|
|
#1
|
||||
|
||||
![]()
Nhân Mùa Bóng Đá Thế Giới World Cup 2014 tại Brasil sẽ được khai mạc từ ngày mai (12/06), mời Ace VSF xem chơi các linh vật của mỗi kỳ wordcup từ khi Anh Quốc đoạt được giải Vô Địch năm 1966.
Từ World Cup năm 1966, linh vật bắt đầu xuất hiện tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Đây là những nhân vật ngộ nghĩnh thể hiện rõ nét văn hóa đặc trưng của quốc gia đăng cai. ![]() ![]() World Cup Willie, Anh 1966. Giải vô địch bóng đá thế giới 1966 là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 8 được tổ chức. Linh vật của mùa World cup 1996 là chú sư tử Willie, một biểu tượng đặc trưng của Anh, mặc chiếc áo thi đấu hình lá cờ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với dòng chữ "World Cup". Chủ nhà Anh đoạt chức vô địch thế giới năm 1996, còn Brasil trở thành đội đội đương kim vô địch đầu tiên bị loại ngay ở vòng đấu bảng. ![]() Juanito, Mexico 1970. Linh vật kỳ Worl Cup này là một cậu bé đang mặc đồng phục thi đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico và đội nón rộng vành (sombrero) với dòng chữ "Mexico 70". Tên thân mật của cậu bé là "Juan", một cái tên phổ biến trong tiếng Tây Ban Nha. Brasil vô địch World Cup 1970 lần thứ 3 và được quyền giữ cup vĩnh viễn. ![]() Tip và Tap, Tây Đức 1974. Hai chú bé Tip và Tap tươi vui trong bộ áo đồng phục của đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức với dòng chữ WM (theo tiếng Đức Weltmeisterschaft nghĩa là World Cup) và con số 74. Tuyển Tây Đức đã bước lên ngôi vô địch cho dù Hà Lan là đội bóng được yêu thích nhất kỳ World Cup này. ![]() Gauchito, Argentina 1978. Giải vô địch bóng đá thế giới 1978 được tổ chức từ 1/5 đến 25/6 với với biểu tượng Gauchito mang nét đặc trưng riêng biệt của đất nước Argentina. Đó là một cậu bé mặc trang phục thi đấu của đội tuyển nước chủ nhà, đội mũ với dòng chữ “Argentina 78”, khăn quàng cổ và roi da… Argentina lần đầu tiên đoạt chức vô địch World Cup ngay trên sân nhà. ![]() Naranjito, Tây Ban Nha 1982. Linh vật của World Cup 1982 với hình tượng quả cam, một loại trái cây đặc trưng của Tây Ban Nha, đang mặc đồng phục của Đội tuyển bóng đá quốc gia này. Tên của quả cam xuất phát từ Naranja trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "quả cam", cùng với tiếp vị ngữ thân mật "-ito". Đội tuyển Italia vô địch World Cup 1982. ![]() Pique, Mexico 1986. Tên gọi trái ớt Pique của Mexico 86 được bắt nguồn từ Picante trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "ớt" và "cay". Hình ảnh quả ớt được cách điệu với ria mép và đội mũ vành. ![]() ![]() Striker, USA 1994. World Cup 1994 là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 15 được tổ chức từ 17/6 đến 17/7. Linh vật của mùa World Cup này là một chú chó Striker với trang phục cầu thủ bóng đá ba màu đỏ, trắng xanh và dòng chữ “USA 94”. ![]() Footix, Pháp 1998. Footix được đặt tên theo từ kết hợp của "Football" (bóng đá) và tiếp vị ngữ "-ix" từ Astérix, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng. Chú gà trống Footix toàn màu xanh dương, giống như màu áo của Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp với dòng chữ "France 98" trên ngực. Nước chủ nhà Pháp đã đoạt chức vô địch sau khi thắng Brasil ở trận chung kết với tỷ số 3-0. ![]() Ato, Kaz và Nik, Hàn Quốc - Nhật Bản 2002. Ba linh vật được tạo với dáng vẻ hiện đại, lần lượt với các màu cam, tím và xanh. Ato là huấn luyện viên, Kaz và Nik là cầu thủ trong đội "Atmoball" (một môn thể thao giống bóng đá được hư cấu nên). Ba cái tên này được lựa chọn từ một danh sách bình chọn đặt trên lối ra vào của McDonald's tại các nước chủ nhà. ![]() Goleo VI, Đức 2006. Linh vật của Giải vô địch bóng đá năm 2006 là con sư tử mặc áo thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức với số áo 06, và 1 trái banh biết nói. Trong mùa giải này có số lượng đội bóng tham gia các vòng loại nhiều nhất trong lịch sử với 197 đội bóng. ![]() Zakumi, Nam Phi 2010. Báo hoa mai Zakumi với mái tóc màu xanh lá cây là linh vật của World Cup 2010. "Za" là tên miền của Nam Phi, còn "Kumi" là số 10 trong nhiều thứ tiếng châu Phi thể hiện con số năm mà quốc gia này chờ đợi để có được vinh dự đăng cai sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh này. Chú báo Zakumi cũng là biểu tượng cho sự hiếu khách, lòng nhiệt thành của nước chủ nhà World Cup 2010. ![]() Theo TRÍ THỨC Nguồn : http://reds.vn/index.php/khoanh-khac...cots-1966-2014
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! ![]() |
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Dat_stamp (11-06-2014), Mai Hoàng Huy (12-06-2014), manh thuong (13-06-2014), Poetry (11-06-2014), stamp-history (11-06-2014), temhp88 (13-06-2014), Tien (15-06-2014) |
#2
|
||||
|
||||
![]() ![]() Mới ngày thứ ba của giải vô địch bóng đá bên Brasil mà nhiều quan sát viên thể thao đã than phiền rằng, vài lỗi trọng tài thật đáng tiếc trong trận Brasil - Croisia và Mexico-Cameroun, Ba Tây (Brasil) chưa chắc thắng trận đầu tiên. Về đội Tây Ban Nha khi tổ chức tại sân nhà năm 1982 đã không vào được vòng 2 dù trọng tài đã bênh họ khá nhiều. Tây Ban Nha đương kim vô địch Âu Châu và Thế giới đã thua nặng đội Hà Lan với tỉ số 1-5. Những kẻ xấu mồm bảo rằng kỳ này Tây phải Bán Nhà thui. ![]()
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! ![]() Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 15-06-2014, lúc 02:04 |
#3
|
||||
|
||||
![]()
Từ Linh Vật đến Cầu Thủ chỉ cách nhau mấy ngày.
![]() Giải vô địch bóng đá thế giới (tiếng Anh: FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức bốn năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước thành viên FIFA. Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930, và chỉ bị gián đoạn hai lần vào các năm 1942 và 1946 do chiến tranh thế giới thứ hai. Qua 19 lần được tổ chức, đã có 8 quốc gia đứng lên bục đăng quang. Brasil là đội duy nhất tham dự đủ 19 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải. Tuyển Ý đã tổng cộng 4 lần giành ngôi cao nhất, tiếp đó là Đức với 3 danh hiệu. Argentina và đội vô địch giải đầu tiên Uruguay, cùng có 2 danh hiệu. Các nhà vô địch khác là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, mỗi đội một danh hiệu. Đương kim vô địch thế giới là đội tuyển Tây Ban Nha sau khi giành chiến thắng trước Hà Lan với tỉ số 1–0 trong hiệp phụ ở trận chung kết World Cup 2010. ![]() ![]() URUGUAY 1930 Chung kết: Uruguay 4 - 2 Argentina Số trận đấu: 18 Bàn thắng được ghi: 70 (trung bình 3,98 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Jose Nasazzi, Uruguay Ghi bàn nhiều nhất: Guillermo Stabile, Argentina với 8 bàn thắng. ![]() ITALIA 1934 Chung kết: Italia 2 - 1 Cộng Hòa Séc Số trận đấu: 16 Bàn thắng được ghi: 69 (trung bình 4,31 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Giuseppe Meazza, Italia Ghi bàn nhiều nhất: Oldrich Nejedly, Cộng Hòa Séc với 5 bàn thắng. ![]() Pháp 1938 Chung kết: Italia 4 – 2 Hungary Số trận đấu: 18 Bàn thắng được ghi: 81 (trung bình 4,5 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Leonidas, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Leonidas, Brazil với 7 bàn thắng ![]() BRAZIL 1950 Chung kết: Uruguay 2 - 1 Brazil Số trận đấu: 22 Bàn thắng được ghi: 88 (trung bình 4 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Zizinho, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Ademir, Brazil với 8 bàn thắng ![]() THỤY SĨ 1954 Chung kết: Đức 3 - 2 Hungary Số trận đấu: 26 Bàn thắng được ghi: 139 (trung bình 5,35 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Ference Puskas, Hungary Ghi bàn nhiều nhất: Sandor Kocsis với 11 bàn thắng ![]() THỤY ĐIỂN 1958 Chung kết: Brazil 5 - 2 Thụy Điển Số trận đấu: 35 Bàn thắng được ghi: 126 (trung bình 3,6 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Didi, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Just Fontaine, Pháp với 13 bàn thắng ![]() CHILE 1962 Chung kết: Brazil 3 - 1 Cộng Hòa Séc Số trận đấu: 32 Bàn thắng được ghi: 89 (trung bình 2,78 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Garincha, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Garincha và Vava (Brazil), Leonel Sanchez (Chile), Floriant Albert (Huyngary), Valentin Ivanov (Sô-viết), Drazan Jerkovic (Nam Tư) với 4 bàn thắng ![]() ANH 1966 Chung kết: Anh 4 - 2 Tây Đức Số trận đấu: 32 Bàn thắng được ghi: 89 (trung bình 2,78 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Bobby Charlton, Anh Ghi bàn nhiều nhất: Eusebio, Bồ Đào Nha với 8 bàn thắng ![]() MEXICO 1970 Chung kết: Brazil 4 - 1 Italia Số trận đấu: 32 Bàn thắng được ghi: 95 (trung bình 2,97 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Pele, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Gerd Muller, Đức với 10 bàn thắng ![]() ĐỨC 1974 Chung kết: Đức 2 - 1 Hà Lan Số trận đấu: 38 Bàn thắng được ghi: 97 (trung bình 2,55 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Johan Cruijff Ghi bàn nhiều nhất: Grzegorz Lato, Ba Lan với 7 bàn thắng ![]() ARGENTINA 1978 Chung kết: Argentina 3 - 1 Hà Lan Số trận đấu: 38 Bàn thắng được ghi: 102 (trung bình 2,968 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Mario Kempes, Argentina Ghi bàn nhiều nhất: Mario Kempes, Argentina với 6 bàn thắng ![]() TÂY BAN NHA 1982 Chung kết: Italia 3 - 1 Đức Số trận đấu: 52 Bàn thắng được ghi: 146 (trung bình 2,8 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Paulo Rossi, Italia Ghi bàn nhiều nhất: Paulo Rossi, Italia với 6 bàn thắng ![]() MEXICO 1986 Chung kết: Argentina 3 -2 Đức Số trận đấu: 52 Bàn thắng được ghi: 134 (trung bình 2,58 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Diego Maradona, Argentina Ghi bàn nhiều nhất: Gary Lineker, Anh với 6 bàn thắng ![]() ITALIA 1990 Chung kết: Đức 1 - 0 Argentina Số trận đấu: 52 Bàn thắng được ghi: 115 (trung bình 2,21 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Salvatore Schillagi, Italia Ghi bàn nhiều nhất: Salvatore Schillagi, Italia với 6 bàn thắng ![]() USA 1994 Chung kết: Brazil 0 - 0 Italia, Brazil thắng Italia trên loạt Penalty với tỷ số 3 - 2 Số trận đấu: 52 Bàn thắng được ghi: 141 (trung bình 2,71 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Romario, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Oleg Salenko, Nga và Hristo Stoichkov, Bungary với 6 bàn thắng ![]() Pháp 1998 Chung kết: Pháp 3 -0 Brazil Số trận đấu: 64 Bàn thắng được ghi: 171 (trung bình 2,67 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Ronaldo, Brazil Ghi bàn nhiều nhất: Davor Suker, Croatia với 6 bàn thắng ![]() HÀN QUỐC - NHẬT BẢN 2002 Chung kết: Brazil 2 - 0 Đức Số trận đấu: 64 Bàn thắng được ghi: 161 (trung bình 2,51 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Oliver Kahn, Đức Ghi bàn nhiều nhất: Ronaldo, Brazil với 8 bàn thắng ![]() ĐỨC 2006 Chung kết: Italia 1 - 1 Pháp ( Italia thắng 5 – 3 trên loạt sút luân lưu) Số trận đấu: 64 Bàn thắng được ghi: 147 (trung bình 2,29 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Zinedine Zidane, Pháp Ghi bàn nhiều nhất: Miroslav Klose, Đức với 5 bàn thắng ![]() NAM PHI 2010 Chung kết: Tây Ban Nha 1 - 0 Hà Lan Số trận đấu: 64 Bàn thắng được ghi: 145 (trung bình 2,26 bàn/trận) Cầu thủ xuất sắc nhất: Diego Forlan, Uruguay Ghi bàn nhiều nhất: Thomas Muller (Đức), David Villa (Tây Ban Nha), Wesley Sneijder (Hà Lan), Diego Forlan, Uruguay với 5 bàn thắng Theo 442.DANONGVIET.VN
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! ![]() Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 16-06-2014, lúc 02:04 |
![]() |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
![]() |
||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Thông báo trợ giúp thực gửi 2 bộ tem phát hành tháng 08-2014: Thú linh trưởng Việt Nam, Kỷ niệm 150 năm mất Trương Định | Poetry | Ấn phẩm Viet Stamp | 42 | 07-10-2014 13:01 |
Ngày 11-08-2014, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành đăc biệt tại Hà Nội bộ tem chuyên đề "Thú Linh trưởng Việt Nam" | Poetry | Tem Việt Nam mới phát hành | 0 | 12-08-2014 20:20 |
Phiếu vải 1966 | picachu9898 | Các loại Giấy tờ có giá trị như Tiền | 1 | 01-05-2012 02:06 |
world cup 1966 | thang | Thể thao | 4 | 20-08-2011 19:58 |