PDA

View Full Version : Tem ĐÔNG DƯƠNG in đè (1945 - 1946)


Nguoitimduong
05-10-2007, 21:52
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công.
Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trang trọng đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mang lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên mới cho tem Bưu chính Việt Nam.
Những ngày đầu của Cách mạng thắng lợi, do những điều kiện kinh tế và in ấn của ta hết sức khó khăn, chưa có điều kiện phát hành tem mới. Nếu lấy tem chế độ cũ để sử dụng thì không phù hợp về nghiệp vụ, không đúng về mặt chính trị. Ngành Bưu điện Việt Nam đã trình Chính phủ cho phép in đè tiêu đề: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) lên tem ĐÔNG DƯƠNG của chế độ thực dân Pháp để sử dụng tạm thời. Một số mẫu in đè thêm tiêu đề ''Cứuđói'', ''Dân sinh'', ''Quốc phong', ''Binh sĩ bị nạn''... thể hiện những nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng và nhà nước ta. Trên các mẫu tem đó đều có phụ thu cứu quốc gây quỹ cho cáctổ chức xã hội hoạt động vì những mục đích trên.
Tổng cộng ta sử dụng 53 mẫu tem ĐÔNG Dương củaPháp phát hành từ 1941 đến 1944 in đè với 13 loại tiêu đề khác nhau, để làm thành 57 mẫu tem tạm thời của Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, theo các Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc Nghị địnhcủa Bộ trưởng Giao thông Công chính.

Có 13 loại tiêu đề trên 57 mẫu tem in đè như sau:

- Tiêu đề 1: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (10 mẫu)


396397

398399400

401402403404405


- Tiêu đề 2: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Bưu chính (19 mẫu)

406407408

409410411

412413414415

416417418

419420421

422423424



- Tiêu đề 3: Việt Nam - Độc lập, Tự do, Hạnh phúc - Bưu chính (09 mẫu)

425426427

428429

430431432433


- Tiêu đề 4: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập,Tự do, Hạnh phúc (02 mẫu)

434435


- Tiêu đề 5: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Độc lập,Tự do, Hạnh phúc-bưu chính (01 mẫu)

436

- Tiêu đề 6: Chỉ in giá mới, tiền Việt Nam lên tem(05 mẫu)

437438

439440441


- Tiêu đề 7: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Cứu đói(02 mẫu)

442443


- Tiêu đề 8: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Dân sinh(02 mẫu)

444445


- Tiêu đề 9: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Quốc phòng (02 mẫu)

446447

- Tiêu đề 10: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Binh sĩ bị nạn (02 mẫu)

448449


- Tiêu đề 11: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Bảo An(01 mẫu)


450


- Tiêu đề 12: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chốngnạn mù chữ (01 mẫu)


451


- Tiêu đề 13: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Đời sốngmới (01 mẫu)

452



Những mẫu tem tạm thời (57 mẫu) được phát hành từ 02/9/1945 và sử dụng qua năm 1946 và rải rác một vài năm sau chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. ở miền Nam do quân đội Anh tiếp tay cho thực dân Pháp chống phá cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mới thắng lợi vừa được 01 tháng, gây hấn vũ trang xâm lược, chiến sự đã xảyra từ ngày 23/9/1945 nên những mẫu tem thư đó không cóđiều kiện lưu hành và sử dụng.
Những mẫu tem này tuy không phải do Nha Bưu chính Việt Nam hồi đó in ra, nhưng được phát hành theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ và Nghị định của Bộ trưởng Giao thông Công chính và mang quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do vậy nó cũng chính là những mẫu tem đầu tiên của Bưu chính cách mạng Việt Nam -còn gọi là tem tạm thời.

Lu Tich Nguyen
18-01-2008, 06:02
Nếu phân biệt cho chi tiết hơn, thì mẫu Alexandre de Rhodes màu mâu phải có răng cưa lớn và răng cưa nhỏ. Con Cấy lúa, khoảng cách của 2 chử "V" và "N" có cách xa 18 ly và 20 ly, trong nguyên trang 50 tem, hàng dọc 10 tem, khoảng cách 18 ly và 20 ly đều có, hàng dọc thứ 2 và 4 toàn là 18 ly,
còn hang dọc thứ 3 và 5 toàn là 20 ly. Cập Cấy lúa dưới đây, con tem bên trái là 20 ly, con bên phải là 18 ly. Rất dễ thấy.

8045

hotstamp
16-07-2008, 12:08
cho minh hoi. Neu nhung bo tem khong co in de len chu Vietnam Dan Chu Cong Hoa thi co gia tri hay ko ???

cam on

vnmission
07-08-2008, 20:31
Con Cấy lúa, khoảng cách của 2 chử "V" và "N" có cách xa 18 ly và 20 ly, trong nguyên trang 50 tem, hàng dọc 10 tem, khoảng cách 18 ly và 20 ly đều có, hàng dọc thứ 2 và 4 toàn là 18 ly, còn hang dọc thứ 3 và 5 toàn là 20 ly.


Bác Trâu già đúng là cái gì cũng biết! Bác cho cháu hỏi, giá trị của hai con này có khác nhau không? Hàng dọc 1, 3 và 5 là 20 li, hàng dọc 2, 4 là 18 li, như vậy theo thông tin của bác, không thể có cặp tem ngang mà cả 2 con đều 18 hoặc 20 li?

Cảm ơn bác nhiều!

Xin chia sẻ với các bạn một con tem cấy lúa đã qua sử dụng, tiếc là dấu mờ, rất khó đọc:

9831

Lu Tich Nguyen
08-08-2008, 09:56
Có đó bạn, Tg còn có 1 block 18 tem, từ trên đếm xuống, hàng ngang thứ 4 và 6, 2 tem bên trái đều là cách xa 18 ly, vì hàng dọc thứ 2 là 18 ly, nên không bao giờ có cập ngang là 20 ly vậy.

9836

vnmission
08-08-2008, 16:49
Cảm ơn bác Trâu nhiều ạ! Như vậy có lẽ chỉ có cặp tem (hoặc block 4) có 2 con 18 li liền nhau là có thể đắt hơn bình thường.

Để minh họa thêm cho giải thích của bác Trâu, mời các bạn xem mẫu block 4 hai hàng bên phải (mẫu này phía sau có chữ ký của Calves):

9857

hoangtrang
24-08-2008, 10:15
các bác và các anh chị thân mến!
cháu xin kể câu chuyện CON TEM CẤY LÚA vì sao có giá cao nhất trong dòng tem indochine in dè VNDCCH(đây là theo lời ông ĐÀM TRUNG THIỆN kể lại)
Năm 1946,tình hình hà nội lúc đó rất lộn xộn.Để lấy tiền cho kháng chiến,bưu điện hanoi quyêt định bán rẻ một số lớn tem indochine in đè VNDCCH.Là 1 nhà kinh doanh tem,Ô THIỆN thấy đây là 1 cơ hội,nên quyết định mua toàn bộ số tem cấy lúa in đè VNDCCH có ở bưu điẹn hanoi (hình như khoảng vài bao tải gì đó).Ông T. đã bán tất cả tài sản để thực hiện vụ kinh doanh này và khi thấy ông THIỆN mua như vậy,một người khác cũng mua 500 tờ,và ...
khi mang đi tản cư,ông THIỆN để số tem đó ở nơi tản cư gửi nhờ một người bà con,và trong 1 đợt quân PHÁP nhảy dù xuống đánh chiếm vùng đó.Toàn bộ số tem(theo lời người bà con ông THIỆN) bị đốt cháy hết!Đúng là mưu sự tại nhân,thành sự tại thiên
Có một điều là HT nhớ là năm 1971 ông THIỆN có mua lại được 1 tờ tem cấy lúa đó có chữ ký của ông ở bên lề,chứng tỏ số tem đó không cháy hết!
Qua câu chuyên trên HT muốn gửi đến diễn đàn một kinh nghiệm rằng:Tem không thể tích lũy như vậy được và sưu tầm tem nhiều khi phải có cơ duyên mới đến được những vật phẩm mà mình hằng ao ước,và không thể để tem cẩu thả như vậy được!(đó chính là lời khuyên của ô THIỆN với HT)

hat_de
24-08-2008, 10:30
các bác và các anh chị thân mến!
cháu xin kể câu chuyện CON TEM CẤY LÚA vì sao có giá cao nhất trong dòng tem indochine in dè VNDCCH(đây là theo lời ông ĐÀM TRUNG THIỆN kể lại).....
Qua câu chuyên trên HT muốn gửi đến diễn đàn một kinh nghiệm rằng:Tem không thể tích lũy như vậy được và sưu tầm tem nhiều khi phải có cơ duyên mới đến được những vật phẩm mà mình hằng ao ước,và không thể để tem cẩu thả như vậy được!(đó chính là lời khuyên của ô THIỆN với HT)

câu chuyện của anh HT thật thú vị
trên mạng giờ am hiểu về những món xưa như vậy chỉ có những bậc đa đề như bác Bk, bác Khải, bác gà, bác nai .... hoặc những người đã từng trực tiếp gặp và trò chuyện với các cụ như cụ Thiện
hy vọng những kiến thức mà các bác có sẽ dần giới thiệu trên mạng kẻo sau này thất truyền mất
bác K có kể trong http://thichduthu.viet-numis.com 1 số chuyện về tem xưa khi nào rảnh mời các bác cùng tìm xem.

Chúc các bác mạnh khỏe và thi thoảng kể 1 câu chuyện tem "thâm cung bí sử" cho hậu thế mở mang :D

Alex_iv
28-07-2009, 21:10
Cảm ơn bác Trâu nhiều ạ! Như vậy có lẽ chỉ có cặp tem (hoặc block 4) có 2 con 18 li liền nhau là có thể đắt hơn bình thường.

Để minh họa thêm cho giải thích của bác Trâu, mời các bạn xem mẫu block 4 hai hàng bên phải (mẫu này phía sau có chữ ký của Calves):

9857

Hi!
can i ask - is anyone can sell me pair of 18mm + 20mm overprints by reasonable price? So far i miss only these stamps of Viet Minh :)

hat_de
06-06-2010, 11:38
Sáng nay HP trời cao nắng đẹp, chắc trong SG và ngoài HN cũng thế, chợ tem 2 đầu có lẽ cũng nhộn nhịp.

Sau khi khẩn trương giải quyết 1 số việc tem

- diễn dải món này (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=104347#post104347) <===

- hồi âm món: này (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=104348#post104348) <===

và bóc cụm lịch đây (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=104349#post104349) <===

tiện có bài của anh Kẻ làm mục này trồi lên vào chia sẻ thêm đôi điều tâm sự.

Dòng chảy lịch sử bưu chính của 1 dân tộc luôn gắn liền và hòa quyện với lịch sử của dân tộc đó, cụ thể của chúng ta là lịch sử đấu tranh.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công vào ngày 19.8

95255

nước VNDCCH đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh vào L-) ngày 2.9.1945

95256

từ bấy trở đi Quốc hiệu VN đã tự hào và "chính thức" có trên tem bưu chính

95264

(trang 17 đã up sáng qua, kia L-) 18 & 19)

con tem như tấm danh thiếp của 1 quốc gia, và dân tộc ta đã tự hào khẳng định được nó

tuy nhiên phải 1 năm sau chúng ta mới có 1 dòng tem thuần Việt, dánh dấu bởi

95258

đó là 1 mốc son đáng nhớ

95259

mốc son ấy được ghi nhận bằng nhiều hình thức khác nhau
và dễ thấy ở các cuộc TL tem BC lớn hay quầy tem
ví như lối vào cửa hàng tem 14 THĐ - HN

95265

và dấu ấn của bộ tem đó trong dòng chảy bưu chính VN là ko thể phủ nhận

95257

Bằng sắc lệnh của Chủ tịch HCM, nó đã ra đời & xác lập 1 mốc son đặc biệt trong lịch sử bưu chính VN
mốc son lịch sử ấy bắt đầu từ dịp kỉ niệm lần thứ nhất CMT8 & QK và được phát hành vào QK.02.09.1946
từ mốc đó trở về trước QH VN trên tem BC cũng được "chính thức" ra đời bằng các Sắc lệnh của CT HCM

95261

1 số mẫu tem đầu có lẽ do ngàng chưa xác minh chính xác được sắc lệnh hoặc văn bản
nên trong danh mục ko ghi, tuy nhiên các bộ về sau đều đầy đủ

95262

việc in đề thế nào, in cái gì, số lượng bao nhiêu
hẳn ko tự nhiên có mà phải theo các quyết định cụ thể
điều ấy hẳn các Sắc Lệnh do Chủ tịch HCM ký

95263

Chuyện lịch sử bưu chính VN từ giai đoạn sau CMT8 & 2-9 là vậy.

53 mẫu tem Đông Dương được in đè, 1 số mẫu được in đè vào thời điểm khác nhau, căn cứ theo các sắc lệnh khác nhau của CT HCM và khẩu hiệu trên đó khác nhau đã hình thành 57 mẫu tem "tạm thời"

Chữ "tạm thời" ở đây hiểu là sử dụng tạm thời trong giai đoạn chưa tự chủ hoàn toàn. Còn nó có đựơc phát hành "chính thức" hay ko... phát hành 1 cách tuỳ tiện vô tội vạ hay căn cứ theo các quy định pháp luật thì chúng ta đã thấy rõ. Có thể nói rằng ... nhờ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Quốc Hiệu Việt Nam đã chính thức & đàng hoàng xuất hiện trên tem bưu chính theo ĐÚNG nghĩa của từ này.

Tuy nhiên để phân biệt nó với dòng tem BC VN thuần Việt sau này, danh mục đã sử dụng các thuật ngữ như trên.

Vấn đề tem tủng và chính tả chính tiếc nói 1 cách nghiêm túc L-) nà như dị :D

trở lại khái niệm bộ:

Bộ tem (Stamp set - Séries de timbres) ở đây được hiểu đúng theo thuật ngữ tem bưu chính là: tập hợp các mẫu tem có liên quan đến nhau, có cùng chủ đề, mục đích phát hành, phần lớn có giá mặt khác nhau.
[/B]

Phải chăng các "tập hợp" tem Đông Dương in đè trên ko thuộc 1 chủ đề, ko thuộc 1 mục đích phát hành.

Định nghĩa được trích dẫn trên kia là chuẩn, và 57 mẫu tem in đè kia hoàn toàn có thể xếp thành từ bộ với mã số từ 01 tới 13 theo nội dung in đè trên đó, và cách tổng hợp của danh mục cũng theo tiêu chí này.

Nếu cần thiết phải quy thành bộ với MS thì ko có gì phức tạp, tất cả đều hết sức tường minh, rõ ràng. Tuy nhiên để hình thành 1 ranh giới rõ nét trong dòng chảy tem bưu chính mang quốc hiệu VN, 1 bên là tem Đông Dương in đè, 1 bên là tem thuần Việt, chúng ta đã tạm thời sử dụng danh mục trên.

Có thể nói
- vấn đề 1: chính thức hay ko chính thức (ra đời tự do hay căn cứ theo sắc lệnh của Hồ chủ tịch)
- vấn đề 2: có xứng là bộ hay ko là bộ (cùng 1 nội dung thống hay hay hỗn độn, ko thể tách thành các nhóm)

tất cả đã được phân tích rõ, bằng cái nhìn khách quan nhất từ nhà sưu tập hạt

L-) mỗi nhà sưu tầm, tổ chứ nghiên cứu có cái nhìn riêng.

và Danh mục tem cũng vậy.

2 vấn đề trên đã rõ, còn vấn đề thứ 3 nói nốt trong buổi sáng đẹp trời này, đó là về Danh Mục.

Danh mục tem BC VN mà chúng ta đang sử dụng là danh mục bổ sung, nâng cấp. Trước đó có ít nhất 2 cuốn Danh mục chính thức được phát hành. Ngoài việc bổ sung tem theo diễn biến tự nhiên thì 1 trong những lý do để danh mục mới ra đời và sự cải tổ và hệ thống lại nội dung của nó. Việc cải tổ hệ thống ấy căn cứ trên quan điểm nhìn nhận vấn đề và các tư liệu lịch sử mới bổ xugn được.

Ví dư tìm ra sắc lệnh x, sắc lệnh y...<=== bổ sung thông tin
còn cách nhìn nhận vấn đề dẫn tới việc phân định ranh giới theo các giai đoạn.

Danh mục đang sử dụng là ấn bản ít nhất là thứ 3
(vì trước đó gk đã dùng cuốn xanh lá cây in đen trắng và cuốn danh da trời in màu, còn trước đó có thêm hay ko chưa rõ lắm)
Danh mục tem cũng có lịch sử tiến hoá của nó, sau này chắc chắn sẽ có lần 4... lần 5 ...

Nó liên tục được hoàn thịên, bổ xung và chỉnh sửa....cách đánh má đã từng thay đổi, và nó có thể thay đổi nữa cũng ko biết chừng, tuy nhiên gk nghĩ ko nên, vì như thế sẽ rối. Cứ để bộ 01 là bộ trên là được rồi. Hệ thống tem in đè nếu cần đánh mã thì chọn 1 cách phù hợp. 1 danh mục tem mà trong đó các tem cùng nhóm ko thành bộ, ko được định danh bằng mã như các danh mục mang quốc tế khác thì kể cũng ... chậc.

Thôi ... diễn giải như vậy là hiểu, vấn đề lớn, vấn đề nhỏ cũng được đưa ra 1 sức khách quan nhất và rõ ràng nhất. Tranh luận thì cũng đã từng từ lâu, sáng nay trờ đẹp chia sẻ với bạn tem xa gần tâm sự trên.

Chúc bạn gần xa cuối tuần vui vẻ, hy vọng tâm sự trên giúphiểu thêm về dòng chảy bưu chính nước nhà, hiểu thêm môi trường bưu chính với đầy đủ các thành tốt của nó & hiểu thêm về con người sưu tập ;).

Xin tạm biệt ... nghỉ ngơi ... chiều đi VT :D

ke vo danh
07-06-2010, 16:19
Cám ơn hatde về thông tin, rất pro và rất chi tiết! Không hổ danh là dân chơi...tem xứ cảng =D> :D :P !!!

hat_de
07-06-2010, 16:28
Cám ơn hatde về thông tin, rất pro và rất chi tiết! Không hổ danh là dân chơi...tem xứ cảng =D> :D :P !!!

- a ơi em cũng có biết gì đâu, thấy sao nói vậy thôi ạ, mục này trôi đi rồi a lại làm nổi lên ko cần thiết

nhưng vì a làm nó nổi lên xin nói thêm xíu

- câu hỏi 1 sẽ là 1 câu hỏi hay nếu "trọng tâm" là nâng cao ý thức về "quốc hiệu" còn nếu chỉ lưu ý cho bạn tem khái niệm "bộ tem" e ... "khiêm tốn" quá

vấn đề này bàn lại sau nếu có thêm nhân tố mới, chiều nay rảnh nghiên cứu tem về Thủ đô ngàn năm tiện em vừa có tổng kết nhỏ

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=104483#post104483

up xong L-) quay ra gặp mục này của anh ... thế thôi anh nhỉ ... cho mục này nghỉ.

kimma
15-07-2010, 19:02
Việc sắp xếp 57 con tem này như thế nào quả không đơn giản. Theo chữ in đè như Cotevina hiện nay là một cách hay, nhưng chưa chắc đã phải hay nhất. Nếu theo thời gian phát hành, con tem cấy lúa hình như phải là cuối cùng (in đè ngay trước 19/12/1946, chưa kịp phát hành thì kháng chiến bùng nổ), nhưng không có cat nào xếp loại như vậy.

Đây là thông tin theo imnaha (http://www.imnahastamps.com/vietminh/reference/fsreference.cfm), tôi chỉ bổ sung cột "VN" theo đánh số của Cotevina:

99727

7 cách đánh số, chả có cách nào giống nhau!

dammanh
17-07-2010, 10:41
Tem đông dương in đè:
Theo ghi chép của cụ già của dammanh(cụ sống thời kỳ đó) thì như sau
1.Mẫu in đè đầu tiên vào đầu cuối 1945(tháng 12/1945) là mẫu tem “thể thao và thanh niên” giá mặt 50 cent? Thực tế giá cước phí gửi một lá thư trong nước lúc đó là 15 cent.
2.Mẫu tiếp theo là mẫu nhà truyền đạo A.De Rhodes 15 cent.
3.Mẫu cuối cùng là mẫu tem cấy lúa 25 cent (lúc đó cước phí gửi 1 lá thư lá 100 cent bằng 4 tem cấy lúa in đè) có nghĩa một thư trong nước phải dán bloc 4 tem cấy lúa in đè.Thực tế chưa kịp bán ra thì kháng chiến bùng nổ 12-1946. Đây là con tem duy nhất in ở PHÁP có tráng keo và cũng là tem Đông dương in đè để lại nhiều huyền thoại nhất.
4.Việc in đè tiếp tục phụ thuộc lượng tem có trong kho còn dư loại nào thì lấy ra in.Cho nên số lượng phát hành có loại nhiều loại ít.

Theo suy nghĩ của dammanh sắp xếp tem in đè cần nhất tem đầu và cuối, tem đó phải phù hợp về cước phí gửi thư,hoàn cảnh lịch sử và tiêu đề in trên tem đó. Vì thế con tem đầu tiên phải là A.De Rhodes 15 cent in tiêu đề VNDCCH và con tem cuối cùng là tem cấy lúa 25 cent in đủ tiêu đề (mặc dù tem rất nhỏ) VNDCCH và chữ BƯU CHÍNH.
Nhân mục này cũng làm sáng tỏ ba vấn đề sau:
-Tem in đè CTO là không có, đó chỉ là sản phẩm tự tạo của ông Lê văn Chinh-nhà sưu tầm tem ở Hà nội năm 1951 di cư vào SG và tem CTO sản xuất từ thời điểm đó.
-Tem in đè có tem in đè giả,nhất là 5 mẫu tem SIHANUC ,đặc biệt là mẫu 1 cent in đè 5 đồng,6 cent in đè 10 đồng và mẫu 25 cent in đè 15 đồng vì mẫu này hiếm,mệnh giá cao và format đơn giản.Đây là sản phẩm lò khâm thiên của ông C.Rất tiếc dammanh không có vật chứng để dễ phân biệt thật giả.
-Tuy cụ già có ghi 58 tem in đè,thực chất cụ tính con tem 30 cent in nhà truyền đạo A.De Rhodes mầu vàng có 2 loại khác nhau về màu.Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì nên xếp là một vì sự khác biệt không rõ lắm,cũng như con tem in đè 15 cent A. De Rhodes có 2 loại giấy in?
Một vài suy nghĩ,có gì sai sót mong các bạn góp ý,xin cám ơn!
-

vnmission
18-07-2010, 18:42
Cảm ơn bác Đàm Mạnh thật nhiều! Tôi đọc lại hai bài của Cụ Đàm Đức Thiện đăng trên Tạp chí Tem số 15 (tháng 11/1995) và nhất là số 31 (tháng 7/1998) mà cứ tiếc hùi hụi - lúc đó Cụ viết rõ: "Bạn đọc có thể trao đổi thêm ý kiến, xin viết thư cho tôi...", có kèm theo địa chỉ và cả số điện thoại. Giá mà lúc đó được gặp và hỏi Cụ thì tuyệt vời biết bao!

Về thời gian phát hành con tem Đông Dương in đè đầu tiên, tháng 11/1995 Cụ Thiện nhớ là "tháng 11/1945" (ông Trần Quang Vĩ, trong một bài trên Tạp chí Tem tháng 3/1996, cũng cho là tháng 11/1945); tới tháng 7/1998 Cụ khẳng định là ngày 5/12/1945, đưa hình con tem "thanh niên và thể thao" 50c.

Được đọc mấy bài viết của Cụ Thiện, thấy thật là sảng khoái. Nếu Cụ không viết ra, nay lại được bác Đàm Mạnh tiếp tục, thì ai mà biết được, cái dòng tem Đông Dương in đè sẽ trôi vào quên lãng! Đặc biệt, qua mấy bài đó mới biết được Chính phủ ta từ 1946 đã "chơi" cho quân Pháp một vố điếng người, khiến họ phải ngậm đắng nuốt cay khi trở về Pháp với đống tem ngày càng xuống giá!

Về con tem đầu tiên (15 chứ không phải 50c), tôi thấy lập luận của bác Đàm Mạnh rất thuyết phục, mong bác tiếp tục phát triển tiếp ý tưởng này. Riêng về tem Cấy lúa 25c, dường như bác đã có thêm thông tin mới sau chuyến về nước vừa rồi? Nếu tôi không nhầm, phải tới cuối năm 1947 cước phí của ta mới tăng lên thành 1 đồng, nếu dán tem Cấy lúa phải 4 tem mới đủ (thời điểm tháng 12/1946, cước phí chỉ khoảng 25 hoặc 30c).

dammanh
19-07-2010, 11:52
Về tem đông dương in đè,theo ghi chép của cụ già và nhớ lại những lúc trao đổi với cụ ,tôi thấy con tem A.De Rhodes 15 cent in đè đầu tiên là có lý vì các lý do sau:
1.Từ tháng 9/1945 đến đầu tháng 12/1945 bưu cục ở Hà nội vẫn bán tem đông dương để gửi thư và chỉ bán con tem A.De Rhodes 15 cent phù hợp với cước phí gửi thư thời điểm đó
2.Chính quyền VNDCCH tuy non trẻ nhưng rất nhạy bén và có nhãn quan về chính trị. Không lý gì đem con tem Thể thao-thanh niên 50 cent phát hành nhân dịp hưởng ứng Thống sứ Bắc Kỳ Ducoroy phát động phong trào thể thao như vô địch bóng đá Đông dương và đua xe đạp xuyên việt để ru ngủ thanh niên ‘’ Vì thể thao quên đi hoạt động cách mạng” để làm con tem phát hành đầu tiên của CP-VNDCCH.
3.Nhà truyền đạo A.De Rhodes , người có công với đất nước VN khi phát minh ra tiếng quốc ngữ và chữ viết quốc ngữ ngày nay ai cũng thấy vai trò quan trọng vô cùng với nước VN chúng ta!
Con tem cấy lúa là con tem cuối cùng in đè vì các lý do sau:
1.Tôi thu thập thông tin thấy rõ cuối năm 1946 giá cước phí 1 lá thư trong nước là 25 cent.Trong dịp về thăm quê có trao đổi với anh ĐÀO ĐỨC LONG,khi đó anh LONG có nói cước phí gửi 1 lá thư thời điểm đó khoảng 25-30 cent. Dammanh nghĩ chính xác cước phí 25 cent và lý do chính lấy con tem cấy lúa 25 cent in đè.
2.Nội dung con tem lành mạnh! Thể hiện VN thuộc vùng lãnh thổ của nền VĂN MINH LÚA NƯỚC và dân tộc VN cần cù lao động.
3.Thông tin cước phí 100 cent lúc đó là dammanh nhớ sai,cám ơn bác Vnmission rất nhiều !
4.Về con tem cấy lúa in đè có thông tin gì mới không? báo với anh Vnmission là có,nhưng dammanh thấy cần thu thập thêm thông tin để đủ tính thuyết phục!
Vài dòng đàm đạo mong các bác và các bạn cho ý kiến,xin cám ơn!

kimma
19-07-2010, 19:18
Không biết có bạn nào tìm hiểu cụ thể cách sắp xếp các con tem trong catalogue chưa, rất mong được các bạn hướng dẫn. Tôi thấy việc xếp thứ tự như vậy tùy thuộc phần lớn vào chủ quan của Ban biên tập. Scott chẳng hạn chỉ coi có nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” sau khi đã có một số nước công nhận ngoại giao, do đó họ xếp các bộ số 1 (HCT 1946) và 2 (HCT 1949, nhưng Scott ghi là 1948) của ta vào cùng loại với tem Đông Dương in đè, coi là loại tem không chính thức.

Tiêu chí nào quan trọng hơn, tùy quan điểm BBT. Scott cho ngày phát hành chỉ là thứ yếu; họ coi tem bưu chính là quan trọng nhất, được xếp trước, các loại tem sự vụ, quân đội, thuế… xếp sau. Đối với tem Đông Dương in đè, Scott chia làm 2 loại chính: in đè nhưng không thay đổi mệnh giá xếp trước (1L1-1L26), có thay đổi mệnh giá xếp sau (1L27-56); riêng các bộ tem HCT số 1 và 2 của ta họ đưa vào cuối (1L57-63). Một số cat khác cũng theo cách sắp xếp này thì phải. Nhưng cụ thể là các tiêu chí nào, thứ tự ưu tiên của từng tiêu chí sẽ quyết định thứ tự của các con tem. Đối với Scott, hình như họ cũng quan tâm đến chữ in đè, tuy tôi không thấy sự nhất quán. Vì sao tem Yersin 1$ được Scott xếp số 1 thực sự còn là một ẩn số!

Yvert thì tôi hoàn toàn không hiểu cách sắp xếp tem Đông Dương in đè của họ. Đúng như bác Đàm Mạnh nhận xét, con tem đầu tiên và cuối cùng của dòng này, họ xếp như Cotevina, có vẻ như muốn theo thứ tự thời gian phát hành. Nhưng thí dụ tem Nam phương in đè 30xu+3đ phát hành theo Sắc lệnh ngày 24/4/1946 được xếp số 37, trong khi tem Nam giao in đè 5đ phát hành theo Sắc lệnh ngày 6/8/1946 lại xếp thứ 19? Tóm lại là cần tìm hiểu thêm rất nhiều.

Đối với người sưu tập truyền thống, có lẽ ngày phát hành là tiêu chí quan trọng nhất, vì nó liên hệ trực tiếp đến nguồn gốc của một con tem. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ tập hợp được đầy đủ thông tin này!

hat_de
19-07-2010, 20:45
Tâm tư của bác kimma và các bác đúng đó ạ

Quan trọng nhất với người chơi truyền thống là vấn đề này

Đối với người sưu tập truyền thống, có lẽ ngày phát hành là tiêu chí quan trọng nhất, vì nó liên hệ trực tiếp đến nguồn gốc của một con tem.

Tuy nhiên ko biết bao giờ kì vọng này trở thành hiện thực.

Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ tập hợp được đầy đủ thông tin này!

Hiện danh mục tem VN 1945-2005 được coi là mới nhất cho việc tra cứu nhưng nó vẫn chưa đạt mức là chúng ta kì vọng.

57 mẫu tem Đông dương in đè có được thống kê nhưng chưa (hoặc có thể nói là ko muốn gọi là bộ) với mã số đàng hoàng.

Có lẽ đây là 1 vấn đề tế nhị liên quan tới chính trị hơn chỉ là vấn để của ngành Bưu chính. Không có lý gì khi các tem cùng 1 nội dung, ở đâu là nội dung in đè lại ko coi là 1 bộ. Bởi nó đủ các điều kiện cho việc này. Cụ thể là tiêu đề. Khi 10 mẫu tem đầu tiên đã được chọn để in 1 tiêu đề duy nhất ... rồi lần lượt là 13 tiêu đề sau đó thì sự phân định rạch ròi nhất chính là dòng tiêu đề đó. Các mẫu tem thống nhất về tiêu đề ấy tuy hình gốc ko thống nhất xong lại chung 1 nội dung

khi thì: VNDCCH
khi thì: VN Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ....

có thể coi là các bộ/ set hoàn chỉnh.

Tuy nhiên nếu công nhận việc ấy vô tình lấy mất Mã số 01 cần thiết để dành cho bộ tem bác Hồ đầu tiên.

Về mặt thể chế ch trị có lẽ sau khi khai sinh ra nước VNDCCH thì những mẫu tem ĐH in đè, được gọi là tạm thời đó, đóng vai trò như tem VN về mọi phương diện trừ việc nó ko phải thuần Việt. Tem như 1 tấm danh thiếp quốc gia, có lẽ người ta ko muốn tấm danh thiếp đầu tiên lại là thứ in đè. Vậy nên Mã số 01 ko được dành cho lớp đầu. Con số 01 như 1 cái mốc quan trọng, nên để lớp đầu là "tạm thời" như 1 giải pháp tối ưu cho tới hiện nay, và cho tới khi ... quan điểm được thay đổi. Mà có lẽ thay đổi quan điểm đó rất khó, vì tem ko chỉ là vấn đề của ngành bưu mà nó là công cụ chính trị văn hoá nữa. Cước thì thuộc bưu, còn nội dung và hình ảnh trên đó còn liên quan tới nhiều tới các lãnh vực, các cấp ngành.

Tạm coi suy diễn trên là 1 giải thiết để ngành bưu giải quyết vấn đề "mốc" 1 cách hài hoà với các mối liên hệ ngoài bưu chính khác. Trở lại việc đánh mã số, có khó khăn gì:

- các tem ko rạch ròi về nội dung cũng ko phải, vì rõ ràng 13 tiêu đề tem là ko thể phủ nhận
- nếu ko phải vì điều ấy thì vì vấn đề thời gian sao

Nhà nước lưu trữ các công văn tư liệu, cụ thể trong trường hợp này là các sắc lệnh. Ko rõ chiến tranh làm mai một hay ko cần thiết mà trong danh mục ko nêu rõ. Chỉ thấy trong mục về tem Đông Dương có 1 số nhóm tem ghi chú rõ thuộc sắc lệnh nào của HCT (Hồ chủ tịch).

Nếu còn lưu trữ đủ thì hoặc là quy bộ theo:

A - thời gian phát hành
B - theo tiêu đề (hiện tại là như vâỵ), coi như có 13
C - hoặc kết hợp cả 2

giả sử cùng 1 tiêu đề mà có những tem phát hành tại thời điểm khác nhau có thể phân thành các bộ nhỏ hơn và với 13 tiêu đề ấy sẽ trở thành 14-15 ... bộ vì tính thêm yếu tố thời gian.

Trong bất kì trường hợp nào, nếu chỉ chọn 1 tiêu chí để xếp sẽ dẫn tới 1 số tình huống, cụ thể như bác kimma đã nếu

...
thí dụ tem Nam phương in đè 30xu+3đ phát hành theo Sắc lệnh ngày 24/4/1946 được xếp số 37, trong khi tem Nam giao in đè 5đ phát hành theo Sắc lệnh ngày 6/8/1946 lại xếp thứ 19? Tóm lại là cần tìm hiểu thêm rất nhiều.


ở ví dụ trên yếu tố thời gian có thể thấy tiêu chí nào được ưu tiên, A hay B.

Một khi ngành ko công bố thông tin đầy đủ thì cho dù chọn A hay B hoặc kết hợp như C thì cũng ta cũng ko xếp được vì đơn giản là thiếu dữ kiện.

Cách danh mục danh tiếng cũng ko thống nhất khi xếp

Đối với Scott, hình như họ cũng quan tâm đến chữ in đè, tuy tôi không thấy sự nhất quán. Vì sao tem Yersin 1$ được Scott xếp số 1 thực sự còn là một ẩn số!

họ ko thống nhất vì thiếu dữ kịên hay vì quan điểm. Ví dụ trên của bác kimma cho thấy vẫn có sự mù mờ....

cả Yvert & Scott đều như vậy ... có lẽ lý do chính là nguồn tư liệu ko đầy đủ.

Nếu có đầy đủ dữ liệu (qua công văn, giấy tờ, sắc lệnh) thì dù xếp theo thời gian hay tiêu đề cũng có 1 trình tự hợp lý, ko bất nhất như đã thấy.

Và nếu thực sự có đủ dữ liệu thì nên xếp theo cả thời gian và tiêu đề:

- những mẫu nào sớm nhất coi là đầu
- chẳng may cùng 1 tiêu đề nhưng phát hành 2 thời điểm khác nhau coi như 2 bộ riêng.

Số "nhóm" tem lúc ấy chắc ko chỉ là 13 nhưu hiện tại

Không biết có bạn nào tìm hiểu cụ thể cách sắp xếp các con tem trong catalogue chưa, rất mong được các bạn hướng dẫn.

Thiết nghĩ ngoài vấn đề quan điểm thì việc ko công bố các thông tin liên quan tới việc phát hành sẽ khiến làng tem ko bao giờ tìm được đáp án.

Hiện tại danh mục 2005 cũng chỉ đưa 1 số "bộ" với Sắc Lệnh tham khảo.

1 ngày nào đó nếu nhà nước hoặc ngành công khai các công văn, sắc lệnh liên quan tới 57 mẫu tem ĐD in đè đó thì dù cho DM ko xếp, người chơi tem truyền thống cũng xếp được theo 1 hoặc nhiều tiêu chí kết hợp. Theo đó ko có sự bất nhất trong cùng 1 danh mục. Khi chỉ công bố như trong danh mục hiện nay tức là còn nhiều thông tin bị khuyết (có thể ngành thiếu thư liệu do mất mát vì ch tranh hoặc vì ko được phép công bố) thì cách xếp nào cũng có vấn đề cả. Thiển nghĩ là như vậy ạ !

vnmission
26-08-2010, 20:53
Tôi thu thập thông tin thấy rõ cuối năm 1946 giá cước phí 1 lá thư trong nước là 25 cent.

Bác Đàm Mạnh kính mến, bác có thể giải thích kỹ hơn điểm này được không ạ? Xin cảm ơn bác!

vnmission
21-10-2010, 21:53
Trong ấn phẩm Viet Stamp sô 3 vừa rồi, tôi có tham gia một bài ngắn về tem in đè, đại ý muốn đưa những con tem này vào dòng chảy chung của tem VNDCCH. Đây là một ý tưởng lúc đầu tôi cứ tưởng là mới, sau qua bác Đàm Mạnh mới biết cụ Đàm Trung Thiện từng ủng hộ việc này. Trong bài viết, tôi cũng lược đưa một số thông tin trích từ tác phẩm nổi tiếng của Jacques Desroussaux về tem Đông dương in đè.

Chỉ trong vài trang sách, Desroussaux tóm tắt toàn bộ ngày và số lượng tem phát hành. Nhìn lại tài liệu của VN ta đến nay thấy quả sơ lược, do đó tài liệu của Desroussaux có lẽ là thông tin duy nhất được chúng ta biết đến. Tuy Desroussaux có mặt ở Đông dương thời kỳ 1945-1946, nhưng thông tin của ông chưa chắc đã chính xác. Vì vậy trong bài viết, tôi cho rằng cần tìm thêm nguồn tin độc lập khác, tốt nhất là nguồn chính thức, để xác minh trước khi có thể đi tới bất cứ kết luận nào.

Tuy nhiên trong khi chờ đợi, nên chăng chúng ta thử suy nghĩ thêm trên cơ sở thông tin có được đến nay?

1. Việc xếp thứ tự tem theo mẫu tự in đè của Công ty Tem thật khó phản bác, vì dù tem in hình gì, cái để phân biệt chúng với tem Đông dương chỉ là mẫu tự in đè. Nhưng điều tôi muốn trao đổi với các bạn là: dù mẫu tự in đè khác nhau (13 bộ theo CTT), nhưng nội dung của chúng về cơ bản có gì khác nhau đâu, chỉ quanh đi quẩn lại chữ "VNDCCH | ĐLTDHP | Bưu chính", dương nhiên không kể một số tem có phụ thu. Vậy chúng ta có nên coi mẫu tự là tiêu chí quan trọng nhất không? Theo tôi là KHÔNG! Ngoài nội dung chữ in đè đơn điệu, còn có một lý do nữa là việc in đè chữ gì (không kể phụ thu) không phụ thuộc vào các sự kiện chính trị, cũng không phụ thuộc vào ngày ra sắc lệnh (dù in đè theo sắc lệnh ra cùng ngày, chữ in vấn có thể khác nhau). Tôi có cảm giác mẫu tự in đè tùy thuộc nhiều hơn, một cách nực cười, vào kích cỡ con tem và... tùy hứng của người ra sắc lệnh!? Hy vọng là tôi sai.

2. Các catalogues nước ngoài về cơ bản đều phân biệt tem bưu chính thuần túy và tem có phụ thu. Tuy vậy họ vẫn xếp bộ tem HCT gồm 5 mẫu phát hành 1946 vào một bộ chung, dù trong đó có 02 tem "phụ thu cứu quốc". VN ta cũng vậy, không phân biệt 2 loại tem này. Vậy có lẽ ta nên xếp tem in đè theo cách của VN lâu nay, đó là không phân biệt tem có phụ thu hay không (?).

3. Tem không phát hành đương nhiên phải xếp vào một loại riêng. Nếu chúng ta gộp tem in đè vào tem VNDCCH nói chung, những con tem không phát hành này phải đưa vào cùng nhóm với những con tem như thiên lý mã...

4. Tiêu chí nào là quan trọng nhất? Theo tôi có lẽ nên xếp theo thứ tự như sau:

Thứ nhất, ngày phát hành - in đè trước thì được xếp trước.

Thứ hai, bộ tem. Nếu theo cách lâu nay của CTT, các con tem trong cùng một bộ có thể có ngày phát hành khác nhau. Do đó tôi cho rằng nếu đều là tem bưu chính thì tem có hình vẽ như nhau (vón thuộc một bộ trong dòng tem Đông dương) thì nên xếp chung vào một bộ. Cách này thuận tiện cho người sưu tập tem, dù không được "khoa học" lắm. Tem "Tuổi trẻ và thể thao" 10c phát hành ngày 14-10-1946, rất lâu sau tem "Tuổi trẻ và thể thao" 50c (05-12-1945), tuy nhiên chia thành 2 bộ khác nhau thì thật... khó hiểu!

Thứ ba, chữ in đè. Theo tôi đây cũng là một tiêu chí, nhưng là thứ yếu, chỉ nên xem đến khi xếp theo hai tiêu chí trên vẫn thấy chưa ổn. Như đối với 2 con tem "Tuổi trẻ và thể thao" trên, mẫu tự in đè hệt nhau nên ta có thể... yên tâm đưa chúng vào một bộ!

Thứ tư, mệnh giá. Trong cùng một bộ tem, tem có mệnh giá nhỏ hơn sẽ được xếp trước, dù trên thực tế phát hành sau. Lại trở lại 2 con tem "Tuổi trẻ và thể thao" trên, tôi nghĩ tem 10c nên được xếp trước, dù phát hành sau. Trường hợp mệnh giá cũng bằng nhau, thôi thì tùy trường hợp cụ thể. Như tem Nam Phương và Bảo Đại mệnh giá cũ 6c, đều in đè đổi giá và phụ thu 30 xu + 3 đồng, thì có lẽ cứ nên xếp vợ lên trước chồng (ladies first, hơn nữa đối với tem Đông dương trong các cat nước ngoài, tem Nam Phương luôn được xếp trước)!

Vài suy nghĩ nông cạn, mong được các bạn đóng góp ý kiến. Sau khi thống nhất, tôi sẵn lòng thử xếp lại tem in đè theo cách trên... xem sao.

vnmission
22-10-2010, 14:37
Việc xếp theo 4 tiêu chí theo thứ tự ưu tiên như trên chắc chắn có nhiều bất cập.

Thí dụ, hai con tem thuộc 2 "bộ" khác nhau, nhưng được in đè theo cùng một Sắc lệnh, nếu xếp thành vào những bộ khác nhau có vẻ không ổn. Đây là trường hợp cụ thể của các tem số 53 và 54 theo thứ tự của Công ty Tem, in đè theo Sắc lệnh 164 ngày 26-08-1946.

Có lẽ phải đưa tiêu chí 3 (chữ in đè) lên trên tiêu chí 2 (bộ tem) mới có thể giải quyết trường hợp này, tuy sẽ gây ra nhiều xáo trộn, nhất kà do còn những Sắc lệnh/Nghị định liên quan chưa được công bố hoặc đã thất lạc. Mong được các bạn đóng góp ý kiến!

dammanh
23-10-2010, 12:46
Đầu tiên xin lỗi các bạn vì mấy hôm bận quá do nhập hàng nên chưa chuẩn bị được,có chậm trễ!
Một vài suy nghĩ về những tem đông dương in đè:
1.Ngày mồng 6 tháng 3 năm 1945 NHẬT đảo chính PHÁP,trong suốt t/g từ 6-3-45 đến khởi nghĩa CMT8 tại HÀ NỘI các bưu cục vẫn bán tem ĐÔNG DƯƠNG để gửi thư.Theo thông tin dammanh thu đươc thời điểm này cước phí gửi 1 lá thư trong nước là 15 cents
Khi CM thành công,thì trong những ngày đầu T9 đến cuối năm 1945,các bưu cục tại HÀ NỘI vẫn bán con tem BÁ ĐA LỘC 15 cent để gửi thư (lý do con tem này vừa phát hành,trong kho còn rất nhiều,chưa kịp bán ra ).Đó là lý do khi in đè tiêu đề VNDCCH thì con tem BÁ ĐA LỘC 15 CENT được lấy in đầu tiên và in đè mực đen hoặc xanh lục. Theo cá nhân Dammanh đây là con tem đông dương in đè đầu tiên vndcch vào cuối năm 1945 và là con tem ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
2.Con tem cuối cùng trong dòng tem đông dương in đè:
Cho đến cuôi năm 1946,sau 1 năm chiến đấu ngoan cường TRUNG ĐOÀN BẢO VỆ THỦ ĐÔ với khẩu hiệu QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH được lệnh rút khỏi thành hà nội để bảo toàn lưc lượng và lúc đó việc in đè lên tem ĐÔNG DƯƠNG đã hoàn tất,con tem đông dương cuối cùng in đè là con tem CẤY LÚA. Tại sao chọn con tem cấy lúa để in đè mặc dù con tem này nhỏ khó in,lại phát hành ở pháp có tráng keo,số lương trong kho không nhiều. Lý do duy nhất để khẳng định tính khả thi của việc in đè này chính là mệnh giá 25 cent (cước phì gửi 1 lá thư thông dụng trong giai đoạn này )
To bác Vnmission : Dammanh đã tìm hiểu và hỏi một số người , nhìn lại trong thời kỳ này người hà nội ít giao lưu thư từ.Đại đa số nói cước phí gửi 1 lá thư từ 25-30 cent.Nếu 30 cent thì con tem nào 5 cent để bù vào thiếu hụt cước phí,và tại sao không dùng 2 tem Bá đa lộc mà lại tổ chức in đè cho thêm tốn kém,mà phải chọn tem in tại PHÁP,có tráng keo.Dammanh thiên về quan điểm 25 cent!!! (vài suy nghĩ cá nhân,xin chờ nghe ý kiến mọi người).
Tiện đây vì anh Vnmission có nhắc đến cụ già,Dammanh xin trích dẫn đoạn văn mà bố của Dammanh có viết trong quyển tài liệu NC tem chơi. Xin phép đưa lên để các bạn tham khảo! Trang 49-50

111312

111313

vnmission
23-10-2010, 17:36
Cảm ơn bác Đàm Mạnh thật nhiều, nhất là về bài viết của Cụ Đàm Trung Thiện!

Về điểm 1, thông tin của bác chắc chắn chính xác, nhất là qua một số bài viết trước đây của Cụ Thiện. Tôi nhớ Cụ có dùng tem Alexandre de Rhodes 15c gửi về nhà mình và đã nhận được, chỉ tiếc bì thực gửi đó đã bị thất lạc.

Về cước phí thời gian 1946, số bì thư dán tem in đè còn lại và được biết đến nay quá ít, khó có thể kết luận chắc chắn, do đó cần tìm thêm thông tin chính thức. Như trong bài viết trên VS 3 mà tôi đã đề cập, trên mạng hiện nay có Sắc lệnh 97 do Cụ Huỳnh Thúc Kháng ký ngày 5/6/1946 quy định việc tăng gấp đôi tất cả các loại thuế bưu chính, áp dụng hồi tố từ ngày 1/12/1945 (http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=643 ). Không hiểu "thuế bưu chính" có bao gồm cước gửi thư không, cần phải tìm hiểu thêm. Cứ tạm thời cho là bao gồm cả cước bưu chính, thì có thể mức cước ít nhất là từ 5/6/1946 phải là 30 xu.

Tôi có ý thử tìm hiểu cước bưu chính do Pháp quy định thời kỳ này tại Đông dương, nhưng chưa tìm được thông tin, vì các bì thư trên mạng chủ yếu gửi đi Pháp hoặc nước khác, hiếm bì gửi trong nước.

Bác làm ơn cho biết Cụ Thiện viết bài trên vào thời điểm nào được không ạ? Tôi muốn làm rõ Cụ muốn đưa tem in đè vào cùng tem VNDCCH, hay để riêng coi như dòng tem "provisoire" (tạm thời)?

dammanh
24-10-2010, 11:26
To anh Vnmission:
Bài trên được viết vào năm 1999 (từ tháng 5-10)
Cụ già của Dammanh luôn đưa những tem in đè này vào cùng tem VNDCCH,Tôn vinh lên là những con tem đầu tiên của tem VNDCCH
Cám ơn anh Vnmission nhiều!Nhờ anh gợi ý và mất một đêm xem kỹ các ghi chép của cụ già,Dammanh đã rõ các số liệu và ngày phát hành trong tài liệu của ngài J.D lấy từ đâu và đáng tin cậy không? lại xin khất anh vì t/g này bận quá!

huuhuetran
24-10-2010, 15:41
Tất Thành thân mến, do một số bì có tem Indochine tản mạn trong các bộ sưu tập, hôm nay mời xem một trong số những bì đó:


111595

huuhuetran
24-10-2010, 17:51
Giá cước trên bưu ảnh, bưu thiếp bao giờ cũng bằng phân nữa cước thư thường:

111608

vnmission
25-10-2010, 13:29
Bài trên được viết vào năm 1999 (từ tháng 5-10)
Cụ già của Dammanh luôn đưa những tem in đè này vào cùng tem VNDCCH,Tôn vinh lên là những con tem đầu tiên của tem VNDCCH

Bài Cụ Thiện viết năm 1999, tức là sau "Danh mục tem bưu chính Việt Nam 1945 - 1996" (Công ty Tem, 1997), khi tem in đè đã được xếp lên trước "tem bưu chính VNDCCH", do đó chắc chắn Cụ muốn "ghép" hai loại tem làm một, không đưa vào phần riêng "tem tạm thời" làm gì.


mất một đêm xem kỹ các ghi chép của cụ già,Dammanh đã rõ các số liệu và ngày phát hành trong tài liệu của ngài J.D lấy từ đâu và đáng tin cậy không?

Rất rất mong giải thích của bác!!!

vnmission
25-10-2010, 15:06
Xin chia sẻ với các bạn bài viết trên VS 3 để tiện theo dõi:



NHỮNG CON TEM LỊCH SỬ

Tác giả chân thành cảm ơn bác Đàm Hiếu Mạnh
đã đóng góp ý kiến quý báu cho dự thảo bài viết.

Hà Nội thu vàng gắn với những người con đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh những ngày đầu Cách mạng, và cũng gắn với những con tem lịch sử của chúng ta.

1. Ý tưởng về tem bưu chính đã hình thành từ trước 2/9/1945, tuy nhiên không thành hiện thực vì khi đó Việt Minh chưa giành được chính quyền hay kiểm soát hệ thống bưu chính. Nhân dân vẫn dùng tem Đông Dương, Việt Minh chỉ có nhu cầu gửi công văn, tài liệu, do đó chỉ có thể có tem nhãn sự vụ, dán lên bì công văn theo độ khẩn để giao liên chuyển cho kịp.

Khi đó Việt Nam chưa tham gia điều ước bưu chính quốc tế nào, để tạm thời sử dụng trong nước ta lấy tem Đông Dương lưu kho in đè [Trừ tem Cấy lúa, toàn bộ 52 tem Đông Dương còn lại được tận dụng đều là loại được in tại Hà Nội thời 1941-44]. Việc in đè tem cũ khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại các thuộc địa hay vùng tạm chiếm của Pháp và Đức cuối thế kỷ XIX và trong Chiến tranh thế giới II. Tem thuộc địa của Pháp cũng đã được in đè để sử dụng tại Nam Kỳ (1886), Trung và Bắc Kỳ (1888) và toàn Đông Dương (1889). Nhưng đây là lần đầu tiên tem của chính quyền thuộc địa được sử dụng trong một Nhà nước độc lập vừa lật đổ ách thống trị của chính quyền thực dân [sau này, một số nước châu Phi mới giành độc lập cũng tam thời in đè tem cũ để sử dụng], một sự kế thừa có chọn lọc thể hiện rõ một tầm nhìn…

2. Là người hiểu rõ ý nghĩa của tem bưu chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát hành những con tem đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thông qua Giáo sư Đỗ Xuân Hợp, Bác yêu cầu Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền Trần Huy Liệu cho thực hiện việc này. Khi xảy ra vụ tem in đè trái phép năm 1946, Giáo sư Đỗ Xuân Hợp cũng đã thông tin cho luật sư về tem in đè lỗi [Quang Chính, Hồ Chí Minh với tem thư những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Tạp chí Tem số 17, tháng 3/1996, tr. 4].

Không phải ngẫu nhiên một trong những nơi Bác đến thăm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám là Bưu điện Trung ương Bờ hồ, ngày 17/1/1946. Ngay từ 3/4/1946, một dự thảo Khoản ước tạm thời về thư tín và hàng không với Trung Hoa đã được trình lên Hội đồng Chính phủ [Đỗ Hoàng Linh, Hồ Chí Minh – 474 ngày độc lập đầu tiên, NXB Thanh niên 2008, tr. 130-31]. Tuy không được chấp thuận, dự thảo này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ mới đối với hợp tác bưu chính quốc tế. Thực vậy, bưu chính là một chủ đề được thảo luận và đã được ghi nhận trong các văn bản ký với Pháp năm 1946, đặc biệt là Thỏa thuận Hội nghị tham mưu (Conférence d'Etat-major) 3/4 và Tạm ước (Modus vivendi) 14/9.

3. Những con tem đầu tiên của một quốc gia mới giành độc lập có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng. Quốc gia có thể chưa được công nhận về ngoại giao, nhưng tem bưu chính được phát hành thể hiện trên thực tế nền độc lập của quốc gia đó. Điều ước quốc tế đầu tiên mà Việt Nam ký với nước ngoài, bản Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 chỉ ghi: Chính phủ Pháp công nhận nước Cộng hòa Việt Nam là một quốc gia tự do... Tuy vậy, sự hiện diện của tem bưu chính, đặc biệt là những con tem in đè “DOC-LAP TU-DO HANH-PHUC”, đã cho thấy quyết tâm giữ bằng được nền độc lập của Nhà nước Cộng hòa non trẻ.

Ngoài phục vụ mục đích bưu chính, tem Đông Dương in đè còn góp phần chống giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt, ba kẻ thù quan trọng và trực tiếp nhất của ta lúc đó. Các tem in đè với phụ thu như quốc phòng, cứu đói và chống nạn mù chữ… đã đóng góp thiết thực vào sự nghiệp này. Lính Pháp thoát tù khi Nhật đầu hàng đồng minh (4.400 quân riêng tại Hà Nội cuối năm 1945, theo Hiệp định sơ bộ 6/3 đều phải về nước ngay) đã mua nhiều tem vì sợ đồng piastre không sử dụng được tại Pháp. Sau 6/3, 15.000 quân Pháp vào Bắc Bộ thay thế quân Tưởng và 13.100 Pháp kiều tại Hà Nội cũng góp phần tiêu thụ lượng đáng kể tem Đông Dương in đè. Sau này, Cotevina không còn tem để bán cho người sưu tập là một thực tế cho thấy phần lớn tem Đông Dương in đè đã được tiêu thụ hết ngay từ những ngày đầu!

4. Sắc lệnh 97 do Cụ Huỳnh Thúc Kháng ký ngày 5/6/1946 quy định việc tăng gấp đôi tất cả các loại thuế bưu chính, áp dụng hồi tố từ ngày 1/12/1945 [Nguồn: http://vbqppl.moj.gov.vn]. Theo đó, cước bưu chính suốt thời kỳ 1945–46 là 30 xu, phí bảo đảm thêm 60 xu. Lúc đó đồng tiền được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là đồng piastre (1$ ngang 1 đồng và bằng 10 quan Pháp), do đó giá mặt trên tem được giữ nguyên trong nhiều trường hợp.

5. Chữ in đè trên tem có nhiều dạng khác nhau. Chữ bưu chính được viết theo 3 cách: “BUU-CHINH”, “BUU CHINH” và “Buu-Chinh”, trong khi chữ cộng hòa có tới 4 cách viết: “CONG-HOA”, “CONG HOA”, “CONGHOA” (viết liền) và “Cong-hoa”. Đáng lưu ý, một số tem in đè theo các Sắc lệnh ký cùng ngày 26/8/1946, nhưng chữ cộng hòa vẫn khác nhau. Vì vậy trong bài này các mẫu tự in đè được đưa vào ngoặc kép để bảo đảm tính chính xác.

Các danh bạ tem bưu chính của nước ngoài liệt kê đầy đủ các mẫu dấu in đè. Scott xác định 29 kiểu, trong khi NuLine phân biệt 31 kiểu dáng khác nhau, căn cứ không chỉ vào nội dung chữ in mà cả hình dạng các chữ và dấu xóa khác. Để bảo đảm tính khoa học của việc phân loại mẫu tự, thiết nghĩ cần có sự trợ giúp của các chuyên gia về ngôn ngữ.

6. Danh mục tem bưu chính Việt Nam do Công ty tem phát hành liệt kê dòng tem này theo mẫu chữ in đè, kết hợp với ngày ra Sắc lệnh, nếu có, theo đó 57 tem được chia thành 13 bộ. Cách liệt kê này không phân biệt cụ thể mẫu tự in đè, đồng thời chưa xác định được ngày phát hành tem. Tới nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ về tem Đông Dương in đè, ngoài Jacques Desrousseaux, một người Pháp say mê tem từng có mặt tại Đông Dương thời đó [Jacques Joseph René Louis Desrousseaux (1912–1993), Tổng thanh tra Hầm mỏ Đông Dương từ 1938 đến 1947]. Trong thiên Bưu chính và liên lạc Pháp tại Viễn Đông, Quyển 6, Chương 2, Desrousseaux thống kê khá đầy đủ thời gian cũng như số lượng phát hành tem Đông Dương in đè, sau đây là một số thí dụ tiêu biểu:

- Hai tem in đè đầu tiên của VNDCCH là Alexandre de Rhodes 15c, in đè mầu đen và mầu xanh lá, phát hành ngày 24/11/1945 với số lượng 1.342.500 mỗi mầu. Đây là lần đầu tiên quốc hiệu “VIET-NAM DAN-CHU CONG-HOA” xuất hiện trên tem bưu chính. Trong năm 1945, Việt Nam còn phát hành thêm 4 tem, gồm Alexandre de Rhodes 30c (ngày 29/11), Thể thao, tuổi trẻ 50c (5/12) [Việc tem Thể thao, tuổi trẻ 50c phát hành ngày 5/12/1945 cũng được cụ Đàm Trung Thiện ghi nhận trong bài Sưu tập tem những ngày đầu Cách mạng Tháng 8/1945 ở Hà Nội (Tạp chí Tem số 31, tháng 7/1998, tr. 22.)], Yersin 1$ (11/12) và đặc biệt là Lagrée 40c (12/12) – con tem đầu tiên có in đè chữ “DOC-LAP”.

- Tem những thành phố bị tàn phá 15c phụ thu 60c sửa thành “2$00” và 40c phụ thu 1$10c sửa thành “3$00” phát hành ngày 25/2 là hai tem phụ thu (semi-postal) đầu tiên phát hành nhằm mục đích “CUU-DOI” (cứu đói), theo Nghị định số 291 của Bộ trưởng Giao thông công chính ngày 23/1/1946 - chỉ 6 ngày sau khi Bác thăm Bưu điện.

- Tem Garnier 15c đổi giá thành “30 xu” được phát hành ngày 28/5 với số lượng lớn nhất, 3.140.000 tem. Đây là con tem đổi giá đầu tiên, phát hành chủ yếu nhằm mục đích bưu chính.

- Các tem Bảo Đại và Nam Phương 6c được đổi giá và phụ thu “30 xu + 3 d.” theo Sắc lệnh số 54 ngày 24/4, nhưng chỉ được phát hành vào ngày 5/9/1946, đúng thời điểm Bác Hồ mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao cho chính phủ. Hai tem này cũng cho thấy cước bưu chính vào tháng 9/1946 là 30 xu .

- Hai tem Grandiere 5c sửa giá thành “1 dông” và 1c sửa thành “4 dông” ra ngày 16/12/1946, chỉ 60 giờ trước ngày Toàn quốc kháng chiến, là hai con tem in đè phát hành cuối cùng. Có chiến sỹ cảm tử nào của ta sử dụng những con tem này không?

- Một số tem dự định phát hành tháng 1/1947 nhưng do chiến tranh đã trở thành tem [B]không phát hành, như tem Garnier 1c sửa thành “5 dông”, Sihanouk 6c sửa thành “2 dông” và Yersin 6c phụ thu “+ 2 dong”… Riêng tem Cấy lúa 25c, Desrousseaux cho là chỉ được in đè vào năm 1947, có thể vào nửa cuối năm.

7. Thời điểm phát hành tem theo ghi nhận của Desrousseaux về cơ bản phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế-xã hội nước ta thời đó, tuy nhiên vẫn cần phải có nguồn độc lập khác để kiểm chứng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần tập hợp mọi thông tin liên quan, nhất là trong các kho lưu trữ, và triển khai sắp xếp lại dòng tem Đông Dương in đè theo thời điểm phát hành, kết hợp một cách khoa học với mẫu tự in đè, bộ tem và mệnh giá để trả lại giá trị đích thực cho những con tem lịch sử, đưa tem Đông Dương in đè vào dòng chảy chung cùng với tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

The smaller dragon
27-10-2010, 18:52
So sánh tem Ðông Dương in đè với tem VNDCCH, chúng ta thấy có hai điều khác nhau căn bản:

1. Nguồn gốc. Hai loại tem Ðông Dương in đè và tem VNDCCH hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc. Một loại là tem của nhà cầm quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Một loại là tem của chính quyền VNDCCH độc lập.

2. Sử dụng. Số tem Ðông Dương in đè trong hai năm 1945-1946 đã không được sử dụng -chình xác là sử dụng rất ít trong một thời khoảng rất ngắn- vì chính quyền Cách Mạng sớm phải rời thủ đô để bắt đầu cuộc trường kỳ kháng chiến tại các vùng giải phóng. Trong thời gian kháng chiến, chính quyền CM đã cho thiết kế, in, và phát hành tem với quốc hiệu VNDCCH.

Vì thế, năm 1946, bộ tem “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” một mẫu với 5 tem gía mặt 1 hào, 3 hào, 9 hào, 4 hào+6 hào, và 6 hào+9 hào mới chính là bộ tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH.

Nên nhớ bộ tổng mục chính thức và mới nhất của VN là bộ Danh Mục Tem Bưu Chính Việt Nam 1945-2005. Vietnam Postage-Stamp Catalogue 1945-2005 của nxb Bưu Ðiện (Hà Nội, 2006, 533 tr.) đã ghi những tem Ðông Dương in đè là loại “Tem tạm thời” (tr. 17-22) là rất dứt khoát và rõ ràng. Nếu cơ quan Bưu Chinh của một nước mà không có thẩm quyền quyết định hệ thống tem của nước ấy thì ai hay cơ quan nào mới có quyền? Hỏi, tức là trả lời!

Nếu có thắc mắc về loại tem Ðông Dương in đè quốc hiệu mới thì đó chỉ là thắc mắc về cách sắp xếp thứ tự các tem ấy của cơ quan Bưu Chính VN mà thôi. Theo Danh Mục chính thức đã nêu trên thì tem tạm thời được sắp xếp theo tiêu đề, từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa... qua Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc... cuối cùng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Ðời Sống Mới.

Bình thường danh mục tem nào cũng sắp xếp theo thứ tự thời gian phát hành, cách sắp xếp theo tiêu đề cho thấy cơ quan Bưu Chính đã không có tài liệu hay văn bản, hoặc thông tin chính xác về thời gian phát hành các bộ tem Ðông Dương in đè, nên đã tìm cách hợp lý nhất để sắp xếp, tức là tiêu đề nào đơn giản thì sắp trước, tiêu đề càng phức tạp càng sắp sau.

Sự đóng góp của giới sưu tầm tem chính là góp ý về sự sắp xếp. Ai biết hay còn lưu giữ văn bản hay tài liệu gì về thời gian phát hành các tem Ðông Dương in đè thì nên phổ biến để cung cấp cho cơ quan Bưu Chính, hầu việc sắp xếp 57 con tem Ðông Dương in đè của nhà cầm quyền CM trong hai năm 1945-1946 được chính xác theo thời gian, hơn là theo tiêu đề như tình trạng hiện nay. Trong chiều hướng này, những đóng góp của Bác Ðàm Trung Thiện trước đây và của Vnmission bây giờ là rất quý.

Còn kiến nghị hay yêu cầu sắp xếp một loại tem của chính quyền thuộc địa Pháp hợp nhất vào dòng tem của chính quyền VN độc lập thì không được hợp lẽ! Ðấy là nói về lý, bây giờ nói về tình: dòng tem VNDCCH với tem Hồ Chủ Tịch đứng số một, hay một con tem Indochine nào đó đứng số một, cách nào hay hơn?


112223

hat_de
27-10-2010, 22:39
Mây hôm vừa rồi phần vì bận, phần vì ngại làm đứt mạch của các cao nhân, nay mọi thứ đã ổn xin được diễn đạt lại vài suy nghĩ nhỏ (gọi là diễn đạt lại vì nó ko mới do đã trình bày)



Còn kiến nghị hay yêu cầu sắp xếp một loại tem của chính quyền thuộc địa Pháp hợp nhất vào dòng tem của chính quyền VN độc lập thì không được hợp lẽ! Ðấy là nói về lý, bây giờ nói về tình: dòng tem VNDCCH với tem Hồ Chủ Tịch đứng số một, hay một con tem Indochine nào đó đứng số một, cách nào hay hơn?

theo cá nhân suy nghĩ thì ko có cách nào hay, vì sự lựa chọn nào cũng khó

- lựa chọn 1: đặt tem in đè lên trước như hiện nay

qua con tem in đè chính quyền non trẻ khẳng định được quốc hiệu <=== giá trị lịch sử lớn <=== nó là trước và nó được đặt trước cũng là điều hợp tự nhiên.

- lựa chọn 2: đặt con tem cụ Hồ lên trước <=== điều này VN ta xưa và nay đều muốn, nhưng vì nó có sau nên ko thể đặt lên trước.

Nếu "có cánh" nào đó đặt nó lên trước vô tình đã "phủ nhận quốc hiệu VN" <=== cụm từ này đã được gk sử dụng trong 1 lần VS tổ chức đố vui.

Như vậy là đang có 1 thứ khó và tế nhị, đó là "sinh sau nhưng cần trở thành số 1". Sinh sau nhưng "phải nhận" No 1 thì buộc phải có 1 ranh giới, mà ranh giới tự nhiên nhất ở đây là "tính thuần việt". Dòng tem bưu chính có quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ năm 1945 bởi năm ấy CM thành công mà, nhưng chúng ta "ko thể đưa ông tây lên đầu" ... "mất mỹ quan chính trị" vậy thì ... tây nhất đầu tây ta nhất đầu ra, cho ông là tạm thời nên ko cần đặt số, số 1 thì chỉ có 1, ko thể có 1 số 1.

Cách diễn đạt có thể tạo cảm giác thiếu tôn trọng, nhưng đó là tôn trọng lịch sử.

Vấn đề khó thứ nhất liên quan tới đánh số 1 phần vì nguyên nhân trên. Phần nữa là vì ch tranh làm thất lạc nhiều chứng từ giấy tờ, công văn quan trọng. Cứ đặt giả sử nó còn đủ 100 trong kho lưu chữ quốc gia thì cũng chưa biết tới đời nào VN cho số 1 đặt vào bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu VN.

vậy nên trong trường hợp giả thiết rằng có đủ tư liệu (dù việc này hầu như rất khó vì thất lạc), giả sử đó coi là có thì 1 khó khăn được loại hẳn. Vấn đề bưu chính coi như được giải quyết triệt để, nhưng còn "vấn đề kia" ... con tem là tấm danh thiếp của 1 quốc gia mà ... lẽ nào người ta lại chọn vị trí số 1 lại là "món ấy"

Tóm lại: về mặt bưu thì ko chắc chắn có đủ tư liệu hay ko, về "mặt kia" thì còn thể diện ... và như vậy chắc còn rất lâu chúng ta mới đạt được mong muốn này



7. Thời điểm phát hành tem theo ghi nhận của Desrousseaux về cơ bản phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế-xã hội nước ta thời đó, tuy nhiên vẫn cần phải có nguồn độc lập khác để kiểm chứng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần tập hợp mọi thông tin liên quan, nhất là trong các kho lưu trữ, và triển khai sắp xếp lại dòng tem Đông Dương in đè theo thời điểm phát hành, kết hợp một cách khoa học với mẫu tự in đè, bộ tem và mệnh giá để trả lại giá trị đích thực cho những con tem lịch sử, đưa tem Đông Dương in đè vào dòng chảy chung cùng với tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Và chừng nào mọi thứ còn lơ lửng thì sức hấp dẫn và câu chuyện quan nó vẫn còn ... âu cũng là cái thú làng tem ... trộm nghĩ vậy ...

dammanh
28-10-2010, 01:04
Bài báo của bác VNmision,rất hay và làm dammanh liên tưởng đế các buổi hội thảo thời SV.Lần đầu tiên với tiêu chí công khai, dân chủ, cởi mở trên 1 d/d… đó là d/d VIETSTAMP có cuộc thảo luận về vị trí, cách sắp xếp 57 con tem đông dương in đè vndcch. Những con tem của LỊCH SỬ, nói một cách hình tượng những con tem này là “con nuôi” hay “con đẻ” của dòng tem VNDCCH ? Lần đầu tiên có một người công khai đưa một vấn đề tế nhị,đã từng làm đau đầu bao bộ óc siêu việt.Người đó không sợ khó,chẳng sợ sai…chỉ sợ mọi người thờ ơ với nhưng con tem đầy ý nghĩa này! Vai trò lịch sử của nó.Cám ơn anh Vnmission nhiều! Tuy trong bài báo anh khiêm tốn nói sơ lược,nhưng khi đọc dammanh thấy đằng sau “sự sơ sài ”đó ! là sự khổ công tìm tòi sục trong kho lưu trữ,là phương pháp nghiên cứu khoa học, là sự kết hợp tài liệu lưu trữ-phương pháp tư duy logic-các hồi ức của những người đã sống thời đó. Chúng ta đừng nản,những viêc cách đây vài nghìn năm từ thời ÂU CƠ lấy LẠC LONG QUÂN dần dần còn xây dựng lại được.’
Dammanh xin kể một câu chuyện thể hiện ước vọng của con người:Có 1 năm nhân loại tìm thấy một viên hổ phách đặc biệt (ai cũng biết Hổ phách là nhựa thông hóa đá) Cái đặc biệt của viên hổ phách này có tuổi trên 200 triệu năm,nhưng nó còn đặc biệt hơn nữa,bên trong có chứa một con muỗi.
Trời!con muỗi từ 200 triệu năm trước,…và đã sống cùng thời KHỦNG LONG và biết đâu??...đã từng đôt KL…suy diễn tiêp vậy có khả năng trong bụng con muỗi có giọt màu KL và ngày nay đã thiết lâp bản đồ gien và công nghệ cấy gen đã càng ngày càng phát triển…suy luận tiếp, ta sẽ lấy giọt máu trong bụng con muỗi,lây gen của KL rồi nuôi cấy KL,..RỒI…RỒI dammanh không dám nghĩ tiếp nữa mà chỉ muốn nói rằng còn 1 tia hy vọng cũng nên cố!!ĐỪNG NẢN ANH VNMISSION ẠH,dammanh vẫn đang thực hiện những điều hứa với anh
Kẻ anh hùng cũng có khi thất thế
Người tài hoa cũng có lúc khó khăn
Ai là người trên đời toàn chiến thắng??
Hơn nhau là ở chí phục thù!

dammanh
30-10-2010, 01:40
Trong các thông tin về 57 con tem in đè,có nhiều thông tin còn chưa rõ ràng,vì thế mặc dù ý nghĩa của nó rất to lớn và sự tồn tại của nó là hoàn toàn sự thật ! thế nhưng nó vẫn bị xếp vào là NHỮNG CON TEM TẠM THỜI của NƯỚC VNDCCH.
Để xác định các thông tin căn bản cần có về 1 con tem theo tiêu chuẩn của bưu chính như số lượng phát hành, ngày phát hành, họa sỹ thiết kế ,chất liệu giấy ,phương pháp in,bước răng dập v.v.. Còn nhiều khó khăn nhưng vì sử dụng các con tem indochine nên rõ ràng thấy:
1.Các thông tin có thể xác minh qua các thông tin của con tem indochine chưa in đè như ngày PHÁT HÀNH tem in đè phải sau tem chưa in đè, số lượng tem in đè phát hành phải ít hơn số lượng tem không in đè phát hành và liên quan đến số lượng tem chưa in đè đã xuất kho sử dụng là bao nhiêu? Còn các tham số khác như chất liệu giấy,họa sỹ thiết kế v.v.. là giống tem chưa in đè.
2.Đến nay số lượng PH và thời điểm PH Chúng ta chỉ dựa vào tài liệu của ngài J.D và vì nó rất cụ thể nên rất hấp dẫn,nhưng chính sự cụ thể đó lại dễ nảy sinh các câu hỏi tế nhị
-Ngài J.D là một người PHÁP,không quan hệ với VIỆT MINH thì các thông tin này chỉ dựa vào thông tin công khai như báo chí,những sự hiện diện mà ngài J.D nhìn thấy ..và tài liệu của PHÁP ??
-Tại sao con tem cuối cùng CẤY LÚA 25 cent in đè không có số lượng phát hành?tại sao số lượng chính xác đến hàng thang bậc trăm của một vài con tem in đè như mã số theo tài liệu của bác Vnmission đưa ra?
-Nhiều tem in đè số lượng rất lớn,thực tế đến nay trên thị trường tiêu thụ có không nhiều,và Dammanh nhớ lại trước ngày THỐNG NHẤT lần mua được lô tem in đè lớn nhất mà cụ già mua được là của con cụ CÁN hàng trống (khoảng 300 tờ các loại =15000 con)và của một viên chức bưu điện thời pháp về hưu , khi người viên chức này mất,người con đem bán ( khoảng 800-1000 tờ =50.000 tem)?
-Theo ghi chép của cụ già thì chỉ những tem in đè phát hành đầu tiên cuối 1945 và đầu 1946 còn phân xuống bưu điện các tỉnh lân cận bán,còn sau đó nhất là tem phụ thu chỉ bán tại 2 bưu cục : bưu cục BỜ HỒ & bưu cục ở phố BÀ TRIỆU và chỉ bán mỗi loại 2-3 ngày (trích dẫn)
3.Tạm thời kết luận:
-Thời hạn phát hành là ngày bưu cục BỜ HỒ bán ra(tư liệu do ngài J.D ghi chép được hoặc do từ nhật ký của người lính pháp nào đó ghi chép trước ngày hồi hương!
-Số lượng phát hành là số lượng theo biên bản hủy tem khi thực dân PHÁP tái chiếm HÀ NỘI thu hồi và đem đốt , kết hợp số liệu quy nạp hóa lượng tem bán ra tại bưu cục BỜ HỒ.
-Có thể nói các số liệu đó khá gần với sự thật,chỉ còn vài thắc mắc nhỏ như là:
số liệu phát hành chính xác quá đến hàng 3 chữ số? lại gây cho ta cảm giác khó tin.
có mẫu 5 cent mầu nâu vẽ chân dung Rigault de Genauilt,theo catalog Michel chưa in đè chỉ phat hành 30.000 con thế mà sản phẩm in đè lên đến trên 2 ml con
Từ năm 1946-1947 đến nay đã 65 năm trôi qua cái gì còn tồn tại đã xuất hiên,thế nhưng những con in số lượng lớn đến nay thị trường vẫn không nhiều.

Và đây là đoạn kết mà cụ già của dammanh có ghi chép lại

112685

vnmission
30-10-2010, 12:54
Một số thông tin của J. Dẻoussaux để các bác tham khảo thêm:

- Tem Đông Dương gốc (chưa in đè) còn được bán đến ngày 20-04-1946;

- Số lượng tem phát hành là theo công bố của Bưu điện. Những số có dấu hỏi chấm (?) là ước tính của tác giả.

- Không kể tem Nga Khê, Desroussaux xếp tem in đè thành 5 loại như sau:

+ In đè trên tem "RF" (gồm 6 tem);
+ In đè trên tem không có cả "RF" hay "EF" (2 tem);
+ In đè trên tem "EF", gồm các tem còn lại; loại này lại chia thành 5 "bộ" theo hình tem Đông Dương gốc - (i) danh nhân; (ii) Pétain; (iii) thanh niên-thể thao; (iv) Nam giao; và (v) phụ thu (surtaxe).
+ Chỉ đổi giá, không in đè quốc hiệu (tem Sihanouk);
+ Tem Cấy lúa (phát hành 1947 tại trung du Bắc bộ, không rõ số lượng).

The smaller dragon
05-11-2010, 07:12
Công Ty Tem Việt Nam (COTEVINA) là “cơ quan duy nhất của Việt Nam đảm nhiệm việc sản xuất và kinh doanh tem Bưu Chính Việt Nam trong và ngoài nước.” (trích trong sách Sổ Tay Tem Chơi Dùng Cho Người Chơi Tem và Kinh Doanh tem Chơi. Philately Handbook for Stamp Collectors and Dealersdo Cotevina xb, 1991, 92 tr.) Thường Cotevina quyết định việc phát hành tem hàng năm qua tập "Chương Trình Phát Hành Tem Bưu Chính Việt Nam Năm ..." Trong thực tế, một mẫu tem dù đã in vẫn là “tem gỉa’ nếu Cotevina không công nhận.

Do đó, hệ thống tem VN hoàn toàn do Cotevina sắp xếp và quyết định. Hiện nay, Cotevina chỉ công nhận bốn dòng tem:
1. Tem tạm thời (tức tem Ðông Dương in đè), được đánh số 1 đến 57 (1945-46)
2. Tem bưu chính VNDCCH và CHXHCNVN, được đánh số từ 1 đến 3389 và tiếp tục (1946-2005...)
3. Tem MTDTGPMNVN, được đánh số từ 1 đến 22 (1963-69)
4. Tem CPCMLTCHMNVN, được đánh số từ 23 đến 70 (1970-76).

113493

Như vậy, ba dòng tem “Ðông Dương” (1889-1946) thời Pháp thuộc, tem “Quốc gia VN” (1951-54) thời Bảo Ðại, và tem VNCH (1955-75) ở miền Nam đã không được đưa vào hệ thống tem VN của Cotevina, dù lời "Giới Thiệu" bộ Danh Mục 1946-2005 có đề cập đến ba dòng tem này, được mệnh danh là "Tem của chính quyền ở các vùng tạm chiếm."

Mặt khác, tem Ðông Dương in đè thêm quốc hiệu “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” gồm 57 con, phát hành trong hai năm 1945-46 chỉ được coi là “tem tạm thời.” Chính bộ tem Hồ Chủ Tịch phát hành ngày 2-9-1946 mới được xét là bộ tem chính thức, khời đầu cho dòng tem VNDCCH. Tôi kèm theo đây hình ảnh bộ tem ấy với gía $US60.00, tức là rất cao (1988), phản ánh chủ trương của Cotevina về sự qúy gía của bộ tem đầu tiên với hình ảnh lãnh tụ. (Cũng trong danh mục “Giới Thiệu Tem Bưu Chính Việt Nam. The Vietnamese Postage Stamps 1946-1988 do Cotevina phát hành năm 1989, bộ Mạc Thị Bưởi gía chỉ $US100.00, bộ Chính Phủ về Thủ Ðô $US40.00, bộ Xe Lửa Hà Nội-Vân Nam $US15.00...)

113494
113495

Chỉ trừ gía $US60.00 của bộ tem HCT không phải ánh giá thị trường quốc tế (thực gía ở Mỹ chỉ là $3.00-$5.00), tôi hoàn toàn đồng ý, cả về lý lẫn tình như đã viết trong một bài trước, việc Cotevina đưa bộ HCT làm bộ tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH. Tôi cũng hiểu tâm tư tình cảm của nhiều người, như bác Ðàm Trung Thiện trong nhiều thập niên trước, đã và đang vận động để bộ tem nào hay con tem nào mang quốc hiệu VNDCCH đầu tiên phải là con tem mang số 1 trong dòng tem VNDCCH. Tôi chúc những người ấy may mắn.

Còn phần tôi, và một số người thuộc làng tem trong nước trong suốt thập niên 1990, đã “vận động” việc tem VNCH phải có mặt trong bộ danh mục chính thức của tem Việt Nam đã không đem lại kết quả gì! Nhưng tôi có cảm tưởng là sự may mắn sẽ đến với chúng tôi vào một thời điểm thích hợp trong tương lai!

hat_de
05-11-2010, 10:24
Vấn đề chọn bộ tem nào là bộ đầu tiên của VN là 1 thứ đã được bàn thảo nhiều trong giới sưu tầm và các cơ quan chức năng.

Hiện tại những con tem mang quốc hiệu VN đầu tiên, khẳng định cho sự tồn tại của chúng ta sau CMT8 năm 1945 chính là những mẫu tem Đông Dương in đè. Nó đã là những con tem bưu chính đầu tiên mang quốc hiệu VN. Vừa trên khía cạnh bưu chính nói riêng và về mặt chính trị nói chung. Nó cũng được lưu hành trong mạng lưới bưu chính và hoàn thiện chức năng thanh toán cước của mình 1 cách chính thức.

Tuy nhiên dòng tem này vẫn được coi là "tạm thời" trong hệ thống tem BCVN. Phân biệt với đó là dòng tem được gọi là "chính thức" bắt đầu bằng bộ tem Bác Hồ như đã biết bắt đầu bằng mẫu tem sau

113548

đây được coi là con tem cách mạng đầu tiên của VN

113550

và đó được coi là "điểm bắt" đầu

113549

Giống như chuyện VN ta kỉ niệm ngày Báo chí. Về mặt lịch sử mà nói thì Báo chí có tại VN từ rất lâu rồi, nhưng chúng ta chỉ kỉ niệm ngày "báo chí cách mạng Việt Nam".

Như vậy có thể thấy rằng, yếu tố chính trị có "trọng lượng" khá lớn. Và chúng ta hay chọn đó là mốc. Và "tinh thần" đó có trong rất nhiều lĩnh vực, kể cả bưu chính. Nói thì có thể coi là hơi phản động 1 chút, nhưng quả thật thấy rằng những thức chọn làm "mốc" ko phải là những thứ "đầu tiên"

Vì thế việc phải để bộ 01 là bộ tem Bác Hồ rất khó có thể thay đổi.

Giả sử 1 ngày nào đó chúng ta có tất cả những tư liệu để khẳng định đâu và bộ tem hay mẫu tem Đông Dương in đè đầu tiên thì liệu bộ đó có được Bưu chính VN ta đánh số là 01. Vì điều này rất khó xảy ra, chắc vì chính trị là 1 vấn đề rất nhạy cảm. Nên hẳn việc đánh số cho các món tem Đông Dương in đè, cho dù làng tem có đầy đủ dữ kiện đi chăng nữa. Hẳn cũng rất khó.

Khó khăn về ch tr gì đó là thứ ngoài tầm kiểm soát của làng tem.
Khó khăn về tư liệu liên quan tới bộ nào đầu tiên, mẫu nào đầu tiên, số lương ... <--- là 1 thứ cũng rất khó, giả sử các cơ quan chức năng có lưu trữ đủ và cho công bố. Coi như làng tem ko phải lo lắng nữa, dù có ko giải quyết được khó khăn 1 thì khi ấy chúng ta cũng có thể có 1 danh mục tem Đông Dương theo cách đánh số của riêng mình.

Việc tem Đông Dương in đè có số thứ tự cùng với dòng tem CM VN là 1 điều ko dễ, gk sợ rằng dòng tem VNCH còn khó hơn nhiều. 1 ngày như vậy chắc còn rất xa. Chỉ dám hy vọng rằng 1 ngày gần đây tem ĐD in đè được đánh mã số dù vẫn bị coi là "tạm thời" cũng là quý lắm rồi.

Tranh thủ sắp giờ nghỉ trưa rảnh rỗi tâm sự ngắn cùng các bác. Hy vọng trong tương lai làng tem sẽ có nhiều tin tốt lành :)