Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Tôn giáo > Phật giáo

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 13-06-2013, 13:16
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,841 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Vị Tổ thứ 19: Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata)

Đầu thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn

Ngài dòng Bà-la-môn ở nước Nguyệt-Chí. Gia đình ngài trước kia giàu có, song cha ngài vì bịnh tham tiếc chỉ một bề bo bo giữ của. Nhân việc con chó nằm ngoài rèm, gặp Tổ Già-Da-Xá-Đa giải nghi, ngài phát tâm theo đạo Phật, xuất gia thọ giới. Sau khi được được Tố Già-Da-Xá-Đa phó chúc và truyền tâm pháp, ngài đi vân du khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh.

Ngài đi giáo hóa đến miền Trung-Ấn. Trên đường gặp một du khách tên Xà-Dạ-Đa đến lễ bái ngài. Xà-Dạ-Đa hỏi: "Nhà con cha mẹ đều kính Tam-Bảo, tu hành đúng pháp mà sao nhiều bệnh hoạn, làm việc gì thất bại việc ấy. Hàng xóm gần nhà con, có người hung bạo giết hại làm ác càng ngày càng nhiều, mà thân thể khỏe mạnh, ra làm việc đều được như ý. Như vậy, nhân quả nghiệp báo đâu không phải nói suông ư? Con rất nghi lẽ này, mong ngài giải nghi".

Ngài bảo: "Phật nói nghiệp báo thông cả ba đời, bởi do đời trước tạo nghiệp lành nên đời này hưởng quả lành. Dù đời này có làm ác thì quả ác sẽ chịu ở đời sau. Cho nên, có người đời này tuy làm lành mà đời này không hưởng được quả lành vì nghiệp ác trước mạnh hơn. Có người đời này tuy làm ác mà không chịu quả ác vì nghiệp lành trước mạnh hơn. Nếu do đời này không được quả lành, rồi lại tạo ác, thì đời sau càng sa vào đường ác. Nếu do đời này được quả lành, rồi lại tạo lành, thì đời sau càng tiến trên đường lành. Lại có người đời trước làm lành được nửa đời, đổi sang làm ác, đến đời này nửa đời trước hưởng phước, nửa đời sau mắc họa. Hiện nay cha mẹ ông và người hàng xóm lẽ báo ứng thiện ác cũng giống như thế, bởi nghiệp đời trước chiêu cảm nên vậy. Đâu thể căn cứ trong hiện đời mà hiểu được?".

Xà-Dạ-Đa nghe giải liền tan hết nghi ngờ. Ngài dạy thêm: "Tuy ông đã tin nghiệp ba đời, mà chưa rõ nghiệp từ hoặc sanh, hoặc nhân thức có, thức y nơi bất giác, bất giác y nơi tâm. Song tâm vốn thanh tịnh, không sanh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn kém, lặng lẽ linh thông. Ông nếu vào pháp môn này có thể đồng với chư Phật, tất cả thiện, ác, hữu vi, vô vi đều như mộng huyễn".

Xà-Dạ-Đa nghe được lời này liền phát huệ đời trước, bèn xin xuất gia. Ngài hỏi: "Ông người xứ nào? Cha mẹ còn chăng? Nếu thật tâm cầu đạo, nên trở về nhà xin với cha mẹ, xin xong trở lại cũng chẳng muộn".

Xà-Dạ-Đa thưa: "Con là người Bắc-Ấn, cách đây hơn ba ngàn dặm, đâu thể trở lại được. Xin thỉnh ngài đến xứ con, cho gia đình con cúng dường và nhân đó con được xuất gia".

Ngài bằng lòng, thầy trò và đồ chúng đồng sang Bắc-Ấn. Đến nhà, Xà-Dạ-Đa xin phép cha mẹ được xuất gia. Ngài làm lễ xuất gia và truyền giới cụ túc cho Xà-Dạ-Đa tại một ngôi tháp cổ, nơi quê hương của Xà-Dạ-Đa.

Một hôm, ngài gọi Xà-Dạ-Đa đến dặn dò: "Xưa Phật ghi rằng ngươi sẽ làm Tổ thứ hai mươi, nay ta trao pháp nhãn tạng cho ngươi, ngươi khéo giữ gìn và truyền bá. Nghe ta nói kệ: Trên tánh vốn không sanh, Vì đối người cầu nói, Nơi pháp đã không được, Đâu cần giải chẳng giải". Ngài lại dặn: "Kệ này là lời diệu, do Như-Lai thấy tánh thanh tịnh nói ra, ngươi nên vâng giữ".

Xà-Dạ-Đa cung kính đảnh lễ vâng dạy. Ngài ngồi ngay trên tòa, chấp tay hở ra như hoa sen nở, phóng hào quang sáng suốt soi khắp trong chúng, rồi yên lặng thị tịch. Toàn chúng xây tháp phụng thờ ngài.

Name:  cuumala.jpg
Views: 670
Size:  44.6 KB
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 15-06-2013, lúc 13:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (17-06-2013), BoZoo (16-06-2013), chie (20-06-2013), Dat_stamp (15-06-2013), HanParis (15-06-2013), hat_de (16-06-2013), manh thuong (18-06-2013), nam_hoa1 (14-06-2013), The smaller dragon (14-06-2013), Tien (15-06-2013)
  #22  
Cũ 15-06-2013, 13:53
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,841 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Vị Tổ thứ 20: Xà-Dạ-Đa (Jayata)

Giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn

Ngài người Bắc-Ấn, trước đã sẵn lòng mến đạo, thông hiểu đạo lý. Nhân du lịch miền Trung-Ấn gặp Tổ Cưu-Ma-La-Đa, ngài nhờ giải nghi, rồi phát tâm xuất gia. Sau ngài được Tổ Cưu-Ma-La-Đa truyền tâm ấn.

Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa các nước, lần lượt đến thành La-Duyệt. Trong thành này hiện có số đông chúng tăng học đạo. Nghe tin ngài đến,họ đua nhau đến yết kiến. Chúng đến trước nhất, người lãnh đạo là Bà-Tu-Bàn-Đầu. Ông nầy tu hành tinh tấn suốt ngày đêm không nằm và sáu thời lễ bái, mặc y vá, ăn một bữa, lòng đạm bạc không mong cầu. Đồ chúng nhân đó rất kính trọng ông.

Ngài gọi đồ chúng bảo: "Người khổ hạnh tu hành thanh tịnh này (Bà-Tu-Bàn-Đầu) có thể được Phật đạo chăng?".

Chúng đáp: "Thượng nhân này tu hành tinh tấn như thế, đâu không được đạo".

Ngài bảo: "Người này cùng đạo xa vậy. Dù khổ hạnh trải qua nhiều kiếp,chỉ giúp cho gốc vọng, đâu thể chứng đạo?".

Chúng hỏi: "Nhân giả chứa đựng được pháp gì mà chê thầy tôi?".

Ngài đáp: "Ta chẳng cầu đạo cũng chẳng điên đảo. Ta chẳng lễ Phật cũng chẳng khinh mạn. Ta chẳng ngồi mãi cũng chẳng lười biếng. Ta chẳng biết đủ cũng chẳng tham cầu".

Bà-Tu-Bàn-Đầu nghe lời này vui vẻ nói bài kệ tán thán: "Đảnh lễ tam muội lớn, Chẳng cầu được Phật đạo, Chẳng lễ cũng chẳng khinh, Tâm chẳng sanh điên đảo, Chẳng ngồi chẳng lười biếng, Chỉ ăn không cần ngon, Tuy hoãn mà không chậm, Tuy gấp mà chẳng thô, Nay con gặp chí tôn, Cúi đầu vâng Phật dạy".

Ngài bảo chúng: "Người tu hạnh đầu đà này, bọn ngươi không thể bì kịp. Vì ông ấy kiếp trước tu hạnh bất khinh nên mới được như vậy. Vừa rồi ta chê ông bởi thấy ông đạo tâm tha thiết, sợ e như sợi đàn thẳng quá phải đứt nên ta không khen ông, muốn ông tiến đến chỗ vô sở đắc và dừng trụ nơi đất An-Lạc".

Ngài lại gọi Bà-Tu-Bàn-Đầu hỏi: "Ta nói trái ý ông, tâm ông được chẳng động chăng?".

Bà-Tu-Bàn-Đầu thưa:

- Đâu dám động tâm. Tôi nhớ 7 đời về trước sanh cõi An-Lạc, vì mộ đạo nên thờ trí giả Nguyệt-Tịnh làm thầy. Thầy Nguyệt-Tịnh dạy tôi: "Không bao lâu nữa ngươi sẽ chứng quả Tư-Đà-Hàm, nên siêng năng tinh tiến. Phàm tu hành như trèo lên cao, phải cố gắng tiến lần lên, không cho sụt xuống. Nếu lỡ có sụt, muốn trèo lên lại càng khó". Lúc đó, tôi đã 80 tuổi, nương gậy mới có thể đi được. Khi ấy, gặp Bồ-Tát Đại-Quang-Minh ra đời, tôi muốn đến lễ ngài, bèn đi đến tịnh-xá, lễ bái xong trở về. Chợt gặp thầy Nguyệt-Tịnh quở trách tôi: "Dốt quá, tại sao ông lại khinh cha trọng con? Hôm trước, ta thấy ông sắp được chứng quả, hôm nay đã mất". Khi ấy, tôi tự cho là không có lỗi, nên không phục những lời quở ấy. Tôi cầu xin thầy Nguyệt-Tịnh chỉ lỗi cho tôi. Thầy Nguyệt-Tịnh dạy: "Vừa rồi, ngươi đến đảnh lễ Bồ-Tát Đại-Quang-Minh tại sao lại dựng cây gậy vào mặt Phật vẽ trên vách? Ngươi do lỗi này nên sụt quả vị". Tôi nhớ kỹ lại, thật đúng như lời thầy Nguyệt-Tịnh quở. Từ đó về sau, phàm có nghe lời nào, chẳng dám không tin. Dù bị những lời chửi mắng vẫn coi như gió thổi ngoài tai. Huống là, nay Tôn-giả dùng chánh pháp chỉ dạy thì đâu dám phiền buồn. Cúi xin đấng đại từ thương xót đem đạo mầu chỉ dạy cho con.

Ngài liền dạy: "Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao cho ngươi, ngươi nên truyền bá chớ để dứt mất. Nghe ta nói kệ: Nói ra hợp vô sanh, Đồng cùng tánh pháp giới, Nếu hay hiểu như thế, Suốt thông sự lý tột".

Bà-Tu-Bàn-Đầu lễ bái vâng lệnh. Ngài ngồi ngay trên tòa lặng lẽ quy tịch. Chúng hỏa táng thu xá-lợi xây tháp thờ.

Name:  xadada.jpg
Views: 529
Size:  38.8 KB
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (17-06-2013), BoZoo (16-06-2013), chie (20-06-2013), Dat_stamp (15-06-2013), HanParis (15-06-2013), hat_de (16-06-2013), manh thuong (18-06-2013), nam_hoa1 (16-06-2013), The smaller dragon (22-06-2013), Tien (15-06-2013)
  #23  
Cũ 15-06-2013, 14:19
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,841 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Trong 18 mẫu tem Tượng chùa Tây Phương, có 1 mẫu tem trong bộ "Tượng chùa Tây Phương" (bộ 1) không phải là tượng các vị Tổ Thiền Tông mà là tượng Tuyết Sơn, miêu tả đức Phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh. Tượng khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A-Nan và Ca-Diếp đứng hầu.

__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (17-06-2013), BoZoo (16-06-2013), chie (20-06-2013), Dat_stamp (15-06-2013), HanParis (15-06-2013), hat_de (16-06-2013), manh thuong (18-06-2013), nam_hoa1 (16-06-2013), The smaller dragon (22-06-2013), Tien (15-06-2013), vnmission (15-06-2013)
Trả lời

Tags
lịch sử, nghệ thuật, phật giáo, tôn giáo

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? *VietStamp* Tiền Xu 0 08-12-2019 00:45
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary Poetry Việt Nam trên tem Thế giới 0 21-04-2011 12:35
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 00:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.