#1
|
||||
|
||||
Óc Eo-Ngày 20-08-2020: Phát hành Bộ tem bưu chính “Văn hóa Óc Eo”"
Theo BAN TEM BƯU CHÍNH
Nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam, bên cạnh đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta qua nhiều thế kỷ, ngày hôm nay 20/8/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phát hành bộ tem “Văn hóa Óc Eo” giới thiệu các hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Du - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế theo phong cách đồ họa với các hiện vật trên nền mầu nâu đậm, làm tôn thêm vẻ đẹp huyền bì của các mẫu vật của nền Văn hóa Óc Eo. Bộ tem được cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 20/8/2020 đến ngày 30/6/2022. Bộ tem gồm 03 mẫu tem và 01 blốc có lần lượt các giá mặt 4000đ, 6000đ, 8000đ và 19.000đ, được thiết kế tràn lề, có khuôn khổ tem 24x49,5 (mm), blốc 80x100 (mm). Mẫu 1: TƯỢNG AVALOKITESVARA (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Công nhận Đợt 2 (QĐ Số: 2599/QĐ-TTg, ngày 30/12/2013 của Thủ tướng CP, công nhận 37 bảo vật) Mẫu 2: TƯỢNG PHẬT BÌNH HÒA (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh). Công nhận Đợt 2 (QĐ Số: 2599/QĐ-TTg, ngày 30/12/2013 của Thủ tướng CP, công nhận 37 bảo vật) Mẫu 3: TƯỢNG THẦN BRAHMA GIỒNG XOÀI (Niên đại: Thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang). Công nhận Đợt 7 (QĐ Số: 1821/QĐ-TTg, ngày 24/12/2018 của Thủ tướng CP, công nhận 22 bảo vật) Blốc: BỘ LINGA - YONI ĐÁ NỔI (Niên đại: Thế kỷ V - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang). Công nhận Đợt 7 (QĐ Số: 1821/QĐ-TTg, ngày 24/12/2018 của Thủ tướng CP, công nhận 22 bảo vật) Nền văn hoá Óc Eo, thuộc vương quốc cổ Phù Nam được phát hiện đầu tiên qua các di chỉ ở núi Ba Thê nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào năm 1944. Các cuộc khảo cứu của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ một nền văn hoá rực rỡ với hệ thống những di tích dày đặc với qui mô rộng lớn cùng với tổ hợp hiện vật nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, cao cấp về trình độ kỹ thuật, về thẩm mỹ, về nghệ thuật, vừa có tính giao lưu với các trung tâm văn hóa lớn thời bấy giờ. nguồn: http://www.vnpost.vn/vi-vn/bai-viet/...-van-hoa-oc-eo Các hiện vật thuộc Di tích Văn hóa Óc Eo được đánh giá là nguồn tư liệu lịch sử quý giá như một bằng chứng về một nền văn hóa phát triển thịnh vượng trong Lịch sử Việt Nam (Lịch sử cổ đại ở Đông Nam Á). tiện thể lượm lặt 1 số dữ liệu của các bạn tem trong Nam ngoài Bắc vừa chia sẻ trên fb về bộ tem này Dấu phát hành đầu tiên tại HN và Tp. HCM MC tem FDC Block FDC tem nội dung tóm lược Đây là bộ tem thứ 4 được phát hành trong tháng 8-2020 này .... chờ nốt bộ tem Tàu Cảnh Sát Biển là bộ thứ 5 cũng là bộ cuối trong tháng đặc biệt này ....
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình my face https://www.facebook.com/hatde.tran |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
*VietStamp* (21-08-2020), The smaller dragon (22-08-2020) |
#2
|
||||
|
||||
Họp báo công bố phát hành bộ tem bưu chính “Văn hoá Óc Eo”
Họp báo công bố phát hành bộ tem bưu chính “Văn hóa Óc Eo”
Chiều ngày 01-09-2020, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang tổ chức họp báo công bố phát hành bộ tem bưu chính “Văn hóa Óc Eo” (phát hành ngày 20-08-2020), tại nhà trưng bày Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang (thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh đã đến tham dự. Quang cảnh buổi họp báo Bộ tem “Văn hóa Óc Eo” gồm 3 mẫu tem và 1 bloc, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh An Giang phát hành, họa sĩ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế theo phong cách đồ họa tràn lề, thể hiện các hiện vật trên nền màu nâu đậm, làm tôn thêm vẻ đẹp huyền bí của các các hiện vật thuộc nền văn hóa Óc Eo, thuộc Vương quốc Phù Nam đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Mẫu tem thứ nhất (giá mặt 4.000 đồng): Thể hiện hình ảnh tượng Avalolitesvara (Avalolitesvara là vị Bồ tát Quan Thế Âm). Bức tượng nguyên gốc là hiện vật độc bản, tiêu biểu cho loại hình điêu khắc tượng Avalokitesvara thế kỷ VIII-IX ở miền Tây Nam Bộ. Tượng hiện vật bằng đá sa thạch trong tư thế đứng thân trên ở trần, thân dưới mặc sampot. Tượng có 4 tay, 2 tay sau đưa lên ngang vai cầm tràng hạt và nụ sen, 2 tay trước nắm lại. Bức tượng xuất xứ từ vùng Ngãi Hòa Thượng, tỉnh Trà Vinh. Đây là một trong số những bức tượng thuộc bộ tượng Phật thuộc tôn giáo Bà la môn, tiêu biểu cho văn hóa Óc Eo thế kỷ VIII-IX. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu tem thứ hai (giá mặt 6.000 đồng): Thể hiện hình ảnh tượng Phật Hòa Bình. Nguyên mẫu của tem là bức tượng Phật bằng gỗ bằng lăng. Tượng Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, tóc xoắn ốc, mặc áo choàng hở vai, tay trái nắm mép áo, tay phải trong tư thế ban phúc. Tượng có xuất xứ từ khu Hòa Bình, tỉnh Long An. Đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ III-IV. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu tem thứ ba (giá mặt 8.000 đồng): Thể hiện hình ảnh tượng Thần Brahma Giồng Xoài, niên đại thế kỷ VI-VII. Nguyên mẫu là bức tượng Thần Brahma độc bản, được tìm thấy trong quá trình canh tác ở khu vực di tích Giồng Xoài nằm về phía Tây của Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Tượng bị vỡ từ vai trái xuống ngang ngực phải. Tượng được làm bằng chất liệu sa thạch hạt mịn, bề mặt ngoài có lớp patin màu xám trắng dày do bị phong hóa. Tượng Thần Brahma là một trong số những tư liệu khảo cổ học rất quan trọng tại di tích Giồng Xoài, phản ánh một phần diện mạo của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử tồn tại và phát triển của khu di tích này cũng như của văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Bức tượng gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang. Bloc tem (giá mặt 19.000 đồng): Thể hiện là hình ảnh bộ tượng Linga-Yoni Đá Nổi (niên đại thế kỷ V-VI). Tượng nguyên mẫu của bộ Linga-Yoni có cấu trúc ba phần rời, ghép lại thống nhất với nhau, gồm: linga, yoni cùng khối bệ và tấm kim loại biểu tượng của bộ phận yoni. Phần linga được chế tác bằng vàng, gắn sâu vào trung tâm mặt trên của khối bệ bằng đồng. Cấu trúc gồm ba phần: phần dưới cùng hình khối vuông, phần giữa hình trụ bát giác, phần đầu hình trụ tròn. Phần yoni và khối bệ có cấu trúc liền khối với phần bệ bên dưới, được đúc bằng đồng. Bộ Linga-Yoni bằng vàng và đồng thau kết hợp là hiện vật tiêu biểu cho dấu ấn lịch sử của văn hóa Ấn Độ đối với vùng đất Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á. Hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang. Theo ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang, việc phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt “Văn hóa Óc Eo” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Óc Eo - một nền văn hóa đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ I-VII trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ tem được phát hành đúng vào dịp cả nước đang chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước ta (1945-2020). Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng tặng bằng khen UBND tỉnh cho đại diện họa sĩ Nguyễn Du. Nhân buổi họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã tặng bằng khen kèm logo cho họa sĩ Nguyễn Du vì có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang. Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết nền văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với Vương quốc Phù Nam và là một bộ phận cấu thành lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thời gian qua, tỉnh An Giang đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Óc Eo. Đến nay, Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang đã tiếp nhận hơn 5.000 hiện vật văn hóa Óc Eo các loại do nhân dân trong, ngoài tỉnh An Giang tự nguyện hiến tặng để trưng bày, giới thiệu... Đặc biệt, Chính phủ đã có chủ trương, giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện Đề án nghiên cứu tổng thể di tích văn hóa Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa từ tháng 08-2017 đến nay. Hiện công tác giải phóng mặt bằng và tổ chức khai quật di tích đã cơ bản hoàn thành, dự kiến cuối năm 2020 sẽ kết thúc với diện tích gần 10ha đất di tích được thu hồi, hàng chục ngàn hiện vật được thu giữ và sẽ tổ chức xây dựng nhiều mái che để bảo tồn di tích. Đây là chủ trương có nguồn vốn khoa học của Trung ương, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay cho công tác nghiên cứu văn hóa Óc Eo tại An Giang. Việc này hoàn thành sẽ góp phần quyết định công tác tổng kết, đánh giá những thành tựu nghiên cứu khoa học cơ bản nhất về Óc Eo, làm cơ sở để đề xuất UNESCO vinh danh di tích Óc Eo-Ba Thê là di sản văn hóa của nhân loại. VSF sưu tầm & tổng hợp
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP |
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Ngày 16-05-2020: phát hành "Kỷ niệm 130 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) và 50 năm thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh (1970-2020)" | hat_de | Tem Việt Nam mới phát hành | 0 | 16-05-2020 11:38 |
Ngày 31-03-2020: phát hành nóng bộ "Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” - 2020 | hat_de | Tem Việt Nam mới phát hành | 0 | 31-03-2020 11:05 |
Ngày 14-02-2020: phát hành đặc biệt bộ "Tem tình yêu" Valentine - 2020 | hat_de | Tem Việt Nam mới phát hành | 1 | 15-02-2020 11:40 |
Ngày 01-06-2014, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem chuyên đề "Ca trù - Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp" | Poetry | Tem Việt Nam mới phát hành | 8 | 13-06-2014 19:48 |
Triển lãm tem bưu chính với chủ đề "Hành trình theo chân Bác" (12-05-2012 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM) | Poetry | Triển lãm trong nước | 4 | 15-08-2012 00:56 |