#21
|
|||
|
|||
tiếp theo,,,
Vào ngày 18 tháng 8 năm 1833, tàu S.S Royal William đã bắt đầu rời cảng Pictou, Canada và cập bến London 25 ngày sau đó, vì vậy nó trở thành con tau đầu tiên vượt Đại Tây Dương mà sử dụng động cơ hơi nước trong toàn bộ hành trình.. Cứ 4 ngày, các nồi hơi lại được làm sạch bằng muối. Trong khoảng thời gian đó, các động cơ lại được tạm dừng và buồm được giương lên. Các thông số kĩ thuật của tàu Royal William: tải trọng 363 tấn, dài 177’, xà rầm 28’, động cơ 300 HP, tốc độ trung bình là 5 hải lí, được chế tạo năm 1831 tại Canada. Blue Riband là giải thưởng nổi tiếng ở Bắc Đại Tây Dương. Chẳng có một ai đặt ra quy tắc chính thức, nhưng nó vẫn có những quy tắc bất thành văn cho các con tàu tham gia: - Tàu phải dùng vào vận chuyển hành khách - Tàu phải đi từ Đông sang Tây, bắt đầu từ châu Âu và dừng ở Bắc Đại Tây Dương. - Con tàu nào có vận tốc trung bình lớn nhất sẽ giành chiến thắng. Bạn có thể thấy tàu Sirius trên con tem bên trái. Nó được chế tạo năm 1837 tại Leith, dài 200’, tải trọng 703 tấn. Nó đạt tốc độ 7.5 hải lí, sử dụng động cơ xi lanh kép 600 HP. Còn phía bên phải bạn sẽ thấy tàu Great Western, được chế tạo năm 1837, tại Bristol, dài 236’, tải trọng 1340 tấn. Tàu Great Western sử dụng động cơ hai xi lanh cực mạnh 750 HP, có thể đạt tốc độ 8.5 hải lí. Tàu Sirius của công ty Hải quân động cơ hơi nước Anh – Hoa kì chỉ mất 18 ngày đi từ Cork/Queenstown đến Sandy Hook/New York, nó đạt tốc độ trung bình là 8.03 hải lí.Có một sự kiện đã xảy ra vào tháng 4 năm 1838. Tàu Great Western của công ty tàu hơi nước Great Western rời Avonmouth 4 ngày sau đó, và đã đến New York chỉ chậm hơn tàu Sirius có 1 ngày. Chuyến hành trình có nó chỉ mất khoảng 15 ngày, tốc độ trung bình là 8.66 hải lí. Trong thời gian đó, cuộc đua Blue Riband vẫn chưa được phổ biến, nhưng cả hai con tàu sau này vẫn được vinh danh trong lịch sử những chuyến đua Blue Riband như là hai kỉ lục gia đầu tiên. Tàu Great Eastern được chế tạo từ năm 1857 đến 1859, bởi Isambard Kingdom Brunel, cũng là ông chủ sở hữu của Great Western. Nó có chiều dài 689’, xà rầm 85’, đáy khoang dày 30’, động cơ 8300 mã lực, guồng chèo xoay hai chiều, một chân vịt, tốc độ tối đa là 13.4 hải lí. Nó được biết đến là con tàu lớn nhất thời bấy giờ, nhưng nó cũng gặp phải rất nhiều điều rủi ro, không hay. Khi nó được hạ thuỷ, mạn tàu của nó lại bị mắc cạn. Trong chuyến chạy thử nghiệm, 6 người đã bị giết chết trong vụ nổ nồi hơi. Nó có khoang phòng rộng cho 3000 hành khách nhưng có chỉ chở có 43 hành khách trong chuyến vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên. Sau khi đổi chủ, con tàu đã được đại tu kĩ lưỡng và được dùng để vận chuyển dây cáp. Nó không đem lại lợi nhuận nào them, lí do vô cùng đơn giản: Tàu Great Eastern quá lớn so với thời đó. Nó đã bị phá hỏng năm 1888. Tàu động cơ hơi nước trên sông Mississippi bắt đầu năm 1811 với chuyến đi đến New Orleans. Năm 1816, tàu George Washington được chế tạo. Nó được coi là nguyên bản cho hơn 5000 tàu Mississippi chế tạo theo sau này. Chiều dài của nó từ 190’ đến 320’, xà rầm từ 32’ đến 40’, đáy khoang dày khoảng 6’. Thông thường, bánh lái của nó được đặt ở đuôi tàu để bảo vệ tàu khỏi những đồ trôi nổi lung tung. Trên con tem Louisiana, bạn có thể thấy một cấu trúc xây dựng khá chuẩn. Bên phải là tàu Robert E. Lee, bánh lái một bên, nó có thể chạy nhanh hơn những tàu có bánh lái gắn ở đuôi. Ở Mississippi có rất nhiều cuộc đua được tổ chức giữa những tàu hơi nước vào nửa đêm vô cùng gay cấn. Một trong những cuộc đua nổi tiếng nhất diễn ra vào năm 1870 giữa tàu Natchez và tàu Robert E. Lee. Xuất phát từ St. Louis đến New Orleans. Tàu Robert E.Lee đã giành chiến thắng và giành luôn danh hiệu con tàu chạy nhanh nhất trên sông. Trên nền tem , bạn có thể thấy tàu Bonnington với động cơ gắn bên mạn. Nó được chế tạo năm 1911 tại Canada. Con tàu được dùng trong ngành chuyển phát bưu điện trong các vùng hồ Canada, nó phục vụ đến tận năm 1946. Động cơ đuôi tàu sẽ chạy chậm hơn tàu có động cơ gắn bên mạn, nhưng nó lại có tác dụng tiết kiệm hơn. Thêm vào đó tàu có động cơ ở đuôi sẽ bảo vệ tàu tránh khỏi những vật thể trôi nổi trên biển và tránh băng trôi. Vào nửa sau thế kỉ 19, đó là thời đại của những con tàu bánh lái động cơ hơi nước, và nó cũng là thời điểm chấm dứt kỉ nguyên tàu có guồng chèo hơi nước.. Con tàu đầu tiên khơi cuộc chiến giữa các tàu hơi nước là Fulton the First, chế tạo năm 1814. Nó không được sử dụng cho mãi đến khi chiến tranh nổ ra, nó được chế tạo nhưng lại bị chấm dứt khi chưa hoàn thành xong. Các guồng chèo hơi nước không phù hợp với cuộc chiến. Các bánh lái là một sự thay thế hợp lí, các nồi hơi trở thành nhược điểm vì nó rất dễ bị nổ và gây ra hoả hoạn chết người. Tuy nhiên các nhà xây dựng vẫn cố gắng hoàn thành nó. Họ đặt các bánh lái vào giữa hai mạn tàu, và nồi hơi thì đặt xuống so với mực nước. Trên con tem này bạn có thể thấy tàu Banshee bị phong toả trong suốt cuộc nội chiến ở Mĩ từ năm 1860 đến năm 1866. Những con tàu này có trách nhiệm vận chuyển quân trang và đạn dược đến những cảng bị vây hãm. Cuối cùng là hình ảnh một thuyền phà nhỏ, đang vượt sông Congo. |
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hienthuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (16-03-2009), danthy09 (09-05-2013), exploration (19-03-2009), hat_de (15-03-2009), huuhuetran (15-03-2009), jojo11111 (12-05-2009), JT'M (04-05-2009), manh thuong (15-03-2009), Poetry (15-03-2009) |
Công Cụ | |
Hiển Thị Bài | |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? | *VietStamp* | Tiền Xu | 0 | 08-12-2019 00:45 |
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary | Poetry | Việt Nam trên tem Thế giới | 0 | 21-04-2011 12:35 |
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới | Poetry | Chất liệu đặc biệt khác | 0 | 11-03-2011 00:46 |