Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Người làng Tem > Nhà sưu tập

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 23-10-2013, 22:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định Chữ ký thầy chủ nhiệm

Topic lăn tăn không phải về một nhà sưu tầm mà về chữ ký một nhà sưu tầm.

Ngày xưa đơn xin nghỉ học vì bệnh, đơn xin thẻ thư viện.. học bạ, thư mời phụ huynh...nhất nhất đều phải có chữ ký của thầy chủ nhiệm. Va vẫn nhớ chữ ký gày gò giản dị của thầy chủ nhiệm dạy tóan năm lớp 7 và chữ ký bay bướm của thầy chủ nhiệm dạy văn năm lớp 10. Người ta nói chữ ký thể hiện tính cách và cả số phận con người cho nên thuật bói toán có hẳn một ngành xem chữ ký để đoán hậu vận tương lại.

Khi gia nhập diễn đàn này Va được chú Huệ giới thiệu với "thầy" chủ nhiệm Hoàng Anh Thi để hướng dẫn reg nick.
Sau đó Va mới biết là chủ nhiệm Hoàng Anh Thi có nick là Poetry. Va nghĩ ông này tên Thi mà không biết có yêu thơ không nhưng cách ổng chọn niick name cũng khá là hay vì "Thi" trong tiếng "Anh" là Poetry. Anh Thi=Poetry.

Vì là chủ nhiệm nên đến bây giờ thầy Thi là người viết bài nhiều nhất diễn đàn mà trên bảng thống kê hiện tại đã là 5980 bài. Một kỷ lục của VSF mà bạn Hàn Paris có muốn phá cũng không phải dễ .

Nếu Va không nhầm thì thầy Thi còn giữ các kỷ lục: Nhấn nút cám ơn: 26,103 lần ( phu nhân Chie chắc không ít lần vừa bóp tay cho chủ nhiệm Thi vừa cằn nhằn...đủ thứ )

-Được cám ơn 43,333 lần trong 5,719 bài viết.

Nhân nói về kỷ lục VSF, nếu lời chúc phổ biết nhất của VSF là "chúc mừng sinh nhật" thì Va đố các bạn câu đối phổ biết nhất trên VSF là câu đối nào?

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 23-10-2013, lúc 23:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), Đinh Đức Tâm (23-10-2013), chienbinh (13-12-2014), dammanh (24-10-2013), Dat_stamp (24-10-2013), HanParis (24-10-2013), HuyNguyen (24-10-2013), manh thuong (24-10-2013), nam_hoa1 (27-10-2013), Ng.H.Thanh (24-10-2013), nguyenhuudinhue (30-10-2013), Poetry (23-10-2013), thanhtruc (25-10-2013), Tien (24-10-2013)
  #2  
Cũ 24-10-2013, 04:07
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Topic lăn tăn không phải về một nhà sưu tầm mà về chữ ký một nhà sưu tầm.

Ngày xưa đơn xin nghỉ học vì bệnh, đơn xin thẻ thư viện.. học bạ, thư mời phụ huynh...nhất nhất đều phải có chữ ký của thầy chủ nhiệm. Va vẫn nhớ chữ ký gày gò giản dị của thầy chủ nhiệm dạy tóan năm lớp 7 và chữ ký bay bướm của thầy chủ nhiệm dạy văn năm lớp 10. Người ta nói chữ ký thể hiện tính cách và cả số phận con người cho nên thuật bói toán có hẳn một ngành xem chữ ký để đoán hậu vận tương lại.

Khi gia nhập diễn đàn này Va được chú Huệ giới thiệu với "thầy" chủ nhiệm Hoàng Anh Thi để hướng dẫn reg nick.
Sau đó Va mới biết là chủ nhiệm Hoàng Anh Thi có nick là Poetry. Va nghĩ ông này tên Thi mà không biết có yêu thơ không nhưng cách ổng chọn niick name cũng khá là hay vì "Thi" trong tiếng "Anh" là Poetry. Anh Thi=Poetry.

Vì là chủ nhiệm nên đến bây giờ thầy Thi là người viết bài nhiều nhất diễn đàn mà trên bảng thống kê hiện tại đã là 5980 bài. Một kỷ lục của VSF mà bạn Hàn Paris có muốn phá cũng không phải dễ .

Nếu Va không nhầm thì thầy Thi còn giữ các kỷ lục: Nhấn nút cám ơn: 26,103 lần ( phu nhân Chie chắc không ít lần vừa bóp tay cho chủ nhiệm Thi vừa cằn nhằn...đủ thứ )

-Được cám ơn 43,333 lần trong 5,719 bài viết.

Nhân nói về kỷ lục VSF, nếu lời chúc phổ biết nhất của VSF là "chúc mừng sinh nhật" thì Va đố các bạn câu đối phổ biết nhất trên VSF là câu đối nào?

Chữ ký thày chủ nhiệm của tôi (1970) giống thày chủ nhiệm của...anh Sơn (NguoiTimDuong) 1999 dù học cách nhau trên một con giáp. Chữ ý của thày khó nháy lắm nhưng đã trên 30 năm, tôi đã chôm chữ ký của thày. Ai mà spam lại anh Thi của diễn đàn? Vô địch post bài, vô địch nhấn Thanks, chỉ tiếc là diễn đàn chưa có nút... Chê nên không biết anh Thi sẽ chê được mấy bài? Hàn cũng từng tự hỏi sao gọi là Poetry? Hay là anh chủ nhiệm muốn ghi là PO try? [P]ost [O]ffice Thử BĐ nào rẽ nhất quốc Nội?

Hàn nhớ khi xưa Hoàng Thi Thơ sáng bài hát tên Thi với câu cuối thật hay :

Thi ơi Thi ơi Thi Thi Biết Biết Không Thi?

Khi con tim yêu đương là sống với con tem.
Khi con tim yêu đương là chết với u sầu
Thì Thi đã biết cớ sao Thi buồn...

Câu đối hả bác Va? Cho 2014 nhé!

Thịt Mỡ Dưa Hành Câu Đối Đỏ
Tem Bì Nội Ngoại Dấu Bưu Xanh

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 24-10-2013, lúc 04:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), Đinh Đức Tâm (24-10-2013), chienbinh (13-12-2014), dammanh (24-10-2013), Dat_stamp (24-10-2013), HuyNguyen (24-10-2013), manh thuong (24-10-2013), nam_hoa1 (27-10-2013), Ng.H.Thanh (24-10-2013), nguyenhuudinhue (30-10-2013), Poetry (24-10-2013), thanhtruc (25-10-2013), Tien (24-10-2013), VAPUTIN (24-10-2013)
  #3  
Cũ 26-10-2013, 08:23
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi HanParis Xem Bài



Câu đối hả bác Va? Cho 2014 nhé!

Thịt Mỡ Dưa Hành Câu Đối Đỏ
Tem Bì Nội Ngoại Dấu Bưu Xanh

Câu thứ hai sửa lại là "tem nội bì ngoại dấu bưu xanh" thì hợp "ní" hơn.

Không phải nguyên câu đối mà chỉ là vế sau được chủ nhiệm Thi lấy làm chữ ký "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng". Vì chủ nhiệm Thi đã pót 5,985 bài nên câu này được hiển thị trên diễn đàn VSF ít nhất 5,985 lần.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), dammanh (11-12-2014), Dat_stamp (31-10-2013), HanParis (26-10-2013), manh thuong (26-10-2013), nam_hoa1 (27-10-2013), nguyenhuudinhue (30-10-2013), Poetry (30-10-2013), Tien (10-12-2014)
  #4  
Cũ 26-10-2013, 14:16
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Câu thứ hai sửa lại là "tem nội bì ngoại dấu bưu xanh" thì hợp "ní" hơn.

Không phải nguyên câu đối mà chỉ là vế sau được chủ nhiệm Thi lấy làm chữ ký "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng". Vì chủ nhiệm Thi đã pót 5,985 bài nên câu này được hiển thị trên diễn đàn VSF ít nhất 5,985 lần.
Chưa có diễn đàn nào ghi mems nào đó OL lâu nhất và ngắn nhất! Bác Va nhắc tới thày chủ nhiệm làm tôi nhớ tới cô chủ nhiệm ngày xưa của tôi. Cô có mở lớp riêng buổi chiều. Em nào có đóng tiền đi học thì xin bao nhiêu chữ ký mà mà không được? Có lần cô kể lại lời hàng xóm, mỗi lần tôi đến học cứ như là Sở Quan Thuế đến để điều tra!!! Mấy người bán hàng chiếm lề đường trái phép họ vọt mất! Đâu còn là ngày xưa bác Va nhỉ?
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), Dat_stamp (31-10-2013), nam_hoa1 (27-10-2013), Poetry (30-10-2013), Tien (10-12-2014), VAPUTIN (30-10-2013)
  #5  
Cũ 30-10-2013, 10:22
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Vế sau "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" nằm trong câu đối

“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”"
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

được cho là gắn liền với tên tuổi Giang Văn Minh.

Theo wikipedia:

Giai thoại về Giang Văn MInh


Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[4]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.
Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.
Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”" Nghĩa là:
Cột đồng đến nay rêu đã xanh[5] Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).


Mộ Thám hoa Giang Văn Minh


Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"



Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nghĩa là:
Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ[5] Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[5][6] Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ)[7].

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm[7]. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán quàn. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[5]. ‎
Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.[8]

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 30-10-2013, lúc 11:32
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), dammanh (30-10-2013), Dat_stamp (31-10-2013), HanParis (30-10-2013), huuhuetran (31-10-2013), manh thuong (30-10-2013), nam_hoa1 (30-10-2013), nguyenhuudinhue (30-10-2013), Poetry (30-10-2013), Tien (10-12-2014)
  #6  
Cũ 30-10-2013, 11:20
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về Sứ thần Giang Văn Minh

Quán Sứ

Quán Sứ, một ngôi nhà cổ nằm ven đường đất đỏ là nơi quàn thi hài của những anh hùng, liệt sĩ. Quán Sứ với mái ngói dày nặng có các cột vuông bằng đá ong chống đỡ. Vòm mái uốn cong như hình trăng khuyết. Địa điểm này liên quan đến một nhân vật mà nhân dân Đường Lâm hằng tưởng nhớ. Đó là Thám Hoa Giang Văn Minh. Nhà Lê sau khi trung hưng, sai Thám Hoa Giang Văn Minh đi sứ sang nhà Minh xin cầu phong (1673). Ông Minh vốn là người tiết tháo, luôn luôn giữ gìn quốc thể. Một hôm vua Minh ra cho ông một câu đối có ý khinh rẻ người Việt bằng cách nhắc lại chuyện Mã Viện dựng cột đồng có sáu chữ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt":
"Đồng Cổ chí kim đài dĩ lục"
Nghĩa là "Cột đồng đến nay rêu đã xanh"
Tức thì ông Thám Hoa ngạo nghễ đối lại:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
Nghĩa là: "Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn còn đỏ"
Vua Minh tức giận sai mổ bụng sứ thần rồi cho ướp xác đưa về nước. Thi hài được rước đi qua làng Đường Lâm. Dân làng ra đón xác và xin vua cho được chôn sứ thần tại quê làng Đường Lâm. Vua phong cho ông tước "Công bộ thị lang minh Quận công" và khen rằng: "Đi sứ không làm nhục mệnh nước, thực là anh hùng thiên cổ" và chuẩn y cho ý nguyện của dân làng. Thi hài của Thám Hoa được quàn tại ngôi nhà quán sứ này trước khi chôn cất. Ngày 2 tháng 6 âm lịch là ngày lễ Giang Văn Minh. Về sau, nhà Quán Sứ còn được dùng làm nơi quàn các chiến sĩ trận vong.


Nguồn: Bộ Văn Hóa Thông Tin

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php...=924&Itemid=65

____________________
Va ghi chú:
Không biết thông tin của Bộ Văn Hóa Thông Tin là không chính xác hay "lỗi của cậu đánh máy" mà trang web lịch sử Việt Nam lại ghi sai năm Thám Hoa Giang Văn Minh đi sứ sang nhà Minh xin cầu phong vào năm 1673. Nhà Minh bị nhà Thanh diệt năm 1644 và 20 năm sau đó nhà Nam Minh cũng bị tiêu diệt nốt. Đúng ra phải là năm 1637.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 30-10-2013, lúc 20:39
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), Dat_stamp (31-10-2013), HanParis (30-10-2013), huuhuetran (31-10-2013), manh thuong (10-12-2014), nam_hoa1 (30-10-2013), Poetry (30-10-2013), Tien (10-12-2014)
  #7  
Cũ 31-10-2013, 11:50
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trên mạng internet có nhiều bài viết về giai thoại này. Để tránh rườm rà Va xin trích dẫn một số link tiêu biểu

Trang web của Quốc hội
http://daibieunhandan.vn/default.asp...&NewsId=255798
Sứ thần vì quốc thể


Trang Tri Thức Việt
http://www.vietgle.vn/trithucviet/de...n+Minh&type=A0



Tổ Tiên ta, Giang Văn Minh, đã bị giặc Tàu đối xử như thế nào ?


http://thetiensa.blogspot.com/2011/0...-giac-tau.html

Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất

Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=2153


Thám hoa Giang Văn Minh và khí phách Việt

http://www.congan.com.vn/?mod=detnew...=942&id=199860
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), Dat_stamp (31-10-2013), HanParis (31-10-2013), manh thuong (10-12-2014), nam_hoa1 (31-10-2013), Poetry (31-10-2013), Tien (10-12-2014)
  #8  
Cũ 10-12-2014, 11:56
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Câu chuyện hy sinh của cụ Giang Văn Minh không được chính sử nào ghi chép nên trước đây có lẽ rất ít người biết đến. Vậy giai thoại này được phổ biến rộng rãi từ bao giờ? Lần theo sách vở Va mới tìm thấy chuyện này được đề cập sớm nhất trong quyển "Danh nhân quê hương" của Ty Văn hoá thông tin Hà Sơn Bình, 1976. Sau đó vì có phong trào chống "bành trướng Bắc kinh" nên câu chuyện của cụ chính thức được phổ biến rộng rãi. Hà nội và TP HCM có đường mang tên cụ. Nghiêm trọng hơn giai thọai về Cụ được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho các cháu tiểu học.


http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=4857805

Giai thọai về cụ GVM chủ yếu bao gồm 2 điểm sau:
1- Cụ dùng mưu để vua nhà Minh bỏ lệ cống người vàng
2-Cụ ra vế đối nổi tiếng bảo vệ quốc thể để rồi bị giết chết.

Vậy tại sao không chính sử nào ghi lại hai chiến công ngọai giao oanh liệt này?

Nếu chính sử không ghi thì cơ sở nào để tin giai thọai trên là có thật?

Nếu không chứng minh được đó là sự thật thì tại sao người ta dám liều lĩnh đi dạy cho trẻ con?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), manh thuong (10-12-2014), Poetry (10-12-2014), Tien (10-12-2014)
  #9  
Cũ 10-12-2014, 12:00
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Chuyện cụ Giang Văn Minh lập mưu bỏ cống người vàng Liễu Thăng được viết rất ngô nghê như thể người viết xem độc giả là trẻ con lớp lá.

Vả lại sử sách có ghi rõ mãi đến năm 1718, Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua Khang Hy chấp thuận chấm dứt việc bỏ cống người vàng nên ta có thể chắc chắn việc này cụ Giang Văn Minh không làm.

Phá bỏ lệ cống người vàng Liễu Thăng

Sau khi kết thúc chiến tranh Minh - Đại Việt, để giữ yên bờ cõi và, chấm dứt chiến tranh và quan hệ hòa hiếu giữa hai nước, nhà Lê từ Lê Thái Tổ phải chấp nhận lệ cống người vàng Liễu Thăng. Gọi là để đền mạng cho Liễu Thăng bị Lê Sát và nghĩa quân Lam Sơn chém đầu tại núi Mã Yên (đãi thân kim nhân). Từ đó trở đi mỗi khi sang Trung Hoa triều cống, Đại Việt phải đúc một tượng người bằng vàng ròng cùng sản vật địa phương đem sang cống. Việc đó sang thời Lê trung hưng, nhà Thanh lên thay thế nhà Minh vẫn phải tiếp tục. Mãi đến năm 1718, Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua Khang Hy chấp thuận chấm dứt việc bỏ cống người vàng. Khi Nguyễn Công Hãng sang sứ, ông bảo triều đình ta thôi không đúc người vàng nữa. Đến khi sang Trung Quốc, các quan thiên triều xét đồ cống thấy thiếu liền đem tâu lên vua quan nhà Thanh. Các quan triều Thanh đem chuyện cũ ra hỏi, ông đáp: - Quốc vương nước tôi nối gìn nghiệp cũ, không dám bỏ việc tuế cống còn các việc thu thành, nạp khoán hay bồi thường thì sứ thần này đâu biết đến. Người Thanh lại nhắc lại chuyên Liễu Thăng, ông cười trả lời: - Liễu Thăng là tên bại tướng của nhà Minh. Triều Thanh ta nay bao gồm cả muôn nước mà lại cứ khư khư đi đòi món "của đút" của kẻ thua trận để trả thù cho người xưa, sao đủ để làm gương cho đời sau. (Sau trận Đống Đa năm 1789, nhà Tây Sơn theo lệ thường triều cống và quan hệ với nhà Thanh. Thiên triều Trung Hoa cũng nhắc lại việc người vàng. Nhưng Ngô Thì Nhậm trong quốc thư có cãi lại. lấy cớ là Tây Sơn không giống Mạc mà cũng chẳng giống Lê. Vua Quang Trung xuất thân áo vải mà có được thiên hạ. Nhà Thanh đuối lí lại thôi. Tính ra ta đã cống hơn 500 người vàng cho các triều đại Trung Hoa.)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Công_Hãng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), HanParis (10-12-2014), manh thuong (10-12-2014), Poetry (10-12-2014), Tien (10-12-2014)
  #10  
Cũ 12-12-2014, 14:25
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về Sứ thần Giang Văn Minh

Chuyện cụ ra vế đối rồi bị giết hại thì không thấy chính sử nào ghi lại. Giai thọai này có lẽ chỉ được biết đến khi người ta đọc qua quyển Giang Thị gia phả 江氏家譜.

Quyển này do ông Giang Văn Hiển 江文顯, thuộc đời thứ 10 của họ Giang viết năm 1849.Viện Hán Nôm mô tả tài liệu này như sau:“Gia phả dòng họ danh nhân Giang Văn Minh 江文明 ở Sơn Tây. Đầu sách có bài Tựa cho biết dòng họ này lấy tên là họ Giang đến lúc viết tựa đã 10 đời, Thủy tổ tính từ Đức Biền giữ chức Vệ úy đội Thần vũ triều Lê đến đời Thám hoa Giang Văn Minh là đời thứ 4. Đầu sách có một bài đề từ, tiếp đến là bảng kê phần mộ và ngày giỗ của các bậc tổ của cả hai chi Giáp Ất, từ thủy tổ khảo đến đời thứ 6. Tiếp đến là phần chép câu đối treo ở nhà thờ. Giang tộc từ đường kí: Từ đường làm xong năm Thiệu Trị Ất Tị 紹治乙巳(1845), lấy tên họ Giang làm tên nhà thờ. Họ Giang là một dòng vọng tộc trong vùng đã hơn 10 đời. Thủy tổ là thần vũ vệ úy Đức Biền đặt cơ nghiệp cho con cháu. Thám hoa Văn Trung quận công (Giang Văn Minh), cụ Hiến sát sứ (Giang Văn Tông)…Phả ghi rõ: Vệ úy công là tổ đầu được đặt họ Giang, Thám hoa công là tổ phát tộc, Hiến sát công là tổ chi Tiểu tông. Cuối có bài minh. Giới thiệu hành trạng, cuộc đời của Vinh quận công Giang Văn Minh. Các nghi thức trong gia tộc khi tế tại nhà thờ…”Trang 12 của quyển gia phả này có ghi lại giai thọai trên


Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 12-12-2014, lúc 14:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-12-2014), chienbinh (13-12-2014), Poetry (12-12-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Nhiệm Màu Thật :) HanParis Vui ^_^ Vui 0 02-09-2015 22:25
Tiểu Sử Nhiều Thằng... HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 15-06-2013 18:56
Báo cáo của Ban Chủ nhiệm khóa I tại Đại hội đại biểu Câu lạc bộ Viet Stamp lần thứ II (nhiệm kỳ 2012 - 2017) Poetry Đại hội CLB Viet Stamp lần thứ II (nhiệm kỳ 2012-2017) 0 15-11-2012 12:36
Shop tem Việt Nam và Thế giới: Ngọc Ngân (Ngạn Nhiều cũ) ngan-nhieu1 Shop Tem: Ngọc Ngân (Ngạn Nhiều cũ) 5 28-03-2010 13:09
Shop Phong bì Việt Nam và Thế giới: Ngọc Ngân (Ngạn Nhiều cũ) ngan-nhieu1 Shop Tem: Ngọc Ngân (Ngạn Nhiều cũ) 0 09-12-2009 22:16



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.