|
|
TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 Gồm 2 thời kỳ: Tem Quốc gia Việt Nam / Tem Bảo Đại (1951 - 1954) & Tem Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975). |
![]() |
|
Công Cụ | Hiển Thị Bài |
#1
|
||||
|
||||
![]() Bài viết này được nhìn theo những bì thực gởi trong dòng tem VNCH từ năm 1956 trở về sau cho đến những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau năm 1956 với nhu cầu mở rộng thêm hệ thống Bưu Chính và nhận thêm nhiều công chức phục vụ trong Bưu Điện , giá cước gởi thư đi trong nội địa (20 grams trở xuống) đã được điều chỉnh từ 1 đồng 50 xu lên hai đồng.Trước thời gian này một cái thư gởi nội địa đã tăng từ 1.20 đồng lên 1.50 , các bì thực gởi trong thời gian có giá cước 1.20 rất hiếm cũng như các bì mang giá cước mới 1.50 đồng.Hầu hết những bì thư trong thời kỳ này đều được mang ra ngâm nước để lấy tem , theo bác Trâu bởi vì sự kiện bán tem chết từng gói 20 tem ra nước ngoài rất có giá cho nên không ai giử lại bì thực gởi cả. Một bì thực gởi cước phí 1.50 đồng với tem con rùa mang giá mặt 1.50 gởi đi ngày 31-1-1956. Bắt đầu năm 1957 giá cước tăng lên 2 đồng , nhiều bộ tem mới có nhiều giá tiền hơn đã được phát hành. Bì thư gởi đi năm 1958 với con tem cao nguyên mang giá mặt 2 đồng. Bì thư gởi đi năm 1959 cũng với con tem cao nguyên 2 đồng. Bì thư gởi đi năm 1960 với con tem Cải Cách Điền Địa giá mặt 2 đồng. Bì thư gởi đi năm 1961 với con tem Nhiệm Kỳ 2 Ngô Đình Diệm giá mặt 2 đồng. Bì thư gởi đi năm 1961 với con tem Phát Triển Cộng Đồng giá mặt 2 đồng. Đầu năm 1962 Bưu Điện Sài Gòn cho áp dụng giá biểu mới cho loại bì thư gởi trong nước không quá 20 grams là 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1962 với con tem Cải Cách Điền Địa giá mặt 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1963 với con tem Bản đồ VN và cờ giá mặt 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1964 với con tem Đập Đa Nhim giá mặt 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1965 cũng với con tem bản đồ giá mặt 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1966 với con tem Thanh Niên 4T mang giá mặt 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1967 với 3 con tem Đời Sống Dân Chúng mổi con có giá mặt 1 đồng. Bì thư gởi đi năm 1968 với con tem Đám Cưới giá mặt 3 đồng. Đến năm 1969 vật giá bắt đầu leo thang , lạm phát trầm trọng chính quyền Sài Gòn đột nhiên tăng giá tất cả mọi thứ thuế , giá cước tem bưu chính cũng không nằm ngoài ngoại lệ.Một bì thư lúc trước gởi đi chỉ có 3 đồng bây giờ tăng gấp đôi thành 6 đồng. Bì thư gởi đi năm 1969 với 2 tem Tổng Động Viên mổi tem mang giá mặt 3 đồng. Bì thư gởi đi năm 1970 với tem Chim mang giá mặt 6 đồng. Bì thư gởi đi năm 1971 với tem Bưu Trạm Thuở Xưa mang giá mặt 6 đồng. Bì thư gởi đi năm 1972 với hai tem Cá và Phát Triển Ngư Nghiệp tổng cộng giá tiền cước 6 đồng. Đầu năm 1973 tình hình lạm phát vẩn tiếp tuc leo thang , bưu điện Sài Gòn lại điều chỉnh giá cước lên 10 đồng cho một bì thư gởi trong nước. Bì thư gởi đi tháng 3 năm 1973 với 2 tem Phát Triển Sách mổi tem có giá mặt 5 đồng. Bì thư gởi đi tháng 4 năm 1973 với tem Quảng Trị mang giá mặt 10 đồng. Bì thư gởi đi tháng 10 năm 1973 với tem Lính Thú Đời Xưa mang giá mặt 10 đồng. Chỉ trong vòng một năm (1973) bưu điện Sài Gòn lại phải tăng giá cước thêm 5 đồng nửa vào cuối năm 1973. Bì thư gởi đi tháng 12 năm 1973 với 3 tem mang giá mặt tổng cộng 15 đồng. Bì thư gởi đi tháng 1 năm 1974 với tem Phát Triển Quốc Gia mang giá mặt 15 đồng. Không chịu nổi với giá cả leo thang chóng mặt Bưu Điện Sài Gòn một lần nửa điều chỉnh giá cước lên 25 đồng vào tháng 4 năm 1974. Bì thư gởi đi tháng 4 năm 1974 với tem Interpol mang giá mặt 25 đồng. Những bì thư dưới đây đều trả cước phí 25 đồng cho đến ngày đất nước thống nhất. Một bì thư gởi đi ngày 3-10-1974 chỉ mang có 3 con tem với giá mặt 5 đồng mổi con , kết quả là chúng ta thấy cái chữ T tổ chảng trên bì thư..( thư bị phạt thiếu cước ). Trong những bì thư mang giá cước 25 đồng chúng ta thấy có một cái mang con tem sửa giá mặt , đó là con tem Thương Binh được in sửa giá từ 10 đồng thành 25 đồng.Trong những ngày tháng cuối cùng của chế độ Sài Gòn có một số các tem còn số lượng nhiều và mang giá mặt nhỏ trong kho được mang ra in đè sửa giá thành 25 đồng. Những bì thư FDC dưới đây cho chúng ta biết ngày bưu điện cho sửa giá. |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn congacon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
*VietStamp* (20-09-2008), Đêm Đông (19-09-2008), BoZoo (05-04-2013), hat_de (19-09-2008), jojo11111 (16-05-2009), Nguoitimduong (19-09-2008), Poetry (19-09-2008), Tien (04-04-2013) |
#2
|
||||
|
||||
![]()
Cám ơn Bác Gà đã giới thiệu về cước bưu chính nội địa tại thời điểm này, nếu có thể Duca rất mong Bác Gà giới thiệu tiếp phần cước bưu chính khi gửi bảo đảm trong nước và ra nước ngoài.
__________________
Ôi ta buồn ta đi lang thang ... |
#3
|
||||
|
||||
![]()
Bác Gà ơi, dấu của mấy phong bì bác giới thiệu hay quá, Bác có thể nói rõ hơn tí nữa được ko ạ ? Thiệt tò mò hết sức!
![]()
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê [*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50 [*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới. [*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST] Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM |
#4
|
||||
|
||||
![]() Trích dẫn:
Hi...Hi... bạn Nguoitimduong đã nhìn ra cái chủ ý của bác gà trong bài viết này rồi , ngoài việc nêu lên vấn đề cước phí thư nội địa trong dòng tem VNCH bác gà cũng có chủ ý giới thiệu đến các bạn trẽ những con dấu nhật ấn của các Bưu Cục thuộc các tỉnh ngày xưa . Có những con dấu mang những địa danh lạ hoắc mà các bạn đã thấy và tự hỏi cái thư này gởi đi từ đâu vậy ....? Những địa danh trong các dấu nhật ấn trên chẳng hạn PHÚ BỔN , PHÚ VINH , PHƯỚC LỂ , KONTUM.....v...v.. là tên những tỉnh quận ngày xưa trước 1975 . Phú Bổn bây giờ là tỉnh Bình Phước , Phú Vinh là tên một quận của tỉnh Vỉnh Bình bây giờ hình như thuộc tỉnh Vỉnh Long , Phước Lể là tên củ của tỉnh Bà Rịa , Kon Tum bây giờ thuộc tỉnh Đạc Lắc hay tỉnh nào...? những dử kiện này đôi khi giúp chúng ta rất nhiều trong mảng sưu tập bì thực gởi của VNCH .
|
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn congacon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (20-09-2008), BoZoo (05-04-2013), hat_de (20-09-2008), huuhuetran (20-09-2008), Nguoitimduong (20-09-2008), Poetry (04-04-2013), Tien (04-04-2013) |
#5
|
||||
|
||||
![]() Trích dẫn:
Những thay đổi ấy được ghi nhận lại bằng nhiều hình thức, nhưng riêng với người chơi tem thì việc tái hiện nó lại bằng 1 bộ trưng bày như trên quả là 1 điều tuyệt hảo. Ko chỉ thể hiện những sự biến đổi về địa lý địa danh, bộ trưng bày của bác Gà còn thể hiện dòng chảy lịch sử bưu chính qua biến động của giá cước gửi thư. Đây là 1 kho tư liệu giá trị với những vật phẩm minh họa phong phú và quý hiếm. Là cơ sở quan trọng cho thế hệ trẻ tra cứu. Mong rằng còn được xem những đề tài tương tự với những dòng tem khác. Xin cảm ơn bác !
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình my face ![]() |
#6
|
||||
|
||||
![]()
Trong thời gian còn lại ngắn ngủi các bì thư này đã hoàn thành sứ mệnh của mình
![]() Có thể nói đây là những bì thư thực gửi hiếm
__________________
Họ và tên: Nguyễn Hoài Thanh Địa chỉ: số 9 đường Lê Hồng Phong, khu vực 2, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Điện thoại: 0918319392 Email; hoaithanh65f@gmail.com Facebook: Hoai Thanh Nguyen Tài khoản VietcomBank: 0391000979333 Chủ tài khoản Nguyễn Hoài Thanh |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Ng.H.Thanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
BoZoo (05-04-2013), exploration (08-04-2013), Poetry (04-04-2013), The smaller dragon (04-04-2013), Tien (04-04-2013) |
![]() |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
![]() |
||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Một vật phẩm trong dòng tem Tết Nhật Bản | temhp88 | Con Tem kể chuyện | 0 | 04-06-2016 04:47 |
Những vật phẩm giả trong dòng tem VNCH | nam_hoa1 | TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 | 40 | 06-08-2013 14:31 |
Luận bàn về sưu tập FDC giai đoạn trước 1975 của dòng tem VNCH | tem-truyen-thong | TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 | 54 | 14-10-2012 18:24 |
Họa sĩ vẽ tem trong dòng tem VNCH | congacon | Họa sĩ vẽ Tem | 4 | 02-12-2009 10:36 |
FDC thực gởi trong dòng tem VNCH | congacon | TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 | 5 | 11-11-2009 13:44 |