#1
|
||||
|
||||
Simón Bolívar - Người Giải phóng
Simón Bolívar sinh ngày 24/7/1783 tại Caracas, Venezuela trong một gia đình quý tộc giàu có có nguồn gốc từ xứ Basque, Tây Ban Nha sang định cư từ thế kỷ XVI. Cậu bé Bolívar mồ côi cha mẹ từ nhỏ, thời niên thiếu được theo học một số thầy giáo có tư tưởng tiến bộ như Simón Rodríguez và Andrés Bello. Năm 16 tuổi, ông sang châu Âu học, 3 năm sau đó kết hôn với bà María Teresa và cùng vợ trở về Venezuela. Nhưng chỉ 1 năm sau, vợ ông chết do nhiễm bệnh. Cuối năm 1803, ông trở lại châu Âu để gặp gỡ các học giả, tham gia thảo luận các tư tưởng tiến bộ thời đó và nghiên cứu văn học. Cuối năm 1806, khi phong trào giành độc lập khỏi vương triều Tây Ban Nha sôi sục ở quê nhà, Bolivar trở về nước để tìm cách giành độc lập cho Venezuela. Năm 1808, Bolívar tham gia "quân đội kháng chiến" dưới sự lãnh đạo của Tướng Miranda. Tháng 5/1811, cơ quan lập pháp Venezuela tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, tướng Miranda thất bại và phải đầu hàng người Tây Ban Nha đến năm 1812. Bolivar phải lánh sang Colombia, nơi ông đã viết Tuyên ngôn Cartagena, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của mình. Năm 1813 Bolívar dẫn đầu một đội quân nhỏ bắt đầu chiến dịch giải phóng Venezuela mà sau này được gọi là "Chiến dịch thần diệu". Sau những thắng lợi liên tiếp, quân đội của Bolívar đã tiến vào Caracas ngày 6/8/1813 và tuyên bố thành lập nền Cộng hoà Venezuela thứ II. Ông chính thức được chính quyền và nhân dân tặng danh hiệu "Người Giải phóng". Tuy nhiên, sau thất bại trong trận đánh La Puerta (6/1814), nền cộng hoà sụp đổ và Bolivar cùng những chiến hữu còn lại phải rời sang Nueva Granada (Colombia ngày nay) và năm 1815 lánh sang Jamaica. Tình thế cách mạng lúc này rất khó khăn. Năm 1816, Bolívar dẫn đầu Đội quân viễn chinh đổ bộ vào lục địa Venezuela và đến năm 1819 giành chiến thắng quyết định giải phóng Bogotá, thành lập nước Cộng hòa Colombia (Đại Colombia) gồm các nước cộng hoà Venezuela, Colombia, Ecuador và Panamá ngày nay. Ngày 29/6/1821, đội quân của Bolivar tiến vào Caracas. Năm 1822, Ecuador cũng được giải phóng và hợp nhất vào Cộng hoà Đại Colombia. Năm 1824, quân đội của ông giải phóng hoàn toàn Peru và kết thúc cuộc chiến tranh giành độc lập. Năm 1826, ông bảo trợ thành lập và soạn thảo hiến pháp cho nước Cộng hoà Bolívar tức Bolivia ngày nay. Những năm cuối đời, Bolivar đấu tranh để bảo vệ xu hướng hợp nhất của các quốc gia Nam Mỹ. Ngày 10/9/1827, ông nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Đại Colombia. Tuy nhiên, hội nghị lập pháp tháng 4/1828 đã giải tán mà không đạt được thỏa thuận nào. Năm 1830, sau nỗ lực thiết lập Hội đồng lập pháp không thành công, Bolívar đã suy sụp sức khỏe và từ bỏ chức vụ Tổng thống. Ông mất ngày 17/2/1830 tại Santa Marta (Colombia ngày nay) vì bệnh lao ở tuổi 47 khi còn trăn trở về những ý tưởng chưa thực hiện được. Đến năm 1942, thi hài của ông được chuyển về quê hương Caracas. Ngoài tư tưởng công bằng, tự do và bình đẳng, Bolívar đã để lại cho các dân tộc Mỹ Latinh tư tưởng Liên Mỹ mà đến nay vẫn thường được nhắc tới. Đó là hòa bình trên cơ sở một khối liên kết thống nhất các nước châu Mỹ. Một "Thế giới mới sẽ gồm các quốc gia độc lập gắn chặt với nhau bởi luật pháp chung... Mọi rào cản về xuất xứ, chủng tộc và màu da sẽ biến mất. Trong các thế kỷ tiếp theo, có thể tiến tới một chính phủ hợp nhất toàn thế giới như một liên bang".
__________________
TK: 0041001051216 - NH: Vietcombank Đà Nẵng TK: 0109436646 - NH: Đông Á Chi nhánh Phan Thiết Điện thoại liên lạc: 0946208068 |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HoaHoa vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
chimcuckoo (07-02-2013), Dat_stamp (01-06-2012), Poetry (31-05-2012), stamp-history (31-05-2012), Tien (31-05-2012) |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Những ca khúc bất tử ngày giải phóng | HanParis | Cùng đọc và suy gẫm | 4 | 07-04-2015 20:26 |
Hội tem HN chuẩn bị Triển lãm tem mừng ngày Giải phóng Thủ Đô 10/10/2014 | choitemchuoi | Hội Tem Hà Nội | 0 | 30-07-2014 12:30 |
Abraham Lincoln-Người giải phóng vĩ đại | thang | Nhân vật Thế giới | 2 | 18-08-2011 09:04 |
Dã ngoại nhân dịp kỷ niệm 54 năm giải phóng Hải Phòng | Russ | Hội Quán Chị Em VS | 111 | 26-05-2009 17:25 |
Anh hùng giải phóng dân tộc trên tiền giấy | trithuc_nguyen | Tri Thức | 6 | 17-02-2008 18:51 |