Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Người làng Tem > Nhà sưu tập

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 27-08-2020, 02:42
*VietStamp*'s Avatar
*VietStamp* *VietStamp* vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
THÀNH VIÊN ĐẦU TIÊN
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: VIET STAMP - Hồ Chí Minh city - Việt Nam
Bài Viết : 1,107
Cảm ơn: 3,330
Đã được cảm ơn 3,605 lần trong 760 Bài
Mặc định Người chơi tem Tết độc đáo trên đất Sài Thành

Name:  nst do thanh kim_2014.jpg
Views: 1516
Size:  598.8 KB

Hơn 50 năm đi khắp nơi gom góp, sưu tập tem Tết, để rồi ở tuổi 73, ông Đỗ Thành Kim đã mãn nguyện khi có trong tay bộ tem Tết độc đáo của nhiều quốc gia trên thế giới phát hành và đặc biệt là bộ tem Tết 12 con giáp của mình.

Hồn Tết trong những con tem

Chúng tôi tìm đến căn nhà 49C trên đường Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM - nơi sinh sống của ông Đỗ Thành Kim – người đã dành gần 50 năm sưu tập tem Tết để hình thành nên bộ tem Tất niên độc đáo và được giới chơi tem đánh giá là phong phú nhất Việt Nam về chủ đề tem Tất niên.

Trong hành trình tất bật đi tìm những con tem cho Tết Giáp Ngọ, ông Kim vẫn dành chút thời gian để tiếp khách và tâm sự về “cơ duyên” đến với những con tem. Ông cho biết, ông chơi tem từ hồi còn đi học trường Thủ Khoa Huân ở Chợ Lớn. Thời gian đầu do không có tiền nên đa số các con tem ông có được đều là những con tem “chết” – tem đã được sử dụng và đóng dấu. Tới lúc đi làm, hễ dư tiền chút đỉnh là ông liền mua tem và bắt đầu hành trình sưu tập tem “sống” cho đến ngày nay. “Hồi xưa khi còn đi học, cha mẹ cho 50 xu ăn sáng, tôi chỉ dám ăn 20 xu, còn 30 xu để dành mua mấy con tem “chết”. Tuy nhiên, mãi sau này mới biết tem chết không có giá trị. Vì vậy, từ năm 1960 - khi đã đi làm có tiền tôi bắt đầu đầu tư vào mua “tem sống”, ông Kim nhớ lại.

Ông Kim cho biết thêm, để có thể tập hợp đủ những con tem này, ông đã phải xây dựng cho mình một “mạng lưới” bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Ngày xưa tìm kiếm những con tem rất khó khăn, ông phải nhờ bạn bè quốc tế trong hội tem, người quen thân, thậm chí cả nhà buôn... Sau đó, ông sẽ trả họ bằng tiền, hoặc đổi lại tem Việt Nam cho họ. Đối với những nước lớn thì còn có thể nhờ người quen mua và gửi tem về, chứ với những nước nhỏ, dân số chỉ vài triệu người như Bénin, Liechtenstein, quần đảo nhỏ của Pháp... thì phải nhờ các thành viên trong hội tem mua giùm. Vì vậy, ông đã tham gia gần 10 hội tem trong và ngoài nước như Hội tem Việt Nam, Hội tem Nhật Bản... để có thể tìm được những con tem ông cần sưu tập.

Theo lý giải của ông Kim, sở dĩ gọi là tem Tất niên là do chúng thường ấn loát và phát hành vào những ngày gần Tết Dương lịch, hoặc khoảng một hai tháng trước Tết Nguyên đán hằng năm. Theo đó, dòng tem này lần lượt in hình các con vật trong “12 con giáp”. Mỗi con vật “cầm tinh” một năm, xoay vòng theo thập nhị địa chi là: chuột (Tý), trâu (Sửu), cọp (Dần), mèo hoặc thỏ (Mão), rồng (Thìn), ngựa (Ngọ)...

Ông Kim cho biết: “Dòng tem 12 con giáp xuất hiện sớm nhất ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. Còn tại các nước Âu Mỹ, khi giao lưu văn hóa rộng mở hơn vào thập kỷ 1980 - 1990, họ mới tìm hiểu thêm về Tết Nguyên đán với nguồn gốc và ý nghĩa của "thập nhị địa chi” và đã in hình các con vật "cầm tinh” từng năm lên mặt tem của họ”.

Chẳng hạn như: tại Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2005 đã phát hành giáp vòng "12 con giáp” với dòng chữ Happy New Year ở góc trái mỗi con tem. Nước Pháp từ năm 2005, sau mỗi dịp Tết Dương lịch cũng lần lượt phát hành tem mèo, chó, heo... Riêng tại Việt Nam, con tem Tất niên đầu tiên được phát hành vào năm Ngọ 1966 với hình "ngựa phi đường xa” và từ năm 1993 đến nay năm nào cũng phát hành tem Tết ứng với các con giáp của năm.

Ông Kim tiết lộ, còn có một “con giáp thứ 13” nữa, rất hiếm thấy. Khi chúng tôi tò mò, ông bật cười đáp: “Đó là mấy con tem không kịp lưu hành ra bên ngoài, khó ai có thể biết được”. Rồi ông bật mí đó là bộ tem rồng do chính quyền Sài Gòn cũ đặt in sẵn dự định sẽ tung ra đón Tết Bính Thìn 1976 nhưng đến mùa xuân năm 1975 thì Việt Nam hoàn toàn thống nhất, bộ tem trên vĩnh viễn không lưu hành nữa, chỉ lưu giữ trong kho tài liệu của ngành bưu chính. Đó là bộ tem in hình rồng. Một loại in hình rồng màu vàng đang cuộn mình vờn chụp quả cầu lửa trong mây, mặt tem in giá 500 đồng tiền Sài Gòn trên nền màu xám tro. Một loại khác cũng in rồng cuộn, mệnh giá 10đ. Ông Kim có 21 con tem bộ này.

Mong mỏi tìm người “kế nghiệp”

Nhấp ngụm trà, ông Kim lấy trong hộc bàn ra những bao thư của các nhà sưu tập các nơi trên thế giới mới gửi về cho ông. Ông đã có 8 bộ tem Tết 2014 mà 8 quốc gia đã phát hành, những tem này đều in hình ngựa phi đường xa. Dự kiến sẽ có khoảng 50 nước phát hành.

Sau gần nửa thế kỷ chơi tem, hiện ông Kim đang sở hữu một “kho tàng” gồm tất cả những con tem đã phát hành từ Hà Nội, Sài Gòn và vùng giải phóng miền Nam trước đây, gọi là Tổng tập tem Việt Nam thế kỷ 20. Tuy nhiên, bộ tem khiến ông Kim ấn tượng nhất là tem Việt Nam. Bởi theo ông: “Mình sống ở Việt Nam phải hiểu biết về Việt Nam để nhiều khi người nước ngoài hỏi về tem dân tộc thì mình phải biết về tem nước mình như thế nào, có từ hồi nào... mới có thể trao đổi với người ta. Mỗi lần trao đổi tem cũng là một cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước mình với bạn bè quốc tế và cũng để hiểu thêm về văn hóa của các nước bạn”.

Bên cạnh tem Tất niên, ông cũng tâm đắc với một số đề tài sưu tập, trong đó có động vật hoang dã. Ông mở tủ lấy ra một cuốn sổ tem về động vật cho chúng tôi xem. Ở bộ sưu tập tem động vật của ông có từ tem về loài chuột túi Kangaroo hiện vẫn sống đông đúc tại châu Úc, đến những loài bị tuyệt chủng như ngựa Quagga trong rừng già nguyên sinh ở Tanzania. Ông nói, tem Việt Nam cũng theo các bì thư gửi ra nước khác để giới thiệu các động vật quý hiếm hoặc đặc hữu chỉ có ở nước ta như: bướm rừng Mura, tê giác Việt Nam, cá sấu Xiêm, gà so cổ hung của vườn quốc gia Cát Tiên...

Hiện tại, dù trong nhà ông có khá nhiều bộ tem quý với giá trị hàng chục triệu đồng một bộ như: bộ tem về nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi đang có người hỏi mua với giá 13 triệu đồng, hay bộ tem Quân bưu Việt Nam có giá 12 triệu đồng... Và mới đây ông đã bán bộ tem xe lửa toàn thế giới với giá hơn 100 triệu cho một nhà sưu tập tem trong nước.

Đam mê sưu tập tem, nhưng điều ông Kim lo lắng nhất hiện nay là không có người “nối dõi” nghiệp tem. Theo ông Kim, gia đình ông không ai có sở thích với con tem nên ông không thể để lại cho con cháu. Bởi giờ còn sức khỏe thì ông sẽ lưu giữ, song khi đến cái tuổi cao sức yếu thì không biết thế nào. Nhất là trong thời đại thông tin kỹ thuật số như ngày nay, con tem ngày càng hạn hẹp. Qua một thời vàng son, sự hiện diện của những con tem bây giờ như một dấu lặng đầy hoài vọng. Vì vậy, ông mong rằng sẽ có ai đó hiểu được giá trị của những con tem để ông có thể trao lại báu vật này cho họ tiếp tục lưu giữ.

Thúy Ngà-2014 (Infonet)
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (27-08-2020), gtvt1989 (28-08-2020), hat_de (27-08-2020), The smaller dragon (28-08-2020), tranhungdn (30-08-2020)
Trả lời

Tags
đỗ thành kim, hội tem tp.hcm, người làng tem, nhà sưu tập, tem tết


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? *VietStamp* Tiền Xu 0 08-12-2019 01:45
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary Poetry Việt Nam trên tem Thế giới 0 21-04-2011 13:35
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 01:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.