Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > VẬT PHẨM BƯU CHÍNH > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 26-07-2013, 16:34
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định Chuyện về Măng Đa

Ngày xưa đi học xa nhà anh nào cũng ngóng trông cha mẹ gửi măng đa cho mình. Măng đa hay thư chuyển tiền là từ chữ Mandat tiếng Pháp mà chữ mandat này được định nghĩa như sau

le mandat est un moyen de paiement postal (mandat postal, dont plusieurs variantes existent) ou gouvernemental (mandat sur le Trésor).

Mandat là một phương tiện thanh toán qua bưu chính (chuyển tiền qua bưu điện) hoặc là một phương tiện thanh toán của chính phủ (qua Kho bạc).

Vì trước đó người Việt ta không có bưu điện nên cái trò chuyển tiền qua bưu điện hoàn toàn mới mà từ ngữ tiếng Việt hụt hơi theo chưa kịp nên ta đành gọi nó là măng đa, gửi măng đa, lĩnh măng đa...

Có câu đố là măng nào không mọc từ tre trúc lồ ô, câu trả lời đó chính là măng đa

Vì là vật phẩm bưu điện nên thể nào cũng có người sưu tập (tuy là không nhiều).

Topic này lập ra để tám về măng đa. Mong các bác tham gia cho nó xôm tụ một tí.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 26-07-2013, lúc 16:40
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), HanParis (28-07-2013), hat_de (26-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (26-07-2013), thanhtruc (27-07-2013), ThinhVuongVu (27-07-2013), Tien (26-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #2  
Cũ 26-07-2013, 16:45
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Măng đa và Chí Phèo


Mới nghe tưởng vô lý vì Chí Phèo nghèo mạt lại mồ côi thì ai mà gửi măng đa cho hắn hoặc hắn có tiền đâu mà gửi măng đa...cho Thị Nở

Tuy vậy Nam Cao lại chỉ ra rằng Chí Phèo lại có liên qua mật thiết với măng đa.

Trong chuyện "Chí Phèo" gốc gác của Chí Phèo dần dần được Nam Cao hé lộ một cách khá tinh vi, kín kẽ. Nhớ hôm Chí Phèo ra tù, uống rượu say rồi đến cửa nhà Bá Kiến chửi bới và bị Lý Cường “tặng” một cái tát như trời giáng. Bá Kiến về, nếu bình thường ra thì Chí còn no đòn nữa nhưng đằng này cụ lại rất ngọt nhạt. Khi xốc Chí Phèo lên Bá Kiến bảo: “Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi ... Chỉ tại thằng Lý Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy”.
Thấy chưa? Bá Kiến bảo với Chí rằng “anh với nó còn có họ kia đấy”. Họ đằng nào nhỉ? Rõ ràng Chí là đứa con không cha, không mẹ bị vứt ở lò gạch cũ khi còn đỏ hỏn cơ mà. Sao Chí Phèo lại có họ với Lý Cường? Mà đã có họ với Lý Cường thì cũng là có họ với Bá Kiến. Chẳng hơi hướng gì sao Bá Kiến bỗng dưng thốt ra như thế với một thằng cùng đinh như Chí. Lại còn mổ gà thết đãi cơm rượu, cho tiền Chí nữa chứ. Đâu phải chuyện đùa mà Bá Kiến lại có thể nói chơi! Có phải Nam Cao ngầm nói rằng “thằng chết mẹ” đẻ ra Chí Phèo chính là Bá Kiến chứ ai.

Nhân vật trong tác phẩm “Chí Phèo” vẫn còn nguyên sức sống

Lại nữa, sau khi gián tiếp nhận Chí Phèo có họ với mình thì Bá Kiến còn lo cho Chí có đất, có nhà đàng hoàng. Đoạn này tác phẩm nói lên điều đó: “Mấy hôm sau, cụ Bá bảo Lý Cường cho hắn năm sào vườn ở bãi sông cắm thuế của một người làng hôm nọ. Chí Phèo bỗng thành ra có nhà. Hồi ấy hắn mới đâu hăm bảy hay hăm tám tuổi ...”. Xin hỏi, ngoài cha mẹ ra, trong xã hội này còn ai cho vườn, cho nhà đây. Bá Kiến đâu phải nhà làm từ thiện mà ai cũng dễ dàng cho đất, cho nhà chứ. Nếu không “có họ” thì không có chuyện ấy đâu. Nam Cao lại một lần nữa chấm bút mà rằng “thằng chết mẹ” đẻ ra Chí Phèo là Bá Kiến rồi.

Cứ cho Bá Kiến là cha đẻ của Chí Phèo, vậy người phụ nữ sinh ra Chí là ai? Chẳng nhẽ, lại là con của mấy bà vợ già của cụ Bá. Không, cụ bá nổi tiếng là cái tính hám của lạ và trong cái làng Vũ Đại ấy chỉ có vợ của Binh Chức mới lọt vào “mắt xanh” của cụ. Binh Chức là thằng cù lần, hiền như cục đất vì bức quá mới bỏ đi lính. Trong khi đó “vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao, lại hồng hồng đôi má…”. Cũng bởi vắng chồng nên vợ Binh Chức nghiễm nhiên trở thành con nhà thổ không phải trả tiền. Từ ông phó vào, anh trương tuần đến, anh hàng xóm sang, đến thằng hương điền đầu hai thứ tóc cũng gạ gẫm. Nhưng xét cho cùng thì những tay râu ria ấy chỉ “hưởng xái” của Bá Kiến mà thôi.

Bá Kiến “không nỡ bỏ hoài cái không dưng được trời cho” khi đã có ba bà vợ. Không những được “của trời cho” lại còn được lợi. Bởi những lần chị Binh đi lĩnh lương hay lĩnh măng đa của chồng phải mượn ông Lý đi nhận thực. Như thế đủ thấy so với Bá Kiến thì ông phó hay trương tuần không phải là đối thủ. Và, có thể lắm chứ trong những lần đi lĩnh lương “ngồi chung xe, ở lại tỉnh” thì mới có Chí Phèo. Sợ chuyện đến tai thiên hạ nên vợ Binh Chức nổi tiếng lẳng lơ đã giấu giếm sinh con rồi bỏ ra lò gạch cũ.

Theo http://m.congly.com.vn/van-hoa/nhan-...heo-16518.html

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 26-07-2013, lúc 17:12
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), hat_de (26-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (26-07-2013), thanhtruc (27-07-2013), ThinhVuongVu (27-07-2013), Tien (26-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #3  
Cũ 26-07-2013, 17:15
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Tình cờ xem trên mạng có hai cái măng đa hay hay vì đây là một vật chứng lịch sử. Có bác nào biết vụ này không?



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), HanParis (27-07-2013), hat_de (26-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (26-07-2013), thanhtruc (27-07-2013), ThinhVuongVu (27-07-2013), Tien (26-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #4  
Cũ 27-07-2013, 18:29
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Hai măng đa trên có những điểm chung sau:
1-Được gửi cùng ngày 5-10-1950 từ bưu điện Chợ Lớn-Bình Tây
2-Tiền gửi từ Chợ Lớn đi Mạc xây với giá trị tối đa bưu điện Đông Dương cho phép mỗi lần gửi là 5000 Fr Pháp tương đương với 294.12 đồng bạc Đông Dương con số gói (con số nằm ở góc dưới phải). Tính ra tỷ giá là 17 đồng phràng Pháp ăn một đồng bạc Đông Dương.
3-Chi phí gửi cho mỗi 5000 Fr. là 1 đồng 8 cắc bạc Đông Dương.
4-Người gửi là hai ông An nam mít cho người nhận là 2 bà đầm tên Jeanne nào đó ở Mạc xây.

Lạ lùng chưa, cứ tưởng Tây giàu hơn ta đúng ra Tây phải gửi tiền cho ta mà ở đây ta lại phải gửi một số tiền không nhỏ cho Tây.

Tuy gửi cùng một ngày nhưng nhìn hai con số 312/466 và 666/477 của hai măng đa mới thấy dân ta thời đó quá...giàu, chen nhau đi gửi măng đa, bưu điện chắc làm việc vất vả lắm.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 27-07-2013, lúc 21:45
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), HanParis (27-07-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (28-07-2013), thanhtruc (27-07-2013), Tien (27-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #5  
Cũ 27-07-2013, 19:40
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Tình cờ xem trên mạng có hai cái măng đa hay hay vì đây là một vật chứng lịch sử. Có bác nào biết vụ này không?



Măng Đa này đẹp mà trên ebay bán rẽ rề hà! Trong khi chờ đợi có bác nào giải thích ý nghĩa của Mandat này, xin nhắc lại là vào năm 1950, mãi cho đến năm 1960, Pháp vẫn xài tiền cũ và khi đổi tiền 100 quan cũ ăn 1 quan mới, và đối với nhiều người già xứ Lăng Sa, họ vẫn quen xài tiền cũ (cuối thiên niên kỷ trước). Tới khi Pháp chuyển sang đồng € (2001), 1 ơ ăn 6.67 FF thì họ bị bệnh Alzeimer nên không còn nhớ gì cả!

Hàn cũng tình cờ tìm được măng đa này được gửi từ SaiGon nhưng vào lúc Anh Pháp vừa khai chiến Đức Quốc Xã năm 1939. Khi ấy Đức chưa chiếm tỉnh Bordeaux mà một người Pháp đã lo lắng thân nhân nơi Mẫu Quốc rùi. Mà 2000 quan khi ấy chắc lớn lắm. Nhưng đối với Công Tử Bạc Liêu thì bao nhiêu đó chỉ đủ tiêu 1 đêm thui, đúng hôn?


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 27-07-2013, lúc 19:52
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (28-07-2013), thanhtruc (27-07-2013), VAPUTIN (27-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #6  
Cũ 27-07-2013, 21:38
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định



Lạ chưa trên ebay cũng vừa rao bán một mandat cũng có nhiều điểm giống 2 mandat trên
1-Được gửi cùng ngày 5-10-1950 từ bưu điện Chợ Lớn-Bình Tây
2-Tiền gửi từ Chợ Lớn đi Albi với giá trị tối đa bưu điện Đông Dương cho phép mỗi lần gửi là 5000 Fr Pháp tương đương với 294.12 đồng bạc Đông Dương con số gói (con số nằm ở góc dưới phải). Tính ra tỷ giá là 17 đồng phràng Pháp ăn một đồng bạc Đông Dương.
3-Chi phí gửi cho mỗi 5000 Fr. là 1 đồng 8 cắc bạc Đông Dương.
4-Người gửi là một ông An nam mít cho người nhận là 1 bà đầm nào đó ở Albi Pháp.

Va tui nhớ là Chợ Lớn đâu có đường Ohier. Đường Ohier nằm tuốt ngoài Sài gòn nay là Tôn Thất Hiệp. Không lẽ Mơ xừ Nguyễn Văn Tuyết này có vợ bé trong Chợ Lớn nên thay vì gữi măng đa ngoài bưu điện Sài gòn lại lặn lội tuốt vô Chợ Lớn kiểu như thơ Nguyễn Bính "đường gần tui cũng đi vòng cho xa
lối này lắm bưởi nhiều hoa" chăng?

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 27-07-2013, lúc 23:11
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), HanParis (27-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (28-07-2013), thanhtruc (27-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #7  
Cũ 27-07-2013, 23:17
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Chưa hết Va tui mới phát hiện măng đa thứ 4





1-Được gửi cùng ngày 5-10-1950 từ bưu điện Chợ Lớn-Bình Tây
2-Tiền gửi từ Chợ Lớn đi Mạc xây với giá trị tối đa bưu điện Đông Dương cho phép mỗi lần gửi là 5000 Fr Pháp tương đương với 294.12 đồng bạc Đông Dương con số gói (con số nằm ở góc dưới phải). Tính ra tỷ giá là 17 đồng phràng Pháp ăn một đồng bạc Đông Dương.
3-Chi phí gửi cho mỗi 5000 Fr. là 1 đồng 8 cắc bạc Đông Dương.
4-Người gửi là một ông An nam mít cho người nhận là 1 bà đầm nào đó ở Mạc xây.

Va kiểm tra thấy 294.12 đồng bạc ĐD vào năm 1950 tương đương chỉ khoảng 20 ngày công trung bình ở Sài gòn-Chợ Lớn, mua được hơn tạ gạo.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 00:57
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (28-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #8  
Cũ 28-07-2013, 01:11
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Tại sao người ta lại kéo nhau đi gửi tiền sang Pháp?

Ấy là do vào ngày 25-12-1945 chính phủ Pháp tự ý diều chỉnh tỷ giá từ 10 quan Pháp ăn một đồng bạc ĐD lên 17 quan ăn một đồng. Đây là chính sách nhằm khuyến khích người Pháp tăng cường đầu tư vào Đông Dương vốn kiệt quệ sau WW2.

Thế nhưng đây là một món quà bất ngờ cho người dân Đông Dương. Đồng bạc vốn oặt quẹo sau chiến tranh có sức mua thực tế khoảng 8 quan Pháp thì nay lại được định giá cao gấp đôi giá trị thực của nó. Từ việc định giá ưu đãi như thế đã tạo nên một cơn sốt: buôn bạc Đông Dương sang Pháp

Trong quyển Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương nhà văn Pierre Quatreponit viết về vụ này như sau:

"Chính phủ do tướng de Gaulle điều khiển kết thúc năm 1945 bằng một biện pháp tài chính tồi tệ: đó là sự định giá lại đồng bạc Đông Dương.
Từ năm 1930, tỉ giả đồng tiền vàng ở Pháp không còn nữa. Tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên quan đến đồng phrăng của Pháp, được quy định là 10 phrăng. Nhưng đến 25-12 xảy ra một vụ mất giá đồng phrăng. Lập tức, một nghị định của Bộ Tài chính đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 phrăng. Ông Pierre Messmer viết: “Những lí do về tâm lí nhiều hơn là về kĩ thuật, quyết định của Bộ Tài chính không thuyết phục được tôi”. Hình như người ta áp dụng biện pháp trên với mục đích làm tăng những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương. René Pleven và Georges Bidault, là những người sùng bài de Gaulle từ đầu, là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, không bao giờ giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng. Trái lại, Pleven, khi lên làm thủ thướng (11-1951), ông cho xếp hàng lời đề nghị giải thích với Vicent Auriol, lúc ấy là tổng thống Pháp. Ông Messmer viết tiếp: “Không có một ai giải thích được cho việc định giá lại đồng bạc Đông Dương, mà sau đây là sự dẫn chứng tức thời: Trên thị trường tự do Hongkong, trị giá đồng bạc Đông Dương tụt thấp hơn 10 phrăng so với trước. “Nói một cách khác sẽ có một việc hấp dẫn là: Lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp, (trị giá 6 đến 8 phrăng hàng hoá) đem qua Pháp đổi lấy 17 phrăng ở mẫu quốc. Cách tính toán này áp dụng cho cả với đồng đôla. Một đô la trị giá 350 phrăng ở Paris và 50 đồng ở Sài gòn. Nếu bán ở Sài gòn 1 đồng mua ở Paris, thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 phrăng! Bài toán sẽ là: gửi tiền Đông Dương qua Pháp, đưa đôla và vàng về Đông Dương. Trong hoạt động này, sức tưởng tượng của mấy anh chàng nghèo cũng như bọn con phe thì vô cùng tận. Những món lãi như vậy giúp cho việc trả công cho một số trung gian trong ấy có Việt Minh. Công việc chỉ là một cách kiếm tiền với ít rủi ro nhất. Jacques Despuech diễn tả rất rõ những hoạt động này: Sự chuyển đổi đồng bạc Đông Dương trở nên rất giản đơn. Mọi người Đông Dương không phân biệt chủng tộc, với việc mua một vé trị giá 10 đồng, được phép chuyển một số tiền là 5.000 phrăng. Trước những cửa thu đổi tiền của bưu điện, những hàng người nối đuôi nhau vô tận, nói lên sự kém hiệu quả của một điều lệnh được ban hành. Tuy vậy cũng có những con người khờ dại hoặc lơ đễnh đến ngày về không có một xu dính túi… Có người tốt bụng nói: “Người ta không có quyền từ chối việc chuyển tiền, ông có thể có 1 triệu đồng. Nếu người ta cho phép ông, tôi sẽ cho ông 15%”. Anh điên này không làm sai. Dưới con mắt của luật pháp, anh này làm đúng vì lẽ M. Pignon - Cao uỷ năm 1948, tuyên bố sau một sự việc xảy ra với một nhân vật chính trị: “Theo luật pháp thì không có gì phạm tội trong việc chuyển tiền Đông Dương”. Không có một luật pháp nào lên án dưới bất cứ hình thức nào việc chuyển đổi đồng bạc Đông Dương sang tiền phrăng của chính quốc.

Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Trong khi ấy, cách làm ăn trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh, họ lợi dụng để mua vũ khí. Kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau.

Vòng quay của đồng bạc Đông Dương của bọn nhà giàu dựa trên những số tiền lớn, đòi hỏi nhiều khôn khéo. Đồng đôla không bao giờ vào Đông Dương. Tất cả chuyển đổi qua đường ngân hàng. Jacques Despuech tiếp tục nói: “Bọn nhà giàu không dại gì mà để cho người ta túm được chúng nó”. Một chuyên gia về tài chính đặt câu hỏi: Liệu việc đặt đồng bạc Đông Dương trị giá lên 17 phrăng là một việc làm cố ý để làm giàu cho một số tập đoàn. Chỉ cần đặt ở Paris một xí nghiệp để xuất nhập khẩu có chi nhánh ở Sài gòn. Từ nước Pháp gửi đến những háo đơn ghi sẵn để chứng minh cho một yêu cầu chuyển đổi. Tất nhiên, số lượng và giá cả hợp lí. Một khi sự chuyển đổi được Ngân hàng hối đoái Đông Dương chấp nhận, đồng bạc chuyển thành đồng phrăng. Việc hàng hoá đến Sài gòn không có gì là quan trọng; có khi chỉ là máy công cụ vứt đi. Đồng phrăng chuyển vào tài khoản đánh số ở Thuỵ Sĩ, chuyển thành đôla, chuyển tiếp qua một tài khoản ở Hongkong. Sau một vụ chuyển đổi thành đồng bạc Đông Dương, đồng bạc lại quay về Đông Dương. Việc quay vòng trên mất hai tháng và vòng quay lại tiếp tục.

Khi mà vàng hay đồng đôla, sự nguy hiểm lại càng lớn. Jacques Despuech kể: Đây là trường hợp của cô Bollaert, quen việc đi lại trên những chuyến đi Hongkong - Sài gòn. Một hòm, một viên hải quan trẻ yêu cầu cô mở xem vali. Sự gây tai tiếng bị dập tắt bởi ông bố cô là Cao uỷ. Và sau đấy chú hải quan trẻ bị điều đi nơi khác vì lí do sức khỏe. Trong một danh sách dài, xuất hiện cả tên của hai nghị sĩ Paul Giaccobi, Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Adré Diethelm - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Đức vua Bảo Đại cũng không vắng mặt trong danh sách đó."

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 01:43
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), nam_hoa1 (28-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (28-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #9  
Cũ 28-07-2013, 12:38
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Như vậy chỉ cần ra bưu điện Chợ Lớn gửi 5000 Fr Pháp tương đương với 294.12 đồng bạc Đông Dương sang Pháp mua được 14.3 đô la Mỹ gửi về lại Chợ Lớn thì đổi ra được 715 đồng bạc Đông Dương. Lãi thô hơn gấp đôi số tiền ban đầu dư sức trang trãi cho các chi phí.

Theo Pierre Quatreponit thì người ta trả công cho người gửi tiền là 15% thì mỗi lần đi sắp hàng gửi tiền thì người được thuê được trả khoảng 45 đồng bạc tương đương ba ngày công trung bình hay gần 20 kg gạo. Ờ cũng không đến nỗi tệ nhỉ.

Việc xuất hiện 4 măng đa trên không phải là chuyện tình cờ hay ngẫu nhiên gì cả mà ta có thể nghĩ rằng bốn măng đa này cùng chung một chủ tuy 4 người gửi và 4 người nhận khác nhau. Tất cả bọn họ dều được một ông chủ nào đó thuê mướn.

Người đang bán những măng đa này trên mạng có thể còn có nhiều măng đa tương tự nhưng họ vội gì mà chào bán một lúc nhỉ.

Một măng đát 5000 Fr được gửi từ Hà nội vào ngày 3-8-1950. Phí cũng đồng hạng 1 đồng 8 cắc .





Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 17:05
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), HanParis (28-07-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Nguoitimduong (28-07-2013), Poetry (06-08-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
  #10  
Cũ 28-07-2013, 15:59
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định








Một măng đa 100 Fr. năm 1932


Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 28-07-2013, lúc 17:07
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (10-11-2013), exploration (31-07-2013), HanParis (28-07-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Poetry (28-07-2013), vu.huy65 (29-07-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
[Lựa tem luyện chuyện] Chuyện in tem tinh khắc *VietStamp* Làm quen với Tem 0 21-07-2019 00:52
Cá măng rổ Dat_stamp Thông tin lượm lặt về BVĐVHD 0 26-07-2012 22:20
hát tặng mọi người 1 bài....Câu chuyện tình tôi. :) archihao Tác phẩm của Bạn 3 10-05-2011 13:49
bàn vìa chuyện ĂN hat_de Vui ^_^ Vui 1 09-01-2009 20:03
Chuyện lạ chưa Ốc_hp Café VietStamp 9 31-12-2008 18:44



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.