Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM KHÁC THƯỜNG > Tem làm bằng chất liệu đặc biệt > Tơ, Lụa

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 20-10-2021, 01:46
*VietStamp*'s Avatar
*VietStamp* *VietStamp* vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
THÀNH VIÊN ĐẦU TIÊN
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: VIET STAMP - Hồ Chí Minh city - Việt Nam
Bài Viết : 1,113
Cảm ơn: 3,336
Đã được cảm ơn 3,605 lần trong 760 Bài
Mặc định Hàn Quốc: Bloc tem lụa tôn vinh liệt sĩ chống Nhật Yu Gwan-sun

Ngày 20-09-2020, Bưu chính Hàn Quốc phát hành bloc tem lụa có hình lá cờ nhân dịp kỷ niệm 100 năm mất nữ liệt sĩ kháng Nhật vận động giành độc lập ở Hàn Quốc Nhật Yu Gwan-sun (1902-1920).

Name:  yu gwansun.jpg
Views: 908
Size:  164.2 KB

Liệt sĩ Yu Gwan-sun và tinh thần đấu tranh kiên cường vì độc lập


Kỷ niệm Phong trào Độc lập 1/3, nhớ về liệt sĩ Yu Gwan-sun

Ngày 1/3/1919 cùng với lời tuyên ngôn độc lập của nhóm 33 nhà cách mạng đại diện cho dân tộc Hàn, bố cáo trước toàn thế giới về việc "Joseon là một quốc gia độc lập và quyền tự chủ phải về tay người Joseon", toàn thể nhân dân Hàn, những người thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật đều nhất tề hô vang "Đại Hàn Độc lập muôn năm!" Từ Baekdu cho đến Halla, 2 ngọn núi cao nhất ở 2 đầu cực của bán đảo Hàn, từ thành phố Seoul cho đến những vùng núi rừng hẻo lánh của tỉnh Pyeongan, đâu đâu cũng vang tiếng "Độc lập muôn năm", bùng lên ngọn đuốc tự do tự chủ dân tộc.

Thực tế, trên bán đảo Hàn lúc bấy giờ đã có tới 1542 cuộc mít tinh được tổ chức với con số hơn 2 triệu người tham gia, kêu gọi giành độc lập cho tổ quốc. Và giờ đây, mỗi khi Hàn Quốc kỷ niệm ngày Phong trào độc lập 1/3, trong số rất đông những người con, những liệt sĩ đã đứng lên cùng ngọn lửa cháy bỏng trong tim vì độc lập tự do của dân tộc 93 năm về trước đó, có một gương mặt luôn được gợi nhớ đến trước tiên. Đó chính là liệt sĩ Yu Gwan-sun.

Người con của tổ quốc, cô gái xuất thân từ gia đình mang đầy ý thức dân tộc

Yu Gwan-sun sinh ngày 17/11/1902 tại thôn Yongdu, thành phố Cheonan, tỉnh Nam Chungcheong. Cha của cô, Yu Jung-gwon đồng thời vừa là một nhân vật theo phe cải cách cận đại, gia nhập hội Giám Lý của đạo Tin Lành đồng thời cũng là một nhà cách mạng của phong trào Khai sáng, tiến hành nhiều cuộc vận động về giáo dục. Vì thế, Yu Gwan-sun đã chịu nhiều ảnh hưởng của cha, được nuôi dưỡng lòng sùng đạo, giàu lòng nhân ái và có ý thức dân tộc cao từ bé.

Đặc biệt, Yu Gwan-sun là người rất thông minh, chỉ 1 lần nghe các câu dạy trong kinh thánh là cô có thể thuộc lòng làu làu. Năm 1915, nhờ một nhà truyền đạo giới thiệu, cô được vào học lớp phổ thông năm thứ 2 của trường nữ sinh Ewha và chỉ 3 năm sau, năm 1918 cô đã được nhận học bổng, lên học năm thứ nhất của lớp trung học. Vừa thông minh lanh lợi, Yu Gwan-sun vừa có vóc dáng to cao, xử lý mọi việc nhanh nhẹn không thua kém gì nam giới. Lúc bấy giờ, chứng kiến sự cai trị tàn bạo của thực dân Nhật, cô đã có quyết tâm trở thành một "thiếu nữ cứu quốc giống như nhân vật Jeanne d’Arc của Pháp".

Năm 1919, vua Gojong (Cao Tông) qua đời với tin đồn bị thực dân Nhật đầu độc chết lan đi khắp nơi đã khiến cho nhiều dòng người lũ lượt, đổ về Seou trước ngày tang lễ của vua. Đây đồng thời cũng là giai đoạn nổ ra phong trào Vận động Độc lập ngày 1/3 với những cuộc biểu tình có quy mô lớn tại Hàn Quốc. Chính lúc này, Yu Gwan-sun và 6 người bạn cùng trường đã lập nên 1 nhóm cảm tử, tiến về công viên Tapgol, Seoul để tham gia biểu tình. Sau đó, ngày 5/3, cô cùng đội cảm tử của mình lại tiếp tục tham gia cuộc biểu tình của học sinh tại quảng trường Namdaemun (cửa Nam Đại Môn) và đã bị bắt về sở cảnh sát của địa phương. Tuy vậy, cô cũng đã được phóng thích do yêu cầu đòi trả học sinh của các nhà truyền đạo người nước ngoài tại trường nữ sinh Ehwa.

Tiếp đó, do giới học sinh đồng loạt tham gia phong trào Độc lập 1/3 và tất cả trường học đều trở thành căn cứ phát triển của phong trào nên ngày 10/3, Phủ Tổng đốc của Nhật tại Joseon đã ban lệnh tạm thời đóng cửa đối với các trường học từ cấp trung học trở lên. Yu Gwan-sun đã phải trở về quê, nhưng chính sự kiện này đã giúp cô có thể cống hiến, chính thức đến với phong trào vận động độc lập của dân tộc.

Tiếng hô độc lập vang lên ở khu chợ Aunae

Ngày 13/3/1919, Yu Gwan-sun cùng chị họ là Yu Ye-do giấu bản tuyên ngôn độc lập đem về quê. Sau đó, cô đã tìm đến mọi người trong vùng, tuyên truyền thông tin về phong trào độc lập 1/3 tại Seoul, thuyết phục, cho họ thấy tính thiết yếu của phong trào, khuyến khích họ tham gia cùng người dân cả nước. Nhờ sự thu xếp của cha, cô đã tìm đến các nhà Nho, các trường học, nhà thờ ở các vùng lân cận như Byeongcheon, Mokcheon, Cheonan để khuyên nhủ mọi người tham gia phong trào vận động độc lập, nhất tề nổi dậy vào ngày 1/4/1919 (tức ngày 1/3 âm lịch).

Kết quả là ngày 1/4/1919, tại khu chợ Aunae thuộc huyện Cheonan tỉnh Nam Chungcheong, từ sáng sớm đã có tới hơn 3000 người tập trung để biểu tình. Yu Gwan-sun đã phát những lá cờ Taegeukgi (Thái Cực kì) do chính tay cô làm cho mọi người, diễn thuyết về việc đấu tranh giành độc lập tự chủ và cùng mọi người hô vang khẩu hiệu "độc lập muôn năm". Theo lời hô đó, hơn 3000 người dân bắt đầu vẫy cờ Taegeukgi trong tay để tiến hành biểu tình thị uy, bước theo lá cờ lớn ghi chữ "Đại Hàn độc lập". Lúc này, hiến binh Nhật kéo tới, dùng dao kiếm, súng ống đàn áp biểu tình, giết chết 19 người, trong đó có cha mẹ của Yu Gwan-sun, làm bị thương tới hơn 30 người dân vô tội và bắt Yu Gwan-sun đi.

Một tinh thần hiên ngang bất khuất

Chứng kiến cha mẹ chết ngay trước mắt, rồi phải chịu những đòn tra khảo dã man của hiến binh Nhật, nhưng trước sau Yu Gwan-sun vẫn nhận mình là chủ mưu biểu tình và đòi trả tự do cho bà con vô tội. Rốt cuộc, qua hai lần xét xử, cô đã bị tuyên án 5 năm rồi 3 năm tù và bị chuyển về trại giam Seodaemun ở Seoul. Tại đây, cô vẫn không ngừng hô hào, đòi độc lập cho tổ quốc và ngày 1/3/1920, nhân kỷ niệm 1 năm ngày nổ ra phong trào Độc lập, cô cùng các đồng chí trong tù đã tiến hành một cuộc vận động độc lập quy mô lớn, sau đó bị giam dưới hầm, tiếp tục bị tra tấn dã man cho đến khi qua đời vào ngày 28/9/1920, trở thành liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc khi còn thanh xuân, mới 18 tuổi. Dù có cuộc sống ngắn ngủi, nhưng liệt sĩ Yu Gwan-sun đã cho thấy cô là người không hề đắn đo, do dự, hiên ngang đứng lên vì chính nghĩa, không ai có thể sánh bằng. Tên tuổi của cô sẽ mãi được ghi nhớ và luôn sống trong lòng của mỗi người dân Hàn Quốc.

Theo KBS WORLD.
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (20-10-2021), hat_de (11-11-2021)
Trả lời

Tags
nhân vật lịch sử thế giới, tem chất liệu đặc biệt, tem khác thường, tem tơ lụa

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.