Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 29-10-2009, 15:20
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Năm 2002, Việt Nam đã phát hành bộ tem "Thú Linh Trưởng Ở Việt Nam" ( Nhờ Đêm Đông mà kvd đã hiểu rõ hơn về từ "Linh Trưởng" ). Bộ này gồm 8 tem, đại diện cho Voọc và Chà Vá quý hiếm tại Việt Nam (tới thời gian này thì mức độ quý hiếm đã nâng cao thêm nhiều nấc, để ở tình trạng "'có nguy cơ tuyệt chủng"!!!). Coi tại đây:

Trong này, không thể không nhắc tới Voọc Hà Tĩnh, một trong những thú linh trưởng chỉ có riêng tại Việt Nam. Mức độ dù đã tới mức báo động đỏ, nhưng hầu như vẫn xẩy ra những tình trạng bị lén lút săn bắn một cách vô ý thức. Bảo vệ được, không phải duy nhất là chỉ trông mong vào những biện pháp cứng rắn của pháp luật. Mà phải trông cậy vào ý thức của người dân. "Giáo dục" (!!!) là cần có bài bản, phương tiện truyền thông...Không phải lâu lâu có dịp mới bùng lên như những chân nấm mọc sau trận mưa; rồi sau đó cũng chìm nghỉm vào quên lãng.

Voọc Hà Tĩnh (Ha Tinh langur) được nhắc tới ngắn gọn trong "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam" như sau:

- "(Trachypithecus hatinhensis; tk. voọc đen gáy trắng), loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ (Cercopithecidae), bộ Linh trưởng (Primates). Trọng lượng cơ thể 8 - 8,5 kg; chiều dài đầu và thân 0,5 - 0,65 m. Bộ lông đen tuyền, có vạch bên má màu trắng bẩn đi từ góc mép tới phía sau tai, nối với vạch bên gáy trắng tuyền từ trên gốc tai. Thức ăn chủ yếu là lá cây, chồi non, hoa và quả cây. Phân bố ở trong rừng nguyên sinh, rừng rậm thứ sinh, rừng trên núi đá ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Là loài đặc hữu quý hiếm của Việt Nam, có tên trong "Sách Đỏ" của Việt Nam; cần được bảo vệ."

Còn "Sách đỏ Việt Nam" cho biết:

- "Mô tả:

Bộ lông mầu đen tuyền. Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được với loài voọc đen má trắng. Chúng có vạch bên má màu trắng bẩn đi từ góc mép tới phía sau tai, nối với vạch bên gáy trắng tuyền đi từ trên gốc tai.

Sinh học: Chưa có dẫn liệu về loài phụ này.

Nơi sống và sinh thái: Chưa có dẫn liệu.

Phân bố:

Việt Nam: Hà Tĩnh, Quảng Bình (Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch).

Thế giới: Không.

Giá trị:

Phân loài đặc hữu của Việt Nam. Theo Đào Văn Tiến, đây là loài phụ cổ nhất của loài voọc. Vì vậy chúng rất quý cho khoa học.

Tình trạng:

Chưa đủ dẫn liệu về hiện trạng của chúng ngoài thiên nhiên. Mức độ đe dọa: bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Khảo sát hiện trạng phân bố, số lượng, tình trạng chủng quần ngoài thiên nhiên. Trước mắt cấm săn bắn voọc đen ở Hà Tĩnh, Quảng Bình."




Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (30-10-2009), BT-caikhe (02-02-2012), chie (24-05-2012), Dat_stamp (21-03-2012), hat_de (29-10-2009), huuhuetran (30-10-2009), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (24-05-2012), minhduc (04-11-2009), Mocanh (02-02-2012), nhocty (29-10-2009), Poetry (01-02-2012), shinichi (01-02-2012), tiny (01-02-2012), trangptt (29-10-2009)