diễn đàn của giới sưu tập tem hay là chỗ xả" Xì toét "của một số người có vấn đề của cái đầu . Mỗi lần viết bài là ông phải chê người này , kích bác người kia và cho mình là đẳng cấp , chuyên sâu ..
Tại sao mình không vui vẻ , chan hòa trong diễn đàn với nhau ? .Ai mua cái gì , chơi kiểu nào , chơi thế nào cũng đừng chen vào . Mỗi người một ý thích mà .Ông thích tem VNCH thì ông sưu tập , tôi thích tem CHXHCN thì tôi sưu tâp . Ông vào diễn đàn múa may, cạnh khóe không thấy ai nói gì , phản ứng gì cả ..ông càng vung vít nhiều hơn Trích dẫn:
Xin trích nguyên văn mục của ông viết : XIN LỖI...LÀNG TEM http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=10756 Trích dẫn:
Trích dẫn:
Trong khi đó ông bán tem trên eBay , trên phố mua bán ,rồi bán tại nhà và bán gần như hết tem cũa ông Mà ông ơi ! bán tem có gì xấu đâu ,nó cũng giống hệt ông thôi , mà ông lại ghép là con buôn Vậy chữ CON này ghép chung vào ông cũng được vì ông đã bán hết và tháo chạy với bộ sưu tập của ông rồi Cuối cùng tôi xin chuyển những nhận xét của các bạn tem ở diễn đàn khác về ông , mong ông đọc và suy gẫm tại sao người ta ghét mình . http://www.temviet.com/forum/index.p...80ng-tem.3347/ Trích dẫn:
Và ông an tâm vẫn có nhiều người khác sưu tập tem truyền thống Việt Nam Chỉ trừ kẻ đã bán đi hết thì không còn gì mà chơi , mà nói nữa . Saigon 30-4-2013
__________________
thinhvuongvu@gmail.com |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ThinhVuongVu vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (30-04-2013), Dat_stamp (01-05-2013), HanParis (10-08-2013), nam_hoa1 (30-04-2013), ngotthuha231 (01-05-2013) |
#7
|
|||
|
|||
Trích dẫn:
Điều đầu tiên tôi muốn cảm ơn anh Vnmission đã rất trăn trở, muốn đi đến cùng sự thật trong câu chuyện về bì thư Lệ Thủy này. Tôi xin chia sẻ một vài ý kiến xung quanh việc xác định thật giả của bì thư trên. Anh Vnmission viện dẫn những ý kiến của Jean Goanvic, một NST tôi cũng có biết. Theo tôi, những nhận xét của Jean có nhiều điểm chưa hoàn toàn chính xác: Thứ nhất: về cước phí. Bản thân Jean cũng biết rõ việc trong giai đoạn Việt Minh, nhất là tem thư ở những vùng LK4,LK5 cước phí thường không chuẩn. Nếu là vật phẩm giả thì dư sức người ta làm cho đúng cước phí. Đây là điểm cộng cho tính "thật" của bì thư này. Thứ hai: về tem. Nếu Jean nói thời điểm năm 1949 tem VM nào cũng hiếm thì đúng, còn nói rằng 5 con HCT này hiếm thì tôi không hiểu? Tại sao lại hiếm? Còn chuyện con in đè 40c tôi thấy không tài liệu nào nói là sử dụng nhiều năm 1946-1947 cả. Thứ ba: về con dấu. Đây là điểm mấu chốt mà anh Vnmission nghi ngờ. Do anh có tài liệu khẳng định con dấu đã bị tịch thu. Chúng ta tạm coi là như vậy, nhưng việc có con dấu thứ hai giống hệt là điều bình thường. Khả năng rất cao là khi khắc dấu họ không làm 1 con. Không có lý do gì để khi bị tịch thu mới vội vàng đi khắc con dấu thứ hai. Tôi chả thấy vấn đề gì ở đây cả. Thứ tư: về vấn đề thư công vụ không phải dán tem thì là điều tôi rất ngạc nhiên. Trên thế giới thế nào tôi không quan tâm, nhưng gần như tất cả tem công vụ VN thời kỳ này đều dán tem. Chính vì thế sau này, chính phủ mới phải làm ra những con tem sự vụ, những con tem Thóc. Nếu không có tem mới là lạ đấy. Thứ năm: về những vấn đề về giấy làm bì thư, mực dấu tôi thấy ý kiến rất thiếu chắc chắn, chủ yếu mang tính suy luận là nhiều. Còn đúng là vật phẩm này được bảo quản rất tốt, mực đỏ là màu rất dễ phai. Qua thời gian dài mà vẫn rõ là điều đáng khâm phục. Trên đây là 5 ý kiến theo kiểu"mổ xẻ" bì thư của tôi. Nhưng cao trên hết, đối với tôi lại khác hẳn. Đó là hồn của bì thư, đó là những vết tích trên bì thư, đó những câu chuyện từng được nghe về loại bì thư này. Tất cả đều đưa đến một kết luận khác hẳn so với của anh Vnmission. Việc suy diễn "người lính Pháp sưu tập" là chuyện cười hay nghiêm túc vậy? Cuối cùng, việc mổ xẻ quá kỹ lưỡng một bì thư đã thuộc về một NST mà chúng ta - VSF, đều coi là bạn (anh Gerard), có hơi thiếu tế nhị hay không? Nếu cần thiết, chúng ta có thể nghe ý kiến trực tiếp từ anh ấy. |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (29-04-2013), billy (29-04-2013), Dat_stamp (29-04-2013), lantham_0072005 (29-04-2013), New-Stamp (29-04-2013), Nguoitimduong (29-04-2013), open (29-04-2013), Poetry (29-04-2013), temhp88 (29-04-2013), tranhungdn (29-04-2013), vnmission (29-04-2013) |
#8
|
||||
|
||||
Cảm ơn anh TTT đã phân tích phải nói là rất sắc sảo thẳng vào những điểm chính, mặc dù chưa chứng minh được điều ngược lại. Riêng về điểm thứ tư, có thể là anh đọc chưa kỹ, vì ông Goanvic chỉ nhận xét là "thông thường thư công vụ do các bưu cục gửi đi đều không phải dán tem", tức là chỉ thường thì thấy vậy với các bì công vụ của chính bưu điện. Ngoài ra, như tôi đã viết ngay từ đầu: "Chưa ai được cầm tận tay, thấy tận mắt, do đó mọi ý kiến đều chỉ là đoán định...", còn khẳng định 100% có thể là hơi quá chủ quan.
|
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (29-04-2013), BoZoo (29-04-2013), dammanh (30-04-2013), Dat_stamp (29-04-2013), ngotthuha231 (29-04-2013), open (29-04-2013), Poetry (29-04-2013), quaden@_cute (29-04-2013), tem-truyen-thong (29-04-2013), temhp88 (29-04-2013), tranhungdn (29-04-2013) |
#9
|
||||
|
||||
Em nghĩ anh Điệp đừng phiền lòng vì những lời lẽ như vậy.
Càng nhìu người có suy nghĩ như vậy làm cho những người như anh ngại chia sẻ hơn,rồi những diễn đàn như thế này chỉ là chỗ chơi của đám con nít tập tành,đoán già đoán non,chẳng còn 1 người nào dám tự đứng ra lên tiếng về đúng sai,thật giả! Bởi những kiến thức kia nếu đem ra chia sẻ lại cho là lên mặt dạy đời,chê bai đả kích...vì thế trên diễn đàn mở này bạn chẳng thể biết sẽ phản biện với loại người nào,với trình độ nào..... Bạn thinhvuongvu có thể không hài lòng về lời lẽ ,cách viết của a.Điệp....nhưng nếu bạn chỉ nhìn vào kiến thức anh ấy chia sẻ ...bạn phải nói lời xin lỗi mới là người hiểu biết...vài dòng suy nghĩ !
__________________
email:ktsmaikhuong@gmail.com add: phung van cung,phu nhuan,Saigon |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ktsmaikhuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dat_stamp (01-05-2013), tem-truyen-thong (30-04-2013) |
#10
|
||||
|
||||
Tôi cứ nghĩ mãi về ý kiến này của anh TTT:
Trích dẫn:
Nhưng rất mong các bạn đừng chỉ trích nhau hay chỉ trích, đánh giá thấp người khác, nhất là về những hành vi ngoài Diễn đàn của họ! Còn ý kiến khác nhau là bình thường, thực ra đó chính là lý do chúng ta tham gia Diễn đàn này! Nhân đây, mong anh TTT giới thiệu thêm về “anh Gerard”, và nếu được thì mời anh ấy tham gia đánh giá, bình luận về bì thư. Tôi mong như vậy vì anh làm tôi hơi bị tò mò về nhân vật này: Trích dẫn:
|
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (30-04-2013), BoZoo (30-04-2013), Dat_stamp (01-05-2013), ngotthuha231 (01-05-2013), Nguoitimduong (01-05-2013), open (01-05-2013), Poetry (26-07-2013), tem-truyen-thong (30-04-2013), temhp88 (30-04-2013) |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|