Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Con Tem kể chuyện

Con Tem kể chuyện Đâu chỉ làm bưu phí, mỗi cánh Tem nhỏ còn chứa đựng trong nó biết bao câu chuyện kỳ thú và bổ ích.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 24-01-2009, 21:04
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định Tết Việt

Lễ tiết


Lễ tiết, là một bộ phận văn hóa truyến thống Việt Nam, bao gồm việc tổ chức những nghi lễ, hội hè theo một khuôn mẫu nhất định vào những thời điểm tự nhiên quay vòng theo chu kỳ, tức là theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Là bộ phận đời sống văn hóa tinh thần quan trọng. Lễ tiết có ý nghĩa cơ bản xuyên suốt là thể hiện ý tưởng về trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về thiên địa hài hòa ban cho vụ mùa tươi tốt, bội thu, đàn gia súc sinh sôi nảy nở . Trong lễ tiết ý tưởng vũ trụ, thiên nhiên và con người là một khối thống nhất được thể hiện rõ rệt, chu kỳ vòng quay của vũ trụ bao trùm lên đời sống con người qua bao thế hệ. Có thể thấy lễ tiết là cái mốc phân đoạn chuỗi thời gian vĩnh hằng trong đời sống con người. Chúng tựa như biểu tượng cho cuộc sống tái sinh lặp đi lặp lại trong vòng quay của vũ trụ và sự bất tận của thời gian. Lễ tiết gắn liền với khái niệm thời lịch, thời tiết, thời vụ, phản ánh ý niệm của mỗi dân tộc về những phân đoạn thời gian đó. Và vì thế lễ tiết phần nào trở thành bộ phận của ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc dân tộc sâu đậm.

Hiện nay đại phần các nhà nghiên cứu đều coi lễ tiết Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên các tác giả đều cố gắng cho thấy phần nào tính Việt hóa của các lễ tiết đó. Đi sâu vào vấn đề này là đề tại của một chuyên khảo khác nên chỉ tạm thời nhận định lễ tiết Việt Nam là kết quả hỗn dung của lễ hội Việt Nam cổ truyền ảnh hưởng của truyền thống lễ tiết Trung Quốc.

Đối với người dân Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tháng Giêng và cả mùa xuân đượm màu lễ hội. Tiếng pháo giao thừa vừa dứt, những lời chúc Tết vừa mới qua đi thì người ta cũng bắt tay vào bao dịp tiếp tới. Mùa xuân đem tới cho người dân ở đây một năm mới với bao hy vọng vào mùa bội thu sắp tới. Các lễ tiết mùa xuân mang đậm nét hội mùa. Ngay cả việc du xuân cũng không ngoài ý nghĩa đó. Trong tháng Giêng ngoài Tết Nguyên Đán phải kể đến hàng loại các tết khác như Động Thổ, Khai Hạ, Tịch Điền (hay Hạ Điền), Thượng Nguyên,v…v… Rồi tiếp theo là các tết Thanh Minh, Hàn Thực, Phật Đản.

Ngày lễ tiết quan trọng nhất trong năm là ngày Tết Nguyên Đán, ngày mở đầu một năm mới đối với người dân Đông Á trong đó có dân tộc Việt Nam.




Thực hiện : Bugi & Siro

__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....

Bài được kuro_shiro sửa đổi lần cuối vào ngày 24-01-2009, lúc 21:29
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (24-01-2009), hat_de (24-01-2009), manh thuong (25-01-2009), trí (23-03-2009), Vungdh (16-05-2009), zodiac (25-01-2009)
  #2  
Cũ 24-01-2009, 21:21
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Tết Nguyên Đán


Về tên gọi của ngày lễ tết cổ truyền này các sách đều nói rằng nó có xuất xứ từ Trung Quốc, “Tết là nói tắt của hai chữ “lễ tiết”, Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai”, Tết Nguyên Đán là bắt đầu năm mới, ta quen gọi là “Tết”. Dựa vào sử sách, nhà nghiên cứu Nhất Thanh viết: “Theo từ điển Từ Hải mục Trung ngoại lịch đại sự niên biểu thị thì từ khởi điểm lịch Tàu là năm 3000 trước Tây lịch kỷ nguyên, mà họ Hồng Bàng nước Đại Việt ta bắt đầu năm Nhâm Tuất (trước Tây lịch 2879 năm) nghĩa là mãi hơn 100 năm sau khi có lịch Tàu; nhưng mãi đến đời nhà Hạ (2205-1818 trước Tây lịch) lịch Tàu mới lấy tháng Dần là tháng Giêng. Vậy ta có ăn tết Âm lịch bây giờ, chắc chắn không phải từ đời Hồng Bàng, và nếu phỏng đoán là từ khi chịu ảnh hưởng phong hóa của Tàu do Tịch Quang và Nhâm Diêm truyền sang thì là từ thế kỷ 1 Tây lịch trở về sau, chứ không sớm hơn được”. Lần theo Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Bính Ngọ năm thứ 2 (135 TCN) Hoài Nam vương An, dâng thư can rằng: Đất Việt là đất ở ngoài, là dân cạo tóc, vẽ mình, không thể lấy pháp độ nước đội mũ mang đai mà cai trị được. Từ thời tam đại thịnh trị, đất Hồ đất Việt không theo lịch Trung Quốc…”

Như vậy tuy thật khó xác định người Việt có tục ăn Tết từ bao giờ. Song có thể thấy rõ tục đón năm mới chắc là phải có từ xa xưa, song dần dần với ảnh hưởng qua quá trình phong hóa của văn hóa phương Bắc người Việt tiến hành đón năm mới vào ngày Nguyên Đán, mùng 1 – Âm lịch hàng năm.



Tết Nguyên Đán bắt đầu từ thời gian nào đến thời gian nào? “Tết Nguyên Đán là lễ tiết đầu tiên của năm bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch”. Thực ra đó chỉ là thời điểm chính thức bắt đầu các nghi lễ chính thức của Tết Nguyên Đán, còn thực ra công việc chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán được tiến hành từ lâu trước thời điểm đó. Với nhân dân Việt Nam xưa nay vốn nghèo thì câu “Đói quanh năm no ba ngày Tết” quả không sai. Đó là vì nhiều nhà phải bòn góp cho cái Tết quanh năm ngày tháng. Tuy nhiên về cơ bản công việc lo Tết bắt đầu vào khoảng từ giữa tháng Chạp. Trong thời gian này ngoài công việc sửa soạn nhà cửa , lo mua sắm đồ Tết người ta tiến hành một nghi lễ quan trọng là lễ Táo Quân.



Lễ Táo Quân – còn gọi là Chạp ông Công, mà người Việt có nhiều tên gọi là ông Táo, vua Bếp, ông Công, Đông Thần, Đông Tài,… vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Với ý nghĩa cúng tiễn ông Táo về trời có thể nói đây là lễ nghi tống cựu. Người Trung Quốc gọi ngày này là “Tiểu tết”. Ngày Tiểu tết này nhà nào giàu có khá giả thì bày biện đủ thứ, nhà nghèo thì tùy theo khả năng, song ai cũng có sắm cho ông Táo lễ bộ đầy đủ áo mũ và đôi hia vàng mã cùng con cá chép sống nguyên để trong bát nước bày lên bàn thờ cúng ông Táo, sau khi cúng xong thì vàng mã đem đôt, cá chép thả ra sông hồ. Người ta tin rằng ông Táo có quyền năng với mỗi gia đình và báo cáo hằng năm của Vua Bếp hết sức quan trọng đối với thịnh suy của gia chủ trong thời gian tiếp theo. Do vậy nên nhiều gia đình bày biện làm lễ cúng ông Táo rất linh đình. Có nơi còn cúng cả mật ong và bánh nếp hằng mong Ngài sẽ “báo cáo” ngọt ngào hơn khi yết kiến Ngọc Hoàng. Tuy nhiên một số nơi của Trung Quốc, quê hương của ngày lễ này người ta lại cho rằng lễ vật cúng Táo Quân ngày càng đơn giản càng tốt, vì vậy Ngọc Hoàng sẽ thấy được gia cảnh bần hàn của chủ lễ mà thương cho năm mới được nhiều phúc lộc hơn. Song dù thế nào đi nữa thì đây cũng là một nghi thức tạm gọi là khai Tết đáng giữ gìn vì nó nhắc nhở cho mọi người nhiều điều là cả năm nên ăn ở sao cho có phúc đức để năm sau, đời sau có phúc lộc nhiều hơn, là cần trân trọng cội nguồn cuộc sống là Thần Lửa,v..v…
__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (24-01-2009), manh thuong (25-01-2009), trí (23-03-2009), Vungdh (16-05-2009), zodiac (25-01-2009)
  #3  
Cũ 24-01-2009, 21:21
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Sau ngày Tết Táo Quân không khí Tết thực sự bắt đầu. Nhà nhà bận rộn với bao công việc sửa soạn cho ngày têt trong không khí tưng bừng, hoan hỉ. Vào những ngày này người ta dọn dẹp nhà cửa, lau rửa bàn thờ, đồ thờ. Chiều 30 bận gì cũng có nấu nước ngũ vị hương vẩy khắp nhà để tẩy uế, tắm rửa để xua đi mọi thứ cũ kỹ đặng đón năm mới. Trước Giao thừa ai ai cũng cố gắng hoàn thành một số những thủ tục cần thiết. Đó là việc đi biếu Tết. Việc biếu tết là tùy tâm, không có một thể thức nhất định nào, Ông bà, cha mẹ thì lo sắm cho con trẻ quần áo mới, hay món quà gì đó. Còn cháu đáp lại cũng vậy tùy theo hoàn cảnh. Chàng rể, ngoài những lễ vật thong thường như rượu, bánh,… hay biếu nhạc phụ con gà trống thiến. Học trò đến lễ tết thày học tỏ long biết ơn công lao dạy dỗ, bạn bè ân tình Tết lễ lại nhau tỏ lòng thủy chung,… Tuy nhiên việc dân biếu tết quan, cấp dưới tết cấp trên một cách quá đáng như hiện nay thật là một hủ tục và bị lạm dụng quá mức nên bỏ. Nhất là việc lấy công quỹ chung để biếu lần nhau lại càng không thể coi được. Bận rộn với nhất là những ngày giáp Tết: 28, 29 và 30: mổ lợn, làm gà, gói nấu banh chưng,v.v… Nhà nào có nợ nần ai thì lo trả cho được trước ngày tất niên để tránh sang năm mới người ta lại đòi thì “giông” cả năm. Dọn dẹp, trang trí chuẩn bị cho Tết, mọi nhà đều có bày mâm ngũ quả.


Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.



Có nhà còn trang trí thêm các loại tranh tết, phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).





Hay để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.


Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Cùng lắm là tới chiều 30 tết các nhà cũng phải trồng xong cây nêu. Thông thường cây nêu là cây tre đẵn tới gốc, còn nguyên ngọn lá, đem trồng trước sân, kết ba cái lại buộc bó vàng, có khi còn them cỗ mũ nhỏ, cài cái khánh bằng đất nung. Cây nêu là dấu hiệu báo cho biết đất có chủ và do đó ma quỷ không được quấy phá. Ở thành phố và nông thôn nơi chật hẹp không tiện trồng nêu thì người ta dung cành đa, lá dừa cài ở cổng thay cho. Vôi thì rắc vôi bột, vẽ bàn cờ, cung, nỏ có tên bắn ra đằng trước và hai bên,… cùng nhằm là mục đích trấn trừ ma quỷ như vậy.



Cây nêu được hạ và vàng mã trên đó được đem đi hóa vào ngày mùng Bảy tháng Giêng. “Lễ Hạ nêu còn gọi là lễ khai hạ, mọi công việc thường xuyên người ta chỉ bắt đầu sau ngày lễ này”…”Lễ khai hạ người Trung Quốc gọi là lễ Nhân nhật, nghĩa là ngày của người”. Nhân ngày Nhân nhật là ngày của giống Người nên người ta làm lễ cúng Trời, Đất để đánh dấu ngày đó.



Và có một thứ mà không thể thiếu trong mọi nhà vào ngày Tết, đó là Hoa tết – nhưng trên nước Việt Nam, mỗi miền có một hoa tết riêng, tạo nên một đặc trưng cho ngày Tết Việt.



Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.




Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet...

Cây quất
: Thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.
Nguời Việt Nam nhân dịp này, ngoài lễ cúng Trời, Đất, còn sửa lễ cúng gia tiên, cúng Thổ Công và cúng Thần Tài. Thường sau lễ này, những người buôn bán mới bắt đầu đi chợ, mở cửa hang. Ngày nay, nhất là ở thành thị người ta không còn trông nêu nữa mà do đó lễ Khai hạ cũng bị bỏ và kết thúc Tết thông thường vào ngày mùng 3 Tết để tránh lãng phí thời gian vào công việc đình đám hội hè.
__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (24-01-2009), manh thuong (25-01-2009), nguyenthanhnam (05-09-2010), trí (23-03-2009), Vungdh (16-05-2009), zodiac (25-01-2009)
  #4  
Cũ 24-01-2009, 21:22
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Chiều 30 Tết khi mọi việc đã sửa soạn xong xuôi, nhiều nơi còn đi viếng mộ gia tiên, có hương hoa, vàng mã đốt ở mộ để mời gia tiên về ăn Tết, ở nhà sắp cơm cúng gia tiên trước giao thừa và đến giao thừa thì thôi không cúng nữa. Hiện nay nhiều nơi giản tiện hóa người ta cúng tất cả vào lúc giao thừa. Cùng với lễ cúng gia tiên được tiến hành suôt mấy ngày têt, ngày hai buổi, hoặc một buổi cho tới khi hóa vàng mới thôi.



Cỗ cúng tùy theo gia cảnh mà sắm. Không có quy định chặt chẽ. Căn bản là thành tâm, trang trọng chứ không nhất thiết phải linh đinh, rượu chè quá mức các cụ mới ban phúc lộc cho.


Thời điểm quan trọng nhất của Tết Nguyên Đán là đêm Giao thừa với lễ Trừ Tịch: “Trừ là giao lại chức quan, tịch là ban đêm”. Lễ Trừ Tịch cử hành lúc giao thừa là lúc cữ mới giao tiếp. Hết giờ Hợi sang giờ Tí vao lúc nửa đêm, là bắt đầu sang ngày khác âm lịch; cũ giao lại công việc, mới tiếp nhận. Vào thời điểm này người ta bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan nhà trời do một vị Hành khiển dẫn đầu ứng với mỗi năm qua lại bàn giao công việc cho hạ giới.



“Có mười hai vị Hành khiển luân phiên lể từ năm Tí đến năm Hợi là 12 năm, hết lượt lại quay trở lại năm Tí với vị Hành khiển của năm ấy”. Hành khiển có ông thiện, ông ác. Có năm trời ra tai hạn lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch lễ chết hại, là do sơ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn dỡ. Lễ Trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả bản cảnh Thành Hoàng và Thổ Địa Thần kỳ.



Các thôn xã thiết lập hương án nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, có khi ở ngã ba trước điểm canh, vàng hương trâu rượu hoa quả xôi gà, tế lễ trọng thể, trống chiêng vang dậy đêm khuya và pháo đốt ran, tư gia không làm riêng Lễ Trừ tịch.

Ở các tỉnh thành nhiều nhà cũng bày lễ lúc cúng giao thừa, trong sân hay trước cửa nhà, mâm lễ vật đặt trên chiếc ghế đẩu hay chiếc thùng gỗ, luộm thuộm không đúng nghi lễ đối với các vị Hành khiển Phán quan. Nhiều người không có ý thức rõ rệt lễ Trừ tịch, họ chỉ biết có thành tâm cúng lễ, vái từ phương, và cũng chẳng biết khấn Đương niên, Bản cảnh Thành Hoàng.



Đúng vậy, ý nghĩa nêu trên của lễ Trừ tịch, mà ta quen gọi là cúng giáo thừa đã dần dần phai nhạt. Nhiều người con nghĩa rằng cúng ngoài trời lúc giao thừa là cúng chúng sinh. Khi các thành thần cụ kỵ, gia tiên được ăn cỗ trong nhà thì ở ngoài chúng sinh, ma đói không biết ăn tết ở đâu, do vậy muốn được yên ổn không chỉ dăm bà ngày tết và cả năm mới sắp tới thì nhất thiết phải có mâm cỗ cúng chúng sinh. Dù rằng ý nghĩa của việc cúng ngoài trời có biến đổi thể nào đi nữa thì tục lễ này vẫn mang ý nghĩa triếthọc – nhân văn tốt đẹp, nên giữ, có điều đúng là “Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiêu rằng: các quan mặc đầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là… người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay ruột gan của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đài là biết ngày, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy nữa. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương, các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ”.


Cần sắp lễ cúng gia tiên và cúng Trừ Tịch, sau đó khấn đến lúc giao thừa vừa tới đốt pháo mừng năm mới. Tục đốt pháo vào lúc này có nhiều ý nghĩa. Theo quan niệm truyền thống, bánh pháo đốt phải đạt yêu cầu là cháy đều, nổ giòn giã liên tiếp từ khi châm ngòi đến khi cháy hết dây không bị đứt đoạn, có số lượng các quả pháo bị thối, hỏng, không nổ rất ít. Xác pháo (các mảnh giấy từ quả pháo vỡ vụn khi nổ) rải mảnh vụn đỏ thắm đầy sân như những cánh hoa đào. Được như vậy thì sự khởi đầu ngày lễ sẽ may mắn, vạn sự tốt lành. Song đây là một việc nhất sức tốn kém – lãng phí mà nhất là hại đến sức khỏe.


Để chống lãng phí và ngăn ngừa tai nạn do pháo, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 406/TTg ngày 8 tháng 8 năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995) nghiêm cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng pháo trên toàn quốc. Từ đó, phong tục đốt pháo nhân ngày lễ tết cổ truyền ở Việt Nam đã mất, hình ảnh tràng pháo và tiếng vang náo nức khi nổ của dây pháo chỉ còn xuất hiện trong phim ảnh hay vang bóng trong trí nhớ của mọi người như một sự hoài niệm. Có thể học tập kinh nghiệm của chính người dân đã phát minh ra pháo và tục lệ đốt pháo lúc Giao thừa là ghi âm tiếng pháo nổ và đến lúc đó chỉ việc mở ra thôi. Quan trọng là “tín hiệu” pháo nổ, chứ không cần xác pháo bay khắp rơi. Và hiện nay, pháo hoa được bắn có tổ chức quản lý của chính quyền ở các thành phố mừng Giao thừa.

Pháo mới kêu to một tiếng đùng
Hỡi ơi xác pháo đã tan không
Tiếc thay thân pháo không còn nữa
Nhưng đã tan ra vạn sắc hồng.

Văn khấn Giao thừa
có thể tùy theo khả năng của mọi người, căn bản vẫn là hai chữ “thành tâm”.



Sau khi gia trưởng khấn lễ xong thì các thành viên trong gia đình lần lượt theo thứ tự tới chắp lễ trước bàn thờ hay mâm cúng. Các nghi lễ đó kết thúc và năm mới vui vẻ hội hè bắt đầu. Mọi người trong gia đình chục tụng lẫn nhau, nhiều nhà còn mở sâm banh theo phong tục châu Âu. Người lớn mừng tuổi cho con cháu tiền mới trong những phong bao đỏ gọi là lì xì với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.


Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu. Con cháu cũng có thể mừng lại cha mẹ ông bà. Việc mừng tuổi tiền mới này chỉ là làm phép chứ không nhất thiết phải tiền to, tiền nhiều mới có nhiều tài lộc. Việc mừng tuổi còn tiếp tục suốt mấy ngày tết.



Cần lưu ý là tiền bạc vàng mã cầu giữ y là tiền bác nhang đèn suốt mấy ngày tết cho đến lễ Hóa vàng.





Sau phần nghi lễ chính thức tại nhà, người ta có thể ra khỏi nhà đi hái lộc. Trước đó người đi hái lộc hay xem hướng giờ xuất hành, có thể đi vào sáng mùng một. Song theo quan niệm xưa tốt hơn cả là xuất hành đi lễ các đình chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may. Sau khi lễ xong lúc trở về người ta hái một cành cầy, nhành lá đem về với ý là xin lộc Trời đất, Thần Phật. Cành cây đó gọi là cành lộc và được đem về nhà cắm trước bàn thờ cho tới khi tàn khô. Hái lộc là một tục lệ mang tính biểu trưng tốt đẹp.


Có thể thay hái lộc bằng cách tới chùa thắp hương khấn vái xong đem về cắm ở bàn thờ nhà mình cũng tốt. Hương đó gọi là hương lộc.



Người ra khỏi nhà trở về đầu tiên hay người đến thăm đầu tiên sau giao thừa gọi là người xông nhà. Người ta tin rằng người xông nhà có vía tốt sẽ đem lại tài lộc. Do đó nên thường xem tuổi để chọn người trong nhà xông đât, xông nhà, hoặc giả nhờ ai đó trong họ hang bạn hữu có vía tốt lành trong năm đó tới xông nhà họ. Con có tục người xông nhà tới đốt pháo, và sau đó là chúc tụng gia chủ.





Tục xông nhà, xông đất này là một trong những điều kiêng ngày Tết nhằm tránh giông, nghĩa là không may mắn xui xẻo có thể xảy ra trong năm mới. Do vậy trước khi tới chúc tết nhà khá vào đầu năm mới bản than cũng phải xem gia chủ có kiêng gì không và tế nhị hơn là chọn thời gian thích hợp. Khi nhà đang có tang thì tốt nhất trong ba ngày tế không nên tới chúc tết ai cả. Còn nhiều điều kiêng kỵ khác cần biết là trong dịp đón năm mới phải nói năng giữ gìn, không văn tục, không mắng mỏ lẫn nhau, đánh đập con cái, vân vân, tóm lại không làm điều gì bị coi là xấu là dở để tranh giông cả năm. Đó là điều kiêng kỵ tốt nhất cần phát huy, giữ gìn.



Đặc biệt là với tục kiêng quét nhà. Tục này là do ở trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một cô hầu tên là Như Nguyệt, đem về vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôn nhân ngày mùng một tết đánh Như Nguyệt, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất, từ đấy nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không quét nhà hốt rác trong mấy ngày Tết. Hiện này người ta chỉ còn kiêng đến hết ngày mùng một thì thôi.
__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (24-01-2009), manh thuong (25-01-2009), nguyenthanhnam (05-09-2010), trí (23-03-2009), Vungdh (16-05-2009), zodiac (25-01-2009)
  #5  
Cũ 24-01-2009, 21:22
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Sáng mùng một Tết làm cỗ cúng gia tiên, cúng Thổ Công,v.v… Ngoài cỗ bàn ra có nhà còn dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông Sãi. Sau đó là nhà cả chúc tụng lẫn nhau, đi thăm hỏi chúc tết người thân bạn bè, hàng xóm. Cứ thế vui vẻ suốt mấy ngày. Có nhà ăn Tết một hôm, nhà hai hôm, ba hôm v.v… Có nhà theo nếp cũ tới bảy hôm cho tới lễ Khai hạ, song thông thường ba hôm thì vừa đủ. Cùng lắm với ai đó mùng ba không hợp thì sang mùng bốn là làm lễ hóa vàng.




Ngày nay gọi là ngày cúng tiễn ông vải. Người ta làm cơm cúng gia tiên, rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày ra hóa. Nững vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hóa riêng. Khi hóa người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn đem xuống vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí cống lại bọn quỷ dữ muốn cướp vàng đi.



Trong bữa cơm hóa vàng con cháu tề tựu đầy đủ, thân mật và sau đó, là chia tay, kết thúc mấy ngày Tết
__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (24-01-2009), helicopter (25-01-2009), manh thuong (25-01-2009), nguyenthanhnam (05-09-2010), trí (23-03-2009), Vungdh (16-05-2009), zodiac (25-01-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.