#1
|
||||
|
||||
Năm Mùi Kể Chuyện Dê
Trong thập can : Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Năm vừa qua là năm Nhâm Ngọ. Vậy năm nay là năm Qúi Mùi. Tuổi mùi là tuổi con Dê. Chữ Hán gọi Dê là Dương. Ngoài loại dê nhà tức loại gia súc, ở miền rừng núi còn có một giống dê rừng mang tên là Sương Dương, sắc lông mầu vàng sậm, còn dê nhà thì lông trắng, đen, hoặc trắng có đốm đen. Tiếng kêu của dê là ''be be''. Dê đực có sừng rỗng. Dê cái có vú và cho sữa. Một loại sữa đặc biệt ngon và bổ hơn hết. Người ta còn dùng sữa dê để làm phó mát (fromage de chèvre). Da dê thuộc (tanner) để làm giầy dép, bóp xách tay... Xưa kia ở vùng biên giới Mông Cổ và Ấn Độ rất nổi tiếng về loại hàng vải tên cát-sơ-mia (cachemire). Loại hàng này rất qúy và đắt bởi phải dùng tay để chải lông dê, nên hàng rất mịn màng. Thịt dê cũng là thức ăn ngon và bổ qua các món ăn nổi tiếng như Càry Dê Ấn Độ, Lẫu Dê, rượu Huyết Dê và rượu Dê Hàm Nàm (Theo tự điển của Thanh Nghị gọi là Hàng Nàm). Trước đây, ở VN khi hạ thịt một con dê, người ta cột nó lại và đánh đập cho nó chảy mồ hôi, nghĩ rằng làm như vậy, thịt dê sẽ không còn mùi. Điều này nếu ở tại một nước văn minh như Pháp chẳng hạn, mà hành hạ thú vật kiểu đó, sẽ bị truy tố. Xin mách qúi vị và các bạn một phương thức thật giản dị, trước khi nấu nướng, chỉ cần chà xát và ướp thật nhiều gừng (gingembre) thì thịt sẽ không còn mùi gì cả. Trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, người dân VN vẫn giữ được nét đặc thù cố hữu, luôn có óc trào lộng, nhất là khi nhắc đến danh từ dê. Tại sao như thế ? Ra mắt chư độc giả trong Báo Xuân năm nay, chúng tôi tuần tự ghi lại những điều hiểu biết cùng một ít kinh nghiệm nhằm giải tỏa một vài thắc mắc của một thiểu số độc giả, nhất là đối với các bạn trẻ gốc VN, nhưng sinh ra và trưởng thành tại hải ngoại, có một khái niệm sơ đẳng về phong tục tập quán của quê hương VN. Trước hết là qua truyền khẩu dân ta thường tin vào câu ''Nam Nhâm Nữ Qúy''. Bởi thế cho nên nếu em bé gái nào chào đời trong năm Qúy Mùi này thì đa số đều có hậu vận vô cùng tốt đẹp. Sau đây xin ghi lại một vài hiểu biết về danh từ Dê : - Thời Pháp thuộc, dân VN được học thêm chương trình Pháp, học sinh ngồi cạnh bên nhau, khi thuận thảo thường trao đổi cho nhau xem bài vở, nhưng khi bất hòa thì tả oán, là chộ, cho nhau rằng ''thả cọp bắt dê'' ý nói cọp dê (copier). - Trò chơi bịt mắt bắt dê (Colin-maillard) chắc chắn học sinh nào cũng thông suốt. - Nhằm mỉa mai bọn gian thương bất chính, ta có câu : Treo đầu dê bán thịt chó. Chớ quen bán chó mua dê. Vui cùng hạc nội, ham chi gà lồng. - Ca dao cũng góp phần vào việc giáo dục người đời qua câu : Thế gian, ba sự khôn chưa Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ. Danh từ Dê còn là một ẩn ngữ có tính cách châm biếm. Thường người dân thành thị tự cho mình là văn minh nên tỏ ý chê bai khinh rẻ người dân nông thôn. Họ ngạo nghễ bảo : ''Nhà quê, thấy dê hô thuốc tễ'', hoặc như câu nói : Ông kia coi dáng nhu mì Cứt dê bỏ bị, mà đi suốt làng. Nhiều danh từ không đẹp để gán cho những anh chàng sàm sỡ, đại loại như : - Dê già : già không nên nết, già mà còn ham dâm dục Ông già ông đội nón cồi Ông dê con gái, ông Trời đánh ông. - Dê cụ : Nổi tiếng nhất trong sách sử có Ông Trượng Dê Tiên Bửu chèo đò và điển hình nhất là Ông Chiêu Hổ. Một khi đã dê thì nhất định phải thành công : Ông ghè không được, ông ghè mãi, ghè mãi rồi ra cũng phải rè. - Dê đạo lộ : Loại dê này rất bướng, rất táo bạo, nơi nào cũng thả con dê ra được cả : Hồ Xuân Hương dã châm biếm : Ông Đồ tỉnh, ông Đồ say Sao ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày. Lại có những chàng trai thiếu nhã nhặn, không đứng đắn khi trêu chọc phụ nữ, tán gái một cách khiếm nhã và sỗ sàng : Hỡi cô mặc áo yếm hồng hoặc : Đi trong đám hội, có chồng hay chưa ? Cô kia, má đỏ hồng hồng Cô chưa lấy chồng còn chờ đợi ai ? Ngó lên mây trắng, mây xanh Ưng ai cũng vậy, ưng anh cho rồi! Đã gọi rằng dê đạo lộ thì không trừ một nơi nào, tại phố phường, trên đồng, dưới ruộng, cũng có mòi dê cả : Chiều chiều ra chợ Đông Ba Ngó về hàng bột, trông ra hàng đường Nhìn mai, ngắm liễu, xem hường Cô nào đẹp nhất xin nhường cho tôi. Trông thấy một phụ nữ đang lao động, tay lấm chân bùn cũng buông lời hoa nguyệt : Cô kia cắt cỏ một mình Cho anh cắt với, chung tình làm đôi Cô còn cắt nữa hay thôi Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng. - Dê xồm : Những ông già có bộ râu cạnh hàm dưới, giống hệt như dâu dê, mà tính tình thì cũng ba trợn với phụ nữ, nên bị phỉ báng : Dê xồm ăn trái khổ qua Ăn nhằm đậu đũa, chết cha dê xồm ! Các lão già dịch này, nếu nói về dê thì không kém Bùi Kiệm trong Lục VânTiên mà Đồ Chiểu đã tả : Con người Bùi Kiệm máu dê Ngồi trơ bộ mặt, như dề thịt trâu. Bên cạnh những sự việc trêu chọc gái có tính cách qua đường, cũng có nhiều người thật dạ chung tình, khi đã yêu thì nhất định tiến tới hôn nhân, cưới xin hẳn hoi, cho rỡ ràng hai họ : Cưới em tám vạn trâu bò Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm. Trường đời, không có gì là tuyệt đối cả. Nếu về phía nam mà có những chàng dê, thì chắc chắn phái nữ cũng không kém. Đôi khi còn hơn nữa là khác? Căn cứ vào câu ''Nam thất nữ cửu'', đàn ông chỉ có bảy thôi, còn đàn bà tới chín lận. Đại để như có một thiểu số bà, mặc dù cao niên, nhưng lại là ở tuổi hồi xuân (retour d'âge). Tuổi già mà tình không già, xuân tình còn rung động : Bà già đã bảy mươi tư Ngồi bên cửa sổ, biên thư kén chồng. Riêng đối với phụ nữ, khi lửa tình đã bừng cháy, thì họ rất đường đột, tự nhiên không mắc cỡ, nghĩ sao nói vậy : Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thỏ Ong non ngứa nọc, châm hoa sữa Dê cỏn buông sừng, húc giậu thưa. Hơn thế nữa, nhiều bà đã có gia đình, có chồng mà còn thích chơi ngang : Sớm mơi xách rổ ra phía chợ đông Xem một quẻ bói, lộn chồng được không ? Một vài cô gái, chịu không nổi cảnh chăn đơn gối chiếc, đường đột thố lộ can trường : Của chua ai thấy cũng thèm Em cho chị mượn chồng em vài ngày. - Dê ngầm : Có những người ''tình trong như đã, mặt ngoài còn e'', không dám thố lộ trước người mình thầm yêu trộm nhớ, xa vắng thì mong gặp gỡ, nhưng khi đối diện thì chẳng thốt được lên lời : Xa xăm nơi ấy anh mong đợi Gặp gỡ nhau rồi, biết nói chi ? Những sự mơ ước, những chuyện yêu thương vẩn vơ này, đã được các cố thi sỹ Lưu Trọng Lư ta thán như sau : Ai bảo em là giai nhân Cho lòng anh đau khổ Ai bảo em ngồi bên song cửa Cho vương víu nợ thi nhân. Đau khổ vì yêu mà không thốt lên lời trước người đẹp như cố văn sỹ Khái Hưng đã phiên dịch bài thơ Pháp ''Sonnet d'Arvers'' tựa đề ''Tình tuyệt vọng '': Dẫu ta đi trọn đường trần Tình riêng há dễ một lần hé môi. Nhắc đến chuyện tình thầm kín, các bạn hẳn còn nhớ bài thơ ''Hai sắc hoa ti-gôn'' của TTKH, có đoạn tả : Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Đến đây người viết xin được giới thiệu cùng bạn đọc một câu : Người mà vô lễ khác nào muông dê. Và câu hát ru em ở thôn quê Việt Nam : Em tôi buồn ngủ, buồn nghê, con tằm độ mắt, con dê độ mù.Ái ân nhạt nghẽo của chồng tôi Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim một bóng người. - Dê xa : Xe dê. Ngày xưa ở Trung Hoa vào thời nhà Tần, vua Vũ Đế cò rất nhiều cung phi mỹ nữ, nên không biết chọn ai để chăn gối. Vua có một chiếc xe nhỏ khảm ngọc do dê kéo. Đêm đến, khi vua say túy túy rồi, thì ngả mình trên xe dê, nếu dê kéo đến cung nào, thì đêm ấy vua sẽ ân ái cùng nàng cung phi đó. Qua đọc ''Cung Oán Ngâm Khúc'' của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, có nhiều cung phi, vì chịu không nổi cảnh phòng không gối chiếc, nên bày cách rắc lá dâu trước sân nhà để dụ dê đến. Nhưng theo tác giả việc gần gũi với vua là do thiên định chứ không phải là sự ngẫu nhiên nên có câu : Phải duyên hương lửa cùng nhau Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào. - Dê tế thần : Theo tục lệ Do Thái (Israel) cứ đến ngày lễ ''Chuộc tội'', thì họ bắt một con dê đực để thày cúng tế, đọc kinh và làm phép trút hết tội lỗi của loài người cho dê gánh chịu, rồi sau đó mới thả nó ra đồng, vì thế nên ta có danh từ ''Con vật tế thần" hay "Con dê tế thần" (bouc émissaire). Chuyện dê rất phong phú và đa dạng, trong khuôn khổ hạn hẹp của tờ báo, khó mà lược thuật một cách đầy đủ. Chẳng hạn như chuyện Tô Vũ chăn dê và Lý Bá Hề với 5 bộ da dê, thì sách vở đã đề cập đến nhiều. Dịp này, xin được giới thiệu cùng bạn trẻ, nên tìm đọc chuyện "Con dê cái của ông Seguin" tác giả của nhà văn Pháp Alphonse Daudet. Tác phẩm mang tên "La chèvre de M. Seguin" có tính cách luân lý và giáo dục. Hy vọng khi đọc xong các bạn sẽ được hài lòng. Giờ xin được phép trình bày hai vấn đề mà nhiều bạn chưa thông suốt, nên thường hay thắc mắc. 1. Tại sao gọi Dê là thầy là sư phụ ? Thành thật mà nói, chuyện gọi Dê đực là Thầy hay là Sư phụ chỉ có tính cách nửa đùa, nửa thật, vừa bái phục mà cũng vừa ngạo nghễ, bởi nguyên do sau đây : Sáng sớm, khi người chủ nông trại vừa mở cửa cổng, thì chú dê đực xông ra trước án ngữ lối đi. Cô dê cái nào muốn bước qua, phải biết điều, phải đóng thuế rồi mới được ra đồng ăn cỏ, nghĩa là phải chịu đóng thuế để con dê đực thỏa mãn tình dục, tuần tự như vậy cho đến con dê cái cuối cùng. Đến khi chiều về, thì ''đại dương'' vẫn tái diễn cái trò ban sáng. Nghĩa là cô dê cái nào muốn được vào chuồng cũng phải để ''dê đực trả bài''. Ngần ấy hành động, chứng tỏ dê đực có sức khỏe phi thường. Chúng ta đã được nghe chế độ đa thê ở Phi Châu, một người có đến 5, hoặc 7 vợ, lai rai đó đây cũng có vài ông lén lút lập phòng nhì, nhưng nếu so về sinh lý, chả ăn nhằm gì với dê cả. Cũng vì vậy, mà dân ta thường hay tếu pha trò, gọi Dê là Thầy là Sư phụ ! Nhà có tiệc mà đãi thịt dê, thì chủ nhà thường tươi cười, bảo thực khách, hôm nay mình ăn thịt Thầy, ăn thịt Sư phụ. Bởi thế cho nên, nhiều người tìm mua ''dái dê'' để mong ăn vào sẽ bổ thận. Nhưng món này rất qúi và hiếm, khó tìm mua trên thị trường vì nó ''ép phê'' hơn cả ''ngẩu pín'' và dương vật của con hải cẩu. Chuyện đời không ai song toàn cả. Dê chỉ chứng tỏ sức khỏe qua một phương diện thôi, nhưng về các mặt khác như lao động thì rất bê bối, nên thế gian có câu chê trách ''Buồn ngủ, buồn nghê, bắt bò làm ruộng, mua dê về cày. Đồn rằng dê đực khỏe thay, bắt ách lên cày, nó lại phá ngang'' ! 2. Nguyên nhân nào số 35 lại liên quan đến con Dê ? Vào năm 1945, miền nam VN nổi lên phong trào chống Pháp, để giành độc lập và chủ quyền cho xứ sở. Tham gia trong hàng ngũ kháng chiến có lực lượng Bình Xuyên. Nhưng cho đến năm 1946, thì Pháp đã chiêu dụ được Bình Xuyên về hợp tác và gắn cho ông Lê Văn Tỵ quân hàm Thiếu Tướng. Tổng hành dinh của ông Bảy Viễn được đặt bên kia cầu chữ Y. Kinh phí nuôi quân rất tốn kém. Do đó, lực lượng này đã được sự đồng thuận của chính phủ Bảo Đại, cho phép trưng dụng khu Dân Sinh cầu Ông Lãnh Sàigòn, để mở ra một tổ chức kinh tài với danh nghĩa giải trí trường Kim Chung (La cloche d'or), tựu trung chỉ là một tổ chức cờ bạc gồm đủ các môn, như tài xỉu, ru-lết, ngầu hầm, xập xám, thính cẩu và sóc đĩa... Lợi tức thu vào quá lớn, do đó Bình Xuyên lại tổ chức thêm một xóm Bình Khang ở miệt Vườn Lài, Ngã Bảy, cộng thêm một khu cờ bạc tương tợ khu Kim Chung. Địa điểm này nằm giữa địa phận Sàigòn và Chợ Lớn bên đường Trần Hưng Đạo chỉ cách tửu lầu Đồng Khánh vài trăm mét. Cơ sở mang bảng hiệu Đại Thế Giới (Grand Monde). Nhờ có các cố vấn, và các mưu sỹ người Hoa bày vẽ, họ còn bày thêm một trò chơi xổ số đề 40 con, người Pháp gọi là ''Jeu de 40 bêtes'', tính từ số 1 là con cá, đến số 40 là Ông Địa. Thể thức đặt 1 đồng, khi trúng thì được 37 đồng. Vẫn theo 40 số đề này, thì về cá có đến một cặp cá, cá trắng và cá đen (số 1 và 30), mèo thì có mèo nhà và mèo rừng (số 14 và 18), rồng thì có rồng nằm và rồng bay (số 10 và và 26). Thứ tự đến phiên con dê, người ta chỉ cần nói úp mở ''be he'' hay 35 là người ta đủ hiểu và người bị châm biếm dù cho có am tường mình bị chế nhạo nhưng cũng đành chịu. Báo chí Việt ngữ thời ấy, vì muốn câu độc giả, nên cũng có mục bàn đề. Năm thì mười họa thì cũng trúng phong phóc, nhưng thường thì trật lất, báo hại người tin nghe, bị thua cháy túi, để rồi ngậm ngùi hát lên những lời ca não nùng ai oán, nhại theo bài ''Nương chiều'' rằng : Đề ơi, lúc chiều về đề xổ con nai. Nhưng mà mình đặt con Dê hỡi đề ! May thay, các khu giải trí có hại cho dân lành kém lành mạnh này đã được chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bất giờ ra lệnh đóng cửa, khai tử vĩnh viễn thời vàng son của Bảy Viễn. Tuy nhiên huyền sử con Dê là 5 hay ngược lại là con Dê, vẫn còn tồn tại đến bây giờ và rất có thể đến muôn đời sau ... Trong những giây phút vừa qua, khi đọc xong bài này, hẳn vấn đề sao có người hay ''tếu'' gọi con Dê là con Thày, và lại tôn xưng là Sư phụ ? Cũng như lý do nào con Dê là 35 và ngược lại số 35 là con Dê. Chắc chắn thắc mắc của qúy bạn đã được giải tỏa thỏa đáng. Giờ đây chào đón Xuân sang, mừng ngày Tết đến. Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015, chúng ta cũng cũng nâng ly rượu mừng, nâng tách trà thơm, thành tâm cầu nguyện ơn cứu độ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria xin ban phép lành để nhân loại thoát khỏi họa chiến tranh, những thiên tai và những tai nạn khủng khiếp. Cầu mong sao cho tất cả đều được sống trong hòa bình, tự do, hạnh phúc, để được hưởng những mùa Xuân đầy ý nghĩa thiêng liêng, trong một thế giới không hận thù, bắn giết lẫn nhau, mà chỉ có tình thương và người ''ái nhân như ái kỷ'' thương người khác như thương chính bản thân mình. Kinh xin ơn trên nhận lời của chúng con. Tạ ơn Chúa. Sưu tầm của Hoàng Anh Tài Nguồn : Giáo Xứ Paris
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dat_stamp (22-01-2015), huuhuetran (28-01-2015), manh thuong (22-01-2015), NHL-2014 (22-01-2015), Poetry (21-01-2015) |
#2
|
||||
|
||||
Hàn : Giáo Xứ Paris không ST Tem bì nhỉ? C'est pas vrai! Nếu không thì bài viết không thể không bàn về FDC Tem Dê Paris sẽ được phát hành vào này 30/01/2015 đó. Amen
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dat_stamp (22-01-2015), huuhuetran (28-01-2015), manh thuong (22-01-2015), NHL-2014 (22-01-2015), Poetry (21-01-2015) |
#3
|
||||
|
||||
TẾT NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ Trong 12 con giáp, con giáp nào cũng có cái hay, cái dở. Riêng con Dê đực được kể là một con vật có nhiều tai tiếng nhất, vì dân gian hay gán ghép dê, trực tiếp liên hệ với phe đực nhựa chúng ta. Một số qúi ông đã tự tôn dê là sư phụ, cho nên năm nay, là năm Qúi Mùi, họ dành để tôn vinh “bậc thầy” của mình. Vị nào có bộ râu, mọc quặp từ cằm vào phía cổ, hay mọc lưa thưa, lái xe chạy từ cọng râu này, đến cọng râu kia, cạn hết bình xăng mà chưa tới, thì cũng được gọi là râu dê. Dê mang số 35 Trước thập niên 60, tại thành phố Sàigòn-Chợ Lớn có sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới do một nhóm kinh tài người Hoa làm chủ, thu hút rất đông dân cờ bạc Việt Nam, cả các nước Đông Nam Á và Thế Giới đến chơi trò đen đỏ. Trong sòng bạc này có nhiều bàn đánh số đề, có khoảng 35 tới 40 con số. Từ số 1 đến số 40... mỗi con số được tượng trưng bằng một con vật. Ví dụ: số 1 là con cá trắng... số 3 là con ngỗng... số 6 con cọp... số 30 con cá đen... số 32 con rắn...và con số 35 là con dê... Hễ xổ ra con vật nào, thì người đánh con số đó sẽ được trúng giải. Từ đó trong dân gian, người ta luôn ghép dê với con số 35. Bà con hay đùa giỡn với nhau, ông nào nhiễm máu “sư phụ” thì chụp ngay cho cái mũ 35. Cho nên khi tôi đã trưởng thành ở vào cái tuổi 35. Ai hỏi đến tuổi của tôi, tôi đều trả lời là 34 hoặc 36, chứ tôi không dám nhận là 35 tuổi, tôi kỵ con số này, vì sợ bà con hiểu lầm, kết cho cái tội là 35 con dê. Đường đường, chính chính tôi cũng là một tu mi nam tử, trời cho có bộ râu không đến nỗi tệ lắm, nên đôi lúc cũng bị xếp vào loại dê. Thực sự mãi đến năm 35 tuổi, tôi mới tìm được ý trung nhân. Nhưng cho đến bây giờ tôi cũng không rõ, tôi thuộc loại dê nào. Dê xù hay dê xồm nữa. Có nhiều đấng nam nhi khi ra ngoài đường mà thấy người đẹp, rồi cứ nhìn trân trân, focus cặp mắt từ ngực xuống tới mông, hay chàng nào có cái tật thích tán tỉnh, gạ gẫm phái đẹp, thậm chí có âm mưu xào khô, xào ướt, có ý đồ đen tối, tay chân hay táy máy muốn đụng chạm vào người đẹp, thì sẽ bị gán ngay cho cái tên là dê xồm hay là ông 35. Có một hôm chở vợ đi shopping, vợ tôi xuống trước đợi, còn tôi lái xe vào Car park, sau khi xe của tôi đã yên ổn, tôi hân hoan rời xe mau bước để sánh vai cùng nàng “go shopping”. Tôi không quên tranh thủ hít một điếu thuốc, kẻo vào shop rồi thì khổ vì nghiền. Trên đường rời Car park tôi vô tình bắt gặp một người đẹp từ phía W.C. đi ra. Hỏi bạn chứ ? Gặp người đẹp, ai mà không nhìn. Bông hoa đẹp ai mà không ngắm và thưởng thức có phải không? Tôi cũng không ngoại lệ đó, đăm đăm nhìn nàng, nhìn từ trên xuống dưới….. Vô tình tôi nhìn thấy một toà thiên nhiên... Tôi đoán không lầm, có lẽ quá vội vàng nên sau khi thi hành xong bổn phận công dân, nàng quên kéo “zip”… Sao bây giờ đây? Chả lẽ để gió cứ tự nhiên ra vào cửa sổ hay cứ để nàng trình diễn free cái quần xì trắng khắp nơi.. Để như vậy không được, nên tôi phải giúp nàng. Tôi phải giúp nàng cài then lại, Kẻo gió ra vô “cửa cuộc đời” Ai lỡ làm ngơ “cơn sóng gió” Anh hùng quyết chí cứu mỹ nhân. Tôi tiến nhanh tới chận đường nàng, nhưng tới lúc đó tôi không biết phải nói sao, phải làm thế nào. Người đẹp bị chận đường nhìn tôi “một tên râu mép xồm xoàm, miệng ngậm điếu thuốc cứ soi mói nhìn phần dưới.. Tôi đứng chết trâng, như trời trồng, tôi không thể nói “quần cô chưa kéo zip”. Lại không thể kéo zip dùm nàng. Người đẹp thấy tôi không nói năng gì, bèn lớn tiếng: “Anh muốn gì? Dê hả?” Tôi như thức tỉnh, phản ứng tự nhiên thay cho tiếng trả lời, dùng tay thay cho lời nói, tôi hướng ngón tay trỏ về phía dưới của cô ta, tôi “nhắp nhắp” chỉ cái “cửa chưa cài then” của nàng….. Nàng đỏ bừng mặt, giơ thẳng tay tát tôi một cái nhá lửa “đồ dê 35”. Rồi một mạch bỏ đi.. Tôi sửng sốt nhìn theo nàng, tay xoa má cho đỡ tức, miệng lẩm bẩm “làm ơn mắc oán”. Tôi đang xoa cái má bên phải, bỗng một cái tát nẩy lửa thứ hai, với cường độ mạnh gấp ba lần giáng vào má phía trái, điếu thuốc trên miệng tôi theo áp lực gió văng đâu mất. Tôi mở lớn hai con mắt hết cỡ nhìn về phía phát xuất ra cái tát.. “Mèng đét ơi! Con vợ tui”. Nó dớt cho tôi một bạt tai xong, vợ tôi cũng bỏ đi một mạch.. Tôi nhìn thấy nàng đi như chạy trốn, bước chân nàng nghe rầm rập như xe tăng… Người qua, kẻ lại đứng nhìn tôi, mọi người ngắm nghía tôi như nhìn một tên Dê chúa.. Tôi nhanh chân rời bỏ hiện trường, hai tay vẫn xoa, xoa đều trên má....mà lòng thì hối hận mãi... Có ai, ai biết oan này hỡi ai ! Hấp dẫn không Ace? Tí tiếp! Nguồn : http://tieulun.hopto.org
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
huuhuetran (28-01-2015), NHL-2014 (25-01-2015) |
#4
|
||||
|
||||
Nói đến dê, tôi xin kể ra đây một vài khía cạnh tiêu biểu của dê là con vật được nhắc nhở đến như :
Dê trong văn chương : Dê còn được gọi là Mùi hay Dương, nhiều thi sĩ đã dùng dê để họa lên những bài thơ châm biếm, như thơ của Hồ Xuân Hương : Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa Tô Vũ bị đầy đi chăn dê, nên đã sáng tác các vần thơ về giống dê như sau : Giống nai sao lại tiếng bê! hê! Đứng lại mà coi vốn thiệt dê Đực, Cái cũng râu không hổ thẹn Vợ chồng một mặt hết khen chê Dê được đặt cho tên người : Dân Việt Nam ta có cái tập tục, hễ ai sinh vào năm con dê, thì cha mẹ thường đặt cho cái tên là Dương hay Mùi cho dễ dàng nhớ năm sinh, nhưng cũng có nhiều người mang tên họ Dương như: Dương Khuê là bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến, lúc Dương Khuê từ trần Nguyễn Khuyến đã làm thơ khóc bạn : Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau Mới đây Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đã khám phá ra một nữ khoa học gia nổi tiếng phát minh ra chất nổ và ngòi nổi tầm nhiệt, tìm phá các hang động chống lại bọn khủng bố Osama Bin Laden, chị là người Mỹ gốc Việt, tên Dương Nguyệt Ánh. Nghe đâu chị cũng là con cháu của dòng tộc khoa bảng Dương Khuê. Đàn bà mà cầm tinh con dê, thì được cha mẹ đặt cho cái tên“Mùi” như: Nguyễn Thị Mùi, Lý Thị Kim Mùi, Huỳnh Thị Mùi, Lê Thiếu Mùi ..v.v.. chứ đàn bà không ai đơn thuần chỉ đặt tên một chữ Dương cả, nhưng cha mẹ sẽ dùng tên kép đặt cho như: Thùy Dương, Trùng Dương, Hải Dương ..v..vv.. để cái tên có vẻ thùy mị, thơ mộng hơn. Nhưng sẽ không có ý nghĩa sinh vào năm con dê nữa. Ông bạn tôi tên Dũng họ Dương, làm nghề gõ đầu trẻ. Vì thế chúng tôi mới đặt cho hắn một bài văn toàn chữ “D” để chọc tức hắn ta : “Dáo dâm Dương - Dăn- Dũng dê dữ dội, dê dài dài, dê dễ dì dấu diếm. Dáo Dũng dẫn dợ dân dệ dào dường, dáo Dũng dúi dợ dân dệ dô dường, dí dí, dập dập, dựt dựt. Dân dệ dề, dòm dáo Dũng, dòm dợ. Dân dệ dùng dao dợt dáo Dũng, dọng dáo Dũng, dân dệ dớt dế dáo Dũng. Dáo Dũng dất dưởng, dội dã dông.. dọt.” Nhân chuyến du lịch đến Sydney, đi dạo chơi ngoài phố, tôi thấy một phòng mạch, của vị bác sĩ có tên Dương chuyên về vật lý trị liệu rất nổi tiếng. Hễ ai bị đau lưng, nhức mỏi, bi té, trẹo chân trật gân, người ta đều nghĩ tới ngay ông: “bác sĩ Dương Vật - lý trị liệu” này. Bất cứ ở nơi đâu, sống trong một tập thể, nếu anh em nào có tên họ là Dương thì không bị đặt cho cái hỗn danh (nick name). Còn những bạn có tên gọi là Dương ở cùng chung một đơn vị, hay một đoàn thể, thì ôi thôi! mọc ra nhiều hỗn danh vô kể như : Dương gấu! Tướng đi gù gù như con gấu. Dương hề! Có kiểu cười hề hề. Dương heo! Có cặp tai to giống Trư Bát Giới Dương hí! Cặp mắt híp híp. Dương múm! Có thằng nhỏ chưa mở mắt Mùi mái hiên! Có răng hô Mùi nhốp! Bị cận thị Mùi ghẻ! Bị dị ứng da, đờn, gãi liên tục ..vv..và vv... Dê là con vật dùng để tế thần : Theo thánh kinh cựu ước. Thiên Chúa muốn thử lòng trung thành của ông Áp Bra Ham, nên sai ông giết con trai là Isaac qúi tử của ông, làm của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa. Để tỏ lòng vâng phục, ông dẫn con lên núi, trói Isaac lại, rồi đặt trên bàn thờ, lúc ông đang giơ dao lên sát tế Isaac, thì trên trời cao có tiếng phán xuống: “Hãy ngưng tay giết con”. Vì Thiên Chúa đã cảm nhận được tấm lòng thành của ông, nên sai sứ thần hướng dẫn ông đến một địa điểm cách xa bàn thờ tế lễ, nơi đó có một chú dê đang mắc sừng trong bụi rậm, ông bắt đem đi giết, để làm của lễ dâng lên Thiên Chúa thay Isaac. Do đó dân gian mới có câu: “Dê tế thần”. Băng đảng, đàn anh gây tội ác, đàn em bị thộp cổ, chịu tội thế cho đàn anh, cũng gọi là “Dê tế thân”. Khi anh thấy khó lòng trót lọt Bèn bỏ em vào bót cho ...êm Nếu cần, thịt ấy cũng mềm Dê kia cũng đủ một đêm tế thần Dê trong hoàng cung : Truyện kể lại trong dân gian, ngày xưa các vua Chúa khi di chuyển trong cung điện hay dùng xe cho dê kéo đi vòng vòng, để thăm các cung tần mỹ nữ. Dê là con vật thích ăn xua đũa. Vì trong cung điện có cả ngàn cung tần mỹ nữ, vua không biết phải chọn ai để du hí qua đêm, nên mỗi tối nhà vua lên xe dê để cùng quan thái giám đi thăm các cung nữ, hễ xe dê dừng chân lại phòng nào, thì đêm đó vua sẽ giao hoan với cung nữ nơi phòng đó. Vì thế các cung nữ đua nhau đi kiếm xua đũa để nhử dê, hy vọng dê sẽ dừng lại ăn xua đũa nơi phòng mình, có nghĩa là đêm đó mình sẽ được vua chiếu cố hoan lạc. Tôi không biết, sư thực dê có thích xua đũa hay không? Chứ ở Úc Châu này, các nông gia thường nuôi dê bằng bo bo (oats) và rơm, cỏ như chăn trừu.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
huuhuetran (28-01-2015), NHL-2014 (25-01-2015) |
#5
|
||||
|
||||
Dê trong nông trại :
Theo truyền thuyết của các nông gia, chuyên về ngành chăn nuôi dê kể rằng: Cứ mỗi buổi sáng, khi mở cửa chuồng thả dê ra, thì chú dê đực sẽ nhanh chân chạy ra trước, đứng chặn ở cửa chuồng, bất cứ chị dê cái nào, muốn được ra khỏi chuồng, các chị đều phải nộp phạt cho chú dê đực một phát giao duyên. Nếu quả thật như vậy, chắc chắn kiếp sau tôi sẽ xin đầu thai làm kiếp dê đực để được đứng canh trước cửa chuồng. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm thân dê đực, đứng chơi cửa chuồng Các nông gia nuôi dê, lấy lông làm quần áo, lấy sữa làm thực phẩm, sữa dê cũng có nhiều chất dinh dưỡng như sữa bò, nhưng người ta thường dùng sữa dê để chế biến ra cheese (phô mai). Cà phê được khám phá ra từ bày dê : Vào thế kỷ thứ 9 ở làng Cafa bên Ả Rập có một người chăn dê. Tự nhiên anh ta nhìn thấy bày dê của mình như ăn phải vật lạ gì có vẻ kích thích, làm toàn thân chúng xôn xao bật rật khó chịu. Trong khi đó vài con dê khác cũng bị tình trạng như vậy, mà vẫn còn tiếp tục đứng ăn những trái trên cây gần đó, anh ta bứt ít trái đem về nấu canh ăn thử, nhưng vị rất đắng. Trong lúc đang nấu canh, chẳng may anh ta đánh rớt vài qủa xuống đống lửa than hồng, thì tự nhiên anh thấy mùi thơm bốc lên, anh ta đặt tên là hạt Cafa hay còn gọi là cà phê. Mãi đến thế kỷ 17 thì Cafa được tràn sang Âu Châu, nhưng người ta sợ nó là trái độc, nên các nước bên Âu Châu cấm không cho xử dụng. Một hôm vua Thụy Điển thời bấy giờ muốn thử nghiệm Cafa xem hậu qủa như thế nào. Ông sai người nấu Cafa cho ba tử tội chuẩn bị hành hình uống thử, nhưng họ đã không chết mà còn tỉnh táo là khác. Rồi cũng thời đó một vị Giáo Hoàng bên Rôma dự định ra lệnh cấm, không cho uống Cafa, sợ nó là trái cây độc, nhưng người ta đã biến chế và pha cho Vị Giáo Hoàng này một tách Cafa, ông uống vào thấy thơm ngon lại tỉnh táo và minh mẫn nữa, nên ông rút lại lệnh cấm và tuyên bố cho xử dụng Cafa. Càfê bắt đầu phát triển bên Âu Châu từ thời đó. Thịt dê là một món nhậu, hấp dẫn lâm ly bi đát. Trong thời gian phục vụ ở Nha Trang. Vào các dịp Noel hay tất niên, một vị cấp trưởng đã ngầm ra khẩu lệnh cho anh em chúng tôi, khi đi bay test phi cơ,ông cho chúng tôi đi săn, phải kiếm được một hoặc hai chú dê về mần thịt, để cuối năm đánh chén liên hoan. Chúng tôi thường bay lên phía núi, lượn qua, lượn lại trên các trườn núi hay khúc đèo, nơi nào chung quanh rậm rạp cây rừng, mà có một khoảng trống xanh giống bãi cỏ, chúng tôi bay đến đó tìm, dễ dàng thấy những chàng sơn dương đang enjoy trên đám cỏ xanh, các tay xạ thủ chúng tôi nhắm súng xuống bày dê, lựa một tên, rồi rê một tràng đạn đại liên M60 vào cẳng hay đầu là có một chú dê gục liền. Chúng tôi thuộc loại bắn dở, nên phải bắn “a-la-phan” mới trúng đích. Sau đó chúng tôi dùng cái nôi rescue, móc vào cần trục (rescue hoist) thả hai chiến sĩ xuống theo, khiêng chú sơn dương đã bị bắn, đặt vào cái nôi, trục lên máy bay đem về căn cứ. Những con dê nào ở trên cao, nhìn xuống to bằng con bê, khi đáp xuống sẽ thấy nó to gấp 2 lần, không thể khiêng được. Cho nên chúng tôi thường nhắm bắn những con dê, chỉ to bằng con chó berger là OK. Vừa đủ khả năng và nhân lực bốc lên máy bay. Ở nhà, những tay thiện nghệ đầu bếp với dao thớt đã chờ sẵn, chỉ vài tiếng đồng hồ sau, dê được chế biến đủ các món nhậu, bí tỷ, tuyệt cú mèo để liên hoan. (Còn nhiều mục bay lén, đi săn nai và bắn dê. Tôi không dám kể ra đây sợ bị ký củ). Dê còn được các tay đầu bếp của nhà hàng chế biến ra nhiều món ăn khoái khẩu để nhâm nhi như : Dê tái gừng, dê xào lăn, dê rựa mận, dê ướp mè nướng vỉ, lẫu dê và bánh mì càri dê Ấn Độ. Nhà hàng Sing Sing ở Nam Úc có thêm mấy món đặc biệt nữa như: Hủ tíu dê, mì dê v..v.. Ngày Bố, Mẹ vợ tôi từ bên Đức qua Úc thăm anh em chúng tôi, chú dượng Út của tôi đi lên vùng farm Virginia đấu giá một bầy dê, đem về mần thịt, đãi Ông bà gìa vợ và bà con đồng hương khu xóm cũ, gọi là tiệc mừng cho gia đình chúng tôi đoàn tụ sau 15 năm xa cách bố mẹ. Chú em tôi ghé vào farm dê, đấu được một bày dê có bảy con, trong đó có sáu chị dê cái, độc nhất chỉ có một chàng dê đực. Độc đáo hơn nữa là anh chàng dê đực này, trời cho chỉ có một hòn, thế mà anh ta đã chọi sáu chị dê cái kia, cô nào, cô nấy đều có bầu. Lúc hạ thủ bày dê, anh em chúng tôi mới hoảng hồn phát giác ra, bụng cô nào cũng có một, hai hoặc ba con dê babies trong tử cung. Khi cắt cổ, (còn gọi là thọc huyết dê), có mấy vị bợm nhậu, lấy ly múc máu dê uống với rượu whisky, họ cho đó là môn thuốc rất bổ. Tôi không biết cái mục này, bổ cho cái gì. Sau khi cắt cổ dê là tới màn thui dê, thì thật là ly kỳ. Một, hai ông trên tay cầm nắm rơm châm lửa. Đốt rơm, rồi hơ lửa sát vào thân con dê để thui, tay kia cầm cái quạt phe phẩy, quạt cho lửa tạt vào thân dê. Thui một hồi, họ lấy dao cạo, cạo. Thấy chỗ nào da của con dê đổi sang màu vàng, thì họ di chuyển lửa thui sang chỗ khác cho da cũng vàng như vậy. Thằng bạn người Ý của tôi, lần đầu tiên nó đi theo tôi, coi giết dê. Hắn nhìn thấy thui dê, hắn hỏi tại sao lại phải làm như vậy. Tôi cắt nghĩa cho nó nghe: “Muốn ăn tái dê ngon, da con dê không được thui quá cháy, hay nhìn da còn trắng, coi như chưa chín. Chỉ ngưng thui khi da vừa chín tới, nghĩa là nhìn thấy da màu vàng là OK. Thịt ở trong sẽ mềm và ngon.” Thằng Ý cười khúc khích, rồi phát biểu một câu: “Funny! funny! Fucken foods”. Đến khi vào bàn tiệc, chúng tôi cho hắn ăn thử tái dê chấm nước mắm pha với đường, gừng và ớt, hắn ta khen ngon và đớp hít dài dài. Sau khi mổ bụng dê, mấy ông anh vợ tôi đem cái đám dê con đi nấu, gọi là “Hầm dê bao tử” với thuốc Bắc, rồi lại còn chế biến thêm ra món độc đáo nữa “Cháo dê bao tử”. Tôi hỏi tại sao lại gọi là “dê bao tử” mà không gọi là “dê tử cung”. Họ nói rằng: “Gọi dê bao tử cho nó có vẻ văn hoa, lịch lãm hơn là dê tử cung, nghe không được hoa mỹ mấy. Như cẳng gà các đầu bếp gọi là phùng chảo (cẳng phụng) cho nên khi qúi vị đến nhà hàng Tầu ăn nhẩm xà, qúi vị sẽ thấy menu có món “Phùng chảo” tức là món chân gà hầm.” Khi nấu xong cái mục “hầm dê bao tử” và “cháo dê bao tử”. Mấy ông đầu bếp múc ra mỗi bàn một đĩa “dê bao tử”còn nguyên hình con dê baby. Quí vị lưu linh, lưu địa cho món ăn này, là món ăn bổ số hết xẩy. Nhìn thấy, bày dê con chết queo nằm gọn trên đĩa, tôi không dám đụng đũa, tóc gáy của tôi cũng hơi dựng đứng lên. Ông anh vợ tôi mượn được hai cái lò Barbecue có trục quay tròn, chạy bằng motor điện, nướng trên lò than. Ông ấy lấy hai con dê đã mổ sẵn, tắm, rửa sạch sẽ, đem chúng đặt vào một cái máng to, ướp, tẩm ngũ vị hương và các thứ gia vị. (Còn tiếp)
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
huuhuetran (28-01-2015), NHL-2014 (26-01-2015) |
#6
|
||||
|
||||
Sau đó anh tôi lấy cái đòn quay, xiên từ cổ qua thân tới đuôi con dê, rồi đặt trên chiếc gía của lò than, gắn vào motor, cắm điện cho cần trục từ từ quay tròn trên ngọn lửa than hồng. Những giọt nước gia vị từ thân con dê nhỏ xuống lò than bốc khói, mùi thơm bay tỏa khắp nơi, khiến cho các thực khách, đứng chung quanh phải nuốt nước miếng, thịt chín tới đâu xẻo tới đó, sau khi xẻo từng tảng thịt đã chín, họ lại lấy cây
cọ chấm nước gia vị, phết thêm lên trên thịt con dê đang nướng. Cái mục này thật là hấp dẫn, ai nhìn cũng phát thèm. Chẳng mấy chốc hai con dê nướng lò chỉ còn lại 2 bộ xương, motor vẫn tiếp tục quay đều cho đến khi lò than đã tàn. Tôi đã được nghe rất nhiều truyền thuyết do các cụ kể chuyện về món nhậu độc đáo nữa là “Dương Tản”. Nghĩa là trứng d..ùi dê hầm thuốc bắc, một toa thuốc cường dương cho qúi vị tu mi nam tử. Nếu qúi ông mà tẩm bổ hàng tuần bằng thứ thuốc này, qúi bà sẽ phải đầu hàng và bỏ phòng sớm, vì thế có một sư phụ KQ khi đang nhậu thịt dê, rượu vào, lời ra, nổi hứng ngâm thơ : Vợ bảo trèo lên, không quản ngại Mần rồi tụt xuống khoẻ như dê Lúc còn ở bên Việt Nam, tôi đã chứng kiến cái cảnh giết dê. Trước khi giết, người ta đổ rượu cho dê uống, sau đó họ cột dê vào một cái cọc thật chắc, bà con thi nhau đánh, quất cho dê toát mồ hôi ra, như vậy khi giết, thịt dê sẽ không có mùi hôi. Theo tôi nghĩ, có lẽ các con vật ở xứ nghèo, như Việt Nam ta, trước khi lên đoạn đầu đài còn phải bị hành hình. Ngay cả trâu, bò cũng vậy, trước khi giết cũng bị giáng một búa tài sồi vào đầu cho ngã qụy, rồi mới bị trói, cắt tiết. Bên Úc, dân gĩa văn minh, loài vật cũng được ưu đãi hơn, được ăn đồ ăn ngon, dê không bị hôi. Nên trước khi giết cũng không bị đánh đập, chỉ cần một phát súng ân tình là xong ngay. Nếu con dê nào xấu số lọt vào tay dân Mít ta, thì án giảo trảm sẽ được thực hiện, tức là có màn bị trói rồi thọc tiết, cho tới khi linh hồn lìa khỏi xác. Nói đến chuyện dê có lẽ không bao giờ cùng, nên tôi xin mạn phép chấm dứt ở đây. Nhân dịp xuân về, xin kính chúc tất cả qúi vị KQ mày râu, hào hoa nhà ta : Năm qúi bác mạnh như Dê Đàn ông trăm thiếp chỉ một thê Lang thang đâu đó lại trở về Cùng nhau đoàn tụ một thê thiếp Chung lưng xây dựng trọn kiếp người Jo Vĩnh A delaide, Nam Úc
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#7
|
||||
|
||||
Nguồn gốc của Dê Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm. Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu. Ðược người ta đêm về nuôi thuần hóa, sử dụng thành gia súc, sáu con vật nuôi thông dụng : dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu. Dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh như heo và bò. Dê có tên khoa học Capra sp., thuộc loại động vật có vú (Mammalia), bộ móng chân (Artiodactyla), loại nhai lại (Ruminantia) có sừng rổng (Bovidae). Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cưả hàm trên. Dê nuôi gốc giống Capra Prisca. Các loại Steinbock/sơn dương Gaemse/ Linh dương. Schneeziege sinh sống ở Rocky Mountains trên cao 4000m ở Hoa Kỳ; Iberissche Steinbocke vùng Bán đảo Tây Ban Nha; schraubenziege dê rùng ở Pakistan và Himalaya... Tập tính Hiện nay người ta cho rằng dê có nguồn gốc từ các loài dê rừng: nhóm dê châu Âu, châu Á và dê châu Phi. Dê rừng sừng dài cong cả mét, so với dê nuôi sừng nhỏ và yếu hơn, hoặc không có sừng, tai dài hay ngắn hơn tùy giống. Riêng màu sắc và lông dài ngắn thay đổi tùy theo từng vùng, có loại lông dài mịn như lông cừu. Loại dê Angoraziege lông dài biến chế len ở Thổ Nhỉ Kỳ (Turkey). Thủ đô Ankara tên cổ Angora. Nên có tên len Angora (phát xuất từ Angora gốc ở Thổ). Vùng Kaschmir, độc lập năm 1947, có dê Kaschmirziege sống biên giới India và Parkistan có lông tốt, chế biến len vải (cashmere) phẩm chất cao Dê ăn cỏ cây, các chồi non đủ loại, không kén ăn nhưng thích thay đổi nón ăn, lá dâu có lẽ hấp dẫn với dê hơn. Ngày xưa các Cung phi hay dùng lá dâu, lá so đũa để mời gọi xe dê của Vua vào phòng. Dê trong Sở thú thích thức ăn bán trong máy tự động và cả kẹo bánh. Các loại dê đều thích leo trèo. Có thể nhảy từ mỏm đá nầy sang chổ khác cao xa hơn. Dê có thể nhịn nước lâu ngày trong sa mạc, có sức chịu đựng mưa nắng, tuyết phủ... Dê đực có sức mạnh về sinh lý, thừa sức sống phục vụ cho một đàn dê cái, 100 dê cái chỉ cần 4 dê đực. Mỗi ngày một con đực làm "nhiệm vụ" trên 5 lần, nhưng vẫn khoẻ chạy nhảy! Con dê đực có mùi hôi để quyến rũ phái tính? Có người cho rằng mùi hôi phát ra từ dưới sừng, và có thể từ mồ hôi ? Dê trong sinh hoạt xã hội Trong Thập Nhị Ðịa Chi 12 con Giáp, dê đứng hàng thứ 8. Tính theo tháng (tháng giêng tính từ Dần), tháng Sáu thuộc tháng Mùi và trong ngày giờ Mùi từ 13 –15 giờ . Con người thuần dưỡng dê và nó trở thành con vật nuôi trong nhà, cung cấp thịt sửa vv... Trong đời sống, chuyện về dê nhiều ý nghiã khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Từ xưa người ta hay dùng dê để tế lễ . Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, Triều đại vua Minh Mạng (1791-1840), mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải. Minh Mạng (1840) thứ 21, cho dân chúng miền Trung các dê giống để nuôi, ai nuôi nhiều thì có thưởng.vv. Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sửa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con. Theo sách Tấn thư, Tấn Vũ Đế (thời Chiến quốc) sống xa hoa, có rất nhiều cung tần mỹ nữ. Đêm đêm nhà vua thường dùng xe có dê kéo trong hậu cung, cho dê kéo đi đâu thì đi. Các phi tần biết vậy, thường lấy lá dâu rắc trước cửa phòng mình. Dê thích ăn lá dâu sẽ ngừng xe lại và người cung phi ấy sẽ may mắn được gặp gỡ với “mặt rồng” và đựơc Tấn Vũ Đế ân sủng. Chúng ta thường nghe nói dê là dương. Ðàn ông nhiều vợ hoặc hay tán tỉnh thì bị gọi là có "thói dê" ? hay "dê cụ". Ai có chòm râu cằm rậm hơi cong thì gọi là "râu dê" Nghệ sĩ Thanh Việt hài hước trên sân khấu có giọng "cười dê" hay t ánh "be he" nói chuyện không thật, trên trời dưới biển. Trong y học có t ừ "Satyriasis" chỉ thể lực về sinh lý. Nếu xét con dê có đời sống hiền lành như các gia súc khác, nhưng cái gì xấu thì bị gán ghép cho dê thật là tội nghiệp. "Máu dê" thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ; các cô nói anh ấy "dê quá". Người Mỹ cũng nói: Let go you randy old goat ! To get someboy’s goat. "Bán bò tậu ruộng mua dê về cày " Mỉa mai sinh hoạt hằng ngày, không biết tính. "Cà kê dê ngỗng" ám chỉ người ăn không ngồi rồi, kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn. "Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng" Chứng tỏ nuôi dê không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi không tốn thực phẩm "Máu bò cũng như tiết dê" Dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò. Câu trên ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề. "Treo đầu dê bán thịt chó“ Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo, ba xạo, nói và làm không ăn khớp nhau. "Dương chất hổ bì " Chất là chất dê, da là da cọp. Dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất xấu xa bên trong. "Bịt mắt bắt dê" Trò chơi dân gian trong đó có một người bịt mắt, đuổi theo một con dê, hoặc đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê kêu be be. Nghĩa bóng là làm một việc khó có thể đạt được kết qủa. Dê trong ca dao, văn học linh động, hấp dẫn mà thâm thúy. Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !! Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Cho Cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ngồi xệp xuống đây Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm, sinh cuối đời hậu Lê không rõ năm sinh. Sau khi Tổng Cóc từ trần, nữ sĩ lập quán bán nước để mưu sinh và giao thiệp với các bạn văn nhân thi sĩ . Một hôm bọn trẻ dẫn nhau đến yêu cầu Xuân Hương cho tựa bài thơ, bà đọc bốn câu thơ : Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ Ong non ngưá nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa. Trong điển cố văn học đã có từ “ dương xa” là xe dê các đời vua chúa dùng đi lại trong cung phi mỹ nữ, trong việc đưa đón ái ân. Trong tập Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1789) cũng có câu: Phải duyên hương lửa cùng nhau Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào Nguyễn Ðình chiểu (1822-1888) nhà thơ yêu nước chống thực dân Tây. Trong bài Văn Tế Nghiã sĩ Cần Giuộc, đã gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ: Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Theo sử sách ghi chép, dưới thời nữ Hoàng Ðế Cixi (1835-1908) gọi là Từ Hi Thái Hậu/Tz’u-hsi, ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn. Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt " Sơn dương trùng" là một trong bảy món ăn đặc sản độc đáo...giới bình dân thì làm lẩu hay Carry dê.. Theo Ðông Y, sửa dê có vị ngọt tính âm tác dụng bổ hư, bồi dưỡng cơ thể. Người ta vắt sửa dê vào lúc trời sáng, khi dê con chưa ngủ dậy, bế dê con sang chỗ khác vắt sửa dê mẹ Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ "Cốc sóc". Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống (học trò Khổng Tử tên là Ðoan Mộc Tứ nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi) muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử (Kong Qui sinh năm 551-479 trước CN) bảo: "Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ". Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ "Cốc sóc" nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc. Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998) cảm nỗi lòng Tô Vũ, và chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952) Ðồi tăm tắp chạy về ôm chân núi San sát đồi phủ phục quần núi xanh Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh Thôi từ nay tha hồ em mặc sức Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe Thôi từ nay tha hồ em mặc sức Vang vang lên đồi núi giọng be be... Ngẩng đầu lên ! dê ơi anh thong thả Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh Ngẩng đầu lên ! đây lòng anh vàng đá Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên... Ông Tô Vũ, sứ giả nhà Hán thời (Hán Vũ Đế vua thứ 6 nhà Hán 140-87 tr.CN). Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô. Triều đình Hung Nô có lời dụ hàng, Nhưng Tô Vũ giữ thể diện nhà Hán, giận dữ quát mắng, chúa Hung Nô là Thuyền Vũ sai quân áp tải ông đến giam vào hang sâu, với ý giết chết sứ thần nhà Hán. nhưng Tô Vũ không chết trong hang. Thuyền Vũ liền truyền lệnh đầy ông lên phương bắc, vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: " Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ được trở về đất Hán". Hán Vũ Đế và cung đình nhà Hán biết tin sứ thần Tô Vũ bị hại, đã nêu tấm gương trung nghĩa với đất nước và bị giam trong hang cho đến chết, nên vô cùng thương xót, luôn nêu cao công trạng và gương trung nghĩa cho đời. (Thời gian trôi qua Hán và Hung Nô giảng hoà,Tô Vũ được tự do về nước).
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
cuongcanna (27-01-2015), manh thuong (28-01-2015) |
#8
|
||||
|
||||
Hàn : Khi còn đi học bọn tôi rất sợ điểm Dê (Dê Rô / Zero / Điểm không). Thày cô lại bắt quì trước lớp. Nhưng người Hoa trước 75 rất thích... Dê Chai / De Chai (phát âm chuẩn của dân miền Tây) vì rất dễ làm giàu. Những dược thảo mang tên Dê/Dương *Cà Dái dê còn gọi cà tím tên khoa học / Solanum melongena họ cà Solanaceae chứa chất violanin. *Dương Ðề / Rumex wallichii họ rau Polygonaceae. Rễ và lá chứa anthraglucosid. *Dâm Dương Hoắc/ Herba epimedii, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae. *Cây Sừng Dê/Semen Strophanthididivaricati còn gọi là dương giác nữu, đương giác ảo chứa các chất Glucosid. *Dương Ðề Thảo/ Emilia Sonchifolra họ cúc Compositae *Dương San Hô/ Euphorbia tithymaloides họ thầu dầu Euphorbiaceae *Dương Xuân Sa/ Amomun Villosum họ gừng Gingberaceae chứa saponin. *Dương Ðào/ Averrhoacarambola.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
cuongcanna (27-01-2015), manh thuong (28-01-2015) |
#9
|
||||
|
||||
Các năm Mùi trong lịch sử Quý Mùi (503): Ngày 12/9/503 là ngày sinh của Lý Bôn ( ? - 548), tức Lý Bí, quê ở Long Hưng. Tháng 1- 542, Lý Bí kêu gọi dân chúng khởi nghĩa chồng công quân Lương. Thứ sử Tiên Tư khiếp sợ bỏ chạy về nước. Tháng 2-544, Lý Bí xưng Lý Nam Đế. Niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Triều Tiền Lý khới nghiệp từ đấy.Tân Mùi (791): Năm 766, Phùng Hưng (761-802) quê Sơn Tây cùng anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm (766-789). Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng chiếm được thành Tống Bình (Hà Tây), được tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương. Kỷ Mùi (1019): Năm sinh của Lý Thường Kiệt (1019-1105). Năm 1061, ông được cử vào trấn giữ vùng núi Thanh Nghệ hiểm trở. Năm 1077, quân Tống đem 10 vạn quân, 1 vạn ngựa chiến, cùng 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Quân giặc bị quân dân ta đánh chặn ngay từ cửa Ải Lạng Sơn. Ngày 18/1/1077, quân Tống tiến đến bờ Bắc sông Cầu và bị chặn lại hơn 2 tháng. Đến đúng lúc giặc Tống bị dồn vào tính thế khốn quẫn tại sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt ra lệnh quân dân Ðại việt tấn công, giặc Tống thua rút quân về nước. Đinh Mùi (1427): quân ta chém tướng Liễu Thăng ở núi Mã Yên và hơn 1 vạn quân giặc. Tướng Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng. Ngày 10/12/1927, Lê Lợi(1385-1433) và Nguyễn Trãi (1380-1442) cho Vương Thông đến "Hội thề Đồng Quan" chúng xin hứa không bao giờ xâm lược Đại Việt nữa. Năm Ất Mùi (1595): Sau khi đánh bại quân nhà Mạc, Trịnh Tùng (?- 1623) khôi phục cố đô Thăng Long vào năm 1592. Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ mày cai trị theo quy mô của bậc đế Vương. Từ đấy bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh. Kỷ Mùi (1859): Pháp đánh chiếm Gia Định, Trương Định (1820-1864) tổ chức khởi nghĩa chống giặc ở Gò Công, Tân An, đựơc triều đình Huế giao chức lãnh binh. Đinh Mùi (1907):Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại phố Hàng Đào, do việc vận động của Phan Chu Trinh(1872-1926) với các nhà Nho tiến bộ. Ông Lương Văn Can(1854-1927) làm Hiệu trưởng, giám học là ông Nguyễn Quyền và một số nhà trí thức; học giả nổi tiếng Ất Mùi (1955):Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20/7/1954, quy định ngày 24/4/1955, quân đội Pháp rút khỏi Quảng Ninh, ngày 13/5/1955 rút khỏi Hải Phòng cho đến ngày 16/5/1955.. Và các năm Ðinh Mùi(1967); Tân Mùi (1991) và Quý Mùi (2003)... Lịch sử đổi thay qua các năm Mùi, con người tiến bộ theo văn minh khoa học. Có các sự tích, giai thoại và văn học viết về dê, tùy theo nhận xét của mỗi người. Nhưng dê vẫn một đời nguyên thủy của nó. Dù mùa xuân đến rồi qua nhanh !! Nguyễn Quý Ðại sưu tầm Nguồn : http://www.advite.com/NLMB/QGNLM/Goat/De-nqd.htm
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
cuongcanna (27-01-2015), huuhuetran (28-01-2015), manh thuong (28-01-2015), NHL-2014 (28-01-2015), Poetry (27-01-2015) |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Chúc Mừng Năm Mới 2015 - Xuân Ất Mùi | hongduc2008 | Shop Tem: HongDuc08 | 1 | 08-03-2015 17:53 |
Năm Mùi Nghía Lại Tem Bì Dê | HanParis | Phòng trưng bày 'HanParis' | 12 | 22-02-2015 11:00 |
Năm Ngọ Tản Mạn Về Chuyện Ngựa | HanParis | Văn hóa - Giáo dục - Tri thức | 8 | 04-03-2014 23:50 |
Năm Ngọ Kể Chuyện Ngựa | HanParis | Văn hóa - Giáo dục - Tri thức | 0 | 28-11-2013 15:44 |
Năm Thìn nói chuyện Rồng | asahi | Văn hóa - Giáo dục - Tri thức | 0 | 25-01-2012 09:32 |