Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 09-08-2020, 16:12
lacmac lacmac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-03-2020
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 3
Cảm ơn: 1
Đã được cảm ơn 8 lần trong 3 Bài
Mặc định Quá trình phát triển của chữ Hán

Sự phát triển của chữ Hán là một quá trình biến đổi lâu dài từ chữ Giáp Cốt đến chữ Hán mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. Việc tìm hiểu về quá trình phát triển của chữ hán là việc rất quan trọng và gần như bắt buộc đối với người học chữ Hán muốn tìm hiểu và nghiên cứu có hệ thống, giúp chúng ta hiểu đúng và ghi nhớ một cách có căn cứ về Hán tự. Quá trình biến đổi này có thể tóm tắt như sau:

* Chữ Giáp Cốt 甲骨字 : Xuất hiện ở thời nhà ân (1600-1020 TCN). Là loại chữ viết trên mai rùa hoặc xương thú vật. Chữ ở dạng này vẽ lại giống như những gì con người quan sát được.
* Kim văn 金文 : Đời nhà Chu (1021 - 256 TCN). Là loại chữ được viết trên đồ đồng như chuông, đỉnh.
* Triện văn 篆文 : Thời Chiến Quốc (403-221 tr. CN) và thời nhà Tần (221-206 tr. CN). Được chia thành Đại Triện và Tiểu Triện. Được phát triển từ kim văn, được dùng để khắc con dấu.
* Lệ thư 隶書 : Phát triển trong thời kỳ với triện thư, các chữ được giản thể về nét viết gần giống như khải thư.
* Khải thư 楷書 Tiền Hán 206 tr. CN – 8 sau CN, Hậu Hán 25-220) được chia thành Hành thư và Thảo thư. Khải thư là loại chữ có kết cấu chặt chẽ, chữ được viết vào một ô vuông.

Mời bạn tham khảo vật dụng viết thư pháp chữ Hán: thuphapdungpham.com

Một số ví dụ về quá trình phát triển của chữ hán :

Quá trình biến đổi của chữ NGƯ 魚 (con cá)

Quá trình biến đổi của chữ TỬ 子 (con, cái)

CÁCH PHÉP CẤU TẠO CỦA CHỮ HÁN
(LỤC THƯ)
Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ.Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng . Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.

Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:
Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn
đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.

Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được tạo bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森,rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.

Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm phần lớn trong toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biểu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có cách phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".

Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng có âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).

Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).
Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書). Thực tế còn có một dạng chữ được gọi là hình thanh kiêm hội ý, dạng chữ này cũng chiếm một lượng lớn trong toàn bộ chữ hán.
Tham khảo bài viết, tài liệu học thư pháp chữ Hán, video học thư pháp chữ Hán miễn phí tại: thuphapdungpham.com

Một vài thống kê và mẹo nhỏ giúp ích cho người học chữ hán :
* Lượng chữ hán thống kê được rất lớn (khoảng 100.000 chữ)
* Lượng chữ hán thường hay được dùng (khoảng 3000 – 5000 chữ)
* Chữ tượng hình + chữ chỉ sự: chiếm khoảng 5 %
* Chữ hội ý: chiếm khoảng 20 %
* Chữ hình thanh : chiếm khoảng 65 %
* Chữ hình thanh kiêm hội ý: chiếm khoảng 10 %
* Hai dạng chuyển chú và giả tá rất ít gặp trong thực tế
* 214 bộ thủ chữ hán chủ yếu ở dạng chữ tượng hình (một số ít ở dạng hội ý, hình thanh và chỉ sự).
* 80% chữ hình thanh có kết cấu trái phải. Trong đó, bộ phận biểu âm thường nằm bên trái và là chữ hội ý trong khi bộ phận biểu nghĩa bên phải thường là chữ tượng hình (điều này cho thấy tầm quan trọng của việc học chữ hội ý).
Thư Pháp Dụng Phẩm

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 12-08-2020, lúc 14:59 Lý do: Chỉnh sửa liên kết
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn lacmac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (12-08-2020), Poetry (12-08-2020)
 

Tags
chữ hán, sự phát triển chữ hán, vật dụng học chữ hán

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Việt Nam trên tem CHDCND Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) *VietStamp* Việt Nam trên tem Thế giới 2 26-02-2021 16:13
Triễn lãm online - các bộ tem trưng bày tại triển lãm VS 7 Đêm Đông Triển lãm Viet Stamp lần thứ VII (2013) 7 03-03-2014 19:44
Quầy triển lãm tem VN tại Triển lãm tem TG Thailand 2013 BoZoo Triển lãm thế giới 27 24-08-2013 20:03
Triều Tiên triển lãm tem kỷ niệm sinh nhật Kim Jong-il ngotthuha231 Café VietStamp 0 16-02-2012 20:34



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.