#1
|
||||
|
||||
Văn Hóa Tràng An
Hàn : Thật ra trước khi nói về Bộ Tem sắp phát hành, tôi không từng nghe nói về địa danh Tràng An. Thât đáng trách vì nơi đó được Unesco công nhận di sản TG. Tôi không thích cái thắng cảnh Tràng An (cái tên hay ho làm tôi nhớ về địa danh Trường An, Long Hồ gần Vĩnh Long) bằng nền văn hóa Tràng An như bài viết dưới đây được đăng trên báo Nhân Dân. Khi còn bé học Sử tôi từng biết qua nhiều địa danh LS nhưng tự hỏi sao nơi nào cũng nằm miền ngoài, ngày ấy muốn đi thì bị chận tại sông Bến Hải. Tới khi tới lúc học tới đoạn Trần Hưng Đạo đặt cọc chống quân Mông tôi cứ nghĩ đến bến Bạch Đằng Sài Gòn! Chạy ra để tham quan địa danh LS sẳn làm ly kem lạnh quán Bạch Đằng.
Người dân làng Ngọc Hà quẩy những gánh hoa tươi về dâng hương tại hội làng Lệ Mật. Ảnh: TIẾN THÀNH Trong dòng người tấp nập trảy hội đầu Xuân, nhiều người Hà Nội cũng chuẩn bị những chuyến hành hương về thăm quê cũ. Nếu hỏi, nhiều người Hà Nội trả lời rằng "về quê dự hội". Câu trả lời đó có thể làm nhiều người bất ngờ, bởi rất nhiều gia đình đã sống hàng trăm năm ở Hà Nội... Hơn 1000 năm trước, khi Thăng Long trở thành kinh đô của đất nước cũng chính là thời điểm bắt đầu quá trình thu hút, hội tụ nhân tài của đất nước về chốn kinh kỳ làm ăn, sinh sống, hình thành nên các phố nghề và làng nghề. Cho đến bây giờ, minh chứng rõ nhất cho sự di cư từ nơi khác đến vùng trung tâm Thăng Long chính là phong tục "về quê" của cư dân các phường thuộc quận Ba Ðình - địa bàn cũ của mười ba làng trại đất Thăng Long thời Lý. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu ca: "Nhớ ngày 22 tháng Ba/Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê/Kinh quán cựu quán đề huề/Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây". Ngày 22-3 (Âm lịch) là ngày giỗ Thành hoàng làng Lệ Mật (nay là cụm dân cư Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên) Hoàng Quý Công - tên thật là Hoàng Phúc Trung. Thần phả của làng chép rằng, dưới triều Lý, Hoàng Phúc Trung đánh nhau với giao long để vớt xác công chúa bị chết đuối trên sông Nguyệt Ðức. Ðược vua Lý ban ân trọng thưởng, nhưng Hoàng Phúc Trung từ chối mọi báu vật, chỉ xin vua cho con em mình sang khai phá vùng phía tây kinh thành Thăng Long, khi ấy còn nhiều đầm lầy, lập nên mười ba làng trại gồm Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Giảng Võ, Liễu Giai, Ðại Yên... Trải qua 1000 năm lịch sử, những làng trại xưa nay đã thành phố, thành phường, song hằng năm cứ đến ngày giỗ cụ Hoàng Phúc Trung - Thành hoàng làng Lệ Mật, các phường Ngọc Hà, Giảng Võ, Liễu Giai, Ðại Yên, Cống Vị (quận Ba Ðình) lại cử các đoàn đại biểu về Lệ Mật, dâng hương hoa, lễ vật tri ân người có công khai phá vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long cách đây mười thế kỷ. Thăng Long - Hà Nội còn là mảnh đất nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống. Chẳng phải ngẫu nhiên dân gian ca ngợi "khéo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ". Nhưng các phố nghề đó được hình thành từ những người thợ thủ công từ khắp trăm miền đổ về kinh kỳ lập nghiệp. Phố Hàng Bạc được lập nên bởi những thợ thủ công đến từ các làng Châu Khê (Hải Dương), Ðồng Xâm (Thái Bình). Làng đúc đồng Ngũ Xã được hình thành bởi những người thuộc làng nghề đúc đồng Ðại Bái (Bắc Ninh) và người buôn bán đồng ở làng Cầu Nôm (Hưng Yên) đến lập nghiệp. Những người dân phố Tô Tịch luôn tự hào về quê hương của mình là làng Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội), nơi sinh ra Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi... Bởi vậy, cho dù trên phố Hàng Bạc có đến hai ngôi đình thờ Tổ nghề, nhưng những người làm nghề kim hoàn ở đây hằng năm vẫn tìm về cố hương Châu Khê hay Ðồng Xâm. Hội làng Ðại Bái cũng thế, ngày hội, người Ðại Bái tự hào vì có rất nhiều người con thành đạt từ Hà Nội về... Nhìn lại lịch sử của những phố nghề, thêm một lần, ta thấy sự lặp lại của quá trình di cư ấy. Cây có cội, nước có nguồn, đó là đạo lý của người Việt. Nhưng chuyện tri ân nguồn cội trải qua cả trăm năm, hay cả ngàn năm, ngay từ thưở kinh đô mới hình thành đến tận bây giờ, không phải là chuyện dễ gặp. Giải thích lý do của vấn đề này không phải chuyện dễ dàng. Phải chăng, văn hóa Hà Nội là kết tinh vẻ đẹp của vùng đồng bằng Bắc Bộ, và đạo lý cây có cội vì thế cũng được nhân lên ở mảnh đất này. Ảnh hưởng quan niệm của Phật giáo, người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng thường nghĩ "sống gửi, thác về". Nhiều người sinh ra, lớn lên, sống ở Hà Nội cả đời, nhưng vẫn luôn mong muốn, sau khi đi sang thế giới bên kia, lại được con cháu đưa "về quê". Người phố Tô Tịch cũng thế. Lệ làng Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội) là cứ đến ngày 12 tháng Giêng, con cháu trong làng dù ở đâu cũng phải về quê để chăm sóc mồ mả tổ tiên. Phố Tô Tịch hình thành đã mấy thế kỷ, người làng Nhị Khê đến đây cũng hàng trăm năm. Ði xa quê lâu thế, nhưng người Tô Tịch vẫn muốn khi hai năm mươi, về với đất Tổ cho gần anh em họ hàng. Có khi về làng, chỉ còn họ hàng xa, nhưng họ vẫn giữ nếp ấy. Nhiều người cho rằng, các cụ muốn về quê như thế, là để con cháu mãi không quên gốc gác. Ngày tảo mộ đầu xuân ở làng Nhị Khê năm nào cũng đông như mở hội. Lịch sử của một đô thị, được tạo nên bởi những con người, những dòng tộc. Những nét đẹp trong sinh hoạt, trong tính cách của người Hà Nội, cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Nhiều gia đình Hà Nội hôm nay vẫn giữ nếp sinh hoạt xưa cũ mà sự tri ân nguồn cội là một trong những nét đẹp không dễ gặp. Nét đẹp của người Hà Nội được gom góp, rồi đúc kết thành tinh hoa, từ những con người đến từ các vùng miền. Tiến trình văn hóa Thăng Long mãi vẫn là tiến trình hội tụ - kết tinh và lan tỏa.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
cuongcanna (23-01-2015), hijakata (23-01-2015), manh thuong (23-01-2015), NHL-2014 (23-01-2015), Poetry (23-01-2015), stamp-history (23-01-2015) |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Văn hóa giao thông: Văn hóa... tiền sử? | Nguoitimduong | Linh tinh... lang tang... | 0 | 22-10-2011 23:22 |
Vạn Lí Trường Thành - Di sản văn hóa thế giới | Phoenix Fire | Di sản Văn hóa | 0 | 07-05-2011 00:02 |
Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam | laklih | Di sản Văn hóa phi vật thể | 1 | 05-03-2011 16:13 |
Văn hóa khi giao dịch mua bán tem | BTR | Bảng tin Siêu thị VIET STAMP | 13 | 06-12-2010 20:15 |
Di tích Lịch sử - Văn hóa ở Thủ đô Hà Nội | Poetry | Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam | 6 | 04-05-2010 13:25 |